您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs PDRM, 19h15 ngày 5/2: Đối thủ yêu thích
NEWS2025-02-08 13:15:40【Ngoại Hạng Anh】5人已围观
简介 Hư Vân - 05/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g trực tiếp bóng đá mu hôm naytrực tiếp bóng đá mu hôm nay、、
很赞哦!(37)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Saham, 21h20 ngày 6/2: Tự tin vượt lên
- Cách xử lý khi diện tích đất thực tế không khớp với sổ đỏ
- Gia đình ở Sài Gòn xây biệt thự ngói đỏ đậm chất Huế "vừa đẹp vừa sang"
- Khoảnh khắc Ukraine dội tên lửa Anh tấn công sở chỉ huy Nga ở Kursk
- Nhận định, soi kèo Young Boys vs Yverdon
- Chiến sự Ukraine 5/9: Nga đặt bẫy Kiev ở Nam Donetsk, siết vòng vây
- Ông Biden cấp tập đổi chiến lược tranh cử sau vụ ông Trump bị ám sát hụt
- Biệt thự ở Hà Nội mát rượi quanh năm nhờ vườn cây phủ kín mặt tiền
- Nhận định, soi kèo Sabah Baku vs Sumqayit, 21h30 ngày 5/2: Chủ nhà giành vé
- Chiến sự Ukraine 4/7: Kiev gặp khó ở Donetsk, Nga tiến nhanh
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Ahli vs Qatar SC, 20h30 ngày 7/2: Cửa dưới ‘ghi điểm’
Phe cực hữu thoát cảnh "ngoài lề" trong nền chính trị châu Âu
Quốc Thủy
(Dân trí) - Với kết quả ấn tượng trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua, các đảng cực hữu - dân túy châu Âu tiếp tục khẳng định họ là thế lực chính trị đáng gờm.
Lãnh đạo đảng Tập hợp Quốc gia Pháp (RN) Marine Le Pen phát biểu trong một sự kiện năm 2022. Bà đang là gương mặt hàng đầu của phe cực hữu châu Âu hiện nay (Ảnh: Reuters). Các đảng cực hữu từng bị coi là những đối tượng "ngoài lề" trong nền chính trị châu Âu. Các đảng khác từ chối liên minh với họ, ngăn không cho các đảng này tham gia nắm quyền. Trong bầu cử, cử tri chấp nhận lựa chọn ứng viên đảng khác để ngăn các chính trị gia cực hữu có ghế trong quốc hội.
Tình thế đã thay đổi. Tại Italy, đảng Anh em Italy (FdI) của Thủ tướng Giorgia Meloni đã nắm quyền từ tháng 10/2022. Trong khi đó, đảng Tập hợp Quốc gia Pháp (RN) đang đứng trước cơ hội lần đầu nắm ghế thủ tướng nếu thể hiện vượt kỳ vọng trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới.
"Phe cực hữu đang nổi lên trên khắp châu Âu, dù không phải ở mọi nơi", ông Patrick Chamorel, chuyên gia về chính trị châu Âu và chủ nghĩa dân túy tại chi nhánh Trung tâm Stanford ở Washington (Mỹ), chia sẻ với Dân trí.
Sự vươn lên mạnh mẽ
Theo kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu hồi đầu tháng này, phe cực hữu - dân túy đạt được thành công đáng kể ở hàng loạt quốc gia chủ chốt trong EU. Tại Pháp, đảng Tập hợp Quốc gia của bà Marine Le Pen giành được hơn 30% số phiếu bầu, nhiều hơn gấp đôi so với liên minh trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron.
Tại Đức, bất chấp một số vụ lùm xùm trước bầu cử, đảng cực hữu AfD vẫn giành thêm bốn ghế so với cuộc bầu cử trước đó, vượt qua đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz. Tại Áo, đảng Tự do cực hữu cũng vươn lên vị trí dẫn đầu. Tại Italy, đảng Anh em Italy tiếp tục thể hiện ấn tượng, tăng gấp bốn lần số ghế từ 6 lên 24.
Tuy nhiên, không phải tại quốc gia nào phe cực hữu cũng giành chiến thắng. Tại Bắc Âu, các đảng cánh tả vươn lên, trong khi phe cực hữu mất ghế.
