您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Persekat Tegal vs Persibo Bojonegoro, 15h30 ngày 5/2: Khôn nhà dại chợ
NEWS2025-02-08 12:48:36【Thời sự】1人已围观
简介 Hồng Quân - 04/02/2025 18:40 Nhận định bóng đ lịch đá champions leaguelịch đá champions league、、
很赞哦!(7)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Sreenidi Deccan vs Real Kashmir, 20h30 ngày 6/2: Cửa trên ‘tạch’
- The Rock kể nỗi sợ hãi khi cả gia đình nhiễm Covid
- Lá thư giúp Hoa hậu Ngân Anh lấy lòng mẹ chồng tương lai, cưới MC nổi tiếng
- ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long công bố điểm thi
- Nhận định, soi kèo Celtic vs Dundee, 02h45 ngày 6/2: Bệ phóng sân nhà
- Công ty Trung Quốc này sẽ giúp Apple giảm lệ thuộc vào Samsung
- Cảnh giác chiêu lừa lấy thông tin, “hack” tiền tài khoản
- Biệt thự 1500 m2 của Đan Trường và Thủy Tiên
- Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Persepolis, 01h00 ngày 5/2: Bệ phóng sân nhà
- Trương Bá Chi không phản đối con vào showbiz nếu giỏi hơn bố mẹ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Arda Kardzhali vs Spartak Varna, 22h30 ngày 7/2: Thiếu cảm giác bóng
Nhằm đáp ứng nguyện vọng du học, định hướng và thiết kế lộ trình du học phù hợp cho học viên, Học viện Taleed tổ chức chuỗi hội thảo “Conquering the world”.
Chuỗi hội thảo do Học viện Taleed tổ chức dành riêng cho lớp VIP và lớp VVIP của trường. Đây là buổi gặp gỡ học viên và phụ huynh, nhằm định hướng chọn trường và ngành học cho các học viên trước khi nộp hồ sơ du học. Ngoài việc trao đổi, hướng dẫn thủ tục hồ sơ, các học viên còn được giao lưu, trò chuyện và được chia sẻ kinh nghiệm du học thực tiễn từ các khách mời ,diễn giả của chương trình là cựu du học sinh. Đây cũng là những người hướng dẫn trong suốt chặng đường chinh phục ước mơ du học của học viên.
Không chỉ tạo môi trường để các bạn có thể hỏi - đáp một cách cởi mở, chi tiết, chuỗi hội thảo “Conquering the world” còn là cơ hội để các bạn học viên tự rèn kỹ năng và trao dồi kiến thức cần thiết trong hành trang du học của bản thân. Qua chuỗi chương trình được tổ chức, các thầy cô cũng dễ dàng theo dõi tâm lý, năng lực, nguyện vọng của học viên, từ đó hỗ trợ tối đa, giúp các bạn có được sự chuẩn bị thật nhất khi du học.
Chương trình định hướng chọn ngành nghề du học sẽ được tổ chức trong nhiều khung giờ khác nha: buổi đầu tiên vào ngày 08/12 tại hội trường Học viện Taleed (số 55 Đường Nguyễn Thị Minh Khai Q3), với sự góp mặt của 3 mentors đặc biệt: anh Nguyễn Trường Giang - Cựu du học sinh ngành International Business, chuyên ngành Supply Chain Management trường Haaga-Helia University of Applied Sciences (Phần Lan), chị Đặng Ngọc Anh Đào - Cựu du học sinh ngành International Business, chuyên ngành Marketing trường Seinajoki University of Applied Sciences (Phần Lan), anh Đặng Minh Quang - Cựu du học sinh - thạc sĩ ngành International Relations and International Business trường đại học Griffith, Queensland (Úc). Tại đây, các học viên được lắng nghe những kinh nghiệm và định hướng săn học bổng của 2 quốc gia: Phần Lan và Canada.
Dự kiến buổi trao đổi hướng nghiệp tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 15/12/2018 với chủ đề Hà Lan và Hoa Kì; đêm Xmas Gala cuối cùng vào ngày 22/12/2018 với nhiều khách mời đặc biệt là các diễn giả, những đại diện du học sinh từ các quốc gia khác nhau, hứa hẹn sẽ mang đến cho các học viên nhiều thông tin thú vị và bổ ích.
