Giờ đây, con cái của những vị tỷ phú Hy Lạp cũng rất biết hưởng thụ nhưng không dừng lại ở đó, họ còn phô trương sự giàu có của mình trên mạng xã hội.

Cuộc sống vương giả của công chúa giàu có nhất Dubai

Với số tài sản kếch xù hơn 1 tỷ đô, Mahra có thể thoải mái vung tiền cho những thú chơi xa xỉ.

" />

Cuộc sống xa xỉ của con nhà giàu Hy Lạp

Giờ đây,ộcsốngxaxỉcủaconnhàgiàuHyLạlịch tháng con cái của những vị tỷ phú Hy Lạp cũng rất biết hưởng thụ nhưng không dừng lại ở đó, họ còn phô trương sự giàu có của mình trên mạng xã hội.

Cuộc sống vương giả của công chúa giàu có nhất Dubai

Với số tài sản kếch xù hơn 1 tỷ đô, Mahra có thể thoải mái vung tiền cho những thú chơi xa xỉ.

{keywords}
Quán cơm 2 nghìn đồng phục vụ người lao động thu nhập thấp nhưng có không gian sạch đẹp thậm chí còn hơn các quán cơm bình dân thông thường. Ảnh: NVCC

Quán cơm Yên Vui trụ tại số 68 đường Lý Triện, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng mới đi vào hoạt động từ ngày 1/7 sau nhiều thời gian ấp ủ, lên kế hoạch.

Thực đơn ngày hôm đó có viết: Món mặn gồm gà xào sả, rau muống xào, canh bí đao nấu nấm; món chay gồm đậu kho, rau muống xào, canh bí đao.

Với mong muốn mang đến cho người lao động nghèo những bữa cơm ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng, Yên Vui được xây dựng với tâm niệm bất cứ ai bước chân vào đây cũng tìm thấy sự yên vui như cái tên của quán cơm chứa chan tình người này.

Anh Nguyễn Duy Đức (sinh năm 1981) - quản lý quán chia sẻ, quán cơm từ thiện Yên Vui ở Đà Nẵng là một bước tiếp nối của chuỗi quán cơm Nụ Cười do Quỹ Từ thiện Bông Sen xây dựng ở TP. HCM.

‘Ngân quỹ để hoạt động quán Yên Vui hiện tại là do Quỹ Bông Sen hỗ trợ. Để hoạt động của quán tiếp tục được duy trì, chúng tôi trông đợi vào sự ủng hộ của các mạnh thường quân. Còn chúng tôi chỉ là cầu nối những tấm lòng thơm thảo tới những người lao động thu nhập thấp, giúp cuộc sống của họ bớt chút vất vả’.

{keywords}
Thực đơn của quán trong ngày đầu tiên phục vụ. Ảnh: NVCC
{keywords}
Suất cơm đầy đủ món mặn, rau, canh và hoa quả tráng miệng. Ảnh: NVCC

Anh Đức cho biết, để quán Yên Vui hoạt động trôi chảy và lâu dài, sau này cần sự chung tay của rất nhiều người. Hiện tại, ngoài một số nhân viên chính đứng bếp, quán còn có các tình nguyện viên đến hỗ trợ việc nấu nướng, phục vụ. Họ là sinh viên, các bác lớn tuổi đã về hưu tranh thủ thời gian rảnh rỗi làm thiện nguyện. Địa điểm thuê quán cũng được chủ nhà lấy với giá rẻ hơn thị trường.

Hiện tại, mỗi tuần quán mở cửa 3 ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu vào lúc 11 giờ trưa. Đối tượng phục vụ của quán ưu tiên người lao động thu nhập thấp như các bác xe ôm, người bán vé số, người tàn tật, lao động tự do… Mỗi suất ăn chay có giá 1.000 đồng, mỗi suất ăn mặn giá 2.000 đồng, gồm đủ 3 món: mặn, rau, canh kèm hoa quả hoặc bánh ngọt tráng miệng.