Trao đổi với Dân trí, cả ông Chamorel và giáo sư Ben Wellings (Đại học Monash, Australia) đều nhận định bầu cử Nghị viện châu Âu về bản chất là 27 cuộc bầu cử quốc gia.
"Tại Pháp, họ giành chiến thắng lớn. Ở các nơi khác, họ giành chiến thắng nhỏ hơn, thậm chí không thắng. Đây là điều phụ thuộc vào các quốc gia", ông Chamorel nói. "Bầu cử châu Âu thường là cuộc trưng cầu dân ý đối với đương kim tổng thống, thủ tướng hoặc phe đa số trong Quốc hội".
Đây chính là lý do khiến các đảng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử lần này. Trong khi đó, đảng của Thủ tướng Italy Meloni thắng lớn - các cuộc thăm dò dư luận kể từ khi bà nắm quyền năm 2022 đều cho thấy bà luôn được cử tri ủng hộ mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, các đảng cực hữu - dân túy cũng khai thác bất đồng trong lòng châu Âu và chiến sự tại Ukraine để thu hút phiếu của những cử tri lo ngại về tình hình an ninh hay khả năng binh sĩ nước mình phải trực tiếp tham chiến.
"Điều gì đã thay đổi trong những năm gần đây? Đó chính là nhập cư và tội phạm gia tăng. Tình hình tội phạm tại Pháp hay Thụy Điển đã bùng nổ trong những năm qua", ông Chamorel nói. "Người dân muốn ít người nhập cư hơn và ít tội phạm hơn. Người dân đã nhận ra nhập cư và tội phạm là vấn đề thực sự".
Thay đổi để hấp dẫn hơn
Một cuộc vận động của đảng Anh em Italy (FdI) tại Rome. Từ khi nắm quyền năm 2022 đến nay, các chính sách của đảng đã có xu hướng "mềm" hơn so với các tuyên bố trước đó (Ảnh: Reuters). Bản thân các đảng cực hữu cũng tự có những thay đổi để trở nên thu hút hơn trong mắt các nhóm cử tri truyền thống. Đối với đa phần người dân - ngoại trừ phe cánh tả - các đảng cực hữu đã không còn bị coi là thành phần nguy hiểm như xưa.
"Đảng Tập hợp quốc gia dưới quyền bà Marine Le Pen gần như đã chấm dứt những phát ngôn bài Do Thái trong đảng - vốn nổi trội dưới thời đảng Mặt trận Quốc gia tiền thân được lãnh đạo bởi cha bà, Jean Marie", giáo sư Wellings nói. "Việc đảng đổi tên phần nào là nỗ lực giúp đảng trở nên dễ chấp nhận trong mắt số đông cử tri hơn".
Theo ông Chamorel, các đảng cực hữu đã học được bài học từ những vấn đề mà Brexit đem đến với nước Anh. Do đó, họ không còn muốn đưa đất nước mình rời khỏi EU mà muốn thay đổi châu Âu bên trong khuôn khổ EU.
Dù vậy, có những đảng phái vẫn chưa thay đổi. Ông Maximilian Krah, một lãnh đạo cấp cao của AfD, hồi tháng 5 tuyên bố các thành viên tổ chức SS của phát xít Đức "không phải đều là tội phạm". Ông Krah sau đó đã từ chức khỏi ban lãnh đạo AfD.
Ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Các kết quả thăm dò dư luận cho thấy đảng Tập hợp Quốc gia sẽ giành chiến thắng, dù chưa chắc đã giành được đa số tuyệt đối.
Theo ông giáo sư Wellings, thành công trong bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ là cơ sở giúp các đảng cực hữu tăng uy tín nhưng cũng có khả năng thành công này chỉ đến từ việc cử tri muốn bày tỏ sự phản đối với phe cầm quyền. Trong khi đó, ông Patrick cho rằng chính những thay đổi trong nền chính trị nội bộ mới dẫn đến kết quả bầu cử ở tầm châu lục, thay vì ngược lại.
"Theo tôi, chừng nào vấn đề nhập cư còn xảy ra ở Tây Âu, chừng nào người dân vẫn còn chỉ trích giới tinh hoa, tình trạng này sẽ còn tiếp tục", ông Chamorel phân tích.
