您现在的位置是:NEWS > Thời sự
10.000 vận động viên tranh tài tại giải marathon quốc tế Hậu Giang năm 2024
NEWS2025-02-08 08:21:52【Thời sự】8人已围观
简介10.000 VĐV tham dự giải sẽ thi đấu ở các cự ly 5km,ậnđộngviêntranhtàitạigiảimarathonquốctếHậuGiangnătóc ngắntóc ngắn、、
10.000 VĐV tham dự giải sẽ thi đấu ở các cự ly 5km,ậnđộngviêntranhtàitạigiảimarathonquốctếHậuGiangnătóc ngắn 10km, 21km và 42km. Ngoài ra, giải đấu còn có thêm 2 cự ly dành cho thiếu nhi tại địa phương (kids run) gồm 1,1 và 2,4km.
![10.000 vận động viên tranh tài tại giải marathon quốc tế Hậu Giang năm 2024 - 1 10.000 vận động viên tranh tài tại giải marathon quốc tế Hậu Giang năm 2024 - 1](https://cdnphoto.dantri.com.vn/68TAGBtf7zKXTHRyM8ZrG7P3XsY=/thumb_w/1020/2024/05/24/marathon124-5-24-1716557994603.jpg)
Hàng vạn VĐV sẽ tham dự giải marathon Hậu Giang năm 2024 (Ảnh: T.A).
Giải đấu sẽ tổ chức vào 2 ngày 6 và 7/7, tại quảng trường Hòa Bình, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đặc biệt, cung đường chạy được Hiệp hội marathon và chạy đường dài quốc tế (AIMS) đo đạc và chứng nhận.
Qua đó, mỗi VĐV tham gia giải sẽ có cơ hội đăng ký các giải đấu lớn trên thế giới. Ngoài ra, các công tác tổ chức về an ninh, y tế, ánh sáng, tiếp nước, hậu cần dành cho VĐV trên đường chạy được lên kế hoạch và vận hành bởi đội ngũ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm.
Qua các năm, giải quy tụ rất nhiều VĐV nổi bật từ chuyên nghiệp đến phong trào như Hoàng Nguyên Thanh, Hoàng Thị Ngọc Hoa, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Phương Trinh, Hứa Thuận Long, Lê Văn Tuấn, Lý Nhân Tín…
Ngoài ra, giải marathon quốc tế Mekong Delta (đồng bằng sông Cửu Long) tỉnh Hậu Giang lần thứ 5 - năm 2024, còn trao thưởng cho VĐV nữ có thành tích tốt nhất, có cơ hội tham gia giải đấu thuộc hệ thống World marathon majors (hệ thống 6 giải marathon danh giá hàng đầu thế giới).
Người nhận vinh dự này là nữ VĐV Chi Nguyễn (năm ngoái, vinh dự được dành cho VĐV Hoàng Nguyên Thanh).
很赞哦!(6)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2
- Cơn đau dữ dội lúc đang chơi cờ khiến người đàn ông phải đi cấp cứu
- Khả Ngân khóc thét khi ô tô sắp lao xuống vực trong 'Hậu duệ mặt trời'
- Ca sĩ Minh Thuận qua đời: Hình ảnh không thể quên của Minh Thuận
- Nhận định, soi kèo Pachuca vs Club Leon, 09h00 ngày 6/2: Đánh chiếm ngôi đầu
- My 'sói' nói gì khi nhiều khán giả bất mãn với 'Quỳnh búp bê'?
- Ghen tỵ với mâm cơm ở cữ quá xuất sắc của 'mẹ chồng quốc dân'
- Phát hiện tiền lì xì đám cưới bị lãng quên suốt 7 năm trong tủ quần áo
- Nhận định, soi kèo Grasshoppers vs Lausanne, 2h30 ngày 5/2: Chia điểm nhạt nhẽo
- Kiến nghị thí điểm cơ chế ưu đãi đặc thù cho doanh nghiệp xanh
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo FC Goa vs Odisha, 21h00 ngày 6/2: Đòi lại ví trí top 2
Thông tin được ông Zhang Bin Liang, Giám đốc Công ty Sino Carbon (Trung Quốc) chia sẻ tại hội nghị Khám phá giải pháp cho thách thức tái chế PFAS và tái chế bao bì, ngày 26/11.
