您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Khả năng chống nước của smartphone có ‘thần thánh’ như quảng cáo?
NEWS2025-02-08 12:54:23【Bóng đá】7人已围观
简介IP67,̉năngchốngnướccủasmartphonecóthầnthánhnhưquảngcákết quả ý IP68 và IPX8 là gì?Nếu quan tkết quả ýkết quả ý、、
IP67,̉năngchốngnướccủasmartphonecóthầnthánhnhưquảngcákết quả ý IP68 và IPX8 là gì?
Nếu quan tâm đến khả năng chống thấm nước của các dòng smartphone, bạn chắc chắn đã từng nghe qua IP67, IP68 hoặc IPX8. Vậy chính xác chúng có ý nghĩa gì?
IP - Nhãn Bảo vệ Quốc tế (International Protection Marking) là một tiêu chuẩn do Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) đưa ra để xếp hạng các mức độ bảo vệ lớp vỏ của thiết bị.
Số đầu tiên trong mã xếp hạng thể hiện mức độ bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các vật thể rắn như ngón tay hoặc bụi, mức thấp nhất là 0 và mức cao nhất là 6.
Số thứ hai đại diện cho mức độ bảo vệ chống lại sự xâm nhập của hơi ẩm hoặc chất lỏng, mức thấp nhất là 0 và mức cao nhất là 8.
Đôi khi bạn sẽ thấy xếp hạng IP với một số được thay thế bằng X, chẳng hạn như IPX8. Trong trường hợp này, khả năng bảo vệ khỏi chất rắn chưa có đánh giá chính thức nên được viết bằng X thay vì số.
Để được đánh giá mức 8 trên IP, IEC yêu cầu một thiết bị có thể chịu được ngập nước sâu 1m trong 30 phút. Nhưng trên thực tế, các nhà sản xuất điện thoại nói rằng sản phẩm của mình làm được hơn thế. Apple cho biết iPhone 12 Pro Max an toàn trong nước lên tới 6m trong 30 phút. Galaxy S21 Ultra có thể ngâm dưới nước sâu 1,5m trong 30 phút.
Bạn có thể mang iPhone của mình đi bơi?
Mặc dù Apple quảng cáo iPhone 13 Pro của mình có thể chống nước ở độ sâu 6m và có thể mang đi bơi cùng, có lẽ bạn không nên làm điều đó.
Do xếp hạng IP được thử nghiệm trong điều kiện nước không có chuyển động, di chuyển điện thoại trong lúc bơi tăng thêm áp lực nước khiến nhiều khả năng nước vẫn có thể thấm vào bên trong vào và gây hư hỏng điện thoại.
Thêm vào đó, các bài kiểm tra IP sử dụng nước tinh khiết. Hầu hết các hồ bơi sẽ có thêm các hóa chất như clo, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chống thấm nước. Đặc biệt, nước biển với hàm lượng muối cao còn nguy cơ gây ăn mòn kim loại bên trong cổng sạc.
Ngay cả khi điện thoại của bạn có xếp hạng kháng nước ở mức cao nhất - IP68, bạn vẫn nên chỉ nên coi tính năng này như một phương án dự phòng trong các trường hợp ngoài ý muốn như chẳng may đổ đồ uống lên trên hay trường hợp khẩn cấp phải nghe điện thoại dưới trời mưa to.
Điện thoại của bạn không được thiết kế để lặn với ống thở, vì vậy đừng thử sử dụng máy ảnh để chụp ảnh sao biển hoặc bất cứ thứ gì hoặc cố gắng quay video nhảy từ trên cao xuống nước.
Smartphone không xếp hạng IP có thể bị ướt không?
Để một công ty quảng cáo rằng sản phẩm của họ có xếp hạng IP nó cần phải trải qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu. Những thử nghiệm này thường tốn thời gian và tốn kém, vì thế nhiều công ty không thực hiện chúng đơn giản là vì muốn tiết kiệm chi phí.
Một số nhà sản xuất nói rằng điện thoại của mình chống thấm nước nhưng không có xếp hạng IP chính thức, chúng có thể sử dụng các phương pháp như đệm cao su hoặc lớp phủ nano chống thấm. Mặc dù những chiếc điện thoại này có thể “sống sót” sau một lần vô tình bị nhúng nước, nhưng bạn nên giữ chúng an toàn để không bị ngập hoàn toàn trong nước. Bạn cũng không cần phải lo quá lắng về việc nhận cuộc gọi dưới trời mưa.
Tuy nhiên, nếu điện thoại của bạn không được quảng cáo là chống nước, tốt nhất bạn nên cẩn thận hết mức có thể với chất lỏng.
Hương Dung (Theo Cnet)
![Huawei Pocket P50 và Galaxy Z Flip 3: Đâu là smartphone "vỏ sò" tốt nhất?](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2022/01/10/16/huawei-pocket-p50-va-galaxy-z-flip-3-dau-la-smartphone-vo-so-tot-nhat.jpg?w=145&h=101)
Huawei Pocket P50 và Galaxy Z Flip 3: Đâu là smartphone "vỏ sò" tốt nhất?
Samsung là hãng đứng đầu thị trường smartphone màn hình gập, trong khi Huawei vừa mới ‘tham chiến’. Giữa hai thương hiệu này, ai mới là kẻ chiến thắng?
很赞哦!(6375)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Leganes vs Real Madrid, 3h00 ngày 6/2: Cú sẩy chân của Kền kền
- Bắc Ninh đã ghi nhận 89 ca Covid
- Cấp lại password ứng dụng VssID qua chức năng “Quên mật khẩu” hoàn toàn miễn phí
- Hà Nội xét nghiệm người từng đến Bệnh viện K Tân Triều từ ngày 27/4
- Nhận định, soi kèo RANS Nusantara vs Persipal Palu BU, 15h00 ngày 5/2: Tiếp tục gieo sầu
- Loạt iPhone 12 sắp ra mắt có gì đáng quan tâm?
- Toyota Hilux GR
- Truyện Lạc Lối Giữa Danh Vọng
- Nhận định, soi kèo Mes Rafsanjan vs Esteghlal FC, 20h15 ngày 7/2: Đối thủ khó chịu
- Nhiều bệnh nhân Covid
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Celtic vs Dundee FC, 02h45 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
Lắng nghe để mang đến những trải nghiệm khác biệt
Suốt 28 năm phát triển, MobiFone tạo dấu ấn trong lòng người dùng di động bằng sự lắng nghe và thấu hiểu. Ngay từ giai đoạn thị trường viễn thông còn tương đối độc quyền, MobiFone là nhà mạng đầu tiên thành lập phòng “Chăm sóc khách hàng”, nhằm giải đáp mọi thắc mắc, tiếp thu mọi phản hồi để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Đây cũng là nền tảng để MobiFone phát triển tổng đài chăm sóc khách hàng đầu tiên ở Việt Nam - tổng đài 9090 - sau này đã trở thành niềm tự hào của nhà mạng.
Sẵn sàng lắng nghe và kết nối, các chương trình chăm sóc khách hàng của MobiFone nhờ đó tạo ấn tượng và không ngừng ghi điểm. Nhà mạng tiên phong triển khai các dịch vụ tiện ích như My MobiFone, mConnect, dịch vụ tổng đài quốc tế, chọn quà online, các chương trình quà tặng đặc quyền cho khách hàng thân thiết… MobiFone còn trao quyền cho khách hàng tự "thiết kế" gói cước theo ý mình, dành các chương trình chăm sóc khách hàng riêng biệt cho từng nhóm đối tượng khác nhau.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng thời đại số, MobiFone nhanh chóng cập nhật các tính năng giao dịch điện tử ưu việt giúp các thuê bao có thể giao dịch online mọi lúc mọi nơi như MobiFone Online, thanh toán cước điện thoại bằng QR Pay…
Trong bối cảnh đại dịch, nhà mạng đồng hành người dùng vượt qua khó khăn bằng nhiều hoạt động thiết thực như tặng gói cước ưu đãi, tăng cường dung lượng gấp 3-4 lần cho các điểm cách ly, cung cấp và ưu đãi nhiều giải pháp công nghệ cho việc dạy và học, hội họp trực tuyến tại hàng vạn điểm cầu khắp cả nước.
Đầu tư lớn vào các công nghệ mới, tối ưu hóa mạng lưới, các chỉ tiêu đo kiểm về chất lượng dịch vụ của MobiFone luôn ở vị trí cao, khiến người tiêu dùng hài lòng vì luôn được chăm sóc.
Với từng bước đi nhanh nhạy, đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo từng thời điểm, các chuyên gia viễn thông đánh giá MobiFone là nhân tố thúc đẩy cuộc đua chăm sóc khách hàng trên thị trường viễn thông. Còn thuê bao MobiFone luôn tự hào bởi được chăm sóc chuyên nghiệp, chu đáo. Mỗi dịch vụ, sản phẩm chất lượng và chương trình chăm sóc khách hàng của MobiFone đem lại những trải nghiệm đáng nhớ và tạo sự gắn kết bền vững từ phía khách hàng.
Đây cũng là lý do MobiFone luôn nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong suốt 28 năm, nhiều năm liền giữ danh hiệu “Mạng di động có dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất”, “Mạng di động được ưa chuộng nhất” tại Việt Nam.
28 năm bền bỉ lắng nghe khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ
Trên hành trình phục vụ khách hàng, MobiFone vẫn không hài lòng với những gì đã có, nhà mạng luôn chủ động tiếp thu những ý kiến, đánh giá về trải nghiệm của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhiều năm qua, MobiFone thường xuyên tổ chức các chương trình lắng nghe ý kiến khách hàng để ngày càng hoàn thiện, phát triển dựa trên chính nhu cầu thực tế của khách hàng.
Năm 2021, giữa bối cảnh kinh tế xã hội nhiều biến động, MobiFone mong muốn tiếp tục trở thành người đồng hành đáng tin cậy qua chương trình khảo sát và lắng nghe ý kiến khách hàng mang tên “Sẻ chia vì bạn - Muôn vạn quà hay”. Các thuê bao MobiFone khi tham gia khảo sát và chia sẻ ý kiến về các dịch vụ của MobiFone (tại https://chiase.mobifone.vn/) có cơ hội nhận một trong những phần quà hấp dẫn như iPhone 12 Pro Max, điện thoại Samsung A21s…
Đại diện MobiFone chia sẻ, trong chặng đường dài phát triển của mình, MobiFone luôn nỗ lực, bền bỉ không ngừng trong việc hoàn thiện sản phẩm, liên tục hiện đại hoá các ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân - doanh nghiệp - xã hội, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của chuyển đổi số. Cùng với thông điệp “MobiFone chia sẻ”, mọi sự chung tay chia sẻ ý kiến, góp ý của quý khách là nguồn động lực to lớn giúp MobiFone tiếp tục hoàn thiện, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm thân thiện và lan tỏa những giá trị ý nghĩa trong cuộc sống.
“Đằng sau sự thành công MobiFone có được chính là sự đồng hành và tin tưởng của khách hàng. Đáp lại sự tin tưởng đó, MobiFone cam kết sẽ nỗ lực hết mình, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như phong cách phục vụ để thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng", đại diện của MobiFone bày tỏ.
Chương trình “Sẻ chia vì bạn - Muôn vạn quà hay” diễn ra từ ngày 1/9 - 31/12/2021, áp dụng cho các thuê bao MobiFone trả trước và trả sau đang hoạt động 1 chiều, 2 chiều tại thời điểm tham gia chương trình và không áp dụng cho các thuê bao Fast Connect và thuê bao liên lạc nghiệp vụ.
Các giải thưởng của chương trình: 5 giải nhất là iPhone 12 Pro Max 128GB, 10 giải nhì là điện thoại Samsung A21s (6GB/64GB) cùng 40.000 giải khuyến khích là cộng 10.000 đồng vào tài khoản khuyến mại cho các khách hàng đầu tiên tham gia chương trình.
Thông tin chi tiết về chương trình, truy cập https://chiase.mobifone.vn/">Chia sẻ và nhận quà giá trị cùng MobiFone
Ổ dịch Covid-19 Hà Nam đã qua 3 chu kỳ lây nhiễm
Trong vòng 6 ngày, ổ dịch tại Hà Nam đã lây lan 20 ca bệnh tại nhiều tỉnh với 3 chu kỳ lây nhiễm.
">Hà Nam ghi nhận ca dương tính Covid
Truyện Vết Nhơ
Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs PDRM, 19h15 ngày 5/2: Đối thủ yêu thích
Theo khảo sát của ICTnews, trong những ngày Tết Nguyên đán 2015 đang cận kề, vấn nạn tin nhắn rác đủ loại quảng cáo cho các dịch vụ từ kinh doanh bất động sản, SIM số đẹp, quà tặng âm nhạc, dịch vụ truyền hình cáp, cho vay vốn ngân hàng, thời trang… cho tới tin nhắn dẫn dụ, lừa đảo mời nghe lời nhắn từ một người giấu tên để trừ tiền trong tài khoản di động, chơi lô đề… vẫn liên tục tấn công người dùng bất kể ngày đêm.
Mở chiếc iPhone 5S, anh Huy Thành, nhân viên văn phòng một công ty thực phẩm của nước ngoài tại Hà Nội cho phóng viên ICTnews xem loạt tin nhắn rác với đủ loại nội dung lừa đảo trừ tiền trong tài khoản di động.
Ví dụ, một tin nhắn được gửi đến điện thoại của anh Thành từ số điện thoại 01292856623 có nội dung: “Một lời nhắn thoại được ghi âm gửi tới bạn 09XX: Trời lạnh rồi cảm thấy nhớ… cùng bài hát “Qua đêm nay” người ấy gửi tặng bạn. Gọi 19004563 để nghe nhé!”. Hay tin nhắc khác: “Em L đây. Gọi lại vào số 19004539 em có việc gấp” gửi đi từ số điện thoại 0949531006.
“Những ai không biết, tưởng được tặng thật chỉ cần gọi lại là mất ngay 15.000 đồng/1 phút trong tài khoản cho trò lừa đảo này”, anh Thành bức xúc.
Trường hợp khác, anh Quang Huy, nhân viên của một công ty tư vấn kiến trúc cũng chung tâm trạng: Từ đầu năm 2015 đến nay, tôi liên tục nhận được tin nhắn quảng cáo dịch vụ bán SIM số đẹp, bất động sản Times City, Royal City, khuyến mãi lắp cáp của VTV, SCTV…
Trong đó, tin nhắn lừa đảo để trừ tiền trài khoản cũng xuất hiện khá nhiều. Ví dụ, tôi thường xuyên nhận được tin lặp đi lặp lại cùng một nội dung “Gọi lại vào số 19002204 để nghe lời nhắn rồi trả lời em nhé”, được ký tên khi thì của em tên Tr, khi lại là em H hoặc em Q nào đó phát bực!
“Thậm chí, có những tin nhắn được gửi tới máy lúc 1h15 phút sáng khi đang ngủ. Tôi không thể tắt đi hoặc để chế độ im lặng vì bố mẹ ở Thái Bình già yếu, chỉ sợ đêm hôm có việc đột xuất gia đình không liên lạc được”, anh Huy than phiền và đưa ra thêm bằng chứng là những tin nhắn rác khác quảng bá cho hàng loạt đầu số như 19002206, 19002224…
">Gần Tết, tin rác “dội bom” thuê bao từ rạng sáng tới đêm khuya
VinaPhone cho biết, với việc được cấp bổ sung 2 triệu thuê bao đầu 10 số là 0911 và 0941 nhà mạng này đã có tổng số kho số là 58 triệu số. Hiện VinaPhone đã có 7 mã mạng là 091, 094, 0123, 0124, 0125, 0127, 0129.
Trước đó, Bộ TT&TT cho biết đã cấp cho MobiFone 2 triệu số thuê bao 10 số là 0901 và 0931. Tương tự, Viettel cũng được cấp 3 triệu số thuê bao 10 số ở các đầu số 0981, 0971, 0961. Cho đến thời điểm này, Viettel đang là doanh nghiệp viễn thông sở hữu tài nguyên lớn nhất Việt Nam. Sở dĩ như vậy bởi Viettel phải “gánh” EVN Telecom khi nhà mạng này làm ăn thua lỗ và không trụ lại được trên thị trường.
Các nhà mạng cho rằng, việc cấp thêm 7 triệu số thuê bao 10 số sẽ là điều kiện tốt để họ phát triển thuê bao mới khi đầu 10 số đang cạn kiệt và thị trường vẫn không mặn mà với thuê bao 11 số. Trước đó, nhà mạng rất kỳ vọng sẽ được Bộ TT&TT cấp sớm dải số 09x1 này để họ có thể tung ra phát triển thuê bao trước Tết Ất Mùi. Với việc cấp phát vào thời này thì nhà mạng khó có thể tung ra bán trên thị trường kịp Tết Ất Mùi. Nhà mạng sẽ phải tung ra SIM 10 số sau Tết dù biết rằng trước Tết sẽ là thời điểm thuê bao mới tăng mạnh.
Hồi năm ngoái, các nhà mạng đã đồng loạt kiến nghị lên Bộ TT&TT cho cấp dải số 0 và 1 của các đầu số 10 số mà họ đã được cấp. Thời điểm đó, đại diện Cục Viễn thông cho hay, trước đây số lượng mạng di động ít và các mạng chỉ sử dụng 1 mã mạng. Vì vậy, cơ quan quản lý đã quy hoạch dải số 0 và 1 dành cho quay số nội bộ. Khi đó, khách hàng gọi nội mạng chỉ cần quay 7 số cuối chứ không cần quay cả mã mạng. Ví dụ, mạng MobiFone thì chỉ cần quay 7 số cuối chứ không cần quay mã mạng 090. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc quay số nội bộ không được sử dụng nữa do các mạng di động đều có đa mã nên dư thừa dải số 0 và 1 trong các đầu số 10 số.
">7 triệu số thuê bao 10 số 'lỗi hẹn' với Tết Ất Mùi
Chưa đầy một tháng bị phạt, Hưng Vlog lại tiếp tục đăng video nhảm nhí lên một kênh YouTube khác.
Trong phần giới thiệu của kênh YouTube Hưng Vlog, hàng loạt kênh con đang hoạt động như Hưng Troll, Bà Tân Vlog, Ngọc Lan Vlog, Hưng Vlog… Việc tạo nhiều kênh YouTube như vậy gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng khi kiểm soát nội dung. Không riêng Hưng Vlog, một số kênh khác như Lâm Vlog, Thắng Cá Chép, Dương Ka… cũng làm những nội dung gây ảnh hưởng đến trẻ em nhưng vẫn nằm ngoài sự quản lý.
Khác với Facebook, các nhà sáng tạo nội dung YouTube sống được là nhờ nguồn tiền quảng cáo từ các nhãn hàng. Nguồn tiền này chảy từ YouTube về các Multi Channel Network (mạng đa kênh), sau đó đến tay các YouTuber.
Như vậy, việc xử phạt YouTuber là chưa triệt để bởi đằng sau đó còn có đội ngũ quản lý, kiểm duyệt thông tin của mạng đa kênh. “Trong trường hợp của kênh YouTube Hưng Troll, đằng sau đó là sự hậu thuẫn từ mạng đa kênh Điền Quân”, một nguồn tin yêu cầu giấu tên nói với Zing.
Trên fanpage chính thức của Điền Quân, mạng đa kênh này cũng nhiều lần chia sẻ video của Hưng Troll để tăng lượt xem. Như vậy, nếu kênh YouTube Hưng Troll bị phạt thì vai trò của network Điền Quân cũng có phần trách nhiệm.
Kênh YouTube thuộc network Yeah1 làm thịt chim quý hiếm đăng lên YouTube.
Hiện kênh YouTube có tên Hưng Troll đã ẩn hầu hết video sau khi đăng tải nội dung hướng dẫn trẻ em ăn cắp tiền.
“Việc ẩn những video này là phản ứng thường thấy của các YouTuber khi kênh gặp vấn đề về nội dung. Cách này có thể gọi là xóa dấu vết”, Quan Dũng, người có kinh nghiệm làm YouTube hơn 6 năm chia sẻ.
Theo ông Dũng, chỉ có 3 bên biết những gì một kênh YouTube từng đăng tải là YouTube, chủ kênh và mạng lưới đa kênh. Nếu muốn truy lại những sai phạm trước đây của kênh này, phải làm việc với mạng đa kênh.
Mạng đa kênh hay network YouTube là các tổ chức, công ty bên thứ ba làm cầu nối cho người sáng tạo nội dung (creator hay còn gọi là YouTuber) với YouTube.
Công việc chính của mạng lưới MCN là thay YouTube kiểm duyệt nội dung, hỗ trợ cho chủ kênh các vấn đề liên quan đến bản quyền, kiếm tiền và gia tăng lượt xem.
Nói một cách đơn giản, network là nơi tập hợp các thương hiệu được tuyển chọn (các kênh YouTube) để đến tay người tiêu dùng (người xem).
Tại Việt Nam, mô hình này từ lâu đã rất phổ biến với các cái tên như Điền Quân, MeTub, Pops, VieOn…
“Các kênh nhỏ thường không chọn vào network. Tuy nhiên, khi kênh đã lớn, tức tầm ảnh hưởng rộng, họ sẽ chọn tham gia các mạng đa kênh này để được hỗ trợ tốt hơn từ YouTube”, Vinh Thành, quản trị viên của nhóm cộng đồng sáng tạo nội dung có 260.000 thành viên cho biết.
Ngoài bảo trợ các kênh YouTube, nhiều network lớn còn nhận quảng cáo từ nhãn hàng. Những video quảng cáo sẽ được các YouTuber của network thực hiện và đăng tải trên nền tảng YouTube.
YouTube và các network cần chịu trách nhiệm
Như vậy, thay vì quản lý nội dung từng kênh, cơ quan chức năng có thể tương tác trực tiếp với các mạng đa kênh như một cách kiểm duyệt nội dung đầu vào, nguồn tiền từ YouTube đổ về cho các YouTuber tại Việt Nam.
“Tuy vậy, không phải network nào cũng làm việc hiệu quả. Một số không đảm bảo kiểm soát được nội dung của các kênh YouTube”, ông Vinh cho biết.
Kênh Hưng Troll thuộc quản lý của network Điền Quân.
Trước đó, Yeah1 là một ví dụ điển hình cho việc mạng đa kênh buông lỏng kiểm soát nội dung.
Năm 2017, một kênh YouTube thuộc Yeah1 đã đăng tải những clip gán mác dành cho trẻ em nhưng truyền đạt nội dung với hình ảnh dung tục, nhảm nhí. Đặc điểm chung của các clip này là sử dụng các nhân vật được trẻ em yêu thích như công chúa Elsa, Spiderman để thu hút người xem.
Sau đó, chủ kênh này bị phạt tiền 30 triệu đồng theo quy định tại điểm D, khoản 3, điều 65 Nghị định 174/2013/NĐ-CP. Trong khi đó, đơn vị mạng đa kênh là Yeah1 Network bị phạt hành chính 20 triệu đồng vì không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật.
“Nếu nghiêm túc trong việc yêu cầu các MCN kiểm duyệt nội dung và bắt buộc các kênh YouTube phải tham gia MCN thì vấn đề nội dung nhảm nhí có thể được kiểm soát phần nào”, ông Vinh nhận định.
Bên cạnh đó, một số mạng đa kênh trong quá trình tư vấn nội dung, thường đưa ra những "công thức", "xu hướng" câu view để các kênh trong network cùng khai thác.
Trong năm 2018, xu hướng nội dung được các mạng đa kênh hướng tới là troll (trêu chọc). Trong số đó, kênh YouTube của PHD đã sử dụng bột trắng để đóng giả ma túy troll người thân. Đến đầu năm 2019, xu hướng này là các kênh vlog ẩm thực dân dã. Trong đó, kênh YouTube của Hậu Cáo đã nướng sống một con mèo để ăn. Kênh Tam Mao thuộc network Yeah1 đã làm thịt một con diều hoa Miến Điện…
Tuy vậy, đến ngày 19/7/2019, sau sự cố của network Yeah1, YouTube đã ngăn các website phân tích tiếp cận thông tin về mạng đa kênh. Theo đó, người dùng (hay cơ quan quản lý) không còn công cụ để tìm hiểu thông tin kênh YouTube nào thuộc network nào. Đây là một động thái của Google giúp các network "ẩn thân" hơn và che giấu mối liên hệ giữa các network với các kênh video trên YouTube.
Theo Zing
Gia đình Bà Tân Vlog - các YouTuber chuyên sản xuất video nhảm nhí
Sau khi bất ngờ thành hiện tượng, kênh Bà Tân Vlog sa vào việc sản xuất video có nội dung nhảm nhí. Các thành viên trong gia đình này cũng không ngừng tạo ra các clip câu view.
">Ai đứng sau các video nội dung nhảm nhí ở Việt Nam?