您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Lần đầu tiên Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Đối tác Dữ liệu mở châu Á
NEWS2025-02-08 12:47:09【Thế giới】3人已围观
简介Ngày 16/11/2021 Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Khối liên minh dữ liệu mở Châu Á (Asia Open Dkết quả bóng đá vô địch đứckết quả bóng đá vô địch đức、、
Ngày 16/11/2021 Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Khối liên minh dữ liệu mở Châu Á (Asia Open Data Partnership Summit - AODP) đồng tổ chức Hội nghị Đối tác Dữ liệu Mở châu Á 2021 dưới hình thức trực tuyến. Đây là sự kiện thường niên do AODP và các đối tác tổ chức kể từ 2015.
Hội nghị năm 2021 là năm đầu tiên Việt Nam đứng ra chủ trì tổ chức. Năm nay hội nghị có chủ đề “Data Exchange & Industrial Collaboration” với thông điệp tăng cường hợp tác công tư và thương mại hóa thành công dữ liệu mở. Hội nghị AODP 2021 hướng đến mục tiêu vận động chính sách dữ liệu mở,ầnđầutiênViệtNamchủtrìtổchứcHộinghịĐốitácDữliệumởchâuÁkết quả bóng đá vô địch đức tạo diễn đàn trao đổi kinh nghiệm triển khai dữ liệu mở giữa chính quyền các quốc gia khu vực Châu Á; Vận động hợp tác, kết nối Hệ sinh thái dữ liệu mở Châu Á nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế số khu vực và phát triển Chuỗi cung ứng số châu Á Thái Bình Dương; Tạo cơ hội Đối thoại, Kết nối (Business Matching) giữa các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và các quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Hội nghị AODP 2021 còn tập trung thảo luận về dữ liệu mở trong 2 lĩnh vực là giáo dục và y tế. Dữ liệu mở là nền tảng cho nhiều công nghệ phát triển trong kỷ nguyên số, phù hợp với định hướng, chính sách phát triển trong thời gian tới của Việt Nam. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế cùng kết nối, mở ra các cơ hội hợp tác kinh doanh.
![]() |
Hội nghị dự kiến tập hợp cơ quan quản lý; chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước, gồm các chuyên gia công nghệ; chuyên gia chính sách, pháp lý hàng đầu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hoa Kỳ, Đài Loan; cũng như đại diện của các cơ quan nhà nước Việt Nam, các tổ chức quốc tế.
Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021, Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã thể hiện rõ quan điểm “Dữ liệu là tài nguyên mới. Cơ quan nhà nước mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” chỉ rõ tầm quan trọng to lớn của dữ liệu mở trong tương lai phát triển của Việt Nam. Chủ trương này phù hợp với xu thế phát triển kinh tế dữ liệu thời đại số, khi Việt Nam là quốc gia có mức độ tăng trưởng của dòng chảy dữ liệu qua biên giới cao nhất thế giới với 230,000 lần trong giai đoạn 2001 - 2019.
Hội nghị AODP 2021 kỳ vọng là sự kiện góp phần tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm mở dữ liệu để phục vụ phát triển kinh tế số, sáng tạo công nghệ số, và quản trị nhà nước. Đồng thời, chủ trì tổ chức Hội nghị AODP 2021 tại Việt Nam càng khẳng định uy tín, năng lực và cam kết định hướng phát triển số bền vững, toàn diện của Việt Nam.
Liên minh dữ liệu mở Châu Á (AODP) là một diễn đàn liên quốc gia chuyên vận động cho phát triển và ứng dụng dữ liệu mở tại khu vực Châu Á. AODP được thành lập vào 2015, theo mô hình EU Open Data Portal (Khối liên minh dữ liệu mở EU). Hiện tại, cổng dữ liệu mở của AODP bao gồm dữ liệu mở từ 12 quốc gia (Việt Nam đang nghiên cứu trở thành thành viên). Liên minh AODP không chỉ kết nối các đối tác, thúc đẩy phát triển cổng dữ liệu mở Châu Á, mà còn nghiên cứu ứng dụng dữ liệu mở phục vụ cho phát triển công nghệ và đưa ra các giải pháp thương mại hóa thành công. |
Tố Uyên
很赞哦!(8)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Stuttgart vs Augsburg, 02h45 ngày 5/2: Khó thắng cách biệt
- Kẻ giấu mặt sau bộ đồng hồ 'khủng' Hà Thành
- Sao Việt 22/8: Matt Liu kỷ niệm 2 tháng yêu Hương Giang giữa tin đồn chia tay
- Đánh bạc là vết nhơ, Kim Tử Long chưa xứng NSND?
- Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Aizawl FC, 18h00 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
- Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Âm lịch 8 ngày
- Hoa hậu Khánh Vân hé lộ bộ ảnh gia đình sau nửa năm đăng quang
- Bác sỹ khoa nhi hãm hiếp 85 bé gái
- Nhận định, soi kèo Al Batin vs Al Najma, 19h45 ngày 5/2: Vị thế lung lay
- CEO Tim Cook Steve Jobs sẽ yêu thích Apple của hiện tại
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Brisbane Roar, 11h00 ngày 6/2: Lịch sử gọi tên
Ngày 25/10/2021, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari chính thức giới thiệu eNaira, đồng CBDC được nghiên cứu từ năm 2017. Ngân hàng trung ương Nigeria (CBN) đã hợp tác cùng công ty fintech Bitt tại Barbados để phát triển eNaira. Về cơ bản, eNaira là phiên bản điện tử của đồng tiền giấy Naira, có giá trị bằng nhau và do CBN phát hành. Nó không thay thế tiền mặt mà chỉ nhằm cung cấp công cụ thanh toán hiệu quả, an toàn. Cũng vì điều này, eNaira không biến động mạnh về giá trị như các loại tiền ảo phi tập trung như Bitcoin.
Kỳ vọng eNaira giúp tăng GDP
CBDC khác biệt với tiền mã hóa và là đối tượng chịu quản lý của các quy định ngân hàng. Thực tế, việc Nigeria ra mắt eNaira là điều khá bất ngờ khi CBN đều không ủng hộ tiền mã hóa. Tháng 2/2021, CBN ban hành chỉ thị cấm các ngân hàng tham gia những giao dịch tài chính liên quan đến tiền mã hóa. Nhiều người dân Nigeria đã đầu tư vào tiền số để “trú ẩn” trong bối cảnh Naira sụt giảm giá trị so với đồng USD. Hãng nghiên cứu Chainalysis chỉ ra Nigeria nằm trong 10 quốc gia sử dụng tiền điện tử nhiều nhất thế giới.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Buhari cho biết eNaira sẽ tăng lượng kiều hối, thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới, cải thiện khả năng tiếp cận tài chính. Ngoài ra, nó giúp chính phủ giải ngân các khoản phúc lợi trực tiếp cho công dân trong nước, thu thuế hiệu quả hơn.
Một động lực khác để eNaira ra đời là đại dịch Covid-19 tàn phá nặng nề, khiến nhiều chi nhánh ngân hàng khp Nigeria phải đóng cửa. Chỉ một số mở tại các khu vực đô thị, càng góp phần khiến nhiều người ở vùng sâu vùng xa bị loại khỏi hệ thống tài chính.
Cũng tại lễ ra mắt này, Thống đốc CBN Godwin Emefiele tiết lộ, 500 triệu eNaira (1,21 triệu USD) đã được đúc. Hiện tại, chỉ những người dân có tài khoản ngân hàng mới được đăng ký e-Naira. Phiên bản eNaira hiện tập trung vào giao dịch cá nhân (P2P) và cá nhân đến doanh nghiệp (P2B) qua hai ví Speed và Merchant. Thống đốc Emefiele chia sẻ, tổng cộng 200 triệu eNaira đã phát hành cho các ngân hàng.
Giá trị thanh toán điện tử tại Nigeria từ năm 2012 đến năm 2019 (đơn vị: nghìn tỷ Naira). Nguồn: Ngân hàng trung ương Nigeria. Để cài đặt ví Speed, eNaira yêu cầu người dùng nhập số điện thoại, email, mã số xác nhận ngân hàng (BVN). Sau khi nhận được email xác nhận, họ có thể dùng ví cùng với các ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Để nạp eNaira, người dùng đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng rồi chuyển tiền sang ví Speed. Sau đó, họ sẽ gửi được eNaira sang ví Speed của người khác bằng cách quét mã QR.
Tính đến tháng 12/2021, CBN ghi nhận 583.000 ví cá nhân và 83.000 ví Merchant với tổng giao dịch đạt 188 triệu Naira. Ngân hàng đang cố găng tăng tỉ lệ sử dụng eNaira tại quốc gia hơn 200 triệu dân với GDP thường niên gần 500 tỷ USD. Đặc biệt, Tổng thống Buhari kỳ vọng eNaira sẽ tăng GDP cả nước lên thêm 29 tỷ USD trong 10 năm tiếp theo.