Dù vậy, đà thăng tiến của phe cực hữu - dân túy cũng sẽ đến lúc đảo ngược. Theo ông Chamorel, kể cả khi các đảng cực hữu giành được quyền lực, họ cũng không thể nắm quyền mãi mãi. Cộng hòa Séc và Ba Lan là hai ví dụ tiêu biểu cho xu thế này.
Tại Cộng hòa Séc, phe dân túy của cựu Thủ tướng Andrej Babiš cầm quyền sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2017 nhưng chỉ tại vị được một nhiệm kỳ. Trong khi đó, đảng Luật pháp và Công lý (PiS) tại Ba Lan cũng vừa thất bại trong bầu cử Quốc hội năm 2023, chấm dứt gần một thập niên cầm quyền.
"Các đảng có thể khiến cử tri thất vọng và mất quyền lực", ông Chamorel chỉ ra.
">Phe cực hữu thoát cảnh "ngoài lề" trong nền chính trị châu Âu
Nga tấn công Ukraine bằng tên lửa đời mới không thể đánh chặn
Minh Phương
(Dân trí) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow đã dùng tên lửa đạn đạo tầm trung đời mới để tấn công Ukraine, đáp trả việc Kiev tập kích Nga bằng tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Getty).
Phát biểu trên truyền hình ngày 21/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, quân đội Nga đã tập kích mục tiêu ở Ukraine bằng tên lửa siêu vượt âm tầm trung đời mới có tên gọi Oreshnik và không mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa đã đánh trúng mục tiêu là một cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine ở thành phố Dnepropetrovsk (hay Dnipro theo cách gọi của Ukraine).
"Tên lửa đã tấn công một trong những khu công nghiệp lớn nhất, nổi tiếng từ thời Liên Xô và vẫn sản xuất tên lửa cũng như các loại vũ khí khác", ông Putin nói khi dường như đề cập đến nhà sản xuất hàng không vũ trụ Yuzhmash thuộc sở hữu nhà nước của Ukraine, được thừa kế từ Liên Xô.
Chủ nhân Điện Kremlin cho hay, đây là phản ứng của Nga trước các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào cơ sở quân sự trong lãnh thổ Nga bằng hệ thống ATACMS và HIMARS của Mỹ cũng như tên lửa Storm Shadow của Anh.
Tổng thống Putin cũng tuyên bố sẽ công khai bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai nhằm vào các mục tiêu của Ukraine liên quan đến tên lửa Oreshnik "vì lý do nhân đạo" để dân thường rời khỏi khu vực nguy hiểm tiềm tàng. Ông nói thêm, điều này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc tấn công.
Ông nhấn mạnh thêm với tốc độ di chuyển 2,5km-3km/giây, tức nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tên lửa Oreshnik hiện không thể đánh chặn bởi bất cứ hệ thống phòng không nào.
"Chúng tôi sẽ thông báo trước khi tấn công vì lý do nhân đạo mà không có bất kỳ lo ngại nào về biện pháp đối phó của đối phương, những người cũng sẽ nhận được thông báo. Tại sao không phải lo ngại? Bởi vì hiện tại chưa có biện pháp đối phó nào với loại vũ khí này", Tổng thống Putin cho biết.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng xác nhận, Nga đã thông báo trước cho Mỹ về vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung đời mới. "Cảnh báo được gửi ở chế độ tự động thường trực 30 phút trước khi phóng", ông Peskov cho hay.
Không quân Ukraine trước đó cáo buộc Nga đã tập kích thành phố Dnipro bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) cùng với tên lửa siêu vượt âm Kinzhal và 7 tên lửa hành trình Kh-101.
Kiev khẳng định đã bắn hạ 6 tên lửa trong số đó. Vụ tấn công khiến ít nhất 2 người bị thương, một số tòa nhà bị phá hủy.
"Đó là một loại tên lửa mới của Nga. Tốc độ và độ cao của nó cho thấy khả năng của ICBM. Các cuộc điều tra đang được tiến hành", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu hôm 21/11.
Ông Zelensky chỉ trích vụ tấn công bằng tên lửa đời mới của Nga, cho rằng đây là hành động leo thang nghiêm trọng. Theo ông, Moscow đang thử thách các đối tác của Kiev, do vậy, ông kêu gọi lãnh đạo thế giới gây sức ép với Nga. "Nga phải buộc thỏa thuận hòa bình thực sự. Điều này chỉ có thể đạt được bằng sức mạnh", ông nói.
Theo giới chức Ukraine, tên lửa này được xác định phóng từ tỉnh Astrakhan ở miền Nam nước Nga, cách Dnipro hơn 700 km về phía Đông.
Ông Zelensky cho rằng, Nga đang tìm cách mua sắm tên lửa mới từ nhiều quốc gia trên thế giới và biến Ukraine thành bãi thử.
CNNdẫn đánh giá của hai quan chức Mỹ cho biết, tên lửa đời mới của Nga có thể mang theo nhiều đầu đạn và đây có vẻ như là lần đầu tiên loại vũ khí này được sử dụng trong xung đột Nga - Ukraine.
Thông điệp của Nga
Lính cứu hỏa dập đám cháy ở Dnipro sau vụ tấn công tên lửa đời mới của Nga hôm 21/11 (Ảnh: Anadolu).
Theo một số nhà phân tích, vụ tấn công có thể là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng nước này có khả năng lớn hơn những gì đã thể hiện trước đây.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine tuần này có những bước ngoặt đáng kể, bao gồm việc Ukraine bắn tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất vào lãnh thổ Nga.
Trong khi đó, Nga thông qua học thuyết hạt nhân sửa đổi theo hướng hạ ngưỡng sử dụng biện pháp răn đe hạt nhân.
Đáng chú ý là, một loạt đại sứ quán nước ngoài, trong đó có Mỹ, Tây Ban Nha và Hy Lạp tại thủ đô Kiev, Ukraine, thông báo đóng cửa ngay trước vụ tấn công. Rất có thể họ đã được thông báo về nguy cơ một cuộc tấn công nghiêm trọng của Nga nhằm vào Ukraine và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn. Một cường quốc hạt nhân, khi sử dụng tên lửa như thế này, có thể chọn cách cảnh báo các cường quốc hạt nhân khác, để họ không nhầm lẫn.
Thiếu tướng Mỹ đã nghỉ hưu Mark MacCarley nhận định, việc Nga lựa chọn tấn công Dnipro có thể là lời cảnh báo rằng nước này cũng có thể nhắm mục tiêu vào thủ đô Kiev.
"Nga bắn vào Dnipro trước như một ám hiệu rằng nếu Ukraine không từ bỏ sử dụng vũ khí tầm xa như tên lửa ATACMS và Storm Shadow do Mỹ, Anh cung cấp, thì Nga sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa tương tự để tấn công Kiev", ông nói.
Ukraine có thể đối phó?
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Ukraine có hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ và Đức cung cấp, có khả năng đánh chặn các đầu đạn tên lửa đạn đạo đang bay tới.
Hệ thống Patriot được thiết kế để tấn công các đầu đạn đang bay tới bằng đầu đạn phát nổ của chính chúng hoặc bằng các thiết bị đánh chặn động học.
Các tên lửa đánh chặn Patriot có tầm bắn thẳng đứng khoảng 20km và bảo vệ một khu vực khoảng 15-20km xung quanh khẩu đội.
Quân đội Ukraine cho biết, họ đã sử dụng thành công hệ thống Patriot để đánh chặn tên lửa đạn đạo Kinzhal của Nga vào năm 2023. Tuy nhiên, Kinzhal là tên lửa đạn đạo phóng từ trên không, được bắn từ máy bay chiến đấu MiG và là mục tiêu dễ dàng hơn.
Ukraine chỉ có một số lượng hạn chế các hệ thống và khẩu đội phòng thủ tên lửa Patriot. Một số thành phố, như thủ đô Kiev, được bảo vệ tốt hơn so với những thành phố khác.
Theo RT, Reuters, TASS">Nga tấn công Ukraine bằng tên lửa đời mới không thể đánh chặn
Chung cư giảm nhiệt, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven
Hà Phong
(Dân trí) - Chung cư tăng giá đột biến khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng ra các phân khúc đất nền, nhà riêng ven đô.
Giá căn hộ chung cư tăng liên tục trong nhiều năm qua và tăng đột biến trong những tháng đầu năm nay. Thông tin thị trường mới đây, ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - cho biết, giá bán trung bình một số dự án tại Hà Nội và TPHCM dao động khoảng 50-70 triệu đồng/m2.
Cũng theo ông Hải, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư rao bán ghi nhận tăng liên tục trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đáng chú ý, có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng 5-10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá khá cao.
Nhiều thông tin rao bán đất nền ở khu vực phía tây Hà Nội (Ảnh: Hà Phong).
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Xây dựng nhận xét, một số chung cư có giá tăng đột biến rất ít giao dịch và gần như không phát sinh giao dịch.
Thực tế, giá căn hộ chung cư bị đẩy cao khiến nhiều nhà đầu tư và cả người mua ở thực cũng "chùn tay". Không ít người quyết định dừng việc mua bán căn hộ chung cư thời điểm này.
"Giá neo cao và nguồn cung căn hộ chung cư ở Hà Nội thời điểm này cũng khan hiếm. Các yếu tố trên khiến tôi ngán ngẩm không muốn đầu tư vào phân khúc bất động sản này ", anh Nguyễn Duy, một nhà đầu tư bất động sản ở Hà Nội, nói. Anh cho biết thêm, nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ tận dụng thời điểm này để gom đất nền vùng ven.
Cũng như anh Duy, nhiều nhà đầu tư khác đang chuyển hướng đầu tư sang phân khúc đất nền, nhà riêng. Lý do là đất nền ven đô vẫn có những "điểm trũng" về giá, việc đầu tư thích hợp hơn căn hộ chung cư trong thời điểm này. Tuy nhiên, cần lựa chọn đầu tư những sản phẩm có pháp lý, quy hoạch rõ ràng và tiềm năng tăng giá từ hạ tầng tốt.
Thị trường đất nền đang có xu hướng tăng nóng thời gian gần đây. Báo cáo thị trường bất động sản quý I vừa qua và dự báo quý II này của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, nhiều khu vực quận, huyện ngoại thành Hà Nội đang có mức giá đất nền tăng đột biến, nhất là những lô đất đã tách thửa.
So với quý IV/2023, giá phân khúc đất nền tăng khoảng 5%, riêng thị trường ven Hà Nội và gắn liền khu công nghiệp có mức tăng 10-20%.
"Giá đất nền ở nhiều nơi đã ngừng giảm. Các sản phẩm đất nền giá dưới 2 tỷ đồng tại vùng ven trung tâm, tại các tỉnh, thành phố, có pháp lý đảm bảo, hạ tầng, tiện ích có sẵn, ghi nhận mức giá tăng lên tới 40% so với thời điểm thị trường khó khăn nhất", trích báo cáo của VARS.
Đơn vị này cũng đưa ra cảnh báo nhà đầu tư cần hết sức lưu ý trước khi xuống tiền mua đất nền thời điểm này, nên tìm hiểu kỹ mức giá phân khúc để tránh hình thành các cơn "sốt ảo", gây nguy cơ mất an toàn, khi thị trường còn đang trong tiến trình hồi phục.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS - cho biết, thời gian gần đây, khu vực ngoại thành cách trung tâm Hà Nội từ 15km trở ra, giao dịch đất nền rất hạn chế. Tuy nhiên, có những khu vực vùng ven Hà Nội phân khúc đất nền lại đang tăng nóng, tăng ảo.
Theo ông, hiện tượng trên là bất thường. Thậm chí, thị trường bất động sản nhiều khu vực vùng ven Hà Nội đang sôi động nhưng người mua - bán không phải nhà đầu tư mà là những "màn kịch" do môi giới, nhà đầu tư tạo ra.
Nhận định về thị trường bất động sản năm nay, không ít chuyên gia cho rằng, "đất nền vẫn là vua" để đầu tư dài hạn. Những nhà đầu tư sẵn "vốn thịt" hoặc dùng đòn bẩy tài chính thấp có thể cân nhắc xuống tiền.
Dù nhận định đây là thời điểm thích hợp để cân nhắc xuống tiền, nhưng, chuyên gia cũng khuyến cáo nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rơi vào "bẫy" giảm giá.
