您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng
NEWS2025-04-18 10:48:16【Thể thao】4人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 31/01/2025 07:43 Đức ronaldoronaldo、、
很赞哦!(27443)
相关文章
- Soi kèo góc Liverpool vs West Ham, 20h00 ngày 13/4
- Đông Nhi phản hồi nghi vấn đạo nhạc
- Shopee, Lazada, TikTok Shop phải nộp thuế thay người bán từ 2025
- Hoa hậu Hải Dương tiết lộ về tài tử Hàn Quốc Jung Hae In
- Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs Fortaleza, 08h10 ngày 14/4: Trên đà hưng phân
- Google, Facebook thoát ‘gánh nặng’ tại châu Âu
- Ngăn chặn gần 7.000 website lừa đảo, vi phạm pháp luật
- Co.opmart, Co.opXtra trợ giá 1.000 sản phẩm kích thước lớn
- Nhận định, soi kèo Albirex Niigata vs Yokohama FC, 12h00 ngày 13/4: Kém cỏi như nhau
- Phong cách uống bia đứng ở Triều Tiên
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Khó tin The Cherries
- Sáng ngày 13/6, kì thi tuyển sinh THPT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chính thức bắt đầu với môn thi Ngữ văn với sự tham gia của gần 12.000 thí sinh.
Đề thi năm nay được phần lớn giáo viên và học sinh nhận định “nhẹ” hơn mọi năm, chủ yếu tập trung vào các kiến thức ngữ pháp quen thuộc (thành phần biệt lập, biện pháp tu từ) và yêu cầu phân tích hai đoạn thơ đầu trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” để thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đất nước.
Tuy vậy, phần lớn sự tập trung lại được đổ về câu nghị luận xã hội:
“Hãy lắng nghe tiếng kêu cứu của biển xanh
- Cá chết hàng loạt ở nhiều nơi!
- Nước biển dâng cao và tình trạng ngập mặn!
- Sự cố tràn dầu xảy ra liên tục!
- Rác thải đổ xuống biển vô tội vạ!
- ………………………………………….
Viết một bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường biển hiện nay.”
Câu nghị luận xã hội đã thẳng thắn nhìn nhận những tác hại không hề nhỏ mà của vấn đề ô nhiễm môi trường đối với môi trường biển, yêu cầu học sinh đưa ra những nhận định của chính bản thân về vấn đề nàt.
Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh phát triển dựa vào lợi thế từ việc khai thác và phát triển các tài nguyên biển nên vấn đề được đưa ra trong đề thi đã đánh trúng tâm lí và mong đợi được bày tỏ nguyện vọng của học sinh, từ đó thể hiện vai trò và trách nhiệm của thanh niên đối với địa phương mình đang sinh sống và học tập.
Sau buổi thi môn Ngữ văn, diễn đàn học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng (TP. Vũng Tàu) nhanh chóng cập nhật đề thi, phần lớn các bình luận của các bạn đều cho rằng đề thi có phần dễ hơn các năm trước và giúp học sinh có những nhìn nhận và suy nghĩ riêng về một vấn đề đang rất cấp bách hiện nay.
Trong những năm trở lại đây, dư luận thường dành sự tập trung lớn cho các câu hỏi nghị luận xã hội trong đề thi Ngữ văn bởi thông qua đó, học sinh phần nào có cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như thoát khỏi lối "học tủ, học vẹt" của học sinh.
Chiều 13/6, thí sinh tiếp tục với môn Tiếng Anh và kết thúc kì thi với môn Toán vào sáng 14/6. Dự kiến điểm thi sẽ thông báo vào ngày 21/6/2016.
Vũ Nam Thái
">Đưa chuyện cá chết vào đề tuyển sinh lớp 10
Hai tuần trước, Sỹ Ben bị đau tức ở ngực. Từ những cơn đau nhỏ ban đầu, nam ca sĩ dần đau nhiều đến nỗi đêm phải ngủ ngồi và được một người quen đưa vào Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch kiểm tra.
Bác sĩ chụp X-quang, chẩn đoán Sỹ Ben bị tràn dịch màng phổi nên yêu cầu nhập viện ngay. Do không có người thân ở bên, anh Tâm phải vào giúp người anh thân thiết.
Những ngày qua, các bác sĩ đã hút gần 2 lít dịch trong phổi Sỹ Ben. Sỹ Ben thường than đau, sợ hãi "5 cái ống hút dịch chọc vào người". Nếu thuốc hết tác dụng, nam ca sĩ thường mất ngủ vì cơn đau. Sỹ Ben ăn rất ít mỗi bữa, hầu như chỉ ăn được cháo và uống sữa.
Sỹ Ben ngày ấy - bây giờ.
Sau 2 tuần điều trị, sức khỏe ca sĩ cải thiện đôi chút. Dù vậy, Sỹ Ben vẫn rất yếu, không thể nói nhiều hay tự đi lại, phần lớn việc đều cần anh Tâm giúp đỡ.
Sỹ Ben đang gặp áp lực tài chính. Không còn tiền, anh nhờ đồng nghiệp quyên góp hỗ trợ viện phí và sinh hoạt phí mỗi ngày. Diễn viên Bình Tinh vừa kêu gọi quyên góp giúp đỡ Sỹ Ben được hơn 55 triệu đồng, sẽ trao cho ca sĩ vào ngày mai.
Về việc Sỹ Ben nhập viện mà không có người thân chăm sóc, thăm nom, anh Tâm nói: "Đây là chuyện riêng của gia đình anh ấy, tôi không hỏi đến".
Sỹ Ben nổi tiếng sau khi tham gia nhạc tập Mưa bụi, được báo giới gọi là "Lê Minh Việt Nam" khi gắn với trào lưu nhạc Hoa lời Việt từ giữa thập niên 1990 đến đầu thập niên 2000.
Sau Mưa bụi, nam ca sĩ sang Mỹ định cư năm 2002 rồi về Việt Nam kinh doanh. Năm 2010, Sỹ Ben và vợ bị nhiều đồng nghiệp tố nợ nần. Sự kiện gây chấn động khiến tên tuổi Sỹ Ben biến mất khỏi làng giải trí.
'Những ngày vắng em' (nhạc Hoa lời Việt) - Sỹ Ben, Tú Linh
Sao 'Mưa bụi': Người qua đời, người lấy chồng tỷ phú sống ở Mỹ
Sau 24 năm, các giọng ca "Mưa bụi" ngày ấy thay đổi ít nhiều. Có người lấy chồng tỷ phú, có người yên vị ghế chủ tịch, và cả người đã giã từ cuộc chơi âm nhạc.
">Sỹ Ben 'Mưa bụi' bị tràn dịch màng phổi, không người thân chăm sóc
Intel muốn xin thêm ngân sách cho nhà máy chip 17 tỷ EUR tại Đức. (Ảnh: Reuters) Dự án của Intel là khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Đức thời hậu chiến, đóng vai trò then chốt trong kế hoạch tăng gấp đôi thị phần bán dẫn của EU từ chưa tới 10% ngày nay lên 20% năm 2030. Một số quan chức chính phủ Đức, bao gồm Bộ trưởng kinh tế Roberg Habeck, nghĩ Berlin phải tìm cách theo kịp mức độ hỗ trợ khổng lồ của chính quyền Mỹ trong Đạo luật CHIPS và Khoa học. Trong đó, Mỹ cam kết hỗ trợ 52 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất bán dẫn nội địa.
Dù vậy, các nhà kinh tế học Đức lại tranh luận số tiền hỗ trợ lãng phí tiền thuế của người dân. Ngoài ra, còn có lo lắng về tham vọng giảm lệ thuộc vào nhà cung ứng châu Á của Đức là giấc mơ viển vông do sự phức tạp của chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp chip.
Đòi hỏi của Intel gây chia rẽ trong chính quyền Đức, theo Financial Times. Thủ tướng Olaf Scholz và Habeck được cho là cởi mở với tăng hỗ trợ tài chính, dựa trên các dấu hiệu cho thấy Intel có thể tăng tổng vốn đầu tư vào nhà máy.
Song, Lindner phản đối và tự nhận “không thích các khoản trợ cấp”. Ông tuyên bố sẽ chống lại mức tăng hỗ trợ cho Intel, ngay cả khi công ty muốn mở rộng dự án.
Tháng này, Bộ trưởng kinh tế trao đổi với các phóng viên rằng, dù chính phủ ưu tiên dự án Intel, “tiền trợ cấp luôn được người nộp thuế trả, vì vậy chúng tôi phải cân nhắc cẩn thận”. Ngoài ra, bất kỳ khoản tài trợ nào cho Intel đều phải có sự chấp thuận của EU theo quy tắc của khối.
Intel từ chối bình luận về quan điểm của Lindner và chỉ cho biết, có khoảng cách lớn về chi phí, công ty đang làm việc với chính phủ để xử lý.
Trước những gợi ý chính phủ có thể hỗ trợ Intel bằng cách bán điện giá rẻ, Lindner chia sẻ “có vài tùy chọn đang được xem xét” nhưng nội các vẫn chưa đưa ra ý kiến. “Song nói về ngân sách, chúng tôi đã đạt đến giới hạn của mình”, ông bổ sung.
(Theo FT)
Công ty Trung Quốc: Lấy chip Intel, dán mác đặt tên, thành hàng ‘nội địa’
Nhà sản xuất máy tính Trung Quốc Powerleader Computer System đang bác bỏ cáo buộc bộ xử lý trung tâm (CPU) mới của họ là một con chip Intel cũ được ngụy trang, nói rằng sản phẩm được phát triển với “sự hỗ trợ” từ gã khổng lồ sản xuất chip Mỹ.">Kế hoạch xin Đức 10 tỷ EUR của Intel bất thành
Nhận định, soi kèo Qingdao West Coast vs Shandong Taishan, 17h30 ngày 15/4: Bất phân thắng bại
Ca sĩ Phương Mỹ Chi. Các ca sĩ có cách phản hồi khác nhau khi nhận câu hỏi so sánh với Hoàng Thùy Linh. Trong buổi ra mắt MV Vũ trụ có anh, Phương Mỹ Chi nói: "Tôi hay bất cứ người trẻ nào đều có trách nhiệm kế thừa văn hóa dân tộc. Không nên dùng từ 'ăn theo', 'bắt chước' trong trường hợp này. Tôi mong mọi người nên khuyến khích thay vì dùng những từ không hay làm người trẻ chùn bước".
Hà Myo nói "so sánh khập khiễng", phân tích định hướng khác nhau và chấp nhận việc không nổi tiếng bằng Hoàng Thùy Linh.
Dương Hoàng Yến mong khán giả nhìn nhận tích cực vào sự cống hiến, giá trị khác nhau mà mỗi nghệ sĩ mang lại trong khi Hòa Minzy chứng minh ý tưởng đầu tiên của MV Thị Mầu có từ 8 năm trước.
Dù cách trả lời khác nhau, các ca sĩ hầu như bộc lộ thái độ không thoải mái khi bị so sánh với phong cách âm nhạc của một ca sĩ khác.
Ai độc quyền văn hóa dân tộc?
Để biết các sản phẩm âm nhạc pha trộn yếu tố truyền thống và hiện đại có sao chép phong cách Hoàng Thùy Linh không, cần xác định "phong cách Hoàng Thùy Linh" là gì.
Ca sĩ này thường đưa các chất liệu văn hóa dân gian (ngữ văn dân gian; nghệ thuật dân gian; tri thức dân gian; tín ngưỡng, phong tục và lễ hội dân gian...) thể hiện qua hình ảnh và âm thanh vào sản phẩm âm nhạc điện tử "rặt" thời thượng của mình.
Dù thể hiện ở hình ảnh hay âm thanh, Hoàng Thùy Linh đều xử lý theo hướng cách tân, cách điệu chứ không để chất liệu nguyên mẫu. Hay trong những sản phẩm đó, chất liệu hiện đại chiếm phần lớn, chất liệu truyền thống chiếm phần ít.
Các sản phẩm của Hoàng Thùy Linh vừa lôi cuốn bởi sự thời thượng, vừa khơi gợi tính tò mò với người chưa biết và tạo cảm giác thân thuộc với người đã biết.
MV "Cân cả thế giới" của Dương Hoàng Yến độc lập, phân biệt với MV "Để Mị nói cho mà nghe" của Hoàng Thùy Linh. Phong cách của Hoàng Thùy Linh được tổng hòa bởi các thành tố gồm: văn hóa dân gian, nhan sắc, cá tính, màu giọng, cách xử lý tác phẩm... Không thành tố cụ thể nào đại diện cho phong cách này.
Dù vậy, 4 từ "văn hóa dân gian" dính chặt vào cái tên Hoàng Thùy Linh dù cô không phải người đầu tiên, duy nhất hoặc độc quyền ứng dụng văn hóa dân gian vào sản phẩm âm nhạc.
Nhắc đến Hoàng Thùy Linh, nếu không biết mô tả gì, người ta thường dùng cụm từ "văn hóa dân gian" để nói về cô như một kiểu định kiến.
Với thành công lớn từ 2 album Hoàngvà LINK, Hoàng Thùy Linh định hình rõ nét phong cách âm nhạc của mình trong khán giả. Cộng với việc nhóm DTAP - nổi tiếng từ các sản phẩm âm nhạc làm cùng Hoàng Thùy Linh - sản xuất âm nhạc cho các bài Cân cả thế giới, Vũ trụ có anh..., không ít khán giả nhầm lẫn cho rằng màu sắc của những bài này sao chép màu nhạc của Hoàng Thùy Linh.
Tuy nhiên, đến lúc cần dừng việc áp đặt định kiến tất cả ca sĩ đưa văn hóa dân tộc vào sản phẩm âm nhạc đều sao chép, ăn theo Hoàng Thùy Linh.
Văn hóa dân tộc bao gồm văn hóa dân gian và văn hóa bác học, là hệ giá trị khổng lồ mà bậc tiền nhân người Việt để lại cho lớp người sau. Không nghệ sĩ hay cá nhân nào sở hữu độc quyền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Quan trọng hơn, Hoàng Thùy Linh thành công nhưng không đồng nghĩa âm nhạc của cô là mực thước cho đồng nghiệp.
Bên cạnh Hoàng Thùy Linh, nhiều nghệ sĩ ngày càng cho ra đời những sản phẩm đa dạng, phong phú ứng dụng văn hóa dân tộc vào âm nhạc.
Các ca sĩ Hà Myo, Quách Mai Thy, Sèn Hoàng Mỹ Lam, Thu Hằng... làm ngược với Hoàng Thùy Linh. Họ đặt phần truyền thống làm nền tảng, phủ lên màu sắc thời thượng vẫn hấp dẫn theo cách riêng.
Việc Hoàng Thùy Linh bị ép làm mực thước âm nhạc của đồng nghiệp cho thấy cô cũng là đối tượng của định kiến. Hòa Minzy, Dương Hoàng Yến... đều định hình phong cách riêng, thể hiện rõ nét trong sản phẩm. Phương Mỹ Chi đưa âm hưởng ca trù thuộc văn hóa bác học vào sản phẩm khá mới mẻ. Bùi Lan Hương, Ricky Star, RTee... cũng có nhiều sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân tộc.
Hàm lượng văn hóa được ứng dụng tùy thuộc vào mỗi sản phẩm, không phân biệt ít hay nhiều. Mỗi sản phẩm được phát hành luôn có chiến lược riêng, người nghệ sĩ cần xác định mình chọn yếu tố văn hóa nào, cho mục đích gì và thể hiện ra sao. Họ cần được định hướng và khuyến khích thay vì áp đặt, chất vấn, đàm tiếu.
Riêng trường hợp Hoàng Thùy Linh, album LINKvới các bài See tình, Bắt vía, Trưởng nữ chạy trốn, Đánh đố... cho thấy âm nhạc của cô đang dần dịch chuyển khỏi vùng "văn hóa dân gian" mà một bộ phận khán giả đã và đang mặc định.
Thú vị hơn, trong buổi công bố album LINK, cô từng nhận câu hỏi: Có lặp lại chính mình, cụ thể là album Hoàng không? Đồng nghĩa chính Hoàng Thùy Linh cũng bị so sánh với bản thân chứ không chỉ các ca sĩ khác.
Có lẽ Hoàng Thùy Linh, Phương Mỹ Chi, Dương Hoàng Yến, Hòa Minzy... và nhiều nghệ sĩ khác cần được "giải cứu" khỏi định kiến, trả lại môi trường lành mạnh để tự do sáng tạo nghệ thuật.
MV 'Bo xì bo' - Hạ phỏm
Phản ứng của Phương Mỹ Chi khi bị nhận xét 'ăn theo' Hoàng Thùy LinhThực hiện sản phẩm với concept khá tương đồng với Hoàng Thùy Linh, Phương Mỹ Chi khẳng định không "ăn theo" và đang nỗ lực cùng ê-kíp tìm hướng đi riêng.">
Hãy tha cho Hoàng Thùy Linh
Nhiều lỗi sai trong Vua tiếng Việt được chỉ ra (Ảnh chụp màn hình).
Không thể phủ nhận, chương trình này với sự tham gia của đông đảo người chơi ở mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch đã thu hút được sự quan tâm lớn của công chúng.
Tuy nhiên, việc chương trình liên tục bị tố gặp lỗi và nhiều "sạn" thời gian qua khiến không ít người cảm thấy nuối tiếc.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, tên chương trình Vua tiếng Việtcó phần to tát so với một game show truyền hình, không nên dùng chữ "vua".
Chia sẻ với Dân trívề vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đặt tên chương trình là "Vua tiếng Việt" hoàn toàn không ổn.
Lý do là bởi tên gọi này kích thích lòng kiêu ngạo vô lối, đặc biệt là với lớp trẻ. Nhắc đến "vua" là nhắc đến người cao nhất, người làm luôn làm đúng, nói đúng, không ai sánh bằng. Người trẻ vì thế sẽ hiểu người thi hoặc người giành giải Vua tiếng Việtsẽ là người giỏi tiếng Việt nhất.
"Gọi "Vua tiếng Việt" thực ra là một kiểu câu view nhưng trong trường hợp này rất không nên vì gây phản cảm về mặt văn hóa. Ngay từ lần đầu nghe thấy tên gọi này tôi đã cảm thấy không phù hợp, không đảm bảo chất văn hóa của một chương trình truyền hình phát trên đài trung ương.
Theo tôi, chương trình nên đổi thành những cái tên dung dị, khiêm nhường hơn như "Thi tiếng Việt", "Tiếng Việt tinh hoa"… Những tên gọi này nhã nhặn, phù hợp với nội dung chương trình", PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt nhấn mạnh.
Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cũng chỉ ra rằng, chương trình nhận là "Vua tiếng Việt" nhưng liên tục bị tố gặp sai sót. Việc sai sót này vô cùng nguy hiểm với công chúng.
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp. Nếu chương trình sai sót sẽ dễ dẫn đến sai sót trên nhiều lĩnh vực. Người xem chương trình, đặc biệt là người trẻ, học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức sai. Người chơi cũng ảnh hưởng về tâm lý, hoang mang khi dự thi, mất niềm tin, nhầm lẫn giữa đúng và sai.
"Điều nguy hại nữa là khi phát sóng cái sai thì người ta xem được, nhưng khi chương trình đính chính chưa chắc mọi người đã biết. Người xem sẽ cảm thấy cách giải thích trước đó là đúng và sẽ sử dụng trong các hoạt động giao tiếp hoặc dùng để viết bài, làm văn. Tiếng Việt sẽ theo đó mà lệch lạc.
PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt (Ảnh: Hồng Anh).
Trong bối cảnh tiếng Việt bị sử dụng lung tung, nhiều người muốn xem chương trình để tìm đến cái chuẩn nhưng chương trình lại có nhiều "sạn", nhiều lỗi thì sẽ khiến công chúng "dễ nhiễm" sai theo", chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, khi xây dựng chương trình về tiếng Việt, nhà đài phải thật thận trọng. Chương trình cần có bộ máy biên tập giỏi, đặc biệt phải có những cố vấn am hiểu nhiều lĩnh vực của nghiên cứu ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp, chính tả, lịch sử tiếng Việt…). Nếu không có những người làm chương trình giỏi hoặc đội ngũ cố vấn chặt chẽ thì lầm lẫn sẽ xảy ra liên tục.
Nhìn nhận một cách khách quan, vị chuyên gia này cho rằng, mục tiêu của chương trình Vua tiếng Việtrất hay, giúp ích cho cuộc sống nên được đông đảo người dân đón nhận.
Tuy nhiên, để chương trình có chất lượng hơn, nhà đài nên thay đổi tên chương trình cho phù hợp, chỉnh lý về cách làm, thận trọng khi lựa chọn các câu hỏi, đáp án. Đặc biệt, với những trường hợp sai sót nên có sự cầu thị, tiếp thu, xin lỗi và đính chính kịp thời để công chúng không học theo cái sai.
'Vua tiếng Việt' bị chê nhiều sạnKhán giả chỉ ra nhiều lỗi sai của chương trình "Vua tiếng Việt". Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công phân tích một số lỗi về chính tả, nhầm lẫn về phương ngữ... của ban biên tập cũng như cố vấn chương trình.">
Tên gọi chương trình 'Vua tiếng Việt' quá kiêu ngạo, gây phản cảm?
- Hà Nội có 16.442 thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp, chiếm 21,6% trong tổng số trên 76.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2016. Số liệu được Sở GD-ĐT Hà Nội công bố sáng 21/6.
Như vậy, số lượng thí sinh thi vào đại học của Hà Nội năm nay là gần 60.000 em, chiếm 79,4% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Các thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia tại Hà Nội năm 2015. Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia năm nay, địa bàn TP Hà Nội sẽ có 104 điểm thi với 2.714 phòng thi. Trong đó, số điểm thi chỉ để tốt nghiệp THPT là 31 điểm với 691 phòng thi.
Các điểm thi chỉ để xét tốt nghiệp do Sở GD-ĐT Hà Nội trực tiếp tổ chức. Các điểm thi còn lại được tổ chức tại 5 cụm thi do 5 trường ĐH chủ trì.
Toàn thành phố có 271 điểm tiép nhận hồ sơ cho thí sinh. Trong đó, có 241 điểm thi tại các trường THPT và trung tâm GDTX tiếp nhận hồ sơ cho các thí sinh chưa tốt nghiệp THPT và 30 điểm thi tại các phòng GD-ĐT tiếp nhận hồ sơ cho các thí sinh đã tốt nghiệp.
Hiện tại, sở GD-ĐT đã tiếp nhận, phân loại hồ sơ của thí sinh và bàn giao hồ sơ cho các trường đại học.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng điều động 456 cán bộ giáo viên trường THPT, 21 cán bộ, giảng viên trường đại học tham gia công tác chấm thi của sở.
Kỳ thi THPT năm nay sẽ diễn ra từ 1-4/7 tới đây. Ngày 30/6, các em học sinh sẽ làm thủ tục dự thi, nhận thẻ dự thi và đính chính các sai sót nếu có.
Các môn thi THPT quốc gia năm nay vẫn bao gồm 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ.Trong đó ngoài môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm, môn Ngữ văn có phần đọc hiểu và làm văn, các môn còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm.
Lê Văn
">Hà Nội: Trên 16.000 thí sinh không thi đại học