NEWS

“Thú thực,ốtnghiệpthủkhoakhicongáivừavàolớlich thi dau hom nay với một sinh viên lich thi dau hom naylich thi dau hom nay、、

9X tốt nghiệp thủ khoa khi con gái vừa vào lớp 1

“Thú thực,ốtnghiệpthủkhoakhicongáivừavàolớlich thi dau hom nay với một sinh viên bình thường, nhận được danh hiệu thủ khoachắc hẳn sẽ rất vui và tự hào. Nhưng trong hoàn cảnh của mình, mình luôn cảm thấy đó là điều đương nhiên phải phấn đấu, bởi phía sau là sự hỗ trợ và hy sinh của cả gia đình”, Tô Gia Cẩn (SN 1993, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội) chia sẻ ngay sau buổi lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện tại Hà Nội năm 2023.

Cẩn là trường hợp thủ khoa đặc biệt năm nay bởi anh tốt nghiệp đại học khi đã 30 tuổi, có vợ và con gái đang học lớp 1. 

z4781445045369 237c6ca042cbe13208c179bd4ca02931.jpg
Tô Gia Cẩn là thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội

Sinh ra ở Hà Nội, khi Cẩn học cấp 2, bố mẹ không còn sống cùng nhau nữa. Cẩn và em trai chuyển về ở với mẹ. Đến năm anh học lớp 10, mẹ quyết định đi bước nữa. Thấu hiểu hoàn cảnh, hai anh em luôn chủ động trong việc học hành.

Là học sinh giỏi của Trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm), Gia Cẩn thi đỗ vào chương trình Cử nhân Quốc tế IBD của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Mức học phí của chương trình khi ấy khoảng 40 triệu đồng/kỳ học.

Để có tiền cùng mẹ trang trải học phí, anh đi làm gia sư môn Toán cho những học sinh THCS. Tuy nhiên hết năm nhất, công việc của mẹ gặp trục trặc. Không đủ khả năng chi trả học phí, anh đành ngậm ngùi bảo lưu việc học.

Trong suốt thời gian không đến trường, Gia Cẩn chăm chỉ đi dạy thêm để tích lũy tiền bạc. Thời điểm này cũng là lúc mẹ phải chuyển tới một nơi ở khác, chỉ còn hai anh em Cẩn sống dựa vào nhau. May mắn, thời phổ thông Cẩn có một người bạn gái cùng lớp luôn đồng hành và hỗ trợ. 

“Bạn ấy và gia đình đã hỗ trợ mình rất nhiều, luôn nhiệt tình giới thiệu học sinh, nhờ vậy mình mới có thể tự trang trải cuộc sống”, Cẩn nhớ lại.

Trải qua 1,5 năm, Cẩn quyết định quay lại việc học ở trường bằng số tiền tự tích lũy. Tuy nhiên, chương trình học nặng cùng áp lực học phí một lần nữa khiến Cẩn lung lay. Lần này, anh quyết định nghỉ hẳn để tập trung vào việc dạy học. 23 tuổi, Cẩn kết hôn với người bạn gái đã đồng hành cùng mình từ những năm tháng phổ thông.

“Khi ấy, mình không có gì trong tay. Gia đình vợ là những người đã hậu thuẫn cho mình rất nhiều”. Cẩn biết ơn và khẳng định nếu không có những sự hỗ trợ vô điều kiện ấy, có lẽ anh đã không thể vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.

z4781445042325 637753ece07f0eb5fbfa2e89d39245c5.jpg
Gia Cẩn trong lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc năm 2023

Kết hôn xong, bố mẹ khuyên vợ chồng Cẩn nên chuyển về ở cùng tại quận Hoàn Kiếm để tiết kiệm chi phí. Quãng thời gian này, anh và vợ vẫn luôn đồng hành cùng nhau mở các lớp dạy thêm cho học sinh THCS. Suốt 9 năm kể từ 2011, dù chưa có bằng cấp bài bản, anh vẫn được phụ huynh tin tưởng, giới thiệu và gửi gắm con em. Nhờ vậy, hai vợ chồng có thể sống bằng đồng lương dạy thêm.