{keywords}
Những người lao động nghèo tìm đến quán Yên Vui. Ảnh: NVCC
{keywords}
Quán mở cửa lúc 11 giờ trưa các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu. Ảnh: NVCC 

‘Chúng tôi nhận được phản hồi rất tốt trong những ngày hoạt động đầu tiên. Các cô chú nói ít có nơi nào bán cơm từ thiện rẻ mà lại ngon như ở đây’.

Anh Đức cũng chia sẻ, những ngày đầu tiên mới ít người biết đến quán nên mỗi ngày quán phục vụ được khoảng 100 suất cơm. Mục tiêu của quán là phục vụ khoảng 150 suất/ ngày. ‘Với những khách đến quán muộn khi đã hết cơm, chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn mỳ tôm để làm 1 bát mỳ bò cho các cô chú. Chúng tôi muốn ai đã đến với Yên Vui đều được no bụng, không ai phải chịu đói bụng đi về’.

{keywords}
 

Tới đây, ngoài việc phục vụ suất cơm giá rẻ, quán Yên Vui còn muốn những người lao động nghèo được trải nghiệm các lớp học thiền, yoga, kỹ năng sống… mang lại niềm vui sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Là một người theo đạo Phật, anh Đức tâm sự rằng, bữa cơm giá rẻ chỉ là một phần những gì anh mong muốn được sẻ chia. Hơn thế, anh mong muốn mọi người đến quán ‘thực tập’ được nhiều điều hơn trong cuộc sống, ví dụ như từ cách xếp bát đũa gọn gàng sau khi ăn xong…

Giống như câu nói anh treo ở cửa quán: ‘Đừng ngần ngại! Các cô bác vào ăn cơm đi! Và hãy cùng chúng tôi thực tập để đem lại yên vui cho tất cả mọi người!’.

Bất ngờ về nhóm người vô gia cư nhận quà từ thiện trên phố đêm Hà Nội

Bất ngờ về nhóm người vô gia cư nhận quà từ thiện trên phố đêm Hà Nội

Người phụ nữ chia sẻ không chồng, không nhà cửa, vào các đêm cuối tuần chị đưa con ra phố Tràng Thi xin quà từ thiện. Nhưng sau đấy, chúng tôi thấy một người đàn ông đến đón chị ta trên một chiếc xe ga.

" alt="Điều đặc biệt trong quán cơm 2 nghìn đồng của người Đà Nẵng">

Điều đặc biệt trong quán cơm 2 nghìn đồng của người Đà Nẵng

Bóng đá 2025-02-04 21:45 261
  • Bởi cách đây 6 năm khi tôi chuẩn bị bước vào năm cuối của trường Đại học Kiến trúc thì trong đám con trai của khoa rộ lên thông tin là có một em vừa nộp hồ sơ vào năm nhất xinh như mộng. Háo hức tôi cùng thằng bạn chung phòng bỏ cả bữa sáng chỉ để được chiêm ngưỡng người đẹp.

    {keywords}
    Choáng vì mới quen, vợ trẻ đã

    Quả là thông tin chẳng sai, em đẹp tinh khôi như bông hoa đồng nội vừa hé nhụy, ngoài dáng người cao ráo với eo thon cùng mái tóc đen dài buông xõa giản dị thì nụ cười với hai má lúm đồng tiền và đôi mắt trong veo của em khiến tay chảy mọi ánh nhìn.

    Trường Đại học Kiến trúc trai nhiều mà gái ít nên chuyện người đẹp luôn có vệ tinh săn đón là đương nhiên và bản thân tôi cũng muốn mình được em để ý đến. Rồi dịp may trời dành cho tôi khi tôi tình cờ gặp em trong ngày vội vã lên giảng đường mà cơn mưa bất ngờ đổ xuống trong khi em không chuẩn bị nón mũ hay áo mưa gì. Biết em lo vì sợ muộn học, sẵn có chiếc ô tôi nhường cho em và không đợi em cảm ơn tôi đội mưa chạy về kí túc xá.