Phục vụ chiến lược tài chính toàn diện
Ngân hàng trung ương Nigeria áp dụng chiến dịch Tài chính toàn diện (financial inclusion) quốc gia từ năm 2012 với mục tiêu tăng tỉ lệ người Nigeria được tiếp cận dịch vụ tài chính lên 80% trong năm 2020 từ mức 36% năm 2012. Tuy nhiên, Nigeria chưa đạt được mục tiêu này. Theo một khảo sát năm 2020 của EfinA, tỉ lệ mới đạt 64%. 36% còn lại – tương đương 38 triệu người trưởng thành – vẫn chưa được sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Báo cáo Chiến lược Tài chính toàn diện hàng năm của CBN xác định, “phụ nữ, thanh niên, cư dân nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sống tại phía Bắc” là nhóm nhân khẩu bị loại trừ bất cân xứng nhất. Việc sử dụng rộng rãi eNaira có thể thúc đẩy tài chính toàn diện khi giúp những đối tượng này dễ tiếp cận với dịch vụ ngân hàng hơn. Gần đây, CBN cho biết các tiểu bang phía Bắc đang dẫn đầu trong áp dụng CBDC so với trung tâm kinh tế Lagos. Nếu xu hướng tiếp diễn, eNaira sẽ hỗ trợ thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính.
Tại Nigeria, tiền mặt vẫn là phương tiện giao dịch thống trị, đặc biệt với những đối tượng nói trên. Dù vậy, vài năm trở lại đây, bức tranh thanh toán cả nước đã có khởi sắc. Năm 2019, thanh toán điện tử đạt gần 109 nghìn tỷ Naira, tăng từ 4 nghìn tỷ năm 2012. Giai đoạn tiếp theo của eNaira cho phép những người chưa có tài khoản ngân hàng sử dụng thông qua mã định danh quốc gia NIN. Từ đó, tạo điều kiện giải quyết những thiếu sót mà hạ tầng thanh toán số đang gặp phải và mọi người dân đều được trao đổi eNaira.
Do ví eNaira hoạt động không cần tới Internet mà chỉ cần mã USSD, người dùng không có kết nối Internet đủ mạnh và smartphone sẽ dùng được CBDC. CBN cũng đang cân nhắc biến eNaira thành cổng thanh toán (gateway), công nghệ mà các cửa hàng đang sử dụng để chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, để thúc đẩy việc sử dụng CBDC. Nếu thực hiện được những thay đổi này, nó sẽ thay đổi đáng kể triển vọng của chiến lược tài chính toàn diện của Nigeria.
Du Lam
Đằng sau quyết định cấm Bitcoin và tiền số của Trung Quốc
Sự ra đời, trỗi dậy của Bitcoin và thị trường tiền mã hoá đã tạo ra thách thức lớn đối với Trung Quốc, quốc gia vốn đau đầu trong nhiều năm nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp hiệu quả hạn chế tình trạng “chảy máu nguồn vốn”.
">eNaira, tiền kỹ thuật số đầu tiên của châu Phi
Ảnh minh họa: The Times Bà Catherine Stalham – hiệu trưởng Học viện Winter Gardens ở Essex, Anh – đã kiên quyết bảo vệ quy định của mình, trong khi các phụ huynh cho rằng quy định này là “vô lý”.
Theo quy định, những học sinh đến trường sau 9 giờ sáng sẽ bị phạt 60 bảng và mức phạt này tăng lên gấp đôi nếu không nộp trong vòng 21 ngày.
Anne Bull, người có cháu gái học ở trường này, cho rằng đây chỉ là một chiêu kiếm tiền của nhà trường. “Hầu hết phụ huynh ở Canvey là mẹ đơn thân – những người không đủ khả năng chi trả bất cứ khoản phạt nào”.
Theo luật lao động vào năm 2003, hiệu trưởng có thể phạt phụ huynh của những học sinh trốn học thường xuyên.
Ông Ray Howard - ủy viên hội đồng địa phương – phát biểu: “Tôi cho rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng không nên bị phạt. Nếu phụ huynh nào cảm thấy mình bị phạt oan thì có thể đến gặp tôi”.
Trong khi đó, hiệu trưởng Stalham cho biết, quy định này sẽ bắt đầu được áp dụng vào ngày 1/4 và được thiết kế ra để đảm bảo rằng học sinh sẽ nhận được “nền tảng giáo dục tốt nhất có thể”. “Quy định này không chỉ áp dụng duy nhất ở trường chúng tôi” – bà nói.
- Nguyễn Thảo(Theo Telegraph)
Trường học Anh phạt tiền bố mẹ nếu con đi học muộn
- Thiếu cơ chế giám sát và kiểm tra chính là vấn đề quan trọng khiến việc thực hiện quy chế công khai, minh bạch ở nhiều trường còn mang tính hình thức.