Học viện Taleed (Taleed được kết hợp từ Talented Seed - hạt giống tài năng) được thành lập từ năm 2013. Sau hơn 5 năm hoạt động, Taleed đã đưa hơn 1500 sinh viên Việt Nam sang châu Âu du học.
Taleed hiện đang có 2 chi nhánh Central Park (242 Nguyễn thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM) và Northern Lights (Tầng 10, Tòa Nhà Sài Gòn Giải Phóng - 436-438 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM). Học viện cũng đang mở rộng thị trường du học đến Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, mở rộng văn phòng đại diện tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Thông tin liên hệ:
Hotline hỗ trợ học viên: (08)-62 765 242
Website: http://taleed.vn/#page/1
Email: [email protected]
Hotline hỗ trợ học viên: (08)-62 765 242
Fanpage: https://www.facebook.com/TaleedAcademy/
Ngọc Minh
">Học viện Taleed tổ chức chuỗi hội thảo định hướng du học
- Buổi trò chuyện của GS Hồ Ngọc Đại cuối tuần qua thu hút sự quan tâm của công chúng nhiều hơn so với thông lệ của những buổi “cà phê Thứ Bảy” khác: Bắt đầu sớm hơn 30 phút, khách đến chật kín, có người phải về giữa chừng vì không có chỗ ngồi.
>> Sách Tiếng Việt 1 CNGD có xuất hiện trong chương trình phổ thông mới?
>> Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc triển khai tài liệu Tiếng Việt Công nghệ giáo dục
“Tôi không biết nói khéo”
Dù đã qua cao trào thời sự, nhưng GS Hồ Ngọc Đại và những vấn đề liên quan như Tiếng Việt lớp 1, Công nghệ giáo dục, trường Thực nghiệm và quan niệm về giáo dục của ông… vẫn tiếp tục “gieo bất hòa” (tít một bài báo viết về ông 15 năm trước) trong buổi nói chuyện này.
Chương trình Cà phê Thứ Bảy diễn ra chiều 22/9 thu hút đông đảo công chúng Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng Khác với buổi Cà phê Số tổ chức cũng vào thứ Bảy 2 tuần trước đó, lần này GS Đại có ít thời gian tự sự hơn (1 tiếng so với 2 tiếng); nhiều thời gian đối thoại với công chúng hơn (2 tiếng so với 20 phút).
Vẫn nhất quán cách nói chuyện hùng hồn, nhưng từ ngữ ông dùng đã bớt phần gai góc.
Trong suốt phần mở đầu kéo dài 1 tiếng đồng hồ, ông đứng kể chuyện với vẻ say sưa vốn có. Ông nhớ lại buổi thực tập 45 phút khi còn là một anh giáo trẻ, nhớ lời khuyên của người bạn nên đi học tâm lý sư phạm, nhớ tới quá trình đi học ở Nga đã mang tới cho mình những giá trị mới như thế nào…. Câu chuyện tiếp kiến cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi về nước với lời khẳng định “cuộc cải cách giáo dục sẽ không thành công” vẫn được ông hồi tưởng lại một cách sinh động.
“Ở đời, không có gì hơn cái thật. Tôi thường không biết nói khéo, có thể người ta hơi khó chịu, nhưng rút cục cái mà mọi người nói chuyện với nhau vẫn là nội dung. Moi giải quyết của tôi đều căn cứ trên triết học và lịch sử mang lại ích lợi cho người dùng” - ông bộc bạch khi kết thúc phần tự sự.
Đối thoại nóng rẫy
TS Giáp Văn Dương, người dẫn chương trình nhắn nhủ khán giả trao đổi tự nhiên và thân tình; không phải để xác định “ai đúng, ai sai” mà để giáo lưu học hỏi, đón nhận cách nhìn, cách nghĩ mới và cách làm mới; đồng thời cần tuân thủ những nguyên tắc của tranh luận.