Nhà đầu tư cá nhân trong thời điểm hiện tại là tránh mua đất nền theo thông tin quy hoạch vì có giá cao, lãi thấp và chậm. Nếu quyết định đổ tiền vào các khu có quy hoạch thì nên tính toán kỹ, chọn lựa vị trí có triển vọng thực thi cao, thanh khoản nhanh.
">Chung cư giảm nhiệt, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven
Nhận định, soi kèo Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2: Nhọc nhằn hạ Bầy dơi
Ông Trump lên tiếng sau vụ ám sát hụt
Thành Đạt
(Dân trí) - Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã gửi thông điệp đến những người ủng hộ sau vụ ám sát hụt lần hai hôm 15/9.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump vận động tranh cử ở Las Vegas hôm 13/9 (Ảnh: Reuters).
"Đừng sợ! Tôi an toàn, khỏe mạnh và không ai bị thương. Tạ ơn Chúa! Nhưng, có những người trên thế giới này sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn cản chúng ta. Tôi sẽ không ngừng chiến đấu vì các bạn. Tôi sẽ không bao giờ đầu hàng", ông Trump gửi thông điệp đến những người ủng hộ trên trang web gây quỹ sau vụ ám sát hụt lần hai hôm 15/9.
"Tôi sẽ luôn yêu mến các bạn vì đã ủng hộ tôi. Thông qua sự đoàn kết của chúng ta, chúng ta sẽ Làm cho nước Mỹ Vĩ đại Trở lại", ông Trump nhấn mạnh.
Trong thư điện tử gửi các nhà tài trợ chiến dịch tranh cử, ông Trump cũng khẳng định ông sẽ không bao giờ "đầu hàng".
"Quyết tâm của tôi càng mạnh mẽ hơn sau một nỗ lực khác nhằm đe dọa mạng sống của tôi! Tôi sẽ không bao giờ chậm lại. Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tôi sẽ không bao giờ đầu hàng", ông Trump cho biết.
Cựu Tổng thống khẳng định ông "vẫn khỏe và an toàn" sau vụ ám sát hụt.
"Có tiếng súng nổ ở khu vực lân cận của tôi, nhưng trước khi những tin đồn bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát, tôi muốn bạn nghe điều này trước: Tôi an toàn và khỏe mạnh. Không có gì có thể khuất phục tôi. Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tôi sẽ luôn yêu các bạn vì đã ủng hộ tôi", ông Trump viết trong thư gửi người ủng hộ.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham cũng khẳng định tinh thần của ông Trump vẫn rất tốt sau vụ việc an ninh ở Florida.
Theo Reuters, một vụ nổ súng được cho là đã xảy ra tại Câu lạc bộ golf quốc tế Trump tại West Palm Beach, Florida ngày 15/9 khi ông Trump đang có mặt tại đây.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết, ông đã kịp sơ tán và vẫn an toàn sau vụ việc được cho là vụ ám sát hụt lần hai nhằm vào ông.
Một lãnh đạo cảnh sát địa phương cho hay, một nhân viên Mật vụ đã phát hiện nòng súng chĩa ra từ một hàng rào ở Sân Golf Quốc tế Trump, cách nơi ông Trump đứng khoảng 300-500m. Cảnh sát sau đó đã nổ súng và bắt giữ nghi phạm.
Hiện danh tính và động cơ của nghi phạm chưa được xác thực. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết, nghi phạm là một người đàn ông da trắng khoảng 60 tuổi.
Ngay sau khi nhận được tin tức, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng viên tổng thống Dân chủ, đã lên án vụ tấn công.
"Nước Mỹ không có chỗ cho bạo lực. Tôi đã nắm được thông tin về vụ nổ súng gần cựu Tổng thống Trump ở Florida. Tôi rất vui mừng vì ông ấy vẫn an toàn", bà Harris bình luận trên mạng xã hội.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đã gặp ông Trump ngay sau vụ ám sát hụt lần hai. "Không có nhà lãnh đạo nào trong lịch sử Mỹ phải chịu nhiều cuộc tấn công mà vẫn mạnh mẽ và kiên cường như vậy. Ông ấy là người không thể ngăn cản", quan chức Mỹ bình luận.
