Nhiều trường ĐH dành chỉ tiêu xét tuyển cho thi tốt nghiệp THPT đợt 2
NEWS2025-04-18 09:45:10【Thời sự】4人已围观
简介Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ diễn ra 8-10/8 theo kế hoạch. Riêng Đà Nẵng,ềutrườngĐHdànhchỉtiêuxétt24h. com. vn24h. com. vn、、
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ diễn ra 8-10/8 theo kế hoạch. Riêng Đà Nẵng,ềutrườngĐHdànhchỉtiêuxéttuyểnchothitốtnghiệpTHPTđợ24h. com. vn một số địa bàn của Quảng Nam và các thí sinh thuộc đối tượng F1, F2 sẽ thi vào đợt 2. Nhiều trường ĐH xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT để một phần chỉ tiêu xét tuyển cho đợt 2.
Có trường dành gần 1.000 chỉ tiêu cho đợt 2
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho hay đã thống kê thí sinh của các tỉnh như Quảng Nam, Đà Nẵng đăng ký vào trường để chia chỉ tiêu đợt 2 cho phù hợp.
Theo thống kê, trường có khoảng 20.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển, trong đó số thí sinh từ Quảng Nam và Đà Nẵng chỉ hơn 500 nguyện vọng. Do vậy, chỉ tiêu cho đợt 2 sẽ căn cứ vào tỷ lệ nguyện vọng sau khi thí sinh có điểm và điều chỉnh nguyện vọng.
Các trường ĐH sẽ để chỉ tiêu xét tuyển cho thi tốt nghiệp thpt đợt 2
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho biết chỉ tiêu xét tuyển đợt 2 sẽ được tính theo chỉ tiêu 2020 của trường và dựa trên phân bố thí sinh nhập học những năm trước từ các khu vực chưa thi đợt 1.
Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐH FPT năm nay là 7.800 thí sinh tại 4 cơ sở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ. Ước tính sơ bộ, mỗi năm trường có khoảng 10% thí sinh đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam. Do vậy, số chỉ tiêu năm nay dành cho 2 địa phương này là 10%, tương đương khoảng 800 chỉ tiêu.
Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, cho hay trường sẽ để khoảng 10% đến 20% chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh thi tốt nghiệp đợt 2, tùy theo theo từng ngành cụ thể. Ước lượng tổng chỉ tiêu cho đợt này khoảng 800 thí sinh.
Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang, ông Tô Văn Phương cho biết nhà trường đang rà soát lại số thí sinh đăng ký xét tuyển. Do thí sinh ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đăng ký không nhiều nên trường để khoảng 100 chỉ tiêu xét tuyển cho đợt 2 thi tốt nghiệp.
Tính toán sau khi có số liệu
Trong khi đó, nhiều trường đại học chưa có con số cụ thể nhưng khẳng định sẽ dành chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh thi tốt nghiệp đợt 2.
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết sẽ phải chờ để biết đợt 2 có bao nhiêu thí sinh dự thi mới điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển cho phù hợp.
Ông Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, thông tin sẽ tính toán dành chỉ tiêu xét tuyển cho thi tốt nghiệp đợt 2 căn cứ lượng thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam vào trường trong những năm gần đây. Việc tính toán sẽ cụ thể theo từng ngành, bởi có những ngành thu hút thí sinh, có những ngành thí sinh lựa chọn ít hơn. Ông Hạ nói hiện chưa biết khi nào sẽ diễn ra đợt 2 thi tốt nghiệp nhưng trường khẳng định sẽ đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM thì sẽ đợi Bộ GD-ĐT chốt số thí sinh dự thi đợt 1, số thí sinh sẽ thi đợt 2 và có điểm thí sinh điều chỉnh nguyện vọng mới đưa ra con số cụ thể.