Lời tòa soạn: Phát biểu tại hội nghị cuối tuần qua trước gần 300 hiệu trưởng các trường đại học trong toàn quốc, ông Đặng Kim Vui - Giám đốc Đại học Thái Nguyên nhìn nhận cần phải thực hiện sát sao hơn việc tự chủ đại học, đặc biệt là những chính sách giải trình, minh bạch thông tin với xã hội. Đề cập tới quy định "3 công khai", ông Vui nói có hiện tượng "3 công khai trên website có thể rất đẹp nhưng đi vào thực tế thì không phải như vậy, có thể phần nào coi là đánh lừa xã hội, cần phải quan tâm".
Liên quan tới vấn đề này, Ngân hàng Thế giới đã có một nghiên cứu về "Minh bạch và công khai thông tin trong giáo dục đại học của Việt Nam", thực hiện với 123 trường ĐH trong cả nước. Nghiên cứu này nhìn nhận: "Việc thực hiện Quy chế Ba công khai của các cơ sở giáo dục đại học tập trung vào nộp báo cáo cho Bộ thay vì công bố thông tin này trên trang thông tin điện tử của mình, như quy định bắt buộc". Sắp tới đây, việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình khi đẩy mạnh "tự chủ đại học" - một giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học - sẽ có những bước tiến gì?
Bài 1: Các trường chủ yếu "3 công khai" với Bộ
Nhận định về việc giám sát và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy chế "3 công khai" (Quy định về tính minh bạch của các cơ sở giáo dục công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT năm 2009 - PV),nghiên cứu cho rằng, việc thiếu cơ chế giám sát và kiểm tra chính là vấn đề quan trọng khiến việc thực hiện quy chế này ở nhiều trường còn mang tính hình thức.
Theo các tác giả nghiên cứu, cán bộ của Bộ GD-ĐT thừa nhận điểm yếu cơ bản này của hệ thống hiện nay trong việc giám sát thực hiện công bố thông tin của các trường ĐH theo yêu cầu của Quy chế Ba công khai.
Việc thực hiện Quy chế Ba Công khai của các trường ĐH được cho là còn mang tính hình thức và chủ yếu tập trung vào việc báo cáo cho Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, các trường cho rằng, Bộ GD-ĐT không áp dụng bất kỳ hình phạt nào đối với những trường không tuân thủ quy định, kể cả trường hợp nộp chậm lẫn "không nộp gì cả".
Theo đó, việc nộp chậm các báo cáo đầy đủ theo mẫu bắt buộc trong Quy chế Ba công khai rất phổ biến nhưng việc xử lý của Bộ chỉ được thực hiện thông qua hình thức nhắc nhở.
Các cơ sở GDĐH nói rằng "khi nộp chậm các báo theo Quy chế Ba công khai, Bộ sẽ nhắc nhở cán bộ quản lý của trường trong các cuộc họp được tổ chức tại văn phòng Bộ, và thường không có công văn (nhắc nhở) được gửi đến trường".
"Thông thường sau khi được nhắc nhở một hoặc hai lần, cán bộ quản lý của trường sẽ cảm thấy xấu hổ và nộp các báo cáo này. Ngoài ra, không có hình phạt hoặc chế tài xử phạt do Bộ đặt ra".
Nghiên cứu cũng cho rằng, việc thiếu đánh giá mức độ tuân thủ của các trường đối với Quy chế Ba công khai có vẻ là lý do chính giải thích kết quả thực hiện kém của các cơ sở GDĐH về công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của mình.
Nghiên cứu cho biết, có thông tin cho rằng Bộ không đưa ra bất kỳ phản hồi/đánh giá nào về các báo cáo "ba công khai" mà các trường nộp cho Bộ.
Về kết quả công bố thông tin trực tuyến còn kém, một người tại trường đại học khác cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ được nhắc nhở về báo cáo Ba công khai vì chúng tôi vẫn nộp những báo cáo này cho Bộ mặc dù chúng tôi không công bố những báo cáo đó trực tuyến".
Vì vậy, nghiên cứu nhận định, việc thực hiện Quy chế Ba công khai của các cơ sở GD ĐH tập trung vào nộp báo cáo cho Bộ là chính thay vì công bố thông tin này trên trang thông tin điện tử của mình, như quy định bắt buộc.