Ông Trump từng bị ám sát hụt tại một sự kiện tiếp xúc cử tri ở Butler, Pennsylvania, vào ngày 13/7 khi một tay súng bắn về phía ông trên mái nhà. Khi ông Trump đang phát biểu, ông đã tham khảo một biểu đồ lớn hiển thị dữ liệu nhập cư. Ông hơi nghiêng đầu khi nhìn biểu đồ khiến viên đạn bay sượt qua tai khiến ông bị thương nhẹ.
Ông Trump từng thừa nhận mình suýt mất mạng và việc quay đầu đi đã khiến ông thoát chết trong gang tấc.
Sau vụ ông Trump bị ám sát hụt, Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ Kimberly Cheatle từ chức khi thừa nhận thất bại trong việc ngăn chặn vụ việc. Đến nay, phần lớn chỉ trích nhắm vào Cơ quan Mật vụ vì cho rằng cơ quan này không đảm bảo an toàn tại khu vực sự kiện, bởi tay súng chỉ đứng cách nơi ông Trump phát biểu khoảng 120-140m.
Theo Guardian">Ông Trump lên tiếng sau vụ ám sát hụt
Thành phố Cao Bằng trước thời cơ bứt phá
Tiến Thịnh
(Dân trí) - Nhờ sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) đang trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư. Sự hoàn thiện của các dự án bất động sản và tuyến cao tốc quan trọng tạo điều kiện để địa phương này phát triển năng động và hiện đại.
Cao tốc đón thời cơ
Nằm ở vị trí cửa ngõ giao thương hàng hóa từ khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và các tỉnh Tây, Tây Nam (Trung Quốc) ra biển và với các nước ASEAN, Cao Bằng có tiềm năng về phát triển kinh tế cửa khẩu, nhất là thương mại và dịch vụ. Hiện nay, Cao Bằng có các cặp cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh - Long Bang; 3 cặp cửa khẩu chính (song phương) là cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng (Quảng Hòa), cửa khẩu Sóc Giang (Hà Quảng), cửa khẩu Lý Vạn (Hạ Lang) cùng hàng chục cửa khẩu lớn nhỏ và lối mở thông quan hàng hóa trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, tạo ra nhiều tiềm năng, lợi thế để trao đổi sản phẩm, hàng hóa, nhất là hàng nông sản…
Dự án tuyến đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (dự kiến hoàn thành trong năm 2025) và tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng (dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 - 2030) được kỳ vọng sẽ mở cánh cửa giao thương sớm đưa Cao Bằng trở thành cửa ngõ kết nối các tỉnh phía Tây Nam (Trung Quốc) với các tỉnh lân cận.
Cửa khẩu Tà Lùng (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ).
Thông qua các tuyến cao tốc này, từ Cao Bằng dễ dàng kết nối đi Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam. Xa hơn, sẽ dần hình thành tuyến vận tải hướng Nam kết nối ASEAN đi khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Quý Châu (Trung Quốc) sang Trung Á và châu Âu.
Theo quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cao Bằng sẽ có thêm 2 cửa khẩu quốc tế là Lý Vạn (Việt Nam) - Thạc Long (Trung Quốc), Tà Lùng (Việt Nam) - Thủy Khẩu (Trung Quốc).
Tiềm năng thu hút đầu tư đa lĩnh vực
Nắm vững cơ hội phát triển, với vai trò là đầu tàu kinh tế, chính trị của tỉnh Cao Bằng, Cao Bằng đang nỗ lực vượt qua thách thức, ra sức thi đua và phấn đấu xây dựng nơi đây trở thành thành phố du lịch, văn minh, hiện đại, năng động, phát triển bền vững.
Thời gian qua, thành phố có những bước phát triển vượt bậc, vững chắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hạ tầng đô thị, du lịch, dịch vụ, thương mại, quản lý quy hoạch, xây dựng, đô thị… Đến nay, nhiều dự án phát triển đô thị đã lựa chọn được nhà đầu tư. Một số công trình bất động sản đô thị quy mô lớn được xây dựng và đưa vào sử dụng như khách sạn Mường Thanh (phố Kim Đồng), nhà phố thương mại (shophouse) TNR Stars Centrer (khu trung tâm hành chính tỉnh), shophouse TNR Grand Palace Cao Bằng, tổ hợp thương mại dịch vụ Hà Nội Phoenix Tower Cao Bằng (tại đầu cầu Bằng Giang)...