Đại diện Trường ĐH Hoa Sen cho biết trường không gặp trở ngại bởi ngay từ đầu đã chuẩn bị 5 phương thức tuyển sinh, trong đó xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 30% chỉ tiêu. Các phương thức khác và dựa theo học lực học bạ THPT chiếm 70%. Khi dịch Covid-19 phức tạp, trường cũng dự phòng chuyển 30% chỉ tiêu xét từ thi tốt nghiệp THPT sang phương thức xét tuyển khác như xét điểm học bạ THPT 5 học kỳ, 6 học kỳ hoặc theo tổ hợp môn xét tuyển, thí sinh nước ngoài, thí sinh đặc cách.
Còn ông Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết phải chờ Bộ thống kê số thí sinh tham gia thi đợt 1, sau khi có điểm căn cứ số thí sinh đăng ký NV1 vào trường ở khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam rồi mới đưa ra con số chỉ tiêu đợt 2 phù hợp.
Ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho hay chỉ tiêu xét tuyển thi tốt nghiệp đợt 2 phụ thuộc vào số lượng thí sinh dự thi đợt đó. Theo ông Nhân, thống kê trước đây số lượng thí sinh từ Đà Nẵng, Quảng Nam đăng ký vào trường không quá nhiều so với tỉnh thành khác, nhưng trường vẫn sẽ phải đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Riêng một số trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ phải chờ hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia họp bàn. PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa, cho biết chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng sẽ có chỉ tiêu xét tuyển cho thi tốt nghiệp đợt 2, dựa trên số thí sinh đăng ký và số lượng trúng tuyển các năm trước từ những địa phương này.
Lê Huyền
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19. Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này. Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
MC Quốc Thuận và Ngọc Lan đến thăm nhà vợ chồng danh ca Giao Linh.
Giao Linh cho biết, bà quen ông Võ Văn Sang từ khi còn là cô gái 17 tuổi. Khi đó, ông Sang nhiều lần ngỏ lời nhưng bà chỉ nghĩ ông đang đùa. Hơn nữa, bà thấy ông đào hoa nên chỉ coi ông như người bạn.
Cho đến khi bà 37 tuổi, ông Sang cũng vừa trải qua 3 cuộc hôn nhân thì hai người mới đến với nhau.
"Nữ hoàng sầu muộn" bồi hồi: "Giống như là duyên tới vậy. 20 năm sau gặp lại nhau thì ông là người độc thân. Thành ra khi ông hoàn toàn li dị và ngỏ lời thì tôi nghĩ bản thân lúc đó đã lớn tuổi, cũng nên có một tấm chồng".
Hôm đó, hai người đang đi chơi thì ông đưa bà đến một văn phòng chánh án ở bang Las Vegas (Mỹ) và đề nghị kí vào giấy hôn thú: "Kí vào đây đi rồi em làm vợ chính thức của anh, còn không thì em chỉ là một trong bốn người bồ của anh".
Sau một hồi suy nghĩ, bà đã quyết định đặt bút kí. "Từ phút đó, tôi trầm ngâm ít nói hẳn. Đến khi ông hỏi, tôi khen ông tài vì đã khiến tôi kí vào giấy đó - một điều không tưởng tượng được”, nữ nghệ sĩ nói.
Ngỡ là viên mãn, nhưng hôn nhân của ông bà cũng chẳng phải dễ dàng bởi từ đó, bà trở thành mẹ kế của 6 người con.
Danh ca Giao Linh và chồng - ông Võ Văn Sang.
Để giúp mối quan hệ mẹ - con hòa hợp, ông Sang đã thẳng thắn nói chuyện với vợ và các con về cách cư xử với nhau.
"Trên đời này, cha mẹ nào cũng thương con. Cái tình đó không có lí do nào có thể chia rẽ được. Còn bên đây là vợ của ba, cũng là mẹ kế của các con thì tình cảm ba dành cho mẹ cũng không gì có thể chia rẽ.
Nếu các con của anh đối tốt với em thì em đối tốt lại. Đứa nào không đối tốt với em, em không cần đối tốt lại. Còn nếu có chuyện gì xảy ra, các con hãy nói chuyện thẳng thắn với mẹ, ba không dính vô", ông Văn Sang thẳng thắn.
Sau đó, để có thời gian hiểu nhau hơn, ông bà và các con bắt đầu những bản hợp đồng 6 tháng.
Câu chuyện nghe có vẻ lạ, nhưng những bản hợp đồng này đã đặt nền móng cho mối quan hệ mẹ con tuy khác dòng máu nhưng vẫn đầy tình cảm vì thực sự hiệu quả.
“Giờ chúng trở thành con bả, chứ không phải con tôi. Cái gì nó cũng kiếm bả chứ không kiếm tôi”, ông Văn Sang tỏ ra ghen tị.
Danh ca Giao Linh thì nói: “Với kinh nghiệm ngần ấy năm sống với con riêng của chồng, tôi nhận ra nó không khó. Chỉ cần trong lòng mình có sự vị tha, mọi chuyện đều có thể bỏ qua được".
Cũng trong cuộc trò chuyện với 2 MC của chương trình, đôi vợ chồng đã nhớ lại biến cố bất ngờ xảy đến khiến cả hai không thể có con chung.
Nữ nghệ sĩ cho biết: "Lúc đó, tôi không biết mình có bầu nên không dưỡng".
Đến khi đưa vợ vào bệnh viện, ông Sang đã phải quyết định một việc khó khăn.
"Một trong hai người, nếu cứu mẹ thì mất con, mà cứu con thì mất mẹ nên bắt buộc mình phải chọn lựa", ông Văn Sang chia sẻ. Biến cố này cũng dẫn đến việc nữ danh ca không thể có con nữa và đôi vợ chồng cứ thế nương tựa vào nhau để vượt qua…
Ông Sang bí mật chuẩn bị bó hoa tặng vợ cùng lời cảm ơn bà đã đồng hành và mang tới cho ông một tình yêu tuyệt vời.
Suốt chương trình, ông Văn Sang và danh ca Giao Linh vẫn luôn thể hiện tình yêu mặn nồng bằng những cử chỉ quan tâm rất ân cần.
Tình cảm của ông bà đã chứng minh chân lý: "Bởi vì trái đất tròn, nên những người yêu nhau cũng sẽ được ở bên nhau".
Sau bữa cơm cùng với Gõ cửa thăm nhà, ông Văn Sang đã bí mật chuẩn bị một bó hồng rực rỡ gửi tặng vợ cùng lời cảm ơn bà đã đồng hành và mang tới cho ông một tình yêu tuyệt vời.
Thạc sĩ Việt lấy chồng Iran, ký cam kết hôn nhân trị giá 100 cây vàng
Hoài Anh sang Iran du học và gặp tình yêu lớn của đời mình. Khi làm đám cưới, cô được chồng đề nghị ký vào bản cam kết trị giá 100 cây vàng nếu ly hôn.
">
Mối tình định mệnh và cuộc hôn nhân đầy thử thách của danh ca Giao Linh
MC Hồng Vân là người hàn gắn mát tay cho các gia đình trẻ.
Thế nhưng, duyên phận đưa hai người đến với nhau đầy bất ngờ. Họ hay rủ nhau đi ăn, đi chơi rồi cảm mến đối phương. Mặc dù không ai nói lời yêu nhưng họ nhanh chóng trở thành một cặp. Trong thời gian hẹn hò, hai người cũng có những bất đồng nên chia tay nhau.
Một lần Tuấn Anh bị ốm, cần làm phẫu thuật. Anh đã chuẩn bị tiền viện phí đầy đủ. Tuy nhiên, số tiền viện phí gấp 5 lần số tiền trong người, vì thế, anh phải đi vay mượn khắp nơi.
Giữa lúc bế tắc, Thanh Yến bất ngờ gọi điện hỏi thăm. Qua cuộc trò chuyện, cô mới biết Tuấn Anh đang thiếu viện phí.
Thanh Yến vội vàng mang tiền vào đưa Tuấn Anh đóng và chăm sóc anh những ngày nằm viện. Hai người quay lại với nhau từ lúc đó.
Sức khỏe bình phục, Tuấn Anh đưa bạn gái đi chơi Vũng Tàu. Sau lần đó, Thanh Yến báo tin có bầu. Tuấn Anh nghe xong rất bất ngờ, vì trong các cuộc kiểm tra sức khỏe, bác sĩ bảo anh khó có con.
“Bác sĩ nói tôi sẽ khó có con nên ngày Yến nói có thai, tôi tưởng cô ấy nói đùa. Sau này con sinh ra, giống bố như đúc”, Tuấn Anh mỉm cười nhớ lại.
Vợ chồng MC Tuấn Anh.
Thanh Yến kể thêm, bố mẹ hai nhà từng không đồng ý cho hai vợ chồng cô kết hôn. Việc cô mang thai đã khiến hai bên gia đình bỏ qua những suy nghĩ vụn vặt, chung tay vun đắp cho hai con.
Hiện hai vợ chồng đã chung nhà được hơn một năm. Con trai đầu lòng ra đời như gắn kết thêm tình cảm gia đình.
Thế nhưng, mâu thuẫn cũng nảy sinh từ lúc này. Tuấn Anh chia sẻ, hai vợ chồng anh hay khắc khẩu, nói chuyện được vài câu là cãi cọ gay gắt.
“Hôm nay tôi lên chương trình 'Vợ chồng son' cũng là muốn giãi bày, chia sẻ để hai vợ chồng hiểu nhau phần nào", Tuấn Anh nói.
Thanh Yến cho biết, vấn đề lớn nhất gây ra mâu thuẫn của vợ chồng cô là kinh tế. Trước đây, Tuấn Anh làm MC rất đắt show và kiếm ra tiền.
Thời gian mới cưới, Tuấn Anh cho vợ hưởng thụ cuộc sống cao cấp, khám thai và sinh nở ở bệnh viện quốc tế. Tiền bạc chi tiêu cũng rủng rỉnh.
Thanh Yến sinh con tròn một tháng thì dịch Covid-19 bùng phát. Công việc của chồng cô gặp khó khăn. Lúc này, mọi kinh tế đổ dồn lên vai Thanh Yến.
Cô đành đi làm sớm trong thời gian ở cữ. Con trai lại hay quấy khóc nên cô sinh ra căng thẳng với chồng.
Tuấn Anh thổ lộ, công việc MC giúp anh có thu nhập cao. Khi công việc bị ảnh hưởng do dịch, vợ giục anh đi làm bảo vệ hay trông xe nhưng anh thấy không phù hợp với bản thân.
Anh muốn đợi dịch qua đi, tìm cơ hội mới nhưng vợ không đồng ý. Chính vì thế, hai vợ chồng thường gây lộn.
Trước khủng hoảng hôn nhân của cặp đôi trẻ, MC Hồng Vân đã lên tiếng khuyên nhủ và đưa ra phân tích hợp lý, giúp hai vợ chồng họ yêu thương nhau hơn.
MC Hồng Vân nói: "Chín tháng tính ra cũng không dài cho một sự thay đổi và định hướng về nghề nghiệp. Bây giờ để chồng tìm việc khác không đơn giản. Nghề bảo vệ không phải thấp kém nhưng đây là nghề cần nghiệp vụ, kỹ năng. Nếu Tuấn Anh làm bảo vệ, trông xe mà mất xe thì lấy đâu ra tiền đền. Ít nhất Thanh Yến phải đợi chồng tìm được việc phù hợp.
Còn Tuấn Anh phải biết rằng sau khi sinh con, nội tiết tố của phụ nữ thay đổi. Tính cách dễ nóng nảy, stress, suy nghĩ tiêu cực… nên em phải cho vợ thời gian điều chỉnh ít nhất là một năm”.
Trước những lời nói đầy thuyết phục của MC Hồng Vân, vợ chồng Tuấn Anh - Thanh Yến đã xóa bỏ những rào cản, hứa cùng nhau vun đắp cho cuộc sống hôn nhân.
5 kiểu phụ nữ khiến đàn ông say mê bất chấp có nhan sắc hay không
Nếu thuộc 5 kiểu phụ nữ này, dù không xinh đẹp bạn vẫn khiến nhiều người mến mộ.
">
Vợ chồng son 371: Vợ chồng MC Tuấn Anh khủng hoảng hôn nhân vì tiền
Cách xác định trống/mái của gà con dựa vào lỗ huyệt gà. Con trống sẽ có gai giao phối - là một nốt tròn, bóng, đỏ, còn gà mái thì không có.
Khi xác định chú gà trên tay là mái, chị Dung bỏ gà sang chiếc rổ bên phải. Nếu gà trống, chị thả sang chiếc rổ bên trái.
Đồng thời, chị với tay lấy một con gà khác thế chỗ, tiếp tục các công đoạn nặn phân, soi hậu môn gà. Trong vòng 1 tiếng đồng hồ, chị xác định giới tính cho hơn 1 nghìn con gà con.
Nghề 'hot', các chủ lò giành giật người làm
Chị Dung bắt đầu công việc của mình cách đây 10 năm trước. Ngày đó, gia đình chồng chị có lò ấp trứng gà. Muốn xác định giới tính gà con vừa nở, gia đình chị phải thuê người về soi.
Việc thuê này vừa tốn tiền lại mất thời gian do có ít người làm. Vì vậy, chị quyết tâm đi học nghề để phân loại gà cho lò ấp của gia đình.
Từ một bà chủ quán cà phê, chị Dung chuyển sang học nghề soi giới tính cho gà trong 3 tháng.
Phân loại gà rất quan trọng, sẽ giúp chủ lò ấp trứng phân gà trống, mái ngay khi gà vừa nở để cung cấp cho các chủ trang trại. Trang trại nuôi gà lấy thịt sẽ chọn gà trống, nuôi lấy trứng sẽ chọn gà mái.
Việc phân loại đạt tỷ lệ chuẩn cao nhất với gà con vừa nở được vài tiếng đồng hồ.
Việc tách gà sớm sẽ giúp chủ trang trại có cách nuôi phù hợp, giảm thiểu các chi phí. Nếu không “soi giới tính gà”, phải nuôi 1 tháng, người ta mới phân biệt được trống, mái nhờ cái mào của con gà.
Chị Dung thừa nhận, đây là nghề không phải ai học cũng có thể làm được. Số người lành nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
“Cách đây 5 năm, thị trường ít người làm nên nghề rất 'hot'. Nhiều lò phải đặt lịch 4-5 ngày, tôi mới sắp xếp được thời gian để làm. Tôi cũng phải từ chối nhiều lời mời vì làm không xuể”, chị nói.
Giá trung bình soi mỗi con gà là 200 đồng/con nhưng nhiều lò ấp trứng gà sẵn sàng trả 300 đồng, 400 đồng hoặc hơn để nhận được cái gật đầu của chị Dung.
Các lò “mách” nhau, tên tuổi chị Dung nổi trội trong làng phân loại gà. Rất nhiều trại giành giật chị về bằng được, thậm chí, một công ty đã phải đặt lịch chị suốt 2 năm, chị mới sắp xếp được thời gian để làm.
“Hiện, đang thịnh hành loại gà siêu trứng, người ta ưa chọn mái hơn. Gà trống tốn thức ăn nên người ta loại trừ ngay từ ban đầu. Tỉ lệ chọn chuẩn càng cao, họ càng giảm được chi phí chăn nuôi. Vì muốn mình làm, họ sẵn sàng trả những cái giá rất đáng mơ ước”.
Con số thu nhập ấn tượng
Nghề ''hot'', ít người làm nên mức thu nhập không hề thấp. Với mỗi con gà phân biệt trống/mái được trả khoảng 300 đồng, chị Dung thu về 50 - 60 triệu/tháng.
Cũng có hơn 10 năm trong nghề, chị Đặng Thị Mến (SN 1988, xã Đức Giang, Hoài Đức) cũng là một tên tuổi nổi trội trong làng phân loại gà.
Chồng chị - anh Trịnh Văn Minh (SN 1986) chia sẻ, vợ anh thường chạy “sô” vẫn không làm hết việc bởi nghề này phụ thuộc rất cao vào thời điểm gà nở.
“Thời gian soi gà là ngay khi gà vừa nở xong. Lúc này, gà “còn tươi” dễ phân biệt và cho tỷ lệ chuẩn cao (98-99%). Nếu để sang hôm sau, gà khô, khó nhìn, tỷ lệ chuẩn thấp hơn (chỉ 96%)”, anh Minh nói.
Công việc phân loại gà cho thu nhập khá cao.
Trước ngày lò ấp gà nở 1 hôm, chị Mến nắm lịch cẩn thận. Ngày nào 2, 3 lò cùng có gà nở, chị phải sắp xếp thời gian để không bị trùng nhau.
Sau 10 năm kinh nghiệm đi soi và đào tạo các học viên, tỷ lệ soi gà của chị Mến đã đạt chính xác đến 99%.
Một tiếng phân biệt được hơn 1 nghìn con, với giá khoảng 200 đồng/con, thu nhập soi gà của chị Mến dao động khoảng 40-70 triệu đồng/tháng. Hàng năm, chị kiếm được khoảng 500 triệu đồng từ nghề soi giới tính gà.
Nhưng để đổi lại số tiền đó, những người soi giới tính gà cũng phải chịu không ít vất vả.
Mồ hôi sau những cung đường
“Công việc của vợ tôi không được làm vào giờ hành chính, có hôm đi từ 3, 4h sáng đến tận khuya mới về nhà. Ví dụ 5h sáng gà nở, mình phải đến từ trước để kịp làm, sau đó mình chạy sang lò khác cho kịp thời điểm”, anh Minh nói.
Những hôm mưa gió, chị Đặng Thị Mến cũng phải đi xe máy đến các tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc… vì có lò gà chuẩn bị nở.
Làm việc với cường độ cao thường xuyên khiến chị bị mỏi mắt và choáng, phải dùng thuốc bổ mắt thường xuyên.
Vì vậy công việc này chỉ dành cho những người trẻ, mắt tốt. Đến khoảng 40 tuổi, người ta không thể theo nghề nữa bởi lúc này, mắt đã bị kém đi rất nhiều.
Ngoài ra, môi trường làm tại các lò ấp trứng gà cũng rất nhiều bụi. Mỗi lần đi làm, ngoài chiếc đèn để soi gà, chị Mến còn phải mang khẩu trang, mũ trùm đầu, quần áo dài để che bụi, lông gà con.
Chị Mến và chị Dung đều đồng tình rằng, công việc cho thu nhập cao nhưng không phải ai học cũng có thể hành nghề. Ngoài ra, đây cũng là một công việc mang tính cạnh tranh cao.
“Nhu cầu thị trường đang đòi hỏi tỷ lệ phân biệt chuẩn xác lên đến 99%, tối thiểu là 95%. Thu nhập dựa vào tay nghề, có người cũng làm nghề nhưng thu nhập thấp vì họ soi không đạt tỉ lệ chuẩn lớn. Thậm chí có người phải bỏ việc vì hiệu quả thấp, không ai mời”, chị Nguyễn Thị Dung cho biết thêm.
Những người vượt hiểm nguy đi tìm 'lộc trời' trong rừng
Vào khu vực rừng núi để tìm lá tre là công việc mang lại thu nhập khá tốt nhưng cũng chứa nhiều vất vả, nguy hiểm với người dân thôn Đồng Chiêm.
">
Nghề ‘độc’ soi giới tính gà thu hơn nửa tỷ mỗi năm