Theo ông Zhang, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp mạnh tay ngay từ khi vận hành hệ thống giao dịch phát thải (ETS) năm 2021. Các doanh nghiệp không thực hiện kiểm định carbon hoặc không nộp hạn ngạch phát thải bị đưa vào danh sách đen, chịu phạt nặng. Điều này theo ông nhằm nâng cao ý thức tuân thủ, giúp các doanh nghiệp nhận ra giảm phát thải "không phải gánh nặng, là cơ hội tối ưu hóa hiệu suất và phát triển bền vững".
Ban đầu, nhiều doanh nghiệp chờ đến cuối năm mới mua bán hạn ngạch, khiến giá tăng cao. Để khắc phục, Chính phủ Trung Quốc điều chỉnh hệ thống giao dịch, khuyến khích doanh nghiệp phân bổ giao dịch đều đặn để giảm áp lực giá và biến động thị trường.
Tín chỉ carbon (carbon credit) là một loại giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
Hiện nay, hệ thống ETS của Trung Quốc hoạt động dựa trên hai cơ chế chính, gồm giao dịch hạn ngạch (allowance trading market) và tín chỉ carbon (credit trading market). Các cơ chế này giúp doanh nghiệp bù đắp lượng phát thải qua các dự án năng lượng tái tạo hoặc trồng rừng.
Tại Việt Nam, thị trường carbon đang ở giai đoạn đầu với nhiều tiềm năng, thách thức. Theo ông Nguyễn Huy, Giám đốc Đảm bảo chất lượng dịch vụ thực phẩm của Intertek Việt Nam và Campuchia, Việt Nam dự kiến thử nghiệm hệ thống ETS và thị trường giao dịch carbon vào năm sau, với mục tiêu giảm 27% lượng phát thải khí nhà kính vào 2030.
Theo Nghị định 06/2022 về lộ trình, biện pháp quản lý phát thải khí nhà kính, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và giao thông có lượng phát thải lớn sẽ tham gia hệ thống giao dịch hạn ngạch trong tương lai. Nhà chức trách cũng đang xây dựng danh sách doanh nghiệp phát thải lớn và chuẩn bị nền tảng kỹ thuật cho ETS.
Hiện tại, Việt Nam triển khai một số dự án thí điểm giao dịch tín chỉ carbon, như năng lượng tái tạo và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hệ thống pháp lý còn thiếu đồng bộ, trong khi nhận thức của doanh nghiệp về phát thải và thị trường carbon hạn chế. Việt Nam cần đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực đo lường và thiết lập cơ chế định giá carbon hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp tham gia, theo chuyên gia.
Kinh nghiệm từ Trung Quốc mang lại nhiều bài học cho phát triển thị trường này. Ông Zhang cho rằng, để vận hành ETS hiệu quả, cần xây dựng quy định rõ ràng, đầu tư công nghệ đo lường chính xác và thiết lập cơ chế định giá phù hợp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tự nguyện giảm phát thải.
Nếu tận dụng và có chiến lược phát triển phù hợp, các chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể kiểm soát khí thải hiệu quả, đóng góp vào nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.
Thi Hà
">Trung Quốc phạt nặng doanh nghiệp thiếu kiểm định carbon
Mbappe chấn thương cơ nhị đầu đùi trái trong trận Alaves 3-2 ở La Liga ngày 24/9. Anh dự kiến phải nghỉ khoảng ba tuần và lỡ cả đợt hội quân của tuyển Pháp, lần lượt gặp Israel ngày 10/10 và Bỉ ngày 14/10.
Nhưng tiền đạo 25 tuổi hồi phục thần tốc, vào sân hiệp hai trận thua Lille ở lượt hai Champions League hôm 2/10 rồi đá chính trận thắng Villarreal 2-0 tại La Liga cuối tuần qua.
">Mbappe bị chỉ trích vì không hội quân cùng tuyển Pháp
Cuối buổi, tôi men theo lối nhỏ từ phòng học đến khu nội trú của giáo viên để gặp thầy.
Thầy nhờ tôi giúp thầy, may chiếc áo cho... chính tôi. Rồi thầy đưa tôi xấp vải trắng, bảo đó là xấp vải thầy được tặng dịp 20/11 trước đó, không dùng đến. Thầy muốn tôi có áo mới, kịp đón Tết. Tôi nghe xong, vừa mừng, vừa xúc động đón nhận xấp vải trắng còn thơm mùi vải. Tôi cúi đầu cảm ơn thầy. Lòng vui như Tết.