TS Dương tóm tắt CNGD “theo cách hiểu của mình” và gợi mở một số hướng thảo luận.
GS Hồ Ngọc Đại đứng đối thoại với công chúng trong cả buổi tọa đàm Ảnh: Thúy Nga Theo anh, bản chất của CNGD là quá trình chuyển từ tay vào não, chuyển từ ngoài vào trong. Để đi trọn vẹn một quá trình, trong phương pháp giáo dục còn cần phải thiết kế làm sao để chuyển từ trong ra ngoài.
Thứ hai, cơ sở triết học của phương pháp giáo dục của nhóm CNGD là duy vật biện chứng, tức đi từ ngoài vào trong. Nó là cơ sở vật chất của triết học và tâm lý học.
“Ở chỗ này, tôi nhìn thấy rõ sự tự hào của GS Hồ Ngọc Đại về tâm lý học đã vượt qua triết học ở chỗ: Nếu như triết học trước đây bị đánh giá chỉ là tư biện, chỉ là chữ, là lời, giờ đây đã có vật chất, phương pháp để chuyển từ tay lên não, từ ngoài vào trong”.
Tiếp đó, anh nêu phản biện: Thời đại bây giờ cũng đã đi xa hơn một bước. Ngành khoa học nhận thức giờ đây đang đánh giá tâm lý cũng chỉ là tư biện. Bây giờ, đo sóng não, tìm hiểu quá trình vận hành của não,… người ta thấy: Thực tại mà chúng ta đang sống rất có thể không chỉ là thực tại khách quan. Anh đi mua cái bàn không phải là mua cái bàn vật chất khách quan đâu, mà là cái bàn đẹp, cái bàn anh thích, cái bàn anh thấy phù hợp, mà cái bàn đó là cái bàn hoàn toàn chủ quan ở trong đầu của anh. Như vậy, thực tại mà chúng ta đang sống vào thực chất là một thực tại kép, chứ không phải là một thực tại đơn. Đó vừa là thực tại chủ quan, vừa là thực tại khách quan. Vậy thì giáo dục sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?
Và cuối cùng, khi thiết kế những nội dung giáo dục hoặc bộ SGK phải hiểu rõ các nguyên tắc thiết kế; thậm chí đi xa hơn nữa là định rõ triết lý giáo dục.
Buổi thảo luận ngay sau đó đã được “phát nổ” bởi một giáo viên dạy tiểu học đã gần 40 năm ở phường Bách khoa, Hà Nội. Bà giáo, cùng với một số người bạn đã phản ứng mạnh mẽ với GS Đại với những câu hỏi như: Tại sao lớp 1 dạy đọc là a bờ cờ đến lớp 2 lại đọc a bê cê?; Tại sao giáo dục thường xuyên cải cách, mức lương tháng làm sách giáo khoa mới có phải từ 12-15.000 USD?; …
Cô giáo dạy tiểu học gần 40 năm đặt nhiều câu hỏi với GS Đại. Ảnh: Lê Anh Dũng Bà thậm chí còn định đọc thư gửi Bộ trưởng Giáo dục ngày 5/9 mang sẵn từ nhà đi. Mặc dù đã được người dẫn chương trình yêu cầu dừng lại vì “lạc đề”, thế nhưng trong buổi thảo luận, vẫn không ít câu hỏi tiếp tục đặt thắc mắc về cách đánh vần của bộ sách tiếng Việt 1. Khi phần trả lời chưa được như ý hoặc có những thông tin được GS Đại nhấn mạnh thái quá, những lời bình phẩm “vớ vẩn” thỉnh thoảng lại được cất lên.
TS Dương hướng đối tượng hỏi sang những người trẻ hơn. Những cánh tay giơ lên đến từ nhiều thành phần: sinh viên luật, sinh viên sư phạm, giáo viên tiểu học, nhà hoạt động xã hội, người chuyên đi xây trường ở miền núi, các phụ huynh…
Dường như, các ý phác thảo mà người dẫn chương trình nêu ra từ đầu đã bị lãng quên. Khán giả chủ yếu nêu những khó khăn làm phiền họ, xin lời khuyên vài điều cụ thể để áp dụng cho con cái, hoặc quay lại thắc mắc về kiến thức Ngữ âm của GS Đại, v,v…. Nói như một người quan sát sau sự kiện, để trả lời những câu hỏi này phải là ông Bộ trưởng Giáo dục hay Phó Thủ tướng.
