您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Antigua GFC vs Malacateco, 08h00 ngày 6/2: Tạm chiếm ngôi đầu
NEWS2025-02-08 12:17:07【Nhận định】0人已围观
简介 Linh Lê - 05/02/2025 09:03 Nhận định bóng đá lịch thi đâu bóng đá hôm naylịch thi đâu bóng đá hôm nay、、
很赞哦!(1273)
相关文章
- Nhận định, soi kèo FC Goa vs Odisha, 21h00 ngày 6/2: Đòi lại ví trí top 2
- Bí kíp tối giản hóa cuộc sống nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
- Đi qua những lần chớp tắt của hôn nhân
- Vaccine ngừa HIV đang được nghiên cứu thế nào
- Nhận định, soi kèo Ghazl El Mahalla vs Modern Sport, 21h00 ngày 6/2: Khó tin ‘lính mới’
- Điểm Văn thi tốt nghiệp tăng đột biến, Trà Vinh nói gì?
- Bị chê vừa già vừa xấu khi về ra mắt nhà người yêu
- Hàng ngàn người lao động EVN tham gia hiến máu nhân đạo
- Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Brisbane Roar, 11h00 ngày 6/2: Lịch sử gọi tên
- Chàng trai Quảng Nam cầu hôn bạn gái tiếp viên hàng không ở độ cao 10.000m
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Real Hope vs Cruz Azul, 08h00 ngày 5/2: Châu chấu đá xe
- Gần đây, câu chuyện chương trình giáo dục phổ thông nổ ra những tranh cãi, tranh luận trái chiều. Lướt qua một vài bài viết, tôi thấy dường như chúng ta đang nhìn nhận vấn đề chưa được đúng đắn. Với luận điểm đầu tiên – cho rằng kiến thức được dạy trong chương trình phổ thông hiện nay là "thiếu thực tiễn", "học xong chẳng để làm gì" – tôi thấy đây là một quan điểm khá thiển cận và phiến diện. Bởi, kiến thức trong chương trình phổ thông hiện diện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống.
Chúng ta học Toán để biết cách cộng, trừ, nhân, chia, để biết tính toán sao cho đúng, để tính được rằng khi giải quyết một vấn đề, nên lựa chọn phương án nào, cách làm như thế nào cho tiết kiệm. Chúng ta học Vật lý để biết được rằng làm thế nào để hoàn thành công việc với ít thiệt hại nhất, để giảm tải mức hao phí khi thực hiện một công việc, một hoạt động.
Chúng ta học Hóa học để biết được rằng tại sao lại không đựng vôi trong chậu nhôm, tại sao "lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên", tại sao phải bón phân này vào loại đất này. Chúng ta học Văn để biết cách làm một tờ đơn, một tờ biên bản, biết cách viết một cái email, biết cách thuyết trình trước mọi người sao cho thuyết phục và hấp dẫn... Đó, tất cả những kiến thức đó đều được dạy ở trong trường phổ thông chứ không ở đâu xa.
>> 'Người Việt học tích phân, đạo hàm như những Toán học gia'
Luận điểm thứ hai – cho rằng kiến thức của môn nào cũng quan trọng – tôi thấy quan điểm này chỉ đúng một phần. Bởi, kiến thức của môn nào cũng quan trọng, nhưng không phải kiến thức của môn nào cũng sẽ được dùng trong công việc và sự nghiệp của mỗi người.
Tôi nhớ đến bức thư của một hiệu trưởng người Singapore gửi các bậc phụ huynh, trong đó có đoạn viết: "Xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kỳ thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán. Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh. Có người sẽ là một nhạc sĩ, người mà với họ, môn Hóa học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyện thể chất sẽ quan trọng hơn là môn Vật lý, giống như vận động viên Schooling của chúng ta...".
Đúng vậy, mỗi một con người sinh ra trong cuộc đời đều mang trong mình những giá trị khác nhau, đồng nghĩa với những sứ mạng và công việc khác nhau. Và, như Albert Einstein đã từng nói: "Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn".
Mỗi con người khi thực hiện một công việc, một sự nghiệp nhất định, đều chỉ cần một số kỹ năng nhất định. Thử hỏi, một kỹ sư về điện thì có cần phải học kỹ, học sâu về nền kinh tế nước Mỹ? Hay một giáo viên dạy Ngữ văn có cần phải làm được những bài tích phân khó?
>> 'Cần học đạo hàm, tích phân dù không sử dụng ngoài đời'
Vậy vấn đề then chốt đang nằm ở đâu? Có lẽ, vấn đề đang nằm ở việc chương trình phổ thông hiện nay đang nặng về tính đánh đố, hàn lâm, thử thách IQ hơn là việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Giống như thầy giáo dạy Toán cao cấp của tôi từng nói: "Các anh, các chị ở đây đã bao giờ tự hỏi xem chúng ta học Toán để làm gì chưa? Chắc hẳn, hầu hết chúng ta ngồi ở đây đều nghĩ rằng học Toán chỉ để đi thi và kiểm tra. Thật ra điều này cũng đúng, vì chương trình của chúng ta vẫn còn nặng về tính đánh đố và kiểm tra hơn là việc dạy cho sinh viên rằng kiến thức này áp dụng vào việc gì".
Vậy nên, phương pháp khả thi nhất hiện tại có lẽ là nên định hướng cho học sinh, gắn kiến thức với thực tiễn, thay vì ra những bài Toán tích phân, đạo hàm đánh đố, siêu khó chỉ để biến học sinh thành những con robot giỏi tính toán.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">'Bắt học sinh đánh vật với tích phân, đạo hàm'
Mô phỏng trạm vũ trụ Bharatiya Antariksh do Ấn Độ xây dựng (Ảnh: ISRO).
Theo Space, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đang có kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ bay quanh Mặt Trăng vào năm 2040. Đây là một phần trong lộ trình đầy tham vọng nhằm thiết lập sự hiện diện lâu dài của quốc gia tỷ dân ngoài quỹ đạo Trái Đất.
Theo truyền thông địa phương, trạm này sẽ có tên Bharatiya Antariksh, viết tắt là BAS. Việc phát triển mô-đun đầu tiên của trạm, BAS 1, đã được chính phủ Ấn Độ "bật đèn xanh" vào tháng 9.
Các quan chức cho biết mô-đun đầu tiên sẽ được phóng lên quỹ đạo Trái Đất thấp vào năm 2028 và toàn bộ trạm sẽ hoạt động vào năm 2035.
Theo các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin, "tiền đồn" này sẽ hỗ trợ các sứ mệnh có người lái lên bề mặt Mặt Trăng và đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, trạm vũ trụ Mặt Trăng của Ấn Độ sẽ được hoàn thành vào cùng thời điểm các phi hành gia của quốc gia này hạ cánh trên Mặt Trăng, với việc xây dựng một căn cứ cố định trên bề mặt Mặt Trăng trước năm 2050.
Theo India Today, việc xây dựng trạm vũ trụ Mặt Trăng dường như là giai đoạn thứ 3, và cũng là giai đoạn cuối cùng trong chiến dịch thám hiểm Mặt Trăng của Ấn Độ.
Theo đó, giai đoạn đầu tiên bao gồm việc thực hiện các nhiệm vụ hạ cánh robot lên Mặt Trăng bằng công nghệ tự phát triển, được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ Chandrayaan 4.
Dự kiến triển khai vào năm 2028, sứ mệnh này nhằm mục đích thu thập khoảng 3 kg mẫu đất đá từ một khu vực gần cực nam của Mặt Trăng và chuyển chúng về Trái Đất.
Giai đoạn thứ hai hướng đến mục tiêu hạ cánh có người lái lên mặt trăng vào năm 2040, và tiếp theo là xây dựng trạm quỹ đạo Mặt Trăng.
Ngoài việc tiếp nhận các phi hành gia, trạm này sẽ đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học và là căn cứ cho các sứ mệnh không gian trong tương lai.
Tham vọng chinh phục Mặt Trăng và các mục tiêu xa hơn của Ấn Độ được truyền cảm hứng mạnh mẽ bởi sứ mệnh Chandrayaan 3 lịch sử, thực hiện vào tháng 8/2023.
Tại sứ mệnh này, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 hạ cánh tàu vũ trụ lên Mặt Trăng.
Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố, Ấn Độ sẽ hướng tới các mục tiêu mới và đầy tham vọng, bao gồm chuyến bay có người lái lên mặt trăng vào năm 2035, tiếp theo là sứ mệnh hạ cánh có người lái diễn ra vào 5 năm sau đó.
">Ấn Độ và kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ bay quanh Mặt Trăng
- Dữ liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáng 17/7. Giáo dục công dân vẫn là môn có nhiều bài thi đạt 10 nhất, nhưng giảm mạnh từ gần 14.700 xuống còn hơn 3.360 bài.
Môn Vật lý, Sinh học và Toán cũng ghi nhận số bài thi điểm 10 giảm. Toán là môn duy nhất không thí sinh nào đạt 10, trong khi năm ngoái, 12 thí sinh đạt mức này.
Ở chiều ngược lại, môn Lịch sử có hơn 2.100 bài thi đạt điểm tuyệt đối, tăng khoảng 3 lần so với năm ngoái. Số bài đạt 10 môn Hoá cũng tăng 9,3 lần, trong khi môn Địa lý tăng đến 90 lần.
Riêng với môn Tiếng Anh, số điểm 10 ba năm qua gần như nhau.
">Số điểm 10 thi tốt nghiệp THPT giảm mạnh
Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs PDRM, 19h15 ngày 5/2: Đối thủ yêu thích
Cô giáo Trương Thị Nhượng về dự lễ vinh danh Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 của báo VietNamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng Trước khi từ Hà Giang về Hà Nội dự lễ vinh danh Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 do báo VietNamNet bình chọn, cô giáo Trương Thị Nhượng có chia sẻ với chúng tôi rằng, cô sẽ rủ thêm một người bạn lâu năm của cô - người đã đồng hành cùng cô trong tất cả các chương trình thiện nguyện vì học sinh vùng cao.