Chia sẻ của các trường cho thấy, họ tin rằng Bộ không thực sự "nghiêm túc" về quy định này và chỉ mang tính "hình thức". Một người được phỏng vấn cho rằng, "chính sách là tốt, nhưng nếu không có cơ chế đánh giá, giám sát và xử phạt phù hợp, một số người sẽ coi chính sách như một trò đùa, vì vậy chính sách không mang lại hiệu quả tốt"
“Quy chế Ba công khai có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường đại học. Tuy nhiên, để duy trì một quy định tốt như vậy, Bộ cần phải để cho các trường biết Bộ đánh giá thế nào. Ví dụ, đơn vị thực hiện tốt sẽ được gì? Họ có được số lượng tuyển sinh cao hơn không? Tại thời điểm này, không có những điều như vậy" - đại diện một trường ĐH khẳng định.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số bất cập của Quy chế 3 công khai như sự cứng nhắc trong quy định về thông tin phải gửi theo biểu mẫu của Bộ, yêu cầu báo cáo tỉ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp được cho là rất khó khăn với một số trường…
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho rằng, việc thực thi các cơ chế giám sát Quy chế Ba công khai là rất khó khăn trong bối cảnh hệ thống giáo dục ĐH phân tán như hiện nay.
Bộ GD-ĐT chỉ có thể xử phạt do không tuân thủy Quy chế Ba công khai với những trường ĐH do Bộ trực tiếp quản lý. Những trường do các bộ ngành khác hoặc chính quyền địa phương quản lý, nơi Bộ không thể bãi nhiệm hiệu trưởng của trường thì việc thực thi này rất mất thời gian và khó khăn.
Các trường tư thục kém minh bạch thông tin
Những khảo sát định lượng của nghiên cứu cũng cho thấy, nhóm các trường ngoài công lập (tư thục) có chỉ số thấp nhất trong 4 nhóm trường được khảo sát trong việc minh bạch thông tin.
Khảo sát mức độ công khai theo 4 nhóm thông tin gồm: Thông tin chung về cơ sở giáo dục, Thông tin về đào tạo, Thông tin về nghiên cứu khoa học, Thông tin về các dịch vụ dành cho sinh viên cho thấy, việc thực hiện công khai thông tin trực tuyến của các trường ĐH, nhóm trường của ĐHQG thực hiện tốt nhất, còn các trường đại học tư thục thực hiện kém nhất.
Điểm trung bình của nhóm trường thuộc ĐHQGHN là 63,5 điểm trong khi điểm trung bình của các trường ĐH ngoài công lập chỉ 34. Khoảng cách khá lớn.
Mức độ công khai, minh bạch thông tin trên cổng thông tin điện tử các trường ĐH nhóm tư thục kém hơn các nhóm khác. Trong nhóm các cơ sở GDĐH thuộc Chính phủ, Trường Đại học Kinh tế thuộc ĐHQG Hà Nội có điểm số cao nhất, với 79,7/100 điểm (Trường Đại học Kinh tế và Kinh doanh của ĐHQGHN), tiếp theo là Đại học Ngoại ngữ và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (cả hai trường đều thuộc ĐHQGHN).
Trong số các cơ sở GD ĐH thuộc Bộ GD&ĐT, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Nông lâm Huế có điểm số cao nhất, với 69,2/100 điểm, với Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên với 66,5 điểm và Đại học Mỏ - Địa chất với 65,8 điểm.
Trong số các trường đại học ngoài công lập, trường Đại học Lạc Hồng có số điểm cao nhất với 65,0 điểm. Tuy nhiên, trường xếp điểm thấp nhất của nhóm trường này chỉ đạt 14 điểm.
Điểm về công bố thông tin của các cơ sở GD ĐH ngoài công lập thấp hơn so với các loại hình cơ sở GD ĐH khác, trong đó các cơ sở GDĐH ngoài công lập ở phía bắc có điểm số kém hơn so với cơ sở ở miền trung hoặc phía nam.
Khảo sát cũng cho thấy, nhu cầu tìm kiếm thông tin trên website các trường của sinh viên rất lớn. 43,1% sinh viên được hỏi thường xuyên truy cập website của trường và chỉ 3,4% sinh viên chưa từng truy cập vào trang web của trường để tìm kiếm thông tin.
Nghiên cứu khẳng định, tính minh bạch và công bố thông tin vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong nỗ lực tăng cường quản trị ngành GD ĐH.
Điều này đặc biệt đúng khi ngành đang phát triển và Chính phủ đang thử nghiệm với một số cải cách quan trọng, đặc biệt là tăng quyền tự chủ về chức năng của các cơ sở GD ĐH mà trước đây do trung ương kiểm soát.
"Phải công nhận là quyền tự chủ lớn hơn cần đi đôi với tăng cường trách nhiệm giải trình, cho thấy tầm quan trọng của minh bạch và công bố thông tin theo yêu cầu không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước mà còn của sinh viên, phụ huynh và công chúng nói chung" - nghiên cứu viết.
