Chia sẻ với VietNamNet,ànhLộcTôikhôngdámrađườngvìkhôngcótiề2. NSƯT Thành Lộc cho biết anh chi tiêu tiết kiệm suốt thời gian dịch bệnh. Do thu nhập chủ yếu nhờ các suất diễn tại sân khấu Idecaf, không có nghề tay trái nên nam nghệ sĩ gặp không ít khó khăn kinh tế.
“Tôi chia sẻ thật lòng mình không dám ra đường vì không có tiền. Mỗi tháng tôi phải gánh các khoản trả góp, tiền nhà, xe, các chi phí khác... Một điều bất cập là kinh tế khó khăn nhưng tiền thuế, phí vẫn phải đóng đầy đủ. Mới đây tôi phải bán đi một số món đồ giá trị trong nhà để trả lãi ngân hàng. Tôi tự hỏi mình còn như thế thì các bạn nghệ sĩ trẻ hay anh em hậu đài còn khổ đến chừng nào”, anh kể.
Thành Lộc không dám ra khỏi nhà mùa dịch vì hết tiền |
Theo Thành Lộc, tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nguy cơ sân khấu buông rèm, đóng cửa ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của nghệ sĩ, nhân viên hậu đài. Không được biểu diễn, một số người do hoàn cảnh khó khăn không trụ được phải chuyển sang làm nghề khác. Họ chủ yếu bán hàng online hay thậm chí lao động chân tay khuân vác, phụ hồ để mưu sinh. Dẫu vậy, Thành Lộc nói anh chỉ chia sẻ câu chuyện dưới góc độ cá nhân. Anh không muốn mang tiếng “than nghèo kể khổ” với khán giả để tạo sự thương cảm dành cho nghệ sĩ.
Trong khi tất cả các sân khấu lớn khác như: Phú Nhuận, 5B, Hoàng Thái Thanh đều quyết định ngừng diễn, sân khấu Idecaf - nơi Thành Lộc công tác là điểm duy nhất vẫn sáng đèn vào cuối tuần. 3 vở diễn của sân khấu hiện nay đều bán vé ổn, cá biệt vở "Cậu Đồng" luôn trong tình trạng "cháy vé" nhiều tuần liền: "Do thành phố chưa có quyết định cấm diễn nên chúng tôi vẫn duy trì suất diễn như dự kiến. Mọi người luôn tuân thủ quy tắc đảm bảo an toàn khi yêu cầu khán giả đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn khi ra vào rạp".
Vở "Cậu Đồng" của Thành Lộc tạo cơn "sốt vé" dù tái diễn giữa mùa dịch. Đây cũng là tác phẩm đạt kỷ lục về suất diễn của Idecaf với hơn 400 suất. |
Tuổi 59, Thành Lộc vẫn miệt mài với những vai diễn trên sân khấu. Nam nghệ sĩ thừa nhận bản thân đôi lúc mệt mỏi, kiệt sức song chính tình yêu nghệ thuật làm điểm tựa để anh giữ vững ngọn lửa nghề. Say mê, đầy cảm hứng khi chia sẻ về sân khấu nhưng Thành Lộc luôn kín tiếng đời tư. Nhiều năm qua, anh sống đơn độc một mình và hài lòng với cuộc sống này. NSƯT tâm niệm trả ơn cuộc đời bằng cách sáng tạo nghệ thuật và cống hiến cho khán giả những tác phẩm hay, ý nghĩa.
“Lúc 30-35 tuổi, tôi hay gác tay suy nghĩ, băn khoăn cuộc đời, về tình yêu, tình bạn, nhà lầu, xe hơi, công danh, sự nghiệp... Còn bây giờ, ở độ tuổi mà tất cả những cái đó không còn quá quan trọng đối với mình. Tôi đang rất tận hưởng vũ trụ đấy, mọi thứ đều nhẹ tênh...”, Thành Lộc từng chia sẻ với VietNamNet. Nam nghệ sĩ cũng bày tỏ nguyện vọng khi qua đời anh sẽ hiến xác cho y học bởi quan niệm con người khi nằm xuống cũng phải sao cho có ích.
Thành Lộc được mệnh danh "phù thủy sân khấu" khi hóa thân vào mọi kiểu nhân vật khiến người xem khóc cười theo mình. |
NSƯT Thành Lộc sinh năm 1961 trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật: cha là NSND Thành Tôn, mẹ là nghệ sĩ hát bội Huỳnh Mai, anh trai Bạch Long, chị gái Bạch Lê. Anh được biết đến qua nhiều vai diễn trong vở: Ông Kẹ và các bà mẹ, Những đứa con của rồng, Lôi vũ, Dạ cổ hoài lang, Tía ơi má dìa...
Ngoài thành công trong lĩnh vực sân khấu kịch, Thành Lộc còn đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như: MC, diễn viên điện ảnh, diễn viên hài, đạo diễn sân khấu, và hiện nay là Phó Giám đốc Sân khấu kịch Idecaf. Năm 2001, Thành Lộc được phong tặng danh hiệu NSƯT vì những đóng góp lớn cho nền nghệ thuật nước nhà.
Clip Thành Lộc trong vở kịch "Tấm cám"
Tuấn Chiêu
- NSƯT Thành Lộc không giấu được phấn khích khi 5 thành viên nhóm kịch Líu Lo lần đầu tiên hội ngộ.