Dự án bất động sản cao cấp TNR Grand Palace Cao Bằng (Ảnh phối cảnh).
Cùng với việc các tuyến cao tốc hoàn thành, TP Cao Bằng đứng trước cơ hội phát triển thuận lợi, đặc biệt là du lịch, dịch vụ thương mại, lưu trú, nhà hàng và giao thương kinh tế cửa khẩu. Việc phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và kết nối giao thông thuận tiện không chỉ thu hút nhà đầu tư mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Đây sẽ là lực đẩy giúp Cao Bằng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, biến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và du khách, đồng thời góp phần vào việc xây dựng hình ảnh một thành phố năng động, hiện đại và phát triển bền vững.
">Thành phố Cao Bằng trước thời cơ bứt phá
Vì sao ông Trump từ chối tranh luận lần 2 với bà Harris?
Minh Phương
(Dân trí) - Vốn rất tự tin vào khả năng tranh luận của mình, song cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ không tranh luận lần 2 với ứng viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty).
Sau cuộc tranh luận đầu tiên với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tối 10/9, cựu Tổng thống Donald Trump cho biết, ông không cần thêm cuộc tranh luận nào khác với ứng viên đảng Dân chủ vì ông "đã thắng".
"Bởi vì chúng ta đã tiến hành hai cuộc tranh luận và vì chúng thành công nên sẽ không có cuộc tranh luận thứ ba. Dù sao cũng đã quá muộn rồi, cuộc bỏ phiếu đã bắt đầu rồi", ông Trump phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở Arizona hôm 12/9.
Tuy nhiên, việc ông Trump từ chối tranh luận tiếp có thể vì một lý do khác. Theo một số nhà phân tích, ông không muốn lặp lại một cuộc đối đầu mà ông không chuẩn bị, không tập trung và phung phí cơ hội tốt nhất để hạ gục đối thủ trong một cuộc bầu cử mạo hiểm.
Cựu Tổng thống có lẽ quyết định đúng khi giảm thiểu rủi ro khi ngày bầu cử đã đến rất gần. Các khảo sát cho thấy, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Trump và bà Harris đang rất sít sao và ông Trump vẫn có ưu thế trong các vấn đề kinh tế, nhập cư.
Ông Trump được biết đến với tính khí thất thường và có thể thay đổi quyết định vào phút chót. Tuy nhiên, ông tỏ ra khá quả quyết với ý định không tái đấu với bà Harris.
Bryan Lanza, cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, khẳng định đây là một quyết định mang tính chiến thuật. "Đó không phải là sự sợ hãi, mà nó thể hiện sự ưu tiên của chúng tôi trước khi cuộc bầu cử kết thúc. Chúng tôi có cơ hội tốt hơn thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, thông qua các cuộc vận động, đi tới các bang, thay vì tập trung vào một cuộc tranh luận", Lanzan nói.
Ngược lại, sau cuộc tranh luận suôn sẻ, bà Harris và đội ngũ của mình liên tục hối thúc ông Trump tổ chức một cuộc tranh luận nữa.
Theo các thăm dò dư luận, bà Harris được đánh giá thể hiện tốt hơn so với ông Trump trong lần tranh luận đầu tiên. Bà Harris đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho sự kiện quan trọng này.
Tuy vậy, một số chuyên gia cảnh báo, điều đó không đồng nghĩa với việc bà Harris cũng sẽ thể hiện tốt nếu tái đấu với ông Trump.
Thậm chí, kể cả bà Harris tiếp tục chiếm ưu thế trong 2 cuộc tranh luận, điều đó cũng không đảm bảo bà sẽ trở thành người thắng cuộc trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Vào năm 2016, ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton được đánh giá là người chiến thắng trong các lần tranh luận với ứng viên Cộng hòa Donald Trump. Tuy nhiên, ông Trump mới chính là người tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2017.
Tất cả có thể thay đổi vào phút chót, kể cả việc ông Trump quyết định không tái tranh luận với bà Harris.
">Những điểm nhấn trong cuộc tranh luận "nảy lửa" Harris - Trump
Vì sao ông Trump từ chối tranh luận lần 2 với bà Harris?