Lê Văn
">Trường đại học có 'đánh lừa' xã hội?
Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs CSD Municipal, 10h00 ngày 6/2: Chủ nhà gặp khắc tinh
- Báo cáo mới nhất Hội đồng nhân dân TP.HCM cho biết trong ba năm qua có 144 giáo viên mầm non mới tuyển dụng nhưng nghỉ việc, bỏ việc.
Lý do nghỉ việc là do những giáo viên này còn trẻ, làm một thời gian rồi thi lên đại học, một số ít do không thích hợp với công việc chăm sóc trẻ.
Theo đó, trong 3 năm đã có 13.735 giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ 25% tiền lương/tháng; 1.142 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hưởng hỗ trợ thêm 35% lương/tháng.
Đối với giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng mới, năm 2014-2015 có 451 được hưởng mức hỗ trợ 100% lương cơ sở. Năm 2015-2016 có 461 người được hưởng hỗ trợ 100% lương cơ sở, 445 người hưởng hỗ trợ 70% lương cơ sở.
Năm 2016-2017 có 453 người được hưởng hỗ trợ 70% lương cơ sở và 442 người hưởng hỗ trợ 50% lương cơ sở.
Với chính sách này, trong ba năm qua đã có 144 giáo viên mầm non mới tuyển dụng nhưng nghỉ việc, bỏ việc.
Tuệ Minh
">Nhiều giáo viên mầm non TP.HCM trúng tuyển nhưng bỏ việc
Hiện cả nước có 100.000 ôtô cài đặt sử dụng trợ lý Kiki Trước đây, chủ sở hữu xe thông thường không có hệ thống thông tin giải trí (IVI system – In-Vehicle Infotainment) phải nhờ trợ giúp của smartphone để nghe nhạc, hoặc thủ công tìm bản đồ. Mất nhiều thao tác rườm rà để người cầm vô lăng đồng bộ xe với điện thoại. Thậm chí ôtô có màn hình tuy có thể mở các tiện ích nhưng lại đòi hỏi chủ phương tiện thao tác thủ công trong lúc đánh lái. Điều này buộc tài xế rời tay khỏi vô lăng, gây mất tập trung.
Trong bối cảnh dùng trợ lý giọng nói trên ôtô trở thành xu hướng toàn cầu, người dùng Việt tìm thấy “chiếc phao” để điều khiển tác vụ trong lúc lái xe, tuy nhiên khá loay hoay làm quen trợ lý ngoại nhập với yêu cầu nhận lệnh bằng tiếng Anh. Đến khi trợ lý tiếng Việt Kiki ra mắt hồi cuối năm 2020, người lái xe mới hoàn toàn thoải mái ra lệnh bằng tiếng mẹ đẻ.
Kiki lần đầu ra mắt vào cuối năm 2020 tại sự kiện Zalo AI Summit Thời điểm đó, Kiki được đón nhận với 3 tính năng cơ bản là tìm đường, mở nhạc, đọc tin tức và được sử dụng trên ôtô thông qua kết nối Apple CarPlay hoặc Android Auto với ứng dụng Zing MP3. Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo “make in Vietnam” giúp những chủ phương tiện đời cũ hưởng lợi lớn khi dễ dàng tận hưởng những tiện ích thông minh, vốn chỉ có ở dòng xe cao cấp.
Được kỳ vọng phát triển “sâu” hơn trong thị trường ôtô
Trong bài viết đánh giá về sự phổ biến của trợ lý giọng nói trên xe, tờ Business Insider nhận định nhiều thương hiệu ôtô đã tạo sự độc đáo, thêm các dịch vụ địa phương hóa sau khi tích hợp trợ lý giọng nói trên hệ thống IVI System. Điều này ngoài tăng trải nghiệm cho người dùng trong chiếc xế cưng, còn là yếu tố tạo sự khác biệt chính cho hãng sản xuất xe trên thị trường.
Nhận thấy lợi thế chiến lược từ việc sở hữu trợ lý giọng nói tiếng Việt trên xe hơi nhưng chưa được các hãng ôtô chú trọng, từ giữa năm 2021 hai hãng màn hình Gotech và Zestech đã tích hợp Kiki lên tất cả sản phẩm màn hình ôtô thông minh. Sự kiện này được xem là cột mốc đáng nhớ của thị trường ôtô thông minh năm ngoái. Các phương tiện đời cũ dễ dàng hơn trong việc trải nghiệm các tiện ích hiện đại bằng cách lắp thêm màn hình DVD trên xe có tích hợp sẵn Kiki. Hai hãng màn hình dẫn đầu thị trường cũng tăng trưởng đáng kể sau khi tích hợp thành công trí tuệ nhân tạo.
