您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Chuyện tình vợ 61, chồng 26 tuổi: Cô dâu làm đơn tố cáo phòng Tư pháp
NEWS2025-02-08 09:17:28【Kinh doanh】8人已围观
简介Chị Lê Thị Thu Sao đã làm đơn tố cáo phòng Tư pháp phường Sông Bằng vì cho rằng cán bộ ở đây đã tự ýlịch thi đấu đứclịch thi đấu đức、、
Chị Lê Thị Thu Sao đã làm đơn tố cáo phòng Tư pháp phường Sông Bằng vì cho rằng cán bộ ở đây đã tự ý cung cấp thông tin bảo mật của vợ chồng mình khi chưa được sự đồng ý.
Chuyện tình của cô dâu Lê Thị Thu Sao (SN 1957,ệntìnhvợchồngtuổiCôdâulàmđơntốcáophòngTưphálịch thi đấu đức thành phố Cao Bằng) và chú rể Triệu Hoa Cương (SN 1992, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) mới đây thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Thời điểm đăng ký kết hôn, chú rể 26 tuổi còn cô dâu 61 tuổi.
![]() |
Tình yêu của cặp đôi khiến nhiều người ngưỡng mộ. |
Sau hơn hai ngày ồn ào, cách đây ít giờ, chú rể Triệu Hoa Cương bất ngờ chia sẻ hình ảnh lá đơn tố cáo Phòng Tư pháp phường Sông Bằng, TP Cao Bằng trên trang Facebook cá nhân. Theo đó, trong đơn chị Sao (vợ anh Cương) trình bày có nội dung:
“Vào thứ 6 ngày 29/6/2018, vợ chồng tôi ra phòng Tư pháp phường Sông Bằng để đăng ký kết hôn. Hôm làm thủ tục đăng ký đã xong nhưng Chủ tịch đi họp trên thành phố cả ngày, phòng Tư pháp hẹn tôi thứ 2 đến lấy giấy đăng ký kết hôn. Trong 3 ngày chờ đóng dấu để hoàn tất giấy đăng ký kết hôn, tôi đã thấy bài viết trên mạng xã hội trong đó có hình ảnh giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng tôi, mà khi đó tôi chưa được nhận giấy đăng ký kết hôn.
Trong bài viết có những bình luận xúc phạm, không đúng mực, không đúng sự thật, suy diễn quá mức về quyền riêng tư của hai vợ chồng tôi. Việc đó đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc. Phòng Tư pháp phường Sông Bằng đã tự ý cung cấp thông tin bảo mật của cá nhân trong khi chưa được sự đồng ý của vợ chồng tôi.
Vậy, hành vi của cán bộ phòng Tư pháp có hiểu được là vi phạm bảo mật quyền riêng tư cá nhân của tôi không? Những kẻ xấu không có quyền lấy việc riêng tư của vợ chồng tôi để được nổi tiếng mà không nghĩ đến hậu quả đã mang lại cho vợ chồng tôi.
Tôi làm đơn này tố cáo hành vi sai phạm của cán bộ phòng Tư pháp phường Sông Bằng, đề nghị cấp lãnh đạo phải có trách nhiệm với việc làm của cán bộ Tư pháp để trả lại công bằng cho vợ chồng tôi.
Những việc tôi trình bày trên đây là đúng sự thật, nếu có điều bịa đặt tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi xin các cấp có thẩm quyền giải quyết việc này để trả lại công bằng cho vợ chồng tôi”.
Đơn tố cáo được chị Sao nộp lên UBND phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng.
![]() |
Đơn tố cáo của chị Sao. |
Chia sẻ với VietNamNet, chị Thu Sao cho biết, chị rất bức xúc vì giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng mình bị ai đó chụp lại rồi đăng tải lên mạng xã hội.
"Hôm biết chuyện, suốt đêm hai vợ chồng tôi không ngủ được. Chúng tôi không làm gì phạm pháp. Dù có già, già nữa, chúng tôi vẫn có quyền được yêu nhau và kết hôn.
Tôi là phụ nữ có tuổi. Nếu chỉ đăng ký kết hôn, không tổ chức cưới, tôi nghĩ mọi người sẽ không biết chúng tôi đã lấy nhau, mà chỉ là cặp kè.
Bên cạnh đó, chồng tôi cho rằng, nếu không cưới mọi người vẫn nghĩ chồng tôi đến với tôi để lợi dụng tài sản chứ không phải vì tình yêu.
Chúng tôi sẽ tổ chức đám cưới để họ hàng, làng xóm và bạn bè chứng kiến cho cuộc hôn nhân của mình", chị Sao nói.