GS Đại khá kiên nhẫn khi trả lời từng câu hỏi, dù nội dung ông trả lời đã xuất hiện nhiều trong các phát biểu, trên những bài báo gần đây.Cũng có những câu trả lời khiến người hỏi bực tức vì cho rằng bị “lạc đề”, “không có thông tin gì”….
GS Hồ Ngọc Đại giới thiệu về CNGD. Ảnh: Lê Anh Dũng Với những câu hỏi cụ thể về CNGD, ông trả lời khá rõ ràng.
Chẳng hạn, trước băn khoăn ông có phải là người bắc cầu tư tưởng của John Dewey - nhà giáo dục thực nghiệm nổi tiếng của Mỹ đầu thế kỷ 20 - GS Đại nói khi nghiên cứu, ông không đọc John Dewey, “nhưng khi về Việt Nam, tôi có đọc và thấy rất nhiều cái giống nhau. Trong khoa học, gặp nhau là chuyện bình thường”.
Khi trả lời một câu hỏi liệu CNGD có "bó cứng" giáo viên, GS Đại giải thích: Trong một xã hội tiến tới cơ chế phân công tác, thì ở lĩnh vực giáo dục, thầy giáo và cha mẹ học sinh có 2 chức năng, 2 trách nhiệm khác nhau đối với một đứa trẻ. 2 bên cộng tác với nhau nhưng không làm hộ nhau, không làm thay nhau và không dồn cho nhau. Như thế, đứa trẻ sẽ được hưởng 2 cái lợi lớn nhất ở nhà trường với thầy giáo và ở nhà với cha mẹ.
Đây cũng là cách tiếp cận của ông với từng “vai”, chứ không phải ông phủ nhận vai trò của giáo dục gia đình. “Đứa trẻ luôn luôn cần đến gia đình, nhất là trẻ tiểu học. Đừng buông lỏng trẻ em cấp tiểu học”.
Đến năm 2017, GS Đại đã tự viết xong 2 bộ sách tiểu học Toán và tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5. Khi được hỏi tại sao vẫn chưa có sách ở các bậc học cao hơn, GS nói hiện nay nhóm Cánh Buồm, một nhóm làm sách theo tinh thần CNGD đang viết tới bậc THPT.
Dư âm
Đến buổi tọa đàm nhưng không còn chỗ, TS Phạm Thị Ly, một người làm nghiên cứu chính sách giáo dục ở TP.HCM đã theo dõi phần đầu buổi nói chuyện và sau đó quay về. Xem qua live stream, TS Ly gửi thắc mắc:
“Em cho rằng đòi hỏi của công chúng về việc các chương trình thực nghiệm giáo dục cần được nghiên cứu, được tiến hành một cách thận trọng, bài bản và được đánh giá kết quả một cách độc lập, khách quan, dựa trên những phương pháp đáng tin cậy, là một đòi hỏi chính đáng. Cá nhân em ủng hộ quan điểm "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" của GS, nhưng không rõ lý thuyết đó có kết quả như thế nào trong thực tế. Nếu có kết quả tốt, nó lẽ ra phải được chính thức thừa nhận và nhân rộng. Xin được hỏi giáo sư, sau 40 năm, chương trình CNGD có được tiến hành đo nghiệm để đánh giá không? Nếu có, nó do đơn vị nào thực hiện, dựa trên phương pháp nào, kết quả ra sao và công bố ở đâu? Nếu nó chưa được thực hiện, thì vì sao?”.
GS Nguyễn Ngọc Lanh - người có nhiều đồng cảm trong quan niệm giáo dục với Hồ Ngọc Đại - chia sẻ:
“Lần được giải thưởng Phan Châu Trinh, tôi phải tham khảo những người trước để soạn diễn từ. Tôi đọc kỹ bài của Hồ Ngọc Đại, rất dài, cả một bầu tâm sự. Tôi hiểu thêm sự cô độc của một người đầy tâm huyết nhưng rất tự tin mình có chân lý”.