    Tôi không nghĩ là em nhớ mặt tôi vì tôi và em chưa một lần gặp gỡ hay chuyện trò đến khi có cơn mưa đầy may mắn đó. Thế mà cuối buổi chiều tôi thật sự ngỡ ngàng khi em đợi tôi ở sảnh kí túc của tôi. Không những tôi nhận được lời cảm ơn chân tình từ em mà còn được em e lệ giới thiệu em tên Lệ, quê ở một tỉnh phía Bắc, rồi em chủ động cho tôi số điện thoại để tiện liên lạc nữa.

    Nói thật hôm đó về phòng tôi trằn trọc đến khuya mà không sao ngủ được, tôi còn len lén trở dậy vuốt ve chiếc ô và thì thầm biết ơn nó vì nó đã giúp tôi được người đẹp để ý… Rồi tôi và Lệ thành đôi mà bạn bè dành cho chúng tôi sự ngưỡng mộ và tấm tắc rằng chúng tôi là một cặp đôi trời sinh.

    Tôi ra trường trước Lệ 3 năm, chúng tôi ngày càng gắn bó khi mà nhờ vào công việc cho thu nhập ổn ở một công ty liên doanh với nước ngoày sau khi Lệ có việc làm trong công ty xây dựng của 1 doanh nghiệp lớn thì chúng tôi về chung một nhà bằng sự đồng thuận, chúc phúc của bố mẹ, họ hàng đôi bên và bạn bè cùng học, cùng làm với chúng tôi.

    Ngày cưới của chúng tôi không có sự hiện diện của anh Thịnh, sếp phòng trực tiếp của tôi vì anh đang vướng chuyến công tác cùng giám đốc ra nước ngoài. Vậy mà khi trở về qua tôi, anh Thịnh gửi quà mừng là một món trang sức có giá trị cho “cô dâu mới của nhân viên đầy tiềm năng”, như lời anh nói khiến cả vợ lẫn tôi đều cảm động và trân trọng tình cảm chân thành của anh.

    Để cảm ơn lòng tốt của sếp, tôi bàn với Lệ đặt một buổi tiệc thật sang nhân dịp sinh nhật lần thứ 24 của em để mời sếp đến chung vui. Tôi phải đặt tiệc sang bởi sếp ngoài 40 tuổi nhưng kinh tế quá đầy đủ do thừa hưởng gia sản khủng của ông bà, bố mẹ chia cho vì anh là trưởng nam, là cháu đích tôn của dòng họ. Đồng thời tôi cũng muốn an ủi sếp vì anh vừa chia tay vợ cách đây không lâu mà cô con gái chung của hai người nhất định sống cùng mẹ.

    Sếp vui vẻ nhận lời và một lần nữa vợ tôi lại được nhận quà của sếp đó là chiếc túi hàng hiệu cùng bộ mĩ phẩm sếp vừa mua trong cuyến công tác ra nước ngoài. Chưa kịp mừng vì được sếp ưu ái thì tôi đã chết điếng vì sự thật khủng khiếp mà tận mắt mình chứng kiến. Đó là khi tôi trở về nhà sớm hơn dự kiến sau một tuần đi giám sát công trình ở tỉnh, ngay trong phòng ngủ của vợ chồng tôi, là cảnh sếp cùng cô vợ trẻ của tôi đang quấn lấy nhau nồng nhiệt. Đơn li hôn tôi đã kí, còn Lệ nức nở xin tôi tha thứ vì em dại dột, nghĩ rằng cặp bồ với sếp của tôi để có cơ hội đẽo tiền, có cơ hội hưởng thụ khối tài sản lớn của sếp, chứ tình yêu em chỉ dành cho tôi?

    Cách cư xử của vợ người tình khiến tôi sống không bằng chết

    Cách cư xử của vợ người tình khiến tôi sống không bằng chết

    Cuộc gặp kết thúc trong im lặng, chị bình thản rời đi để tôi ngồi bần thần với mớ suy nghĩ hỗn loạn. 

