Không hẹn mà gặp,àngchàimiềnTâygiữanúirừngtanmộngđổiđờimơđượclênbờlậpnghiệthời tiết hôm nay và ngày mai các hộ dân người miền Tây đổ về lòng hồ thủy điện mưu sinh tạo thành làng chài giữa núi rừng. |
Làng chài miền Tây giữa núi rừng
Ánh hoàng hôn buông trên mặt hồ lấp loáng. Làng chài dưới chân cầu Đắk Hil (xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) í ới gọi nhau chong đèn đi thả lưới. Họ là những hộ dân hơn 10 năm nay sống bằng nghề đánh bắt, nuôi cá bè trên dòng suối Đắk Hil.
Vừa gỡ tấm lưới vá chằng vá đụp, ông Phạm Văn Thia (52 tuổi, cư dân làng chài) vừa chia sẻ: “Ở đây chỉ có 38 hộ dân thôi. Chúng tôi đều là người miền Tây và đều chọn việc đánh bắt, nuôi cá bè để mưu sinh”.
“Hơn 10 năm trước, chúng tôi không hẹn mà gặp tại đây, tạo thành làng chài miền Tây giữa núi rừng thế này. Hồi rời quê, ai cũng hồ hởi, mang theo nhiều ước vọng. Bây giờ thì…”, ông Thia ngập ngừng.
Năm 2009, khi thủy điện Buôn Tua Srah (huyện Krông Nô) tích nước, đi vào hoạt động, con suối Đắk Hil hình thành một lòng hồ rộng lớn. Chưa từng bị khai thác, nguồn thủy sản trong lòng hồ vô cùng phong phú.
Những hộ dân chuyên nghề cá thạo tin ở các tỉnh miền Tây như: Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang… bắt đầu đổ về hồ đánh cá. Họ chọn chân cầu Đắk Hil làm điểm dừng chân, dựng bè, mưu sinh bằng nghề chài lưới.
Người dân trong làng chài chủ yếu mưu sinh bằng nghề nuôi cá bè, đánh bắt thủy sản. |
Tin lành bay xa, nhiều hộ dân khác cũng từ bỏ quê nhà, mang theo giấc mơ đổi đời tìm đến chân cầu Đắk Hil lập nghiệp. Ông Thia là một trong số đó. Ông nói, năm 2009, nghe lời “thiên hạ”, ông gom góp vốn liếng dưới quê lên lòng hồ Đắk Hil.
Tiền bạc ông đem theo chỉ đủ đóng cái bè và một chiếc ghe nhỏ. Ông Thia định bụng ráng làm ăn vài năm, có vốn rồi về quê kinh doanh. Thế mà, hơn mười năm qua, ông chỉ “dư được bà vợ cùng 2 đứa con”, giấc mơ trở về quê cũng tan biến.
Cạnh bên bè cá gia đình ông Thia là “cơ ngơi” của ông. Võ Văn Bích. Ông nói, ở quê làm ruộng, làm rẫy mất mùa liên tục nên ông dắt díu vợ con lên lòng hồ thủy điện dựng bè nuôi cá. Bây giờ, hơn 11 miệng ăn của gia đình đều trông chờ vào bè cá và việc chài lưới của ông.
Dù thưa vắng người, làng chài miền Tây giữa lòng hồ thủy điện vẫn tạo nét độc đáo rất riêng giữa núi rừng Tây Nguyên. Không biết từ lúc nào, cầu Đắk Hil đã trở thành điểm buôn bán cá loại cá khô. Tại đây, có hàng chục sạp hàng khô cá đủ các loại.
Ông Bích cho biết, lênh đênh hơn chục năm trên mặt hồ, ông vẫn chưa có mảnh đất cắm dùi, giấc mơ đổi đời nhạt dần theo con nước. |
Thế nhưng, những hàng quán ấy vẫn chưa thể kéo làng chài ra khỏi sự túng quẫn, khó khăn. Nhìn bè cá ọp ẹp, xiêu vẹo như muốn đổ nhào xuống mặt nước, ông Bích giọng buồn buồn nói: “Tôi Nghèo, nghèo đến nỗi, bây giờ có chết cũng không có đất mà chôn”.
“Lúc bỏ quê đi, tôi nghĩ cứ lên đây làm vài năm rồi ky cóp mua miếng đất cắm dùi, cho con cái đi học. Bây giờ, tôi có thêm 3 cháu nội, 2 cháu ngoại rồi mà vẫn chưa có mảnh đất cắm dùi, vẫn bám víu vào bè cá mà sống”, ông chia sẻ thêm.