Chủ phương tiện có nhiều cơ hội sở hữu tiện ích thông minh trên xe khi nhiều thương hiệu màn hình tích hợp sẵn trợ lý Kiki Liên tiếp sau đó, các hãng màn hình ôtô khác cũng tích hợp Kiki trên sản phẩm như Bravigo, Safeview, OledPro, Eononpro, Teyes... mang đến người dùng xe hơi nhiều cơ hội sở hữu trí tuệ nhân tạo.
Theo số liệu từ Automotiveworld.com, trong 5 năm tới các nước châu Á - Thái Bình Dương có doanh số ôtô tích hợp sẵn trợ lý giọng nói tăng rất nhanh và có thể đạt hơn 50 triệu chiếc vào năm 2028. FutureBridge, công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Ấn Độ cho biết, chủ sở hữu ôtô có xu hướng thích những trợ lý phổ biến và gần gũi thay vì của các hãng xe phát triển riêng.
Dự đoán doanh số ôtô tích hợp sẵn trợ lý giọng nói tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng nhanh trong vài năm tới Con số 100.000 ôtô cài đặt Kiki cũng chỉ ra rằng một bộ phận không nhỏ người lái xe ở Việt Nam đang có nhu cầu sử dụng tiện ích giải trí và thực hiện tác vụ hữu dụng thông qua câu lệnh giọng nói. Điều này cũng đặt ra bài toán với các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước làm sao để phục vụ người dùng tốt hơn, thay vì giải pháp mua và lắp rắp màn hình rời ở bên ngoài.
Những tác vụ quen thuộc như tìm đường, mở nhạc… đều được trợ lý giọng nói Kiki hỗ trợ Thị trường xe hơi thông minh trong nước thời gian tới có lẽ cần thêm những trang bị gần hơn với nhu cầu của thế hệ người dùng mới, ưa thích công nghệ và trải nghiệm tiện lợi đi kèm chi phí phải chăng.
Phạm Trang
">100.000 xe hơi ở Việt Nam cài đặt Kiki
Bạn có thể kiểm tra lịch sử đăng nhập và đăng xuất khỏi thiết bị không sử dụng nữa Nếu muốn đăng xuất Zalo khỏi điện thoại nhưng đang không cầm nó, bạn có thể dùng Zalo trên máy tính để đổi mật khẩu. Lúc này, tài khoản Zalo của bạn ở những thiết bị còn lại sẽ tự động đăng xuất và yêu cầu nhập mật khẩu mới.
Nâng cấp mã hóa đầu cuối
Người dùng Zalo còn có thể nâng cấp mã hóa đầu cuối (E2EE) cho các cuộc trò chuyện quan trọng. Phương thức E2EE hiện được người dùng toàn cầu đánh giá cao bởi có thể mã hóa và giải mã nội dung tin nhắn ngay trên thiết bị người dùng, ngăn chặn các hành vi xâm nhập tin nhắn bất hợp pháp.
Sau khi nâng cấp mã hóa đầu cuối, mọi thông tin bạn trao đổi trên Zalo như tin nhắn, hình ảnh, thoại, tập tin... đều được mã hóa thành các ký tự đặc biệt, không mang ý nghĩa. Chẳng hạn, bạn soạn tin “10 giờ sáng mai họp nhanh”, thông qua E2EE nội dung này được mã hóa thành “6*nkL)$ndaa-ad092&ks@” ngay trên thiết bị của bạn. Nó sẽ được giữ nguyên như thế suốt quá trình gửi nhận, đến khi người nhận mở lên, dãy ký tự mới được giải mã về nội dung gốc trên máy người này.
Dãy ký tự đặc biệt được giữ nguyên suốt quá trình vận chuyển tin nhắn, giúp tối ưu bảo mật Được biết, Zalo xây dựng mã hóa đầu cuối dựa trên mã nguồn mở Signal Protocol, một giao thức được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao và nhiều ứng dụng nhắn tin hàng đầu thế giới cũng sử dụng cho tính năng E2EE của họ.
Tắt hiện nội dung tin trong thông báo
Thông thường khi tin nhắn đến, màn hình khóa điện thoại sẽ hiện thông báo kèm nội dung. Để đảm bảo trải nghiệm riêng tư, người dùng có thể tắt hiển thị nội dung tin trong thông báo. Các bước khá đơn giản, bạn vào “Cài đặt”, chọn “Thông báo” và tắt “Xem trước tin nhắn”. Như vậy khi có tin nhắn mới đến, màn hình điện thoại của bạn chỉ hiện thông báo, ẩn đi nội dung chi tiết.