    " alt="Choáng vì mới quen, vợ trẻ đã 'ngã' vào tay sếp già của chồng">

    Choáng vì mới quen, vợ trẻ đã 'ngã' vào tay sếp già của chồng

    Thể thao 2025-02-04 21:02 2910
  • Toát mồ hôi vì "cháy đơn"

    Anh Lê Minh Thuận - chủ tiệm một hàng bún Thái ở TP HCM tiết lộ, từ khi tham gia GrabFood, lượng đơn tăng vọt, doanh thu cũng theo đó mà đi lên theo "cấp số nhân".

    Anh Thuận cho biết, “Món bún Thái có nguyên liệu tươi sống, nên giá đắt đỏ hơn hủ tiếu, mì, phở… Nhờ các ứng dụng như GrabFood mà quán của mình ở quận Tân Bình cũng có thể tiếp cận khách hàng ở khu trung tâm, bán không thua các hàng ở quận 1, quận 3”.

    Không riêng anh Thuận, nhiều hàng ăn dù chỉ là quán ven đường cũng ghi nhận mức bán hàng nhảy vọt, doanh thu ròng tăng gấp 3-5 lần.

    Trước kia, các hàng quán đều dựa 100% vào lượng khách quen và khách vãng lai. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, công nghệ phát triển đã tạo điều kiện cho các cửa hàng mở rộng buôn bán. Các ứng dụng đặt, giao thức ăn trở nên phổ biến, nhiều nhà hàng, quán ăn đã tham gia “lên app”, mở rộng tệp khách hàng, tăng doanh số và thu nhập của toàn bộ nhân viên.

    Tăng thêm 10-20 đơn thì phấn khởi, tuy nhiên đến khi tài xế ùa đến mua về, đặc biệt là vào giờ cao điểm thì nhiều quán phải… toát mồ hôi vì quá tải. Đơn đổ dồn cùng lúc kéo theo việc quán trở nên đông đúc do các tài xế tụ lại đặt món, nhân viên bối rối, đầu bếp không chuẩn bị kịp lượng đơn quá nhiều cùng lúc. Tình trạng này dẫn đến cảnh tài xế hối thúc, khách đến ăn tại hàng cũng mất kiên nhẫn vì phải xếp sau hàng dài shipper.

    “Vào giờ cao điểm, mình quay đi quay lại nào là viết hóa đơn cho shipper, nhập đơn cho bếp, kiểm món, thối tiền... Cũng vì mấy chuyện lặt vặt mà mỗi đơn mất 20 phút mới xong, tài xế nói khách đói bụng quá, huỷ đơn mất rồi”, anh Thuận nói.

    Đồng quan điểm trên, anh T.Nghị - chủ một cửa hàng thức ăn Hàn Quốc tại quận 1, TP HCM cũng phân trần, nhiều lần anh phải “tiến thoái lưỡng nan" vì shipper cùng lúc đến mua hàng quá nhiều, lượng món cần làm vượt qua cả lượng nguyên liệu hiện có và tốc độ chế biến của bếp không kịp giao. Lúc đó, anh phải ngậm ngùi nhờ shipper báo lại khách là quán đã hết hàng.

    “Vậy nên lên app thì đúng thật là có nhiều khách biết tới và nhiều đơn hàng hơn đó, nhưng để giữ phong độ cho quán thì không dễ dàng gì”, anh Nghị cho hay

    {keywords}
    Cả shipper lẫn khách đến ăn đều phải xếp hàng chờ món

    Ung dung tăng doanh thu với mô hình tích hợp

    Nhận thấy tình trạng ứ đơn khiến quán đánh mất một lượng khách hàng tiềm năng, nhiều dịch vụ giao nhận thức ăn - đơn vị “đồng cam, cộng khổ" với các hàng quán - đã khuyến khích các cửa hàng chuyển qua mô hình tích hợp - khác với mô hình tài xế mua hộ như trước kia, để tối ưu khả năng vận hành, rút ngắn thời gian giao hàng, tăng thêm lợi thế cạnh tranh.