Ước mơ được lên bờ
Ông Bích nói, dù là dân miền sông nước nhưng bây giờ, ông cũng như những hộ dân còn lại đã ngao ngán, chán chường cảnh lênh đênh trên mặt nước. Bây giờ, họ ao ước được lên bờ. Thế mà, giấc mơ ấy vẫn xa xôi và mờ mịt như sương sớm núi rừng Tây Nguyên.
Ông nói: “Cái nghề “đâm Hà Bá” bạc lắm, làm hôm nay thì biết hôm nay chứ ngày mai chẳng biết thế nào. Năm ngoái, đợt xảy ra cơn bão số 12, nửa đêm mưa lớn, gió mạnh thổi tốc mái nhà, đánh vỡ bè cá… Mọi người sợ quá ôm con, dẫn vợ lên bờ xin ở nhờ để trốn bão”.
Ông chia sẻ, ông không muốn phải “ở nhờ”, “trốn bão nhờ” nữa. Thế nhưng, việc lên bờ đối với ông bây giờ quá đỗi xa xôi. Theo ông, vì sống tạm cư trên lòng hồ nên 38 hộ dân ở đây chỉ được đăng ký tạm trú dài hạn chứ chưa được cấp hộ khẩu.
Kinh tế khó khăn, vướng nhiều thủ tục pháp lý, nhiều trẻ em trong làng chài dù đã đến tuổi nhưng vẫn không được đến trường. |
Thế nên, họ không được hưởng các chính sách phúc lợi xã hội. Trẻ em cũng gặp nhiều hạn chế trong việc đến trường. Đưa mắt nhìn 5 đứa cháu đang hồn nhiên chơi đùa ở góc nhà, ông Bích buồn rầu nói: “Sắp nhỏ nay đã đến tuổi đến trường rồi mà chưa có điều kiện cho đi học”.
Cùng hoàn cảnh, đứa con 5 tuổi của ông Thia cũng chưa một lần được đến trường. Ông nói: “Tôi tính năm nay nếu trúng cá sẽ mua cái xe, gởi thằng nhỏ ra trường ngoài xã rồi đưa đón nó đi học. Nếu thất học, nó cũng chỉ mãi loanh quanh cái bè cá như cha nó thôi”.
Nói xong, ông ngồi nhẩm đầu ngón tay rồi cho biết, ở xóm chài này có hơn chục em đang độ tuổi đến trường mà vẫn chưa được đi học. Thậm chí, một số gia đình vì không có điều kiện nên phải cho con nghỉ học ở nhà bán cá, đi thả lưới.
Các hộ dân trong xóm chài nói rằng, họ muốn lên bờ, tìm lấy một miếng đất để an cư, bởi chẳng biết trụ được với cái nghề chài lưới, nuôi cá bè đến bao giờ.
“Không biết khi nào chúng tôi mới có được miếng đất, có cái nhà trên bờ để bớt khổ. Sống lênh đênh như thế này bao nhiêu năm nay mà chẳng tích góp được gì, đến khi chết cũng chẳng biết chỗ nào để chôn cất”, bà Thúy vợ ông Bích tâm sự.
Tạo điều kiện cho người dân ở làng chài Trao đổi với PV, ông Hồ Văn Anh, Chủ tịch UBND xã Krông N cho biết, các hộ dân trên làng chài dưới cầu Đắk Hil vì chưa đủ điều kiện cấp sổ hộ khẩu nên chỉ được đăng ký tạm trú dài hạn. Do đó, người dân còn thiệt thòi trong những chương trình chính sách phúc lợi xã hội và vay vốn từ ngân hàng chính sách để đầu tư mở rộng bè nuôi cá. “Những năm qua, UBND xã cũng tạo điều kiện cho người dân ở làng chài về việc tạm trú, cấp giấy khai sinh cho trẻ em, được tham gia các hoạt động y tế, giáo dục của địa phương. Còn về đất tái định cư cho người dân làng chài cần phải đợi chủ trương, quy hoạch của cấp có thẩm quyền”, ông Hồ Văn Anh cho biết thêm. |
“Mình cứ nghĩ mãi đến chi tiết ấy và không hiểu nổi tại sao lại có người muốn bán đứa con dứt ruột đẻ ra. Cứ thế thôi mà thương nó”.