Có lẽ, dẫu chỉ dạy bộ môn, nhưng thầy quan sát thấy tôi mặc hoài một hai chiếc áo, lại cũ kỹ, thâm kim. Có lẽ thầy nghe nhiều người "đồn" về tôi, một cậu học trò nghèo thiệt nghèo, vượt khó đến trường nên cảm thông, muốn chia sẻ...
Bấy giờ nhà tôi nghèo thiệt. Ngoại tôi 70 tuổi, lụm cụm, bệnh đau quanh năm không làm gì được. Má tôi ngoài bốn mươi nhưng cũng không khá hơn, lại đóng vai trò trụ cột. Hồi ấy, mỗi đầu năm học má đều vô xã chứng giấy xác nhận gia đình mình thuộc hộ "Đói" để tôi được miễn học phí.
Tết đến, có nhiều năm má tôi phải mua chịu ký thịt heo, chờ đến mùa lúa mới đong thóc trả cho người ta. Những bữa chợ cuối năm, má cắt buồng chuối sau vườn, bắt con gà trống tơ đem bán rồi mua mấy lọn giấy mới dán bàn thờ, ít bánh mứt cho có không khí... Những cái Tết nghèo ấy tôi nhớ mãi. Do vậy, xấp vải may áo mới thầy tặng là món quà tuyệt vời nhất tôi nhận được bấy giờ.
Tôi đem xấp vải về kể, má và ngoại nghe xong cũng xúc động, dặn dò: "Con thấy ai cũng thương và ủng hộ con hết, nên phải cố gắng lên nghe". Ngoại tôi động viên, "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" để tôi không nản lòng bỏ cuộc.
Tháng 7 năm ngoái, nhân dịp 20 năm rời trường phổ thông trung học, tôi và các bạn trở lại trường xưa. Gặp thầy và bạn, tôi lại nhớ về xấp vải trắng và chuyện tấm áo Tết thầy trao. Nhờ món quà của thầy mà năm đó, má tôi kịp may cho tôi chiếc áo học trò tinh tươm, vừa mặc ăn Tết vừa mặc đi học.
Tôi không phải là người giàu có nhưng so với năm tháng đó, cuộc sống đã tương đối ổn định. Có một công việc yêu thích và chút ít niềm vui trong cuộc sống nhờ thực tập "ít muốn, biết đủ". Tôi nhớ thầy và tấm áo ngày nào nên thỉnh thoảng cũng tập tành chia sẻ, học làm người tử tế.
Quan sát thấy được khó khăn của người. Tinh tế trao món quà để món quà không chỉ mang giá trị vật chất thông thường, mà còn mang cả động lực tinh thần cho người nhận, "của cho không bằng cách cho" - tất cả cần có tâm lớn. Đó là bài học lớn nhất tôi nhận về khi thầy trao cho xấp vải may đồ Tết.
Bạn có những người thầy thật dễ thương như vậy không?
Tôi nghĩ, trong suốt cuộc đời của mình, chắc ai cũng có những người thầy đặc biệt. Có thể thầy không giúp học trò có áo Tết như tôi nhưng đã đỡ nâng người học bằng phương diện khác. Một lời khuyên đúng lúc. Một cuốn sách vừa tầm. Một lời nhắc nhở nghiêm khắc đủ chạm vào trái tim khiến học trò không còn "cá biệt" nữa... Rất nhiều câu chuyện ký ức ấy đọng trong trái tim học trò mà có khi thầy đã không còn nhớ, hoặc xem đó là việc-bình-thường.
Trong dịp Tết Nguyên đán, mùng ba được ấn định là "Tết thầy" theo truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt - là dịp để nhớ ơn người trao truyền tri thức, đạo đức trên bục giảng, ở nhà trường. Truyền thống này theo tôi rất hay, cần gìn giữ và nên phát huy giữa bối cảnh mối quan hệ thầy trò hiện tại đang có những biểu hiện theo chiều hướng không tốt.
Vai trò của người thầy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây luôn quan trọng trong việc quyết định nhân cách của học trò. Ngoài truyền dạy kiến thức và lý thuyết thì "thân giáo", tức cốt cách, lối sống, "nói đi đôi với làm" trong ý nghĩa con người mô phạm sẽ giúp học trò mình tiến bộ. Nếu có may mắn gặp thầy cô tốt, người học trò đã tốt đã giỏi sẽ càng giỏi, càng tử tế, tốt đẹp hơn.