Chị Sao cũng tiết lộ, hai người sẽ chính thức tổ chức đám cưới vào tháng 8 (âm lịch) sắp tới.
Chiều 7/7, trên Dân trí, ông Bùi Văn Hiệp - Chủ tịch UBND phường Sông Bằng cho biết, do bận họp nên ông chưa nắm được sự việc. Về việc theo quy tắc có được để lộ thông tin cá nhân của người đến đăng ký kết hôn không, ông Hiệp cho biết sẽ xem xét lại sự việc và thông tin cụ thể sau.
“Chúng tôi đã xác minh, cả chị Sao và anh Cương đều tự nguyện đăng ký kết hôn, cô dâu và chú rể đều đảm bảo các yêu cầu về Luật Hôn nhân và Gia đình, đủ điều kiện tiến tới hôn nhân. Tôi mong dư luận thôi phán xét và tôn trọng cuộc sống riêng tư của họ" - ông Hiệp trả lời.
![Trải lòng của cô dâu 61 tuổi lấy chồng 26 tuổi ở Cao Bằng](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/07/06/15/trai-long-cua-co-dau-61-tuoi-lay-chong-26-tuoi-o-cao-bang.jpg?w=145&h=101)
Trải lòng của cô dâu 61 tuổi lấy chồng 26 tuổi ở Cao Bằng
Cô dâu 61 tuổi chia sẻ về tình yêu không phân biệt tuổi tác với người chồng dân tộc Tày 26 tuổi.
很赞哦!(79)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Buriram United vs Kuala Lumpur City, 19h30 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
- Tài xế lắp đèn 'siêu sáng' trên ôtô bị phạt
- Mẹo vặt nhỏ không thể bỏ qua giúp gian bếp luôn sạch bóng
- Nếu giảng viên 'bị kiện'
- Soi kèo góc Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2
- Bom tấn tỷ đô 'Avatar' trở lại màn ảnh sau 13 năm với phiên bản chưa từng có
- Cách phân biệt tôm sạch và tôm tiêm tạp chất
- Nữ giáo viên mê trồng rau, về quê chở đất lên phố làm vườn sân thượng
- Siêu máy tính dự đoán Fiorentina vs Inter Milan, 02h45 ngày 7/2
- Cô gái Nùng về quê làm mì ngô, đặt mục tiêu xuất khẩu
热门文章
- Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Cukaricki, 22h59 ngày 7/2: Đặt niềm tin vào cửa dưới
- Khách Tây 'không thể rời Việt Nam' vì mê một món bình dân, ăn vài lần mỗi tuần
- Ghép đôi thần tốc tập 39: Con nuôi NSND Hồng Nga tiết lộ sở thích sưu tầm kim cương
- Cách để tránh căng thẳng vào các dịp tụ tập cuối năm
站长推荐
Soi kèo phạt góc Adelaide United vs Melbourne City, 15h35 ngày 7/2: Chủ nhà áp đảo
Xe buýt đâu chỉ dành cho người nghèo? Có lần, hẹn nhóm bạn ở công viên 30-4 trước Dinh Thống Nhất, thấy tôi vừa từ trên xe buýt bước xuống thì một người bạn liền nói: “Đại gia sao lại đi xe buýt?”
Một lần khác, tôi đi đám cưới, lúc gần tan tiệc, chuẩn bị ra về thì có một chị ngồi cùng bàn hỏi tôi: “Đi bằng xe gì?”, tôi trà lời: “Đi xe buýt” . Ngay lập tức, chị này tỏ vẻ ngạc nhiên rồi nói: “Xe hư hay sao mà lại đi xe buýt?”
Tôi đi đám cưới bằng xe buýt vì thuận tiện. Nhà tôi ở gần ngã tư Lão Tử - Châu Văn Liêm (Q.5), đám cưới ở nhà hàng Saphire trên đường Điện Biên Phủ gần ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh), tôi chỉ cần đi bộ 120m là đến điểm đón xe buýt số 150, đường Hồng Bàng.
Hay như cháu tôi đang là sinh viên năm thứ hai, hàng ngày đi học bằng xe buýt cũng có lần nói: “Xe buýt chỉ dành cho người ít tiền như tụi cháu thôi”. Khi nghe vậy, tôi vặn lại: “Sao cháu lại nghĩ thế?” thì nhận được câu trả lời “Đi xe buýt là dân lao động nghèo. Ít khi cháu thấy người giàu, cán bộ, công chức nhà nước đi xe buýt”.
Nhiều người Việt đang có tâm lý kỳ thị ấy.
Trong khi đó, thực sự, chiếc xe máy, ô tô hay xe buýt chỉ là một phương tiện di chuyển và cách mà chúng ta chọn nó để đi còn phải dựa vào điều kiện giao thông, hơn là cả nhu cầu hay sở thích cá nhân.
Em con cô tôi có ôtô nhưng vẫn ít khi sử dụng trong khung giờ cao điểm, thay vào đó là đi xe buýt kết hợp đi bộ, vừa không phải gửi xe, bớt mệt hơn khi gặp cảnh kẹt xe, đi tiệc cưới có uống bia xong chỉ việc lên xe buýt về nhà an toàn hơn tự lái ôtô vừa căng thẳng vừa lo bị phạt nặng.
Năm trước em sang Đài Loan, những đứa bạn dẫn đi chơi trong thành phố bằng xe buýt. Ở lãnh thổ này, nhiều nơi không cấm xe máy, người dân dù có ôtô nhưng đi làm phần lớn sử dụng phương tiện công cộng.
Trong giờ cao điểm, buổi sáng đi xe cá nhân vất vả hơn, chậm hơn và tìm chỗ gửi xe cũng không dễ vì vùng trung tâm không đủ chỗ trông giữ xe máy, ô tô. Ngoài ra, chính quyền có chủ trương hạn chế xe cá nhân vào trung tâm trong khung giờ cao điểm để ưu tiên và tăng cường hoạt động cho các loại hình giao thông công cộng, trong đó có xe buýt.
Đi xe máy ở Việt Nam quá vất vả Trước đây, khi còn làm công tác ngoại giao nhân dân, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người nước ngoài. Một đối tác nữ người Singapore đến Tp HCM, sau khi làm việc với tôi ở cơ quan trên đường Lê Duẩn (Q.1), hỏi thăm tuyến xe buýt về nhà người thân ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cạnh bến xe Miền Đông (Q.Bình Thạnh) và tôi đã hướng dẫn chị đi xe buýt số 26.
Lần sau gặp lại, chị nói “Trên xe buýt chiều hôm đó còn nhiều chỗ trống, hành khách chủ yếu là sinh viên, nhưng thấy dưới đường lại quá đông xe máy và ôtô. Ngược lại, ở nước mình (Singapore), ra đường thấy phần lớn là xe buýt vào giờ cao điểm và hành khách có nhiều người làm ở nơi cố định như nhân viên văn phòng”.
Ở những nước phát triển, cũng có nhiều xe cá nhân mà nhất là ôtô, giá còn rẻ hơn ở nước ta nhưng nhiều người vẫn thích sử dụng phương tiện công cộng hay xe buýt.
Như một anh bạn người Pháp đến TP.HCM đã kể cho tôi nghe câu chuyện đi lại ở Paris: “Nhiều người là doanh nhân hay lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dù có sẵn xe cá nhân nhưng vẫn đi làm bằng xe buýt vì xem đây là phương tiện văn minh, an toàn, góp phần giảm kẹt xe cho thành phố”.
Anh còn nói vui rằng, “Ở Pari, người dân đi lại bằng phương tiện công cộng là chính, xa thì sử dụng tàu điện, gần thì đi xe buýt, người nghèo cũng có ôtô, người giàu cũng đi xe buýt”.
Tôi nghĩ rằng, bỏ xe máy, bỏ ôtô để đi xe buýt, không hề khó. Nhưng muốn vậy, đầu tiên, tư duy, quan niệm trong xã hội về việc sử dụng phương tiện cá nhân phải thay đổi. Cách mà người giàu đi xe buýt, người nghèo có ô tô cũng đi xe buýt ở các nước rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
Rõ ràng, nếu ai trong chúng ta cũng có thói quen hạn chế xe cá nhân, đi lại nhiều bằng xe buýt, sẽ góp phần làm phương tiện này phát triển theo hướng văn minh và tốt hơn, hạn chế tai nạn trên đường phố, giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường.
Tất nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn những tồn tại rào cản cho người đi xe buýt như di chuyển khá chậm vào khung giờ cao điểm, tuyến xe chưa được phủ rộng khắp, hành khách đôi khi phải đi nhiều chuyến, vỉa hè nhiều nơi bị chiếm dụng nên gây khó cho người đi bộ...
Ngành giao thông sẽ cần phải khắc phục những nhược điểm này, tăng cường và nhân rộng mô hình xe buýt chất lượng cao. Cần đảm bảo thời gian giãn cách chuyến như thông tin công bố, đừng để hành khách chờ đợi quá lâu, tốt nhất nên có làn đường riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt.
Được vậy có lẽ nhiều người sẽ gạt bỏ tâm lý hoài nghi xe buýt chỉ dành cho người nghèo, thu nhập thấp, lớn tuổi, sinh viên, học sinh. Mà thay vào đó, xem xe buýt là phương tiện giao thông văn minh cho mọi đối tượng có nhu cầu vì sự thuận lợi, tiện ích, an toàn. Lúc đó, hành khách xe buýt sẽ tăng cao với những người đi làm, nhân viên văn phòng...
Khi đó, đề án "cấm xe máy, cấm ô tô của Hà Nội hay TP HCM cũng sẽ không gặp phải làn sóng phản ứng như hiện nay.
Bùi Thị Hồng Nhung (Công chức Sở Du lịch Tp HCM)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài tham gia Diễn đàn về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Ba năm giã từ xe máy đi xe buýt, tôi an nhàn, khỏe khoắn hơn
Chúng tôi, những người bạn quen nhau trên xe bus thường nói đùa một câu "đã đi xe bus rồi thì không thể quay lại sử dụng xe máy nữa”, “đã quen đi bus rồi, nghĩ lại trước đây hàng ngày đi xe máy, mà sợ".
">Có ô tô, xe máy, đại gia sao lại đi xe buýt?
“Nơi đầu sóng” đánh dấu sự kết hợp của hai tác giả, một người là kỹ sư yêu biển đảo và một nhà văn, nhà báo. Nhà thơ - nhà báo Lữ Mai, hiện công tác tại Ban Văn hóa - Văn nghệ Báo Nhân dân là một trong số ít hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội. Chị là tác giả của 6 tập sách, đa dạng về thể loại như: Thơ, truyện ngắn, tản văn… Tháng 5/2019, chị đã có chuyến công tác Trường Sa trên tàu KN 490.
Bản thảo cuốn sách được hoàn thành là kết quả của quá trình tích lũy, xử lý dữ liệu, nuôi dưỡng cảm xúc và lao động chữ nghĩa liên tục, nghiêm túc của hai tác giả. Dù mỗi người một công việc, nghề nghiệp khác nhau nhưng sự kết hợp luôn nhuần nhuyễn với tinh thần tất cả hướng về biển đảo quê hương và người lính biển.
Ý tưởng, nội dung cuốn sách được nhiều nhà phê bình, nhà văn, nhà báo ủng hộ nhiệt tình và nhận định đây sẽ trở thành tác phẩm thu hút chú ý của đông đảo độc giả, chiếm được cảm tình đặc biệt.
Đây là những câu chuyện mộc mạc, bình dị nhưng đầy cảm xúc của hai tác giả Lữ Mai và Trần Thành thông qua những trải nghiệm của mình khi nhiều lần được đến với Trường Sa, với biển đảo quê hương. Sách gợi lên niềm xúc động mạnh mẽ, gần gũi thân thuộc với Trường Sa và đa số những người chiến sĩ hay thân nhân của họ đều sẽ tìm thấy mình trong đó.
Ngày 30/8 tới đây tại Hà Nội, nhà báo Lữ Mai sẽ ra mắt cuốn sách “Nơi đầu sóng” và khai mạc triển lãm ảnh cùng tên giới thiệu tới công chúng 100 hình ảnh mới nhất, phản ánh trung thực các mặt hoạt động tại Trường Sa, Nhà giàn DK1, các lực lượng trên biển. “Khác với rất nhiều cuốn sách trước đó, “Nơi đầu sóng” không phải nghệ thuật hư cấu, mà là tản văn, tạp văn. Một dạng ghi chép, thấy sao ghi vậy. Chính vì thế, cuốn sách lại có sức hấp dẫn riêng. Đây là vẻ đẹp của sự thật. Cuộc sống của quân và dân nơi đầu sóng ngọn gió, con người và cảnh sắc ở một quần đảo được nhìn bằng con mắt đằm thắm, tinh tế mà không kém phần sâu sắc. Đây cũng là một cột mốc chủ quyền lãnh thổ mà các tác giả đã cắm cho Trường Sa, một vùng máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta”, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét.
“Nơi đầu sóng” do Nhà xuất bản Văn học phát hành. Dự kiến một phần số lượng sách sẽ được dành tặng các chiến sĩ Trường Sa, Nhà giàn DK1, người thân các anh nơi quê nhà. Phần còn lại sẽ được phát hành trên cả nước và các kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Toàn bộ kinh phí thu được dành làm quà tặng cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa.
Ngày 30/8 tới đây tại Hà Nội, nhà báo Lữ Mai sẽ ra mắt cuốn sách “Nơi đầu sóng” và khai mạc triển lãm ảnh cùng tên giới thiệu tới công chúng 100 hình ảnh mới nhất, phản ánh trung thực các mặt hoạt động tại Trường Sa, Nhà giàn DK1, các lực lượng trên biển. Điểm nhấn của triển lãm là hình ảnh đầy đủ về 15 Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Ngoài ảnh của các nhiếp ảnh gia, nhà báo triển lãm còn có ảnh của các nhân vật đặc biệt như: Chính ủy các Lữ đoàn thuộc Quân chủng Hải quân, bộ đội thi công nhà giàn, bộ đội trên đảo, đại biểu ra thăm đảo…Ngoài ra triển lãm trưng bày các hiện vật về quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1.
Tình Lê
Những câu hỏi đầy khắc khoải trong 'Gia đình trộm cắp'
“Gia đình trộm cắp” – cuốn tiểu thuyết khiến người đọc khắc khoải với câu hỏi “chúng ta thuộc về đâu?”.
">Những trang viết đầy xúc cảm về biển đảo quê hương trong cuốn 'Nơi đầu sóng'
>>So sánh xe Mazda CX-5 với Ford Territory
“Việc kiêng mua ô tô nằm trong quan niệm những việc nên kiêng làm trong ‘tháng cô hồn như vậy. Nhiều người cho rằng trong thời gian đó mọi việc đều có khả năng sẽ gặp xui xẻo do bị quấy phá. Ô tô là vật dụng đắt tiền nên tâm lý kiêng kỵ lại càng nặng. Nếu giá trị chiếc ô tô chỉ bằng một điếu thuốc lá hay một ly trà thì chắc chẳng ai kiêng làm gì”, TS Nguyễn Hùng Vĩ bình luận.
Ông cũng cho rằng, việc tham gia giao thông thường gặp nhiều rủi ro nên người Việt càng rất sợ những điều đó, tạo ra tâm lý kiêng kỵ nặng nề.
Cũng chính bởi vậy, khi mua ô tô, hầu hết người Việt hay xem ngày,chọn ngày lành tháng tốt hay kiêng kỵ mua vào ngày xấu, hay tháng Bảy âm lịch.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo TS Nguyễn Hùng Vĩ, tháng nào cũng như nhau, ngày tốt ngày xấu là trong quan niệm, chứ đạo Phật không dạy con người phải kiêng kỵ trong tháng Bảy.Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, TS Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, tâm lý sợ mua ô tô tháng cô hồn mà gặp xui xẻo chỉ là quan niệm mê tín “Nếu lái ô tô mà an toàn như ngồi sofa trong phòng lạnh thì chẳng ai kiêng cả. Đó là một quan niệm mê tín”.
Theo ông, việc kiêng kỵ mua xe tháng 7 âm lịch không có chuyện đúng sai mà là chuyện tín ngưỡng hay không tín ngưỡng. Cũng không một ai có thể kiểm chứng tính đúng sai ở chuyện kiêng kỵ này.
"Ở các nước không có tín ngưỡng giống ta, họ vẫn mua bán bình thường. “Các quốc gia như Phần Lan, Thụy Sỹ người ta phát triển cực cao nhưng người ta có cần kiêng đâu”, ông nói.
TS Vỹ ví von: “Vì cuộc sống sẽ không ngừng lại, trái đất sẽ không ngừng quay nên để mê tín ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người thì nhất quyết không thể được. Con người có niềm tín ngưỡng là để yên tâm về mặt tâm lý, nhưng đừng biến nó rơi vào niềm mê tín tiêu cực. Sự thành công hay thất bại chính là phụ thuộc vào chúng ta".
Thảo Thương- Nguyên Hương
Tháng 7 âm lịch, nhiều hãng xe giảm giá mạnh nhưng nhiều người Việt lại e ngại tâm lý việc kiêng kỵ mua ô tô trong tháng cô hồn. Bạn nghĩ như thế nào về điều này? Xin mời bạn đọc gửi phản hồi dưới bài viết hoặc gửi bài viết chia sẻ ý kiến về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Tôi có nên mua xe trong tháng cô hồn?
- Vợ tôi nói tháng 7 là tháng kiêng kỵ nên không mua bán gì cả. Cô ấy còn nói nếu tôi cố tình mua xe thì sẽ khiến cả gia đình gặp xui xẻo.
">Tháng cô hồn mua ô tô có bị xui xẻo