Đến buổi cà phê, GS Lanh hy vọng lẽ ra nó có thể thành công hơn.
Theo ông, nhiều câu hỏi rất dễ trả lời thỏa đáng, nhưng nội dung và cách trả lời chưa làm người hỏi thỏa mãn. Nhiều thầy cô giáo nêu những khó khăn làm phiền họ, nhưng đó là do chương trình của Bộ GD-ĐT, lẽ ra chỉ cần hướng dẫn họ tìm nơi khác để đặt câu hỏi thì thích hợp hơn…
Lê Đăng Ninh là chủ một xưởng dạy vẽ cho trẻ em có uy tín ở Hà Nội. Đến buổi cà phê khi đã chật kín ghế, Ninh lần vào tận phía cửa sổ và xung phong hỏi được một câu.
Là người đang trực tiếp làm giáo dục với trẻ em, anh đồng cảm với quan điểm giáo dục của GS Đại: Dạy học tới cá nhân hóa, thế hệ trẻ sinh ra từ ngày 1/1/2001 là thế hệ khác hẳn với trước đó.
Anh mang tới 2 khó khăn mình đang gặp phải là nguồn nhân lực giáo viên và đối phó với phụ huynh để tìm tư vấn từ GS Đại. Ninh từng tuyển nhiều sinh viên sư phạm để huấn luyện theo quan điểm giáo dục của mình, nhưng ngay cả các bạn trẻ này cũng đã quen nếp cũ; còn phụ huynh thì thường muốn can thiệp vào sản phẩm, quá trình đào tạo của học sinh.
“Quan trọng nhất trong giáo dục là thiện chí. Anh thiện chí thế nào thì trẻ nó biết cả. Hai khó khăn của anh tôi rất đồng cảm. Nhưng cứ vào việc đi, anh đi đúng thì anh cứ làm!”, GS Đại trả lời khi Ninh hỏi “bí quyết”.
Còn Nguyễn Quốc Vương, một thầy giáo lịch sử và là dịch giả của nhiều cuốn sách Nhật bày tỏ:
“Tôi xem livestream đoạn cuối còn thấy gay cấn. Nhưng chỉ gay cấn bề ngoài cảm tính". Anh nhìn nhận việc nhiều khán giả, trong đó có cả thanh niên và giáo viên trước khi đến tọa đàm mà không đọc gì để hỏi cho sâu thì đáng tiếc.
Theo anh, những vấn đề liên quan tới CNGD đáng được tranh luận “cho ra ngô, ra khoai” chứ không chỉ dừng lại bên ly cà phê.
Một hội thảo về CNGD, mời các TS, PGS giáo dục học đang giảng dạy ở các trường đại học, đặc biệt là khối sư phạm và các viện nghiên cứu sư phạm đến trình bày, phản biện sẽ có ích. Công chúng có tham dự nghe và bình luận sau khi các nhà khoa học trình bày, phát biểu; thay vì đơn thuần là ‘xả’ những bức xúc chung chung về giáo dục.
Hạ Anh – Thúy Nga
Sách Công nghệ giáo dục: Câu hỏi thẳng gửi giáo sư Hồ Ngọc Đại
“Tôi hoàn toàn ủng hộ cách dạy tiếng Việt một cách khoa học, đi vào bản chất, dạy ngữ âm trước, dạy ngữ nghĩa, ghép vần, ngữ pháp, văn phạm sau.”
">Cà phê với GS Hồ Ngọc Đại
Big Tech sa thải quy mô lớn là lúc startup có thể tiếp cận nhân tài dễ hơn. (Ảnh: Shutterstock) Trong số các công ty mà Bell cân nhắc, có lẽ quy mô của Everlaw là nhỏ nhất. Đây không phải lần đầu cô nghe về Everlaw. Họ từng tiếp cận cô vào năm 2019 nhưng khi đó, cô chọn gia nhập Salesforce, làm chuyên gia phân tích cao cấp.
