Với nội dung dự thi là bài giảng e-Learning chủ đề Dư địa chí Việt Nam và các môn học ở bậc học mầm non,ộcthiquốcgiaThiếtkếbàigiảbảng giá xe máy điện vinfast 2024 giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 được Bộ GD&ĐT tổ chức trên phạm vi toàn quốc, dành cho giáo viên các trường mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Giáo dục thường xuyên và giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Đáng chú ý, theo thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 mới được Bộ GD&ĐT ban hành, lần đầu tiên việc xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER: Open Education Resource) được đưa thành một mục tiêu chính của cuộc thi.
Bên cạnh đó, cuộc thi này cũng nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực và tự học, góp phần đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT; Xây dựng bộ Dư địa chí Việt Nam, tiếp nối kết quả của cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning chủ đề Dư địa chí Việt Nam năm 2015; đồng thời tôn vinh trí tuệ, đóng góp của các giáo viên, giảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm tham gia cuộc thi.
Sự khẳng định về tài nguyên giáo dục mở trở thành nội dung xuyên suốt trong Thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 này từ mục đích cho tới yêu cầu bài dự thi theo giấy phép tài liệu mở với 2 giấy phép là CC-BY và CC-BY-SA. Do đây là một nội dung hoàn toàn mới nên thể lệ cuộc thi cũng quy định rõ trách nhiệm của Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) trong việc chủ trì, tổ chức tập huấn, phổ biến công nghệ soạn bài giảng e-learning, các quy định và giấy phép đối với tài nguyên giáo dục mở (OER) cũng như hỗ trợ kỹ thuật các cơ sở giáo dục đào tạo nếu có nhu cầu.