Đến năm 2019, khi con gái được 2 tuổi cũng là lúc em gái vợ chuẩn bị thi đại học, Cẩn là người hỗ trợ, hướng dẫn em ôn thi.

Thấy chồng có “duyên nợ” với công việc dạy học, vợ Cẩn ra sức động viên chồng thử thi lại đại học xem sao. Thời điểm ấy chỉ còn cách ngày thi đại học khoảng 3 tháng.

“Mình suy nghĩ rất nhiều bởi bản thân đã nhiều tuổi, cũng lâu không động đến kiến thức. Hơn nữa, hình thức thi khi ấy đã khác so với thời của mình vì chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm”.

Dẫu vậy, Cẩn vẫn tự hệ thống lại kiến thức dựa trên những điều còn nhớ. Anh cũng hoàn toàn tự học dựa trên các tài liệu online. Không tự tin đăng ký vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Cẩn chọn ngành Sư phạm Toán của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, xét tuyển bằng khối D07 (Toán, Hóa, Anh). Năm ấy, anh đạt 30,85/40, thừa điểm trúng tuyển vào trường.

z4781445029301 2871c3664333ae6c00524228cd216a57.jpg

Vào trường, thời gian đầu Cẩn thấy ngại vì “nhìn mình già hơn rất nhiều so với các bạn cùng lớp”. Nhưng rất nhanh sau đó, anh bị cuốn vào những bài giảng “khá lâu mới có dịp học lại”.

“Mình đi học với tâm thế háo hức, môn nào cũng thích thú, tò mò không biết sẽ có những nội dung gì. Vì học với niềm yêu thích nên mình luôn cố gắng lắng nghe mọi điều thầy cô giảng, tự nghiên cứu cả ở lớp và khi về nhà”.

Nhờ vậy suốt 8 kỳ, Cẩn đều giành học bổng, trong đó hầu hết các môn đều đạt A và A+. Kết thúc 4 năm học, Cẩn đạt điểm tổng kết 3.77/4.0, trở thành thủ khoa đầu ra toàn trường.

Ngay sau khi tốt nghiệp, anh đã thi và trúng tuyển vào vị trí giáo viên môn Toán của Trường THCS Đô Thị Việt Hưng (Long Biên).

Trải qua 4 năm đại học, Cẩn cảm thấy may mắn vì bản thân quyết tâm lựa chọn học lại. “Mình đã học được rất nhiều điều. Việc học hành bài bản cũng cho mình cơ hội, nếu không có lẽ cuộc sống của mình sẽ rất khó khăn, không có tương lai”.

4 năm đại học trải qua thuận lợi, theo Cẩn, cũng là nhờ sự hỗ trợ của vợ và bố mẹ vợ. “Vợ mình là người luôn đồng hành, hỗ trợ và cảm thông cho mình từ giai đoạn khó khăn. Đó có lẽ là điều may mắn nhất trong cuộc đời của mình. Còn bố mẹ vợ cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ con về thời gian và chuyện chăm sóc cháu. Lúc nào mình cũng cảm thấy bản thân mắc nợ mọi người rất nhiều”.

Cũng vì những sự hy sinh ấy, Cẩn nói sự nỗ lực của mình là điều đương nhiên phải làm và kết quả đạt được cũng đều nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình.

Thầy giáo dạy Toán thi vào ngành Triết, tốt nghiệp thủ khoa trường Nhân vănSau 2 năm làm giáo viên dạy Toán, Tùng Dương vẫn trăn trở suy nghĩ “đâu mới là đam mê thực sự của bản thân”. Năm 24 tuổi, Dương quyết định bỏ ngang công việc, thi lại vào ngành Triết học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap