Cứ tới cuối năm là câu chuyện thưởng Tết lại khiến người ta đau đầu. Trong khi các đồng nghiệp của tôi đang bàn tán rôm rả xem năm nay thưởng Tết thế nào,ừchối nhảyviệclươngcao vìtiếcbathángthưởngTếgai dep được mấy tháng lương, nhiều hay ít hơn năm ngoái... thì tôi lại có một trăn trở khác: có sai lầm khi từ chối nhảy việc lương cao để ở lại lúc này, chờ nhận thưởng Tết?
Thực ra, tôi mới từ chối một lời đề nghị công việc hấp dẫn ở một tổ chức khác. Mức lương mà họ đề xuất cho tôi cao hơn gấp rưỡi công việc hiện tại, chưa kể nhiều chế độ đãi ngộ khác cũng khá hơn hẳn. Thế nhưng, chỉ có một điều duy nhất khiến tôi chung bước nhảy việc, đó là chỉ còn hơn một tháng nữa là tới Tết Nguyên đán. Tức là, nếu nhảy việc lúc này tôi sẽ mất toàn bộ quyền lợi thưởng Tết ở công ty hiện tại sau cả năm trời cống hiến, trong khi sang công ty mới cũng chẳng được thưởng gì.
Nếu chiếu theo mức thưởng Tết trung bình những năm gần đây, tôi sẽ nhận được khoảng ba tháng lương trước Tết. Đó quả thực là một số tiền không hề nhỏ, nên tác động rất lớn đến quyết định của tôi. Tôi thực sự không muốn mất trắng khoản thưởng này sau tất cả những đóng góp của mình cho công ty suốt năm qua, nên chấp nhận từ chối nhảy việc để ở lại, qua đầu năm sau tính tiếp.
>> Nhân viên quèn chê thưởng Tết bèo bọt
Thế nhưng, khi đem câu chuyện này kể cho một vài người bạn của mình, tôi nhận được khá nhiều lời chê trách.Phần lớn mọi người nói tôi dại khi bỏ qua một cơ hội công việc quá tốt như vậy. Họ nói cuối năm là thời điểm nhạy cảm nên các doanh nghiệp tuyển dụng có phần dễ dàng hơn, chế độ đãi ngộ cũng tốt hơn, chứ qua Tết chẳng nơi nào muốn tuyển người, hoặc nếu có cũng không đơn giản. Chưa kể, người ta sẽ đánh giá tôi là ham lợi, trọng vật chất, thiếu cống hiến.
Nghe những lời ấy, tôi cũng thấy có chút lung lay. Nhưng biết sao được khi thưởng Tết vẫn luôn là động lực của người lao động ở Việt Nam như tôi. Cả năm lương thấp, tôi chỉ mong đợi đến Tết để nhận thưởng một khoản lớn. Vậy nên nếu cống hiến suốt 12 tháng trời để rồi ra đi tay trắng, tôi không thể cam tâm, mạo hiểm nhảy việc.
Thế mới thấy, phần lớn các công ty ở Việt Nam vẫn nắm đằng chuôi trong câu chuyện sử dụng lao động. Họ trả lương thấp trong năm rồi dùng thưởng Tết để giữ chân nhân viên ở lại. Còn người lao động vẫn luôn phải chịu thiệt thòi khi nhảy việc thì mất thưởng Tết, còn ở lại thì mất cơ hội công việc tốt hơn.