Môi trường công nghệ ngày nay đã rất khác so với trước.
Sau khoảng thập kỷ mở rộng không ngừng, ngành công nghệ vấp phải trở ngại lớn năm 2022. Sa thải tấn công các công ty lớn nhất, số khác tạm dừng tuyển dụng. Tháng 11, Meta, Amazon, Twitter, Salesforce và HP đều thông báo các đợt cắt giảm lớn.
Theo dữ liệu của website Layoffs.fyi, hơn 50.000 nhân viên công nghệ mất việc làm. Con số cả năm đã vượt quá 150.000.
Christopher Fong, nhà sáng lập Xoogler.co – mạng lưới dành cho các cựu nhân viên Google, nhận xét, nhiều người đang tìm đến những công ty nhỏ hơn xét tới các vụ sa thải gần đây. Khi ngay cả những tên tuổi lớn nhất cũng không còn ổn định, ứng viên muốn chọn các startup hay công ty tầm trung có sự linh hoạt cao hơn và cơ hội tạo ra dấu ấn lớn hơn.
Bell cho biết, những bài báo về cắt giảm nhân sự tại doanh nghiệp lớn là một phần khiến cô xem lại quyết định của mình. Cô cần đảm bảo công ty mới có tài chính tốt và giám đốc thực dụng, nhất là trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ sụt giảm mạnh và bất ổn trong kinh tế nói chung.
Rich Liu hiện là Giám đốc doanh thu Everlaw. Liu gia nhập công ty trước Bell không lâu. Theo Liu, đây đang là thời hoàng kim để các startup tiếp cận nhân tài. Họ không còn phải giành giật với các “ông lớn” khác. Với Big Tech, đó là một sự tổn thất, song với startup, nó lại là một điểm cộng.
Theo các chuyên gia tuyển dụng, thị trường nhân sự công nghệ vẫn rất cạnh tranh, ngay cả khi nhân sự nhận được ít đề nghị làm việc hơn trước. Các công ty vẫn cần phát triển và giới thiệu sản phẩm, vì vậy, họ cần nhân viên.
Barry Padgett, CEO nền tảng dữ liệu khách hàng Amperity, tiết lộ, việc giữ chân nhân viên trở nên dễ hơn vì họ “không còn nhận 17 cuộc gọi mỗi ngày từ các nhà tuyển dụng nữa”. Trong khi đó, CEO hãng bảo mật Expel nói đang dự định tuyển thêm 50 vị trí trong thời gian tới.
Startup Gullie có chưa tới 5 nhân sự. Nhà sáng lập Rachael Annabelle Yong chia sẻ, cô gặp may khi tuyển được nhân viên tiềm năng trong những tháng qua. Theo Yong, các bạn bè sáng lập viên của cô đều nói đây là thời điểm tốt để tuyển dụng. Cô đã trò chuyện với những nhân sự từng làm tại Big Tech và tất cả đều rất cởi mở với cơ hội tại những startup non trẻ. Một số còn chủ động tiếp cận công ty khởi nghiệp.
(Theo CNBC)
">Cơ hội vàng tìm ‘hiền tài’ của các startup
Nhận định, soi kèo Arda Kardzhali vs Spartak Varna, 22h30 ngày 7/2: Thiếu cảm giác bóng
- Ngoài 5 tiêu chuẩn chung, ứng viên đạt chuẩn giáo sư phải có 9 tiêu chuẩn riêng, phó giáo sư có 8 tiêu chuẩn riêng. Điểm khoa học quy đổi cho các ứng viên thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, khoa học sức khỏe tăng lên so với dự thảo đưa ra trước đó. Hội đồng ngành được quy định rõ là bộ phận chuyên môn của Hội đồng giáo sư Nhà nước.Trường đại học chưa có giáo sư là "không đúng nghĩa"">
Tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư mới nhất
- Bộ GD-ĐT vừa công bố văn bản hợp nhất một loạt 6 thông tư liên quan đến quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ trong 2 năm vừa qua. Văn bản hợp nhất này hệ thống lại những phương án xử lý các trường hợp đặc biệt phát hiện được trong khi chấm thi.