    “Họ (đơn vị cung cấp ứng dụng - PV) giải thích rõ cho tôi cách chuyển qua mô hình mới, từ chuyện đơn khách đặt sẽ báo trực tiếp trên ứng dụng thế nào, đến việc tiền sẽ về tài khoản mình ra sao…”, chị M.Hoa - chủ cửa hàng bún chả tại quận 4, TP HCM cho biết.

    Với mô hình tích hợp, ngay khi khách hàng chốt đơn, đơn hàng sẽ lập tức được báo trên ứng dụng của quán, thông qua điện thoại thông minh (smartphone) hoặc máy POS tại cửa hàng.

    Trong khi tài xế tìm đường đến quán, thì hoạt động chế biến đã diễn ra. Shipper đến cũng là lúc thức ăn nóng sốt ra lò, rút ngắn đáng kể thời gian chờ đợi tại quán so với trạng thái bị động đợi tài xế đến mua hàng như trước đây. Quy trình đặt hàng - chuẩn bị món - lấy hàng trở nên nhịp nhàng và liền mạch hơn.

    “Ban đầu tôi cũng ngại chuyển sang mô hình mới vì đâu có rành công nghệ, nhưng bên GrabFood có xuống hỗ trợ cài đặt ngay trên điện thoại, nên cũng yên tâm hơn. Rồi từ ngày đổi mô hình, quán tôi đâu ra đó, vì đơn hàng tăng mà hoạt động quán nhịp nhàng chứ không lộn xộn như xưa”, chị Hoa chia sẻ.

    {keywords}
    Từ ngày có máy POS, các hàng quán đã cân bằng lại cách thức thực hiện các đơn giao hàng và khách ăn tại quán

    Mô hình giao nhận tích hợp đang mang đến nhiều thuận lợi cho cửa hàng. Ngoài việc giúp quy trình giao nhận thức ăn nhịp nhàng hơn so với mô hình mua hộ trước đây, chuyển sang mô hình tích hợp cũng là lúc toàn bộ việc thanh toán đều tự động hoá theo nền tảng của ngân hàng, giảm bớt phiền toái cho shipper khi phải chi tiền mặt, quán cũng tiết kiệm được thời gian tính toán thu chi.

    “Ở quán tôi, đơn sẽ báo qua máy POS. Trước khi có máy, tôi toàn phải tự viết tay đơn hàng, rồi tính tiền. Không thể tránh khỏi sai sót do mình không thể minh mẫn, sáng suốt cả ngày. Từ khi sang mô hình mới và có máy POS, tôi thoát hẳn gánh nặng do máy tự in hóa đơn, mình kiểm kê sản phẩm theo đơn này và giao cho tài xế là xong. Không cần nặng nhọc tiền bạc như trước”, anh Hoàng Chương - chủ cửa hàng xôi gà ở Hà Nội nói.

    Không chỉ chị Hoa, anh Chương mà với hàng trăm hàng quán khác, đây được chứng minh là phương thức cạnh tranh thông minh, hiệu quả, đưa sức mạnh của công nghệ dữ liệu (data) và đám mây (cloud) vào kinh doanh, tạo ra giá trị thiết thực cho cộng đồng.

    Theo thống kê từ GrabFood, nhiều chủ quán đầu tư chuyển sang mô hình mới đã chứng kiến tổng giá trị giao dịch trung bình tăng 300-400% trong khi tỷ lệ hủy đơn giảm đi một nửa. Thành tích khả quan này có được trong chỉ hơn nửa năm “ông lớn” mảng giao nhận triển khai mô hình hoạt động mới này.

    Châu Bút

    " alt="Hàng quán đắt khách nhờ app giao thức ăn">

    Hàng quán đắt khách nhờ app giao thức ăn

    Thể thao 2025-02-04 20:43 703