您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Rionegro Aguilas vs La Equidad, 6h00 ngày 28/1: Ra quân nhẹ nhàng
NEWS2025-02-01 18:05:27【Thế giới】4人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 27/01/2025 05:25 Nhận định bó bàn giám đốc vitobàn giám đốc vito、、
很赞哦!(22)
相关文章
- Nhận định, soi kèo AC Milan vs Parma, 18h30 ngày 26/1: Khó tin Rossoneri
- Sẽ có doanh nghiệp yêu cầu biết dùng ChatGPT khi tuyển dụng
- Sữa đậu nành Number 1 Soya Canxi nỗ lực chinh phục người dùng trẻ
- Tú Dưa khẳng định Việt Nam không có Diva
- Nhận định, soi kèo Al Taawoun vs Al
- Corolla Altis – lựa chọn đáng cân nhắc phân khúc sedan cỡ C
- Cảnh sát sử dụng dàn xe 3,5 triệu USD tịch thu của tội phạm
- MC Quang Minh thắc mắc hành động 'lè lưỡi' của Bùi Anh Tuấn
- Nhận định, soi kèo Persiku Kudus vs Persewar Waropen, 15h00 ngày 28/1: Khách ‘tạch’
- Chiếc xe cổ 120 năm tuổi được rao bán với mức giá bất ngờ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Alaves vs Celta Vigo, 3h00 ngày 28/1: Ưu thế sân nhà
- Theo tờ Times(Anh) số ra ngày 19/11, vào năm 2022, cựu HLV của Liverpool, Jurgen Klopp chọn Antony để thay trong trường hợp Mohamed Salah không gia hạn hợp đồng. Nhưng sau đó, tiền đạo người Ai Cập ký hợp đồng mới đến tháng 6/2025 và Liverpool dừng kế hoạch mua cầu thủ của Ajax.
Việc Liverpool rút lui đang đem lại sự hài lòng cho CĐV. Antony gia nhập Man Utd vào tháng 8/2022, với giá 103 triệu USD, nhưng chỉ ghi 12 bàn và kiến tạo năm lần trong 87 trận. Cùng thời gian, Salah ghi 65 bàn và kiến tạo 40 lần trong 117 trận.
- Thợ điện Davide Renzoni tình cờ phát hiện những bức bích họa này cách đây một năm, sau khi trèo qua cửa sập của trần nhà để vào khoảng không gian đã bị lãng quên từ lâu, trong lúc bảo trì biệt thự Villa Farnesina nằm bên bờ sông Tiber.
"Tôi đi lấy đèn và khi bật lên, mọi thứ hiện ra. Thật kỳ diệu", ông nói trong chuyến thăm biệt thự hôm 12/11.
- -Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ phải thốt lên như vậy sau khi đọc thông tư 01/2016 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hướng dẫn thi hành một số điều trong NĐ 72/2012 và nghị định bổ sung NĐ 15/ 2016 vừa được Bộ này ban hành.
Sau người mẫu, nhiếp ảnh bức xúc không được đăng ảnh nude lên trang cá nhân, đến lượt các nhạc sĩ cũng 'khó hiểu' với thông tư 01 hướng dẫn thực hiện NĐ 79/2012/NĐ-CP và NĐ 15/2012/NĐ-CP vừa ban hành.
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành thông tư 01/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của NĐ 79/2012/NĐ-CP về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và NĐ15/2012/NĐ-CP bổ sung một số điều của NĐ 72. Tuy nhiên, nhiều từ ngữ trong thông tư khiến các nghệ sĩ khó hiểu, nhất là giới người mẫu và nhạc sĩ.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương rất bức xúc với thông tư 01 hướng dẫn thi hành NĐ 15 bổ sung của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Thông tư "đá" nghị định
Nhạc sĩ Phó Đức Phương chia sẻ rằng, khi NĐ 15/2015 bổ sung một số điều của NĐ 72 trước đó ra đời đã khiến giới nhạc sĩ rất vui bởi nó đã đứng về phía nhạc sĩ, bảo vệ quyền lợi cho họ, các nhạc sĩ có 'cái gậy pháp lý' để 'nói chuyện' với đơn vị vi phạm tác quyền.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương trích dẫn: "Trong Điều 9 của NĐ15 bổ sung này có quy định thẩm quyền và thủ tục cấp, thu đổi giấy phép biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thì có một thủ tục mà tôi thấy rất vui, đại thể là khi đơn vị muốn cấp giấy phép biểu diễn ngoài những quy định khác, đơn vị đó phải có được 01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả".
Thế nhưng, theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, thông tư hướng dẫn thi hành NĐ 15 ra đời sau 2 tuần dường như lại 'đá' lại NĐ này khi mà các tác giả và chủ sở hữu quyền bị gạt ra ngoài, không kiểm soát được quyền sở hữu tác phẩm của mình.
Dẫn chứng cho điều này, nhạc sĩ Phó Đức Phương đưa ra Đơn cam kết thuộc mẫu số 14 mà thông tư 01 hướng dẫn. Nhạc sĩ cho rằng, với các mẫu đơn như vậy thì giới nhạc sĩ có thể hiểu đó chỉ là lời hứa đơn phương của một người nào đó đối với quyền tác giả tác phẩm, và như vậy, nó chẳng có ý nghĩa gì trong việc bảo vệ nhạc sĩ như Điều 9/ NĐ15/2016 vừa ban hành.
Điều 9, NĐ 15/2016 quy định đảm bảo quyền tác giả, chủ sở hữu tác giả...
...thì thông tư hướng dẫn dường như lại gạt cái quyền đã quy định đó ra, bản cam kết theo mẫu 14 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không đả động gì tới tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giảCùng quan điểm, chuyên gia sở hữu trí tuệ Đỗ Khắc Chiến cho rằng về mặt văn bản, Đơn cam kết mẫu số 14 trong thông tư 01 có nhiều điểm còn phải đặt dấu hỏi, thông tư là hướng dẫn thực hành nghị định nhưng lại hướng dẫn không dựa trên tinh thần của nghị định.