Theo đó, Ban Thư ký, Ban Chấm thi có trách nhiệm phát hiện và báo cáo Trưởng ban Chấm thi những bài thi có biểu hiện vi phạm Quy chế cần xử lý, ngay cả khi không có biên bản của Ban Coi thi. Sau khi Trưởng ban Chấm thi đã xem xét và kết luận về các trường hợp vi phạm thì xử lý theo các hình thức trừ điểm đối với bài thi.
Cụ thể, những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì tổ chức chấm tập thể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và Trưởng môn chấm thi kết luận là lỗi cố ý của thí sinh thì bị trừ 50% điểm toàn bài.
Cho điểm (0) đối với những phần của bài thi hoặc toàn bộ bài thi: Chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định; Nộp hai bài cho một môn thi hoặc bài thi viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau.
Huỷ bỏ kết quả thi của cả 3 môn thi đối với những thí sinh: phạm các lỗi dẫn tới bị điểm (0) như nêu trên nhưng từ hai môn thi trở lên; Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi; Nhờ người khác thi hộ hoặc làm bài hộ cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.
Đối với những bài thi nhàu nát hoặc nghi có đánh dấu (ví dụ: viết bằng hai thứ mực hoặc có nếp gấp khác thường) thì tổ chức chấm tập thể. Nếu Trưởng môn và hai cán bộ chấm thi xem xét kết luận có bằng chứng tiêu cực thì trừ điểm theo quy định. Nếu do thí sinh khác giằng xé làm nhầu nát thì căn cứ biên bản coi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhận kết quả.
Đối với phần tự chọn (nếu có) trong đề thi, thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn; nếu làm bài cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm qui và không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.
Ngân Anh
">Những trường hợp khiến thí sinh mất điểm
Trung (Quang Trọng) dặn Hạnh (Quỳnh Kool) phải giữ gìn sức khỏe và thắc mắc vì sao cô muốn giữ lại các kết quả xét nghiệm. Hạnh nói để có dịp sẽ làm cho ra ngô ra khoai chứ không thể biến mình thành cái bị bông để ai đi qua cũng có thể đấm mình 1 cái. Trung nói mình luôn là người nhà của Hạnh nên cô đừng khách sáo.
"Tớ sẽ luôn là điểm tựa để cậu dựa vào. Mà người hôm qua mắng cậu là ai đấy?", Trung nói. Hạnh đáp đó là sếp của mình, tuy hơi ác khẩu nhưng không phải người xấu tính. Tuy nhiên vì quá quý Happi nên Quân (Nhan Phúc Vinh) luôn cho Hạnh là bà mẹ vô trách nhiệm.
Ở diễn biến khác, Hạnh quyết định ba mặt một lời ở công ty vì cô bị kẻ xấu lập Facebook mạo danh để bôi nhọ. Cô nói với mọi người, việc dùng mạng xã hội là bình thường nhưng với cô, một bà mẹ đơn thân hằng ngày phải xoay xở tiền bạc thì không có thời gian lên Facebook.
"Tôi lạc hậu như vậy là vì thực sự không có thời gian. Có điều tôi cũng đã thấy trên avatar kia là ảnh của tôi, 1 cái ảnh thẻ. Phụ nữ ai cũng muốn làm đẹp. Nếu tôi muốn mồi chài đàn ông sẽ không dùng avatar là ảnh thẻ kia đâu. Thật tình cở, ảnh thẻ đó cũng chính là ảnh thẻ tôi dán trên hồ sơ xin việc", Hạnh nói. Mai Anh (Hương Giang) hỏi: "Ý em là gì?". Hạnh đáp ý của mình thể hiện trên từng lời nói.
Mai Anh chính là thủ phạm lập nick Facebook ảo để hại Hạnh? Vy sẽ làm gì khi đối diện với Yến? Diễn biến chi tiết tập 15 Đừng làm mẹ cáuphát sóng vào 21h40 tối 19/1 trên VTV3.
Quỳnh An
">Đừng làm mẹ cáu tập 15: Vy chạm mặt tình cũ trơ trẽn của Khôi