Cô Nhượng kể: “Chị ấy không phải là người cho chúng tôi nhiều tiền nhất, cũng không phải là một nhà hảo tâm tiềm năng. Thậm chí, chị ấy nghèo, đến giờ vẫn còn phải ở nhà thuê. Nhưng tất cả chương trình của tôi, chị đều tham gia, khi là công sức, khi chỉ là 100-200 nghìn đồng. Có lần thương chị, tôi còn bảo ‘thôi chị không phải đóng góp đâu. Em đã có nhiều mạnh thường quân tài trợ rồi”.
“Mẹ chị ấy năm nay hơn 80 tuổi. Năm nào bà cũng tự tay đan khăn tặng học sinh vùng cao”.
Cô Nhượng nói, đó là lý do tại sao cô lại muốn mời người phụ nữ này đi cùng mình tới dự lễ vinh danh của báo - chỉ đơn giản là lời tri ân của cô đến gia đình chị.
“Lễ vinh danh này không phải chỉ dành riêng cho tôi, mà dành cho tất cả những người bạn, người đồng nghiệp, gia đình đã đồng hành cùng tôi trong nhiều năm qua. Có những người đã ở bên cạnh tôi, ủng hộ tôi về mặt tinh thần nhiều hơn là vật chất, nhưng tôi vô cùng trân trọng tấm lòng của họ”.
Chị tâm sự, từ sau khi báo VietNamNet chia sẻ về những việc mà chị đang làm, chị nhận được nhiều sự đồng cảm và ủng hộ hơn. Chị vô cùng cảm kích những tấm lòng đã dành cho chị và các học trò của mình.
“Có một bạn sau khi đọc bài báo đã nhắn tin cho tôi, ngỏ ý mời bọn trẻ ở điểm trường tôi dạy một bữa cơm có thịt, đầy đủ hơn mọi ngày. Dù bữa cơm đó chưa sắp xếp được nhưng đó là một tấm lòng mà tôi rất quý trọng”.
Chị kể, nhà hảo tâm này sau đó cũng muốn tặng học sinh thêm một chút đồ dùng nhưng chị từ chối và xin phép giới thiệu sang một điểm trường mầm non khác - nơi khó khăn hơn điểm trường chị đang đứng lớp. Vì chị nghĩ, quần áo cho các con thì chị đã lo được rồi, chị chỉ xin duy nhất một bữa cơm cho các con cải thiện. Còn lại, chị muốn san sẻ cho các điểm trường khác.
Học sinh vùng cao thử áo ấm và ủng do nhà hảo tâm gửi tặng. Ảnh: NVCC “Huyện Bắc Quang của chúng tôi còn rất nhiều điểm trường vô cùng khó khăn. Xã chúng tôi tuy nằm ngay mặt đường nhưng cơ sở vật chất còn rất nhiều thiếu thốn” - chị chia sẻ chân thành.
“Như điểm trường mầm non Bản Tân ở xã Tân Thành chúng tôi, trưa hôm ấy bão về, trường tốc mái. May mắn là giờ trưa nên không có học sinh ở trường. Hai cô giáo thấy thế, sợ quá gọi cho cô hiệu trưởng. Cô hiệu trưởng lại phải đi bè để sang trường, vất vả vô cùng”.
“Sau cơn bão, các cô nhờ phụ huynh chống lên một cái cột. Một nhà hảo tâm lại tặng cho điểm trường cái mái tôn. Bây giờ, các con vẫn đang ngồi trong lớp học chằng buộc ấy với nỗi lo nó có thể đổ bất cứ lúc nào”.
Nhưng đó là câu chuyện chị kể ngày 17/12. Đúng 1 ngày sau - chiều ngày 18/12, ngay trước khi lễ vinh danh diễn ra, chị lại gọi cho chúng tôi, vui mừng thông báo: “Khoa Quản trị kinh doanh (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa quyết định trao tặng toàn bộ kinh phí để xây mới điểm trường mầm non Bản Tân, xã Tân Thành. Chị mừng quá vì đó là niềm ao ước bấy lâu nay của chị và các cô giáo ở điểm trường”.
Những bữa cơm giản dị được "liệu cơm gắp mắm" từ số tiền mà nhà hảo tâm gửi tặng các điểm trường mỗi tháng. Ảnh: NVCC Khi được hỏi về ước mơ lớn nhất của chị, chị rụt rè bảo: “Tâm nguyện lớn nhất của tôi là có một nhà tài trợ nào đó mua giúp một mảnh đất trên này. Mảnh đất này có thể đứng tên nhà tài trợ, chứ không cần phải đứng tên chúng tôi. Tôi sẽ gọi tất cả những đứa trẻ mồ côi mà tôi biết, tập trung về đây ăn học. Trong 26 năm đứng lớp ở các điểm trường vùng cao, tôi gặp rất nhiều đứa trẻ mồ côi cha mẹ, cha mẹ bỏ đi...
Chúng cứ thế lớn lên, đi lấy vợ, lấy chồng, rồi lại