Thiết lập mã khóa ứng dụng
Thiết lập mã khóa Zalo là cách để đảm bảo chỉ bạn mới có thể mở ứng dụng trên điện thoại. Với tính năng này, người dùng có thể đặt và mở khóa ứng dụng bằng mã PIN. Nếu điện thoại có hỗ trợ nhận diện vân tay hoặc Face ID, bạn có thêm tùy chọn đặt mã khóa cho Zalo bằng một trong hai công nghệ này.
Đặt mã khóa Zalo đảm bảo chỉ bạn mới có thể mở ứng dụng Để thiết lập, bạn mở “Cài đặt”, ở mục “Tài khoản và bảo mật” bấm vào “Đặt mã khóa Zalo”. Sau đó bạn chọn phương thức phù hợp.
Đặt mật khẩu trò chuyện
Bạn cũng có thể đặt mật khẩu riêng cho từng cuộc hội thoại quan trọng. Sau khi hoàn tất, trong trạng thái bình thường, các hội thoại được đặt mật khẩu sẽ ẩn đi. Nếu cần mở bạn sẽ nhập mã PIN cá nhân trên thanh tìm kiếm của Zalo để tìm trò chuyện.
Để đặt mã khóa riêng, bạn nhấn chọn cuộc hội thoại cần khóa và chọn “Ẩn trò chuyện”. Tiếp theo bạn nhập mã PIN là 4 chữ số để tạo mật khẩu.
Xác thực 2 lớp với OTP
Xác thực 2 lớp giúp tăng cường bảo vệ tài khoản nhắn tin của người dùng. Khi bật tính năng này, bất cứ khi nào đăng nhập trên thiết bị lạ, ngoài mật khẩu bạn còn được Zalo yêu cầu nhập mã OTP gửi đến điện thoại mà bạn dùng đăng ký tài khoản. Sau khi nhập đúng mã xác thực bạn mới có thể hoàn tất đăng nhập. Mã OTP đóng vai trò rất quan trọng, đảm bảo rằng chính bạn là người đang đăng nhập vào tài khoản của mình, vì vậy bạn cũng nên lưu ý không chia sẻ mã OTP cho người khác.
Khi bật xác thực 2 lớp, mỗi lần đăng nhập trên thiết bị lạ Zalo sẽ gửi mã OTP về điện thoại của bạn Để bật tính năng xác thực 2 lớp, tại tab “Cá nhân”, bạn vào “Tài khoản và bảo mật”, sau đó kích hoạt nút “Xác thực 2 lớp”.
Cài đặt tin nhắn tự xóa
Bên cạnh cách nhấn giữ thủ công vào dòng tin rồi chọn thu hồi để xóa nội dung trao đổi, người dùng còn có thể thiết lập tin nhắn tự xóa để tiết kiệm thời gian. Sau khi hoàn tất cài đặt, nội dung bạn trao đổi trong cuộc trò chuyện sẽ tự động biến mất từ cả hai phía mà không cần thêm thao tác. Thời gian tự xóa tin nhắn trên Zalo hiện là 1, 7 hoặc 30 ngày tùy từng nhu cầu của người dùng, vừa đủ để mọi người kịp đọc và theo dõi nội dung trước khi nó biến mất.
Thời gian của tin nhắn tự xóa có thể thiết lập là 1, 7 hoặc 30 ngày. Để bật tin nhắn tự xóa, bạn vào phần “Tùy chọn” trong hội thoại, tìm “Tin nhắn tự xóa” để thiết lập thời gian mong muốn.
Riêng tư và bảo mật luôn được nhìn nhận là những tính năng khá phức tạp, khó tiếp cận, tuy nhiên chỉ cần kết hợp những lưu ý nhỏ và đơn giản như trên, bạn hoàn toàn có thể nâng cao trải nghiệm khi dùng ứng dụng nhắn tin.
Zalo hiện có hơn 70 triệu người dùng thường xuyên và gắn bó mật thiết trong nhiều hoạt động sống thường ngày. Ngoài tốc độ nhắn tin nhanh, ổn định và miễn phí, Zalo thu hút và duy trì lượng người dùng lớn nhờ giao diện dễ sử dụng, kể cả với những người lớn tuổi ít rành công nghệ. Từ lâu, ứng dụng nhắn tin phổ biến này cũng phát triển nhiều tính năng giúp người sử dụng bảo vệ quyền riêng tư. Bất kể bạn làm nghề gì, sống ở đâu, dù không am hiểu công nghệ cũng dễ dàng tự cài đặt các tính năng bảo mật cho tài khoản của mình. Lệ Thanh
">7 lưu ý cài đặt riêng tư cho tài khoản Zalo