Sal Khan: 'Nếu điểm số là thước đo quan trọng, học hành rất áp lực'
Được tài trợ bởi Microsoft,ếuđiểmsốlàthướcđoquantrọnghọchànhrấtáplựpark hang seo Google, Quỹ Bill & Melinda Gates và nhiều quỹ lớn, nền tảng học trực tuyến miễn phí nổi tiếng toàn thế giới Khan Academy được thành lập từ năm 2008 hiện được sử dụng phổ biến tại hơn 190 quốc gia trên thế giới với 51 ngôn ngữ, hoàn toàn miễn phí tới hơn 137 triệu người dùng.
Tại Việt Nam, các nội dung trên nền tảng học tập của Khan Academy đã được Việt hoá với môn Toán dành cho học sinh Tiểu học và tiếp tục phát triển các môn Toán và Khoa học Tự nhiên cho học sinh từ Tiểu học đến THPT.
Sal Khan– người sáng lập nền tảng Khan Academy - đã trả lời phỏng vấn VietNamNet về tầm nhìn với giáo dục trực tuyến trong những năm tới.
Ông nghĩ sao về vấn đề hổng kiến thức, gián đoạn học tập do Covid-19?
- Đây là một vấn đề lớn ở nhiều quốc gia, ngay cả ở Hoa Kỳ. Thực tế trước đại dịch, rất nhiều học sinh đã bị “mất gốc”, hổng kiến thức do không theo kịp trong quá trình học, hoặc thiếu cơ hội học tập. Trong giai đoạn bùng phát Covid-19, việc học tập của nhiều trẻ em bị gián đoạn, thay đổi, khiến các em phải tạm ngưng việc học, gặp nhiều khó khăn lớn để ôn luyện hay tiếp tục học trong và sau đại dịch. Lượng kiến thức đã học cũng có thể trôi mất 20-30% thậm chí cao hơn, đặc biệt những em đã hổng kiến thức từ trước sẽ càng khó bắt kịp, học lại những gì các em còn thiếu.
Không quan trọng là trước hay sau đại dịch, giải pháp vẫn chỉ có một, và đó cũng là tôn chỉ của tôi trong giáo dục: Bất cứ ai cũng có quyền được học, hãy trao cơ hội để bất cứ ai cũng có thể có khả năng và động lực để quay lại học những gì còn thiếu, không định kiến. Mong ước của tôi chính là xóa bỏ định kiến của giáo dục truyền thống đối với những người “quay đầu để học”.
Nếu không đối diện để biết mình thiếu, mình cần học, không quay lại để học những gì đã thiếu hay đã quên, làm sao có thể tiếp tục tiến bước. Tuy vậy, tôi hy vọng đại dịch Covid-19 như một lời nhắc nhở, một cảnh báo để thay đổi tư duy học tập và giáo dục, trao cơ hội cho người học được quay lại học những gì đã thiếu, và được ghi nhận, chứng nhận và hỗ trợ bởi cả cộng đồng và hệ thống giáo dục chính thống.
Được biết, ông và đội ngũ Khan Academy đi theo tư duy giáo dục “Mastery Learning” – Học cho đến khi thành thạo. Vậy cách học này khác biệt ra sao so với cách dạy và học truyền thống?
- Tôi nghĩ đây là câu hỏi cốt lõi. Không chỉ ở Việt Nam, mà nhiều nơi trên thế giới, cách dạy và học truyền thống xác định một lộ trình học chung cho tất cả học sinh, trong đó điểm số là thước đo quan trọng nhất, áp lực học tập của các em rất lớn.
Hổng kiến thức, áp lực điểm số, thiếu sự hướng dẫn khiến nhiều học sinh dễ chùn bước, đặc biệt trong môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên. Ví dụ một học sinh lớp 12 học Đại số, gặp khó khăn vì không hiểu, không nắm được kiến thức dự bị Đại số (theo chương trình học Hoa Kỳ) từ THCS. Nếu được hướng dẫn, có cơ hội học lại cho đến khi thành thạo, em có thể tự tin hoàn thành tốt Đại số 12. Nhưng nếu vừa phải chạy đua học cùng tiến độ trong khi mất gốc, không hiểu bài, vừa không biết mình thiếu ở đâu, dần dần học sinh sẽ không theo kịp, không đạt yêu cầu, mất động lực học tập.
Theo tư duy Mastery Learning, với nền tảng Khan Academy, chúng tôi cổ vũ và hỗ trợ người học học cho đến khi thành thạo từng bậc kỹ năng trong từng môn học, để học đến đâu chắc đến đó, còn điểm số bao nhiêu, lần thi, lần kiểm tra thứ bao nhiêu không quan trọng. Thầy cô có thể giúp các con vừa học trên lớp, vừa bổ trợ, bù đắp lỗ hổng kiến thức theo lộ trình riêng phù hợp. Cách học này giúp những học sinh mất gốc, hổng kiến thức, gián đoạn học tập, hay không theo kịp chương trình có thể tự tin tiếp tục hành trình học tập. Vì bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào và bất cứ trình độ nào cũng có quyền được học và phát triển.
Tầm nhìn của ông về bối cảnh giáo dục ở những nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt với sự phát triển của các công nghệ giáo dục mới?
- Ước mong của tôi với Việt Nam đó là học trực tuyến sẽ trở thành dịch vụ thiết yếu và cơ bản. Một em học sinh ở vùng sâu, làng bản xa xôi nhất, với một chiếc điện thoại và Internet giá rẻ, có thể tự học bất cứ môn học gì.
Bạn có thể học tập từ một ngôi làng, hay bất kì đâu trên thế giới. Có một dự án phi lợi nhuận nữa mà chúng tôi làm là gia sư miễn phí. Cách thức hoạt đông, là qua Zoom bạn có thể học với gia sư. Một ai đó bất kì hiểu rõ về kiến thức đó có thể tham gia và giúp đỡ bạn, sau đó bạn có thể lại là một gia sư cho người khác.
Dưới cương vị là một thầy cô giáo, nhiệp vụ của họ có thể sẽ nằm ở việc ủng hộ và thúc đẩy học sinh ở từng vấn đế vướng mắc cụ thể, các bạn học sinh có thể ở level khác nhau, có bạn ở level 5, học sinh khác lại level 4, giáo viên có thể tập trung giúp đỡ bạn đó trước. Từ đó lớp học trở thành một môi trường bổ trợ cá nhân phát triển. Mô hình này nên được dùng lên cả bậc đại học.
Đại dịch Covid-19 giúp người ta nhận ra rằng lớp học giúp tương tác nhiều hơn và chúng ta cần điều đấy, nhưng nếu lớp học chỉ dừng ở việc giảng dạy một chiều thì sẽ khiến học sinh cực kỳ chán. Vì thế, khi đến lớp nên khuyến khích học sinh tương tác nhiều hơn, hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau vào các vấn đề cụ thể.
Tuy nhiên, không nên dừng lại với mô hình một người đứng bảng và tất cả còn lại ngồi nghe.
Ông muốn đến Việt Nam chứ?
- Tôi rất mong được thăm Việt Nam. Để tôi kể cho bạn một câu chuyện. Trong một chuyến bay đến Mỹ, tôi ngồi cạnh một người đàn ông khiếm thị đến từ Việt Nam.
Cho đến khi máy bay hạ cánh, ông ấy nhờ tôi lấy hộ chiếc cặp. Khi ông ấy hỏi tôi làm gì, tôi nói mình làm trong tổ chức giáo dục phi lợi nhuận. Ông ấy nói mình là một nhà đầu tư, nhưng cũng đồng thời làm về giáo dục phi lợi nhuận.
Ông ấy chính là người làm Khan Academy phiên bản tiếng Việt (Ông Phạm Đức Trung Kiên, người đồng sáng lập The Vietnam Foundation, nguyên giám đốc điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam VEF – PV).
Chúng tôi thân nhau từ đó, nên chắc chắn tôi muốn thăm Việt Nam.
Lan Anh (thực hiện)