"Cụm từ cam kết trong đơn này là còn nhẹ, chưa đủ chế tài, và cam kết với ai, với tác giả hay chủ sở quyền với tác phẩm thì mẫu đơn này không có. Cam kết là phải có hai bên, và chặt hơn nữa phải có người làm chứng nhưng trong mẫu đơn, phần bên dưới có mỗi cụm từ 'đại diện theo pháp luật của tổ chức thông báo phải ký tên, đóng dấu'. Vậy vai trò của tác giả, đại diện quyền tác giả ở đâu?" ông Chiến đặt dấu hỏi.
Ông Chiến nói việc thông tư hướng dẫn như thế này sẽ có tác hại vô cùng trong quá trình thực thi quyền tác giả, tác phẩm bởi sẽ có nhiều người lợi dụng để không thi hành pháp luật, nói đúng hơn là 'lách luật'. Thêm vào đó, tiến trình Việt Nam gia nhập TPP thì việc chú trọng tới quyền tác giả là điều rất nên làm và phải làm.
Nhạc sĩ chúng tôi đã nghèo đến tận cùng rồi!
Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, nhạc sĩ nổi tiếng với bài Xa khơi, Tiếng hát giữa rừng Pắc Póchia sẻ rằng, từ trước tới nay, chưa có một đơn vị nào, một ca sĩ nào sử dụng bài hát của ông mà gọi điện xin phép ông một tiếng chứ đứng nghĩ tới việc làm đơn cam kết.
"Tôi muốn chia sẻ thêm để nhà báo và công chúng hiểu về thu nhập của các nhạc sĩ như chúng tôi. Trung tậm tác quyền âm nhạc thành lập được 14 năm nhưng đến hôm nay mới chỉ thu được tối đa 15% đối với các nhạc sĩ. Và còn tối đa 85% chưa thu được tiền tác quyền tác phẩm. Nhìn ra thế giới, sang các nước láng giềng, có thể nói chúng ta ở trong tình trạng không còn văn minh. Một quý chúng tôi chỉ được 3, 4 triệu, một năm chưa đến 10 triệu tiền tác quyền. Mặc dù đời sống của người nhạc sĩ nghèo, nghèo đến tận cùng như thế này rồi, nhưng chúng tôi vẫn sáng tác, vẫn cống hiến những tác phẩm, những đứa con tinh thần cho nền nghệ thuật, cho xã hội", nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ chia sẻ.
Nhạc sĩ Doãn Nho cảm thấy rất buồn vì lâu nay, quyền tác giả vẫn chưa được coi trọng. Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh tâm sự trong quá trình làm Phó giám đốc Sở Văn hóa thông tin Hà Nội ông đều cực kỳ nguyên tắc, nếu đơn vị nào mà xin cấp phép biểu diễn, đều phải có thỏa thuận với tác giả đàng hoàng tôi mới ký. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với đứa con tinh thần của tác giả.
Trong khi đó, nhạc sĩ Doãn Nho thì kêu trời, rằng cần phải làm minh bạch hơn nữa quyền tác giả để nhạc sĩ yên tâm sáng tác. Các tác phẩm của ông lâu nay cũng vậy, ai hát cứ hát, hiếm khi ông được ai 'hỏi đến'.
Với thông tư hướng dẫn 01 này, nhạc sĩ Phó Đức Phương mong muốn phía Bộ Văn hóa xem xét lại, nếu không, ông sẽ tiếp tục gửi đơn lên cấp cao hơn để mong được xem xét, làm rõ.
T.Lê
Ảnh nude khổ lớn của Kim Kardashian xuất hiện trên đường phố">Nhạc sĩ bức xúc với thông tư mới
Nhận định, soi kèo nữ Santos Laguna vs nữ Juarez, 10h00 ngày 28/1: Chủ nhà kém cỏi
- 10 giờ khuya ngày 6/6, sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM mưa tầm tã. Ở ga quốc tế, các hành khách có chuyến bay đáp xuống Nhật Bản để bay qua Mỹ tất bật chuẩn bị hành lý và quyến luyến chia tay người thân.
Về Sài Gòn gặp con gái được một tuần sau hơn 44 năm thất lạc, bà Nguyễn Thị Tâm, hiện 81 tuổi, quê Phù Cát, Bình Định phải qua Mỹ có việc. Từ quận 8, bà đến sân bay trước ba giờ để khỏi tắc đường và gặp con gái lần nữa.
Hôm đó, trong căn phòng trọ chật hẹp, lối đi vào tối tăm ở đường Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, chị Đặng Thị Thanh Nga tranh thủ đi gom ve chai sớm hơn thường ngày để đạp xe lên sân bay tiễn mẹ.
7 giờ tối, chị vừa dẫn chiếc xe đạp ra ngõ thì phóng viên đến. Được đề nghị chở đi giúp nhưng chị cứ lưỡng lự vì ngại. Mãi đến khi được giải thích, chị mới đồng ý lên xe của phóng viên.
Đoạn đường từ Thanh Đa đến sân bay Tân Sơn Nhất, chị Thanh Nga kể câu chuyện về mình khi phóng viên đặt câu hỏi.
Từ lúc biết đi xe đạp, nhớ mẹ, chị Thanh Nga lại đạp xe đi tìm mẹ ở khắp Sài Gòn. Ảnh cắt từ clip Như chưa hề có cuộc chia ly. 44 năm trước, cô bé Thanh Nga hơn 10 tuổi thì mẹ cho đi làm con nuôi. Bà Tâm, ngỡ con sẽ được ở trong gia đình giàu có nhưng không phải vậy.
Ba nuôi chị là ông bố đơn thân nuôi 5 người con, thêm chị là 6. Ông có 4 người con trai, một người con gái chứ không phải không có con gái. Đông con, vì thế, ông không có đủ điều kiện lo cho các con.
Thanh Nga mới hơn 10 tuổi phải nghỉ học, ở nhà nấu cơm, giặt đồ, lau chùi nhà cửa… ‘Lúc đó, tôi nhớ mẹ, thèm được về chơi với hai em. Nhưng về bị mẹ đánh quá, tôi không dám. Chắc mẹ đuổi tôi đi luôn rồi’, bé Thanh Nga khi đó cứ đặt câu hỏi: ‘Sao mẹ bỏ tôi, không thương tôi’ nhưng không tìm được câu trả lời.
Sau đó, ba nuôi đi làm giấy tờ và đặt tên cho chị Nguyễn Thị Ngọc Hà. Ông cũng chuyển từ quận 10 sang quận 2 sống. Nhớ mẹ, cứ lúc không phải làm việc nhà, chị mượn xe đạp của các anh đạp đến đường Thoại Ngọc Hầu thăm mẹ và các em.
‘Ban đầu, mẹ và hai em còn ở đó, tôi chỉ biết đứng từ xa nhìn vào. Tôi không dám lại gần vì sợ mẹ đánh’, chị Thanh Nga nhớ lại.
Đến năm 15 tuổi, chị đạp xe đến nhà trọ thăm mẹ và các em thì không thấy nữa. ‘Tôi hỏi mấy người xung quanh, ai cũng bảo mẹ đưa hai em về quê rồi. Tôi không biết quê mẹ ở đâu. Tôi chỉ biết hồi nhỏ mẹ có đưa tôi đến sống ở Lâm Đồng. Đạp xe từ Thoại Ngọc Hầu về quận 2 tôi khóc như mưa’, chị Thanh Nga nhớ lại. Từ đó, chị sống trong hụt hẫng, hận mẹ vì đã bỏ mình.
Chị Thanh Nga cho biết, từ lúc có con, một mình nuôi con chị không còn hận việc mẹ đã cho mình nữa. Ngược lại, chị thấy thương mẹ vì đã sinh, chăm sóc mình từ lúc còn đỏ hỏn. Ảnh: P.T. 19 tuổi, chị lấy chồng lần đầu. Cuộc hôn nhân ấy không hạnh phúc, nên chị nhanh chóng ly hôn. Ngày con trai bị điện giật qua đời, chị như điên dại. ‘Ngoài ba nuôi, tôi không còn ai là người thân’, người phụ nữ sinh năm 1966 nói, giọng như lạc đi. Buồn, cô đơn, chị chỉ biết đạp xe đến khu phòng trọ bà Tâm ở ngày xưa ngồi khóc một lúc rồi về.
Năm 35 tuổi, chị kết hôn lần nữa. Cuộc hôn nhân này chị phải mang bụng bầu mới hai tháng ra ngoài ở, sau đó ly hôn, phải một mình nuôi con bằng nghề đi nhặt ve chai mấy chục năm qua.
‘Có con, phải bươn chải nuôi con tôi mới hiểu được nỗi vất vả của mẹ. Chắc ngày xưa mẹ nghèo mới cho tôi đi làm con nuôi cho sướng hơn. Chắc mẹ hối hận lắm’, chị nói về mẹ lúc không còn hận bà nữa.
Dù rất muốn đăng thông tin tìm lại mẹ, nhưng chị sợ ba nuôi biết chuyện lại buồn. Cứ rảnh, chị lại đạp xe đến nơi công cộng, bến xe, chợ tìm mẹ.
Trong trí nhớ của chị lúc đó, mẹ có dáng người nhỏ, thấp, da trắng. Hai người em một người tên là Hùng, một người tên là Lin-da (tên chị Linh Nga lúc nhỏ).
Chị Thanh Nga và mẹ gặp nhau khi bà Tâm ra sân bay về lại Mỹ vào ngày 6/6. Ảnh: P.T. Cứ đi xe buýt, đến chỗ đông người, nhìn thấy người phụ nữ nào hao hao giống mẹ chị lại chạy đến hỏi xem có phải là bà Nguyễn Thị Tâm, có cho con gái lúc 10 tuổi tên Đặng Thị Thanh Nga không. Khi người ta lắc đầu, chị xin lỗi rồi lầm lũi bước đi.
Năm 2016, ba nuôi mất, chị mới nhờ người gửi hồ sơ đến chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly tìm mẹ. ‘Ba nuôi mất, tôi chỉ có con trai là người thân duy nhất. Tôi muốn, sau này con sẽ biết về bà ngoại, các cậu, các dì’, người mẹ SN 1966 nói.
Một ngày giữa tháng 5, đang đi nhặt ve chai, chị Thanh Nga nhận được cuộc gọi của nhân viên bên chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly thông báo, ngày 2/6 đến để nhà đài quay chương trình. ‘Họ không nói rõ là đã tìm thấy mẹ cho tôi mà chỉ nói đến để họ làm phóng sự thôi’, chị Thanh Nga nhớ lại.
Dù chưa chắc có được gặp mẹ hay không, nhưng chị vẫn mong đến ngày đó. Chị đếm từng ngày và mong thời gian trôi thật nhanh. ‘Suốt hai tuần liền, tôi ngủ không ngon, bụng cứ cồn cào vì hồi hộp’, chị Thanh Nga nói.
Được gặp lại nhau sau hơn 44 năm xa cách, chị em chị Linh Nga rất mến nhau. Họ quan tâm, chăm sóc nhau khi cùng đưa mẹ ra sân bay trở lại Mỹ. Ảnh: P.T. Ngày 2/6 chị cùng con trai Nguyễn Hùng Duy, hiện là sinh viên năm hai một trường đại học tại TP.HCM cùng đạp xe đến đài truyền hình với suy nghĩ, không biết mình có được gặp lại người thân không.
Giây phút xem đoạn phim chiếu cảnh có chị Đăng Thị Linh Nga ở Phù Cát, Bình Định đang ngồi làm nón, chị Thanh Nga nhận ra ngay, người phụ nữ đó là em gái mình. Đến lúc này, nhà báo Thu Uyên mới gọi chị Linh Nga và bà Tâm ra sân khấu gặp con gái. Được ôm mẹ và em gái bằng da bằng thịt trong tay, nước mắt chị Thanh Nga rưng rưng.
Chị cho biết, tìm được người thân là niềm hạnh phúc lớn nhất của chị. ‘Thấy mẹ và các em khỏe mạnh, tôi vui lắm. Chỉ cần vậy thôi. Từ nay, tôi đã có quê hương, có mẹ, có em trai, em gái và các cháu. Từ nay, tôi đã được gọi điện thoại nói chuyện với mẹ rồi’, người con thất lạc gia đình hơn 44 năm nói, giọng hạnh phúc.
Đến sân bay, nhìn mẹ đang chờ mình từ xa, chị đi thật nhanh đến ôm mẹ vào lòng. Rồi chị rối rít hỏi mẹ: ‘Mẹ đi taxi có say xe không. Đi qua Mỹ một mình có vất vả cho mẹ không. Mẹ gắng ăn, uống sữa vào cho khỏe đó’.
Bà Tâm hứa với con gái sẽ luôn giữ sức khỏe tốt, qua đến nơi sẽ gọi về ngay. Bà cũng hứa với con sẽ quay trở lại thật sớm. Lúc đó, bà sẽ về cùng vợ chồng con trai và các cháu.
Chờ mẹ vào đến cửa an ninh làm thủ tục, chị Thanh Nga mới về. Suốt đoạn đường từ sân bay về chỗ trọ, chị luôn nhắc về mẹ với sự tự hào rồi lo lắng: ‘Mẹ già rồi, không biết đi đường có vất vả không. Không biết người ta có giúp đỡ mẹ lên xuống máy bay không’.
Cho con gái 44 năm trước, mẹ Việt sang Mỹ nhòe nước mắt đi tìm
Đứng nhìn theo dáng con khuất dần, nghe tiếng khóc của bé Thanh Nga vọng lại, bà Tâm như đứt từng khúc ruột...
">Người con bị mẹ đánh, bắt đi làm con nuôi lúc 10 tuổi: 'Chắc mẹ hối hận lắm'
- Xin hỏi giá trên có nên mua lại.
"> 550 triệu nên mua Toyota Corolla Altis 2017?
Trích đăng bài phỏng vấn ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng của nhà báo Hoàng Nguyên Vũtrích trong cuốn sách "Thân phận và Hào quang" sắp được phát hành.
Đôi lúc tôi tự hỏi: phía sau những ngông ngạo và những phản xạ đối kháng với cuộc đời, với người đời của Đàm Vĩnh Hưng thực sự là gì? Dĩ nhiên, tôi không nhìn người (trong đó có anh) theo con mắt của số đông, mà đối diện trực tiếp.
Hưng có thể vì bạn bè mà hết mình, vì người thân mà hết lòng hết dạ. Hưng kiếm tiền như một cái máy kể từ khi chưa làm ca sĩ đến khi đứng trên đỉnh cao danh tiếng. Hưng hát như lên đồng và có thể sẽ vẫn còn trong cơn say bóng hát kể cả khi nhạc chầu đã tắt.
Và Hưng cô độc. Cô độc như một bản thể sinh ra phải thế, cô độc trong chính niềm vui và cô độc trong chính tình thương đâu đó dành cho anh.
Tôi đã ba lần phỏng vấn Hưng. Mỗi lần mang về một chân dung khác nhau và mỗi lần Hưng đều cho tôi một sự bất ngờ. Không phải bất ngờ vì những điều anh cập nhật mới nhất hay thỉnh thoảng anh hé lộ cho tôi điều gì đó như chiêu thức mà ai đó - hoặc kể cả anh vẫn làm để gây chú ý (mà tôi thì không dễ bị ngạc nhiên đến thế).
Tôi đối diện Hưng với tư cách một cuộc đời đối diện một cuộc đời. Và tôi thấy rằng, tất cả những gì là anh suốt bao nhiêu năm qua, kể cả cái chân dung bị méo đi trong mắt người đời chẳng hạn - cũng đều có lý do.
Và bây giờ, tôi muốn trả anh về đúng là anh nhất.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Bị đánh giữa đường vì người thân nợ tiền
- Gần đây, anh tiết lộ về tình yêu của mẹ và cái ngày anh được ra đời, nghe có gì đó buồn buồn tủi tủi. Thực hư thế nào, hả anh?
- Tôi đã 45 tuổi. Phải nói thật là thời gian để gần gũi cha mẹ không nhiều. 45 năm trước, mẹ tôi, một nữ sinh Y khoa 22 tuổi đã phải lòng một người đàn ông hào hoa. Khi tình yêu đã bùng cháy đến giai đoạn đẹp nhất thì bà phát hiện ra người đàn ông đã có gia đình. Nhưng rồi, bà cũng không thắng nổi cảm xúc, bất chấp mọi ngăn cản, bà vẫn sống với tình yêu của mình để rồi tôi được sinh ra. Đến giờ mẹ tôi vẫn chưa một lần được mặc chiếc áo cưới.
Tôi sống với một tuổi thơ không mấy êm đềm. Cuộc chiến kết thúc, ba tôi, một cảnh sát chế độ cũ, phải đi cải tạo. Khi về, ông làm nghề đạp xích lô mưu sinh, và cũng về với người vợ trước chứ không phải mẹ tôi. Trong khốn khó, mẹ tôi cũng phải bỏ đi tha phương cầu thực.
Tôi và cô em gái tự sống, tự lo toan cho nhau, và trở thành hai đứa trẻ vô gia cư, phải nương nhờ nhà ông bà ngoại. Ở nhờ thôi chứ tôi ở ngoài đường nhiều hơn ở nhà. Tối chỉ về ngủ nhờ chút rồi mai lại thức dậy sớm, theo vòng xoáy mưu sinh.
- Anh đã làm những việc gì khi đó?
- Tôi làm tất cả mọi thứ để đẻ ra tiền, trừ những việc bán rẻ danh dự mình thì tôi không làm.
Tôi làm như trâu như bò. Làm tóc, make up, trang điểm cô dâu, bán trả góp, làm đủ. Giữa trưa nắng khi đang liu thiu ngủ, người ta gọi đến nhà xa cả gần 20 cây số, làm tóc make up cũng chạy. Sáng sớm dậy sớm ra chợ chọn những bông hoa đẹp nhất để cài lên đầu cho cô dâu và lo hoa cho toàn bộ đám cưới, cắm hoa để người ta rước dâu cho kịp.
Nhớ đến thời điểm đấy tôi thấy tự hào vì mình đã lao động hết mình để có thể kiếm tiền lo cho bản thân và người thân, giúp tôi đứng lên trong cái vũng lầy quá khứ mệt mỏi.
- Dùng từ “vũng lầy”, có nghĩa là trong quá khứ đó, anh cũng đã nếm nhiều tủi nhục?
- Nhiều. Nhiều lắm chứ. Lao động vất vả tôi không lấy làm tủi nhục nhưng sự ngược đãi của người đời thì nhiều. Những người chủ nợ của gia đình đã từng xé áo tôi, và đánh tôi ngay giữa đường. Còn chửi bới, nhục mạ là chuyện hết sức bình thường.
Họ đánh chửi tôi là vì đòi nợ người nhà tôi. Người thân của tôi thì đã bỏ đi, không đòi được, họ nắm được tôi thì họ đánh cho hả giận thôi.
- Khi anh bị người đời ngược đãi thế thì ba mẹ, họ hàng lúc này đã làm gì để chia sẻ với anh?
- Ba mẹ đi biệt, ai lo thân người đó. Chỉ có bạn bè ngoài đường thôi chia sẻ. Mà tôi thì có duyên sống với người dưng, người ngoài đường, và nhận được sự an ủi từ họ hơn là chính bà con dòng họ của mình.
Thậm chí, có những người thân, những lúc tôi ở dưới bùn lầy, chịu bao biến cố tai ương đủ thứ chuyện thì không thấy họ đâu, dù chỉ là một lời thương hại, chưa nói đến là hỏi thăm hay động viên. Lúc tôi mới ngoi lên được chút xíu thì họ nhào vào, họ đòi hỏi, họ kể lể, đến nỗi mà tôi không nghe điện thoại. Tôi thậm chí còn lưu số điện thoại của họ trong danh bạ là “Dòng họ đáng ghét”. Họ thường hỏi tôi những câu hỏi đại loại như “tại sao làm từ thiện giúp bao nhiêu người mà không chịu giúp gia đình, dòng họ?”.
Em gái tôi nhỏ hơn tôi 1 tuổi, tính tự lập cũng cao. Đói thì đầu gối phải bò. Cô ấy đi học may, rồi tự lo toan cho cuộc sống của cô và cô lập gia đình rất sớm. Tôi là người đứng ra lo toan hôn lễ cho em gái, trong cái đám cưới của một đứa con gái nghèo không có cha hay mẹ ở bên cạnh lúc đó.
Khi em gái đi lấy chồng, tôi càng ý thức rõ hơn sự cô độc của mình. Và không biết từ bao giờ, tôi đã quen với điều đó.
- Lo làm lụng ngập đầu ngập cổ thế, thì thời gian nào để anh… cô độc?
- Em cứ nếm cái cảnh đi ăn một mình, đạp xe một mình lang thang sau những ngày dài mưu sinh, thì em sẽ cảm nhận được sự tủi thân nó lớn đến mức nào. Đặc biệt là những ngày Tết và sinh nhật. Người ta ấm cúng sum vầy, tôi ngồi riêng một góc.
Nhưng trách ai giờ. Có chăng là trách cuộc sống khốn khó quá, rất nhiều người họ cũng chẳng thể ý thức được có một cái ngày mà một người nào đó bên cạnh họ được ra đời. Ai cũng phải đau đáu với điều cần nhớ là mai làm gì, có đủ tiền để sống không.
Sự cô độc giúp tôi và anh Linh gần nhau
- Có nên được hiểu tính cách và một số phản ứng của anh hiện tại, cũng do đời “ngược đãi” nhiều. Đặc biệt là bị ngược đãi những năm tháng làm một ca sĩ hát lót?
Cũng có thể. Tôi phải làm thân phận một ca sĩ hát lót trong suốt 4 năm trời, cho đủ các ca sĩ như Lam Trường, Trần Thu Hà, Thanh Lam… ở các quán bar từ 1997 đến 2000.
Tôi đã từng chờ đợi được hát và bị người ta đuổi về. Có lần tôi chờ từ rất lâu, thế rồi có một ngôi sao nữ nổi tiếng lắm, tự ngự trên sân khấu hát một lúc 6 bài, hơn nửa tiếng đồng hồ làm cho mọi người hát sau đều bị trễ show hết. Tôi đập bàn tuyên bố thà chết đói cũng không hát ở đó nữa. Còn chuyện chờ từ 7 giờ tối đến khi nào không còn ca sĩ hát hoặc ca sĩ bị kẹt xe thì tôi mới được lên sân khấu. Ngày nào cũng phải ngồi chờ như thế.
- Và người đưa anh ra khỏi thân phận một ca sĩ hát lót để anh thành “hiện tượng” vào năm 2001 chính là Hoài Linh? Ngoài là một người nâng đỡ anh, thì Hoài Linh cũng là một “chủ nợ” lớn trong cả cuộc đời lẫn trái tim anh?
- Đúng vậy. Đó là người tôi nhớ ơn đời đời vì anh Linh là người đã cho tôi rất nhiều sự che chở, bảo vệ và những cơ hội lớn trong sự nghiệp. Nếu không có bàn tay của Hoài Linh thì tôi sẽ không có những sản phẩm đầu tiên để khán giả biết đến tôi.
- Anh Linh cũng trải qua những cay đắng trong lập nghiệp khi bơ vơ ở trời Mỹ giống như anh ngày trước, anh có biết điều này không? Anh có nghĩ rằng, tình cảm (và cả vật chất) của một người đã từ đắng cay mà có, sẽ là món nợ lớn hơn những món nợ thông thường và ta không được phép làm họ tổn thương?
- Lúc tôi nhận sự giúp đỡ của anh Linh, tôi cũng chưa biết được anh Linh đã đi qua những ngưỡng cửa cuộc đời nào, những đắng cay tủi nhục ra sao. Dù người đó đã đi qua những ngày tháng gian khổ hay sung sướng từ trong trứng nước, thì tôi đều phải mang ơn, đều phải trân trọng.
- Một người giúp mình như thế, anh nghĩ đến chuyện trả ơn như thế nào? Và trả ơn bằng điều gì?
- Với anh Linh, cho mà không đòi hỏi nhận, làm mà không bao giờ mong người khác trả ơn. Anh Linh chỉ cần cái người anh giúp cảm nhận được và hiểu được những gì anh cho là được rồi, anh ấy không đòi hỏi gì hơn đâu. Anh Linh là thế.
Tôi cũng chưa biết phải trả ơn cho anh Linh bằng cách nào. Tôi chỉ biết là với một tình cảm lớn thì mình sẽ tự rèn mình với những bài học, những phép tắc, những đạo lý cho - nhận ở đời để làm một người tử tế hơn nữa.
Tôi chỉ nói được, bất cứ những gì anh Linh cần đến tôi dù nhỏ hay lớn, tôi không cho mình được phép nói “không”.
- Ngoài việc giúp đỡ nhau trong đời sống, cả anh và anh Linh, hai con người cô độc ở một mặt nào đó, chắc chắn sẽ tìm đến với nhau chứ!
Chắc chắn. Phải tìm đến nhau để xóa đi sự cô độc ấy chứ.
- Vậy tình cảm giữa anh và Hoài Linh được hiểu là loại tình cảm gì?
Tình yêu thương.
- Vậy rào cản nào, mà hai người đã “tìm đến” mà không “ở lại”?
Chẳng rào cản nào cả vì chúng tôi chẳng sợ ai, vì chúng tôi ai cũng dám sống hết mình cho cái cảm xúc của mình. Vấn đề còn lại là có ai chịu nổi cái khùng của nhau hay không? Cũng khó đấy. Nói chung là khó.
-Hình như, bóng dáng Hoài Linh mờ dần theo nấc thang đỉnh cao anh chạm tới, nên anh mới cô độc trên chính đỉnh cao của mình?
- Không hẳn thế đâu. Có một khoảng thời gian tôi được vui vẻ, hạnh phúc và được che chở khi ở bên anh Linh. Đi đâu anh cũng quan tâm. Đi quay hình không có quần áo mặc thì anh ấy sắm, không có tiền đi lại thì anh ấy cũng cho. Ở Mỹ anh cũng gọi về động viên hàng ngày.
Một người bị đời ăn hiếp, không cha không mẹ không có ai ở bên cạnh, mà có được một chỗ dựa lớn, xúc động lắm em ạ. Một tình thương lớn như thế, một sự che chở lớn như thế, đó là hạnh phúc thực sự mà bao nhiêu năm tháng xô đẩy theo dòng đời tôi đã không may mắn có được. Tôi sống những ngày bình yên dù có gặp giông bão gì. Thời gian đó tôi không cô độc đâu!
Đàm Vĩnh Hưng và danh hài Hoài Linh.
- Điển hình là anh Linh đã từng muốn đốt cả một sân khấu ngoài Nha Trang chỉ vì bầu show bắt nạt anh cơ mà…
Sao em biết chuyện đó? Thậm chí anh Linh còn thắp nhang bàn thờ tổ xin tổ tha lỗi là không bao giờ diễn cho bầu show đó nữa.
- Bây giờ, Hoài Linh là gì giữa bề bộn cuộc sống của anh?
- Anh ấy vẫn là anh ấy thôi. Anh Linh muốn tôi tự bước đi, tự lo hết tất cả mọi thứ. Tôi cũng đã làm những gì đúng như anh ấy hy vọng. Với anh Linh, tôi luôn ý thức rằng, không ai có thể cho tôi sự bao dung rộng lớn được như anh ấy. Bao dung hơn tất cả những gì bao dung.
Chút tình nhỏ với Mỹ Tâm
- Anh có nghĩ anh đang sống nhanh đến mức mà không cảm nhận được thời gian và một số thứ quý báu của mình qua đi lúc nào hay không?
- Có thể là thế. Và có những thứ khi mất rồi thì mình mới biết.
Tôi chỉ biết khi đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp, tôi gần như không có bạn bè. Kể cả bạn “mày tao” bình thường. Tôi chỉ có vài người chị thân hiểu và chia sẻ được nhiều với tôi nhất. Có lẽ tôi hợp chơi với phụ nữ hơn.
- Tiện anh nhắc về phụ nữ, tôi nhớ ra đã có một khoảng thời gian anh làm thơ tình tặng một người phụ nữ rất đặc biệt là ca sĩ Mỹ Tâm và hai người đều làm thơ đi thơ lại như một cặp nhân tình đúng nghĩa, thì phải?
- Em làm tôi giật mình đấy. Khoảng thời gian đó khá đẹp, kéo dài trong vài tháng.
- Những bài thơ đó nói lên điều gì? Là tự cho mình được sống ở một góc khác mà sự nổi tiếng đã đè hết lên tất cả và biến những điều đó thành xa xỉ? Hay là tình yêu - một chút tình nhỏ bé?
Tất cả những gì em hỏi đều có. Và từ trong tâm hồn hai người tự phát ra thôi. Và những bài thơ ấy chúng tôi viết ra chỉ hai người biết với nhau, không bao giờ công bố.
Ít ra, chúng tôi cũng biết được rằng, đã có, hay đúng hơn là đã từng có nhau trong lòng, dù là ngắn ngủi, ít ỏi, nhưng cảm xúc đó là thật.
- Và đó là người con gái đầu đời mà anh rung động? Và dù có rung động thật thì cũng “Chưa kịp hôn một người con gái/ Khi ngã vào lòng đất vẫn con trai”?
- À, không tới mức độ như thế. Và tôi cũng không tiết hạnh với phụ nữ đến mức như em nghĩ đâu. Hay nói cách khác, tôi không xuẩn ngốc, không nghiêm túc đến như thế. Và cũng không nhất thiết phải đàng hoàng như thế. Tình cảm trong trẻo nhưng không có nghĩa là phải trong sáng ở tất cả mọi thứ liên quan đến nó.
Không phải cái gì cũng có thể tha thứ!
- Thôi, tạm xa chút tình nhỏ bé, quay lại khối tài sản đồ sộ và một cuộc sống không thiếu thốn gì mà anh đang có, anh đi hát bao năm thì mới gầy dựng được?
- Nói thế chứ tôi vẫn còn thiếu nhiều lắm. Vì còn thiếu nhiều nên mới vẫn phải đi hát hàng đêm đấy thôi.
Thời gian đầu, tôi mua được căn nhà nhỏ xíu bên đường Lê Văn Sĩ, xem như thỏa được ước mơ lớn bao năm của ba mẹ con không nhà không cửa, ở nhờ ở đậu cả một phần lớn cuộc đời hết nhà này qua nhà khác. Ngày đầu tiên, bước vào căn nhà 3 x 15 m, cười mà khóc, tự hỏi “mình có nhà thật rồi sao?”
Lúc đó, tôi mua nhà cũng không đủ tiền. Bầu show nói cứ mua đi, rồi hát trả nợ. Tôi hát liên tục ngày đêm và trả rất nhanh, khoảng trong vòng 6 tháng. Và cứ thế, sau nhà nhỏ là nhà to. Nhưng chắc nhà thì chỉ thế thôi…
- Vì nhà càng to thì sự cô đơn càng lớn? Và đã đến lúc anh không còn chịu đựng được nhiều hơn nữa sự cô độc của mình?
- Cái miệng tôi bất chấp thế thôi nhưng bản chất tôi vẫn là một con người mềm yếu và sống từng ngày với sự cô độc. Ban ngày là tiếng cười, ban đêm là cô độc. Thậm chí, cô độc ngay cả trong tiếng cười của mình.
Đó là cái giá tôi phải trả cho cái hào quang mà tôi đã có, tôi làm mọi cách để có. Giữ nó, cũng là cách tôi tri ân những ân tình mà khán giả, mà cuộc đời tặng tôi.
- Khi một người ngấm sự cô độc, người ta sẽ dễ hận thù hơn, nhưng ở một số người lại dễ tha thứ cho cuộc đời hơn. Xin lỗi anh vì một câu hỏi hơi thẳng thắn: Anh đón mẹ về lại với ngôi nhà của mình, cũng là để tha thứ với những gì cay đắng trong quá vãng?
- Nói gì thì nói, người ngoài mình đối xử tốt được sao lại không đối xử tốt với người thân được? Người ngoài mình còn tha thứ được huống chi là máu mủ ruột thịt? Những con người đặc biệt ngoài đời đã tặng tôi bao yêu thương như thế, không lẽ tôi không học được cách cho mà lại đi thù hận chính người thân của mình?
- Nhưng vết thương mà người thân để lại thường làm cho mình cảm thấy đau hơn là vết thương mà người dưng để lại. Vì người thân là để ta thương - thương ta - chứ đâu phải để làm khổ ta?
- Đúng thế. Nhìn rõ để mà tha thứ.
Nhưng nói thật, quay lại với cái tuổi thơ cay đắng của mình, chẳng bao giờ tôi trách người thân máu mủ ruột thịt của mình. Vì mỗi người có một phận số, ông trời đã sắp đặt sẵn rồi. Để đi qua những ngày tháng đó, tôi phải cảm ơn cuộc đời, cảm ơn số phận đã sắp đặt thế để tôi biết hết tất cả mọi thứ. Như là sự miễn dịch với mọi khổ đau trên cuộc đời vậy và cho mình một bản lĩnh lớn để không gục ngã.
Và đi qua những ngày tháng đó, để tôi biết được một chén cơm nếu chỉ ăn một mình sẽ không vui đâu, hay một cái bánh dù ngon ăn một mình cũng buồn lắm. Tức là, cho tôi biết ý nghĩa của sự cảm thông và chia sẻ. Nhiều khi người khác có lỗi với mình không phải do họ cố ý làm mình tổn thương mà dòng đời nó mang đến như thế. Nói chung, có nhiều thứ để suy nghĩ lắm.
Nhưng tôi chỉ nói, khi mình trải đời, thì phải bao dung hơn chứ không phải cay nghiệt với cuộc đời.
- Anh đang tự thắng lợi tinh thần mình phải không? Và có phải là anh không - một người từng tự thú là mấy mươi năm chưa từng ngon giấc?
- Không, chẳng thắng bại gì đây cả. Đúng, bao nhiêu năm nay tôi ngủ cũng chưa tròn giấc đâu. Có nhiều đợt tôi mất ngủ triền miên. Có những đợt tôi trằn trọc đến 4 - 5 giờ sáng. Có những ngày tôi ngủ chỉ vài tiếng. Chuyện ngủ ngon quanh năm suốt tháng là không có.
Vì, ngay cả trong giấc mơ vẫn là những lo toan.
- Sâu sắc thế này, độ lượng thế này, thế tại sao lúc nào anh cũng kháng cự cuộc đời để nhận những xách mé, những mỉa mai của người đời như thế?
- Nhiều khi sự không theo công thức nào lại ra chính con người tôi - Đàm Vĩnh Hưng. Còn nếu tôi cứ phải ngoan hiền quá thì không còn là tôi nữa. Mà tôi sinh ra, dù lúc đắng cay dưới bùn hay trên đỉnh cao thì tôi cũng không bao giờ để làm một hoa hậu thân thiện.
Người ta tấn công tôi mà tôi cứ giả vờ hiền lành ngoan ngoãn thì tôi không làm được rồi đấy. Tôi luôn tốt và sẵn sàng tốt. Tôi cũng rất rất dễ thương, hiền lành, đàng hoàng và biết sống. Nhưng đừng có đụng vào tôi.
Dù có nhiều lúc tôi ứng xử quá đà, nhưng tôi không phải là người bất chấp mọi thứ. Có những lúc mình có lỗi, tôi cũng nhận lỗi rất chân thành. Tôi là người biết điều, biết sống và biết chơi đẹp.
- Giờ mọi việc đã qua, nhìn lại chuyện lùm xùm mà anh đã góp phần không nhỏ, anh nghĩ gì?
Tôi tốt với nhiều người, nhưng phường phản tôi không phải là ít. Tôi rõ ràng hai điều: ai không tử tế với tôi thì tôi sẽ chiến đấu đến cùng; và thứ hai - không phải vì điều đó mà tôi dừng lòng tốt của mình lại. Đừng có tốt nửa vời bởi vì không phải tất cả loài người đều là phường phản phúc. Cái gì mà em cho nửa vời, em sẽ nhận lại sự nửa vời. Cái gì tận cùng, tận tâm, thì cuộc đời cũng trả cho em sự tận cùng tận tâm.
Tôi sẽ làm tất cả để bảo vệ chữ tín của mình dù tôi có bị mất tất cả mọi thứ.
- Thế chữ tín với mình - cho mình một ngày bình yên, anh làm được chưa?
- Nghiệt ngã nhỉ? Tôi không nghĩ có kiếp sau. Tôi chỉ có một cuộc đời và đã nói là phải làm cho đời mình vui. Ừ, tôi nói thì hay lắm nhưng điều đó tôi chưa làm được. Nhưng tôi sẽ làm, cho mình.
Tôi thực ra, đã làm được những điều mình thích, đã được là mình, như thế cũng nên được hiểu là đã sống cho tôi rồi, hơn là ngồi tự bi kịch hóa đời mình. Dù ai nói gì, tôi được sống là tôi, tôi thấy hạnh phúc lắm rồi. Những gì diễn ra cứ để nó diễn ra thôi. Nhưng, tôi biết mình phải làm gì để đối diện với tất cả mọi thứ của đời mình.
- Vậy anh sẽ làm gì?
Không nhả vinh quang ra khi mình vẫn còn cơ hội để sở hữu nó. Lo cho mình để về sau không cần phải sống bằng sự quyên góp của tình thương người đời. Và chủ động toàn bộ cuộc sống của mình. Và những năm gần đây, tôi bình yên lại dần.
Dù đời phải diễn nhiều vai nhưng tôi cũng chỉ một. Tôi tự thấy mình khác nhiều lắm dù hồi xưa tôi từng nghĩ tôi sẽ không thay đổi được như ngày hôm nay đâu. Tôi đè cơn giận xuống một cách dễ dàng và đối diện với những gì kinh khủng và bình tĩnh hơn để vượt qua nó.
- Câu hỏi cuối: Anh có bị nhiều áp lực hơn ở giai đoạn nước rút bảo vệ ngôi vị của mình?
- Cũng có. Nhưng chỉ một chút thôi, không có gì phải lo sợ cả. Tôi mê hát, nên ngày đó còn xa lắm. Giờ tôi vẫn đang chơi với cuộc đời mình: hát sướng họng, rồi được quần quần áo áo ra sân khấu, được khán giả tung hê!
Trích "Thân phận và hào quang""Thân phận và Hào quang" là cuốn sách mới xuất bản của nhà báo Hoàng Nguyên Vũ. Đây là cuốn sách hé lộ góc khuất cuộc đời của những nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam.
Hoàng Nguyên Vũ đặt những câu hỏi sắc sảo, đôi khi phê phán, và luôn xoáy thẳng vào những góc khuất của người mình gặp. Nhưng đồng thời, những câu hỏi của Vũ, cách anh khai thác câu chuyện, rất có tình, thể hiện sự cảm thông với người đang chia sẻ với thế giới bên ngoài nỗi buồn, thậm chí bất hạnh của họ. Kết quả là người đọc cảm nhận những ngôi sao tươi sáng trong “hào quang” ấy đều có “thân phận” mỏng manh giữa chốn nhân gian...
Theo Zing
Quá khứ cơ cực và tình trẻ kém 20 tuổi của ca sĩ Khánh Hà">Mối quan hệ đặc biệt giữa Đàm Vĩnh Hưng và Hoài Linh, Mỹ Tâm
友情链接