Không phải tự nhiên mà người Việt đặt người thầy vào "diện" tri ân báo ân trong mỗi dịp Tết Nguyên đán - đầu năm mới: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. Cha mẹ cho mình thân thể, nuôi mình khôn lớn, thầy cô cho mình tri thức, đạo đức để hoàn thiện bản thân. Nếu thiếu cái chữ, đạo làm người, lẽ sống và lý tưởng sống đẹp, không được thổi bùng khát vọng, nuôi lớn ước mơ thì con người đó khó trở thành người hữu dụng.
Ngày nay, dù vai trò người thầy không còn lớn như trước nhưng tình thầy trò, đạo đức về báo ân vẫn luôn cần nhắc nhớ để neo giữ tâm hồn người trẻ lại. Tất nhiên, để có sự tri ân sâu sắc của trò thì thầy cũng phải ra thầy, có tầm có tâm để học trò có chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn. Không thể đòi hỏi một sự biết ơn nếu người lớn không gieo được hạt giống tốt lành cho người nhỏ, dù là trong mối quan hệ nào.
Một hành động có tâm của thầy có thể là bệ phóng cho một con người.
Lưu Đình Long
">Tấm áo thầy trao
Nhận định, soi kèo Vallecano vs Valladolid, 3h00 ngày 8/2: Tiếp cận top 5
Nhận định này được các chuyên gia nêu tại tọa đàm "Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp, nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR", ngày 21/11.
Tín chỉ carbon (Carbon credit) là một loại hình giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
Chia sẻ khi đang dự Hội nghị COP29 tại Azerbaijan, ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài nguyên môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng Việt Nam đang làm tốt các dự án phát thải trong nông nghiệp, lâm nghiệp.
Tuy nhiên, để một dự án bán được tín chỉ carbon mất khá nhiều thời gian. Hiện thời gian triển khai dự án carbon khoảng 1-1,5 năm mới xong phần cơ sở. Việc kiểm kê khí nhà kính của dự án mất 3 năm. Sau đó, để dự án bán được tín chỉ carbon cần thêm 3-5 năm nữa.
Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tấn tín chỉ carbon tới năm 2025. Ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế (Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho hay nhiều đối tác đang bày tỏ quan tâm tới chuyển nhượng tín chỉ carbon.
"Nếu không tận dụng kịp thời, chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội, bởi tín chỉ carbon càng lâu sẽ giảm giá trị, ảnh hưởng đến mức giá khi giao dịch", ông Minh chia sẻ.
">Chuyên gia: Việt Nam sẽ mất cơ hội nếu e dè mua bán tín chỉ carbon
Hình ảnh tài xế Lê Quang Khải đăng tải lên mạng xã hội Lái xe container đồng ý nhận trách nhiệm, xin anh Khải hỗ trợ 3 triệu đồng và đưa anh 19 triệu đồng để sửa xe.
Tuy nhiên khi anh Khải quay về Vĩnh Phúc sửa xe thì số tiền sửa chỉ hết 7 triệu đồng. Vì vậy anh đăng thông tin lên mạng xã hội, tìm lái xe container để trả lại số tiền thừa trên.
Thông tin nhanh chóng gây chú ý trên các diễn đàn mạng. Đa số các ý kiến đều bày tỏ sự cảm phục trước hành động tử tế của anh Khải. Họ mong anh sớm tìm được người tài xế đã gây ra tai nạn.
Anh Phan Văn Đức, đồng nghiệp của anh Khải, cho biết, anh Lê Quang Khải đăng thông tin tìm lái xe bởi thời điểm xảy ra va chạm, hai bên thỏa thuận, giải quyết nhanh nên không có số điện thoại của nhau.
Trước thông tin báo giá sửa xe hết 19 triệu đồng nhưng lái xe Khải chỉ sửa hết 7 triệu, anh Đức lý giải: ‘Chiếc xe Toyota Fortuner của công ty tôi mới mua, giá cao. Báo giá 19 triệu đồng là trong trường hợp thay mới phần vỏ xe bị móp và các chi tiết hỏng hóc khác’.
Nhưng khi mang xe đến ga ra ở Vĩnh Phúc, anh Khải đã suy tính và xét thấy không nhất thiết phải thay mới. Chỗ nào khắc phục được thì khắc phục, để giảm giá thành sửa chữa xuống mức thấp nhất vì muốn hỗ trợ tài xế container.
‘Anh Khải biết người lái xe trên cũng vất vả nên mới làm vậy. Anh ấy là lái xe kinh nghiệm, nhiệt tình và tốt bụng’, anh Đức thông tin thêm.
Lòng tốt của những người vô gia cư khiến nước Mỹ xúc động
Lòng tốt và sự dũng cảm của những người vô gia cư này đã cứu mạng người khác. Và đổi lại, cuộc đời của một vài người trong số họ cũng đã bước sang một trang mới.
">Tài xế Vĩnh Phúc đăng tin tìm người gây tai nạn để trả lại 12 triệu đồng
Cũng giống như tang lễ của Thiền sư cách đây tròn hai năm, lễ đại tường (mãn tang) được tổ chức đơn sơ, tiết kiệm và phẩm vật dâng lên thầy được khuyến khích là năng lượng tu tập, sự chánh niệm trong hành trì của môn sinh.
Hai năm trước, tang lễ Thiền sư diễn ra theo nghi thức "tâm tang", không rình rang nhạc lễ, không hoa trái rườm rà. Ấn tượng nhất chính là lời di huấn với môn sinh, đệ tử: đừng xây tháp cho thầy.
"Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy", Thiền sư từng dặn lại.
Lời căn dặn của Thiền sư là một bài học quý giá và cũng là câu chuyện văn hóa trong ứng xử với tập tục địa táng ở ta. Tôi nhiều lần trò chuyện với một số phật tử, hỏi họ về việc thích chôn cất sau khi mất hay hỏa táng, có những người vẫn giữ tâm nguyện được địa táng trên đất nhà hoặc nghĩa trang. "Hỏa táng sợ nóng chịu không nổi". Tôi đã giải thích, "chết rồi mà nóng gì nữa, lúc sống, thần kinh mình còn hoạt động thì mới có cảm giác nóng lạnh chứ".
Nhưng phật tử lớn tuổi thường không chịu nghe như vậy, có lẽ do truyền thống "sống có nhà, chết có mồ" đã ăn sâu vào tâm thức. Và có những người vẫn còn chưa chấp nhận sự thực rằng, khi đã chết thân mình đã hư hoại, nên hỏa táng hay địa táng cũng chỉ là hình thức xử lý tử thi mà thôi. Vấn đề là chọn hình thức nào lợi lạc hơn, mang lại giá trị cho cả người sống.
"... Đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy". Thông điệp này với tôi là bài pháp cuối cùng cần được nhắc nhớ và ứng dụng rộng rãi.
Với lòng hiếu kính đối với ông bà, thầy tổ thì con cháu, học trò luôn muốn dành những điều tốt nhất cho người khuất. Nghĩa tử là nghĩa tận nên việc chuẩn bị lễ tang hay các tuần thất liên quan cũng luôn muốn tốt nhất, từ trang trí đến cúng kính.
Ở TP HCM, 9 năm trước (2015), Chủ tịch UBND TP từng có quyết định số 14/2015-QĐ-UBND về việc hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng trên địa bàn Thành phố. Có nhiều mức hỗ trợ tùy đối tượng, thấp nhất 1,5 triệu đồng cho một trường hợp. Với chính sách này, TP HCM đã đi đầu trong nỗ lực thay đổi truyền thống tổ chức tang lễ, từ chôn cất sang hỏa táng. Trước đó, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng có quyết định, phê duyệt đề án khuyến khích hỏa táng.
Hỏa táng là hình thức văn minh, tiến bộ hơn so với địa táng truyền thống với những ưu điểm như tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường, giảm chi phí tổ chức... Các địa phương khác có thể cùng góp tay thực hiện chủ trương khuyến khích hỏa táng này.
Vài năm trước, khi thực hiện đăng ký hiến tạng, phần đề nghị lo hậu sự sau khi hiến có gợi ý về hình thức an táng, tôi đã không ngần ngại chọn hỏa táng và ghi thêm: gửi vào chùa hoặc rải xuống sông.
Tôi nghĩ, điều quan trọng nhất là khi sống mình có vui vẻ, hạnh phúc, có ích gì cho những người xung quanh và cho cuộc đời không, còn lúc đã chết rồi thì nên chọn một nghi lễ giản đơn, cách an táng đỡ tốn kém nhất. Tôi tâm niệm, đó cũng là nỗ lực đóng góp cuối cùng của bản thân, ít nhất là dành cho người thân thương mình, để họ không nặng nề lễ nghi, tốn kém vì mình thêm nữa.
Lưu Đình Long
">'Đừng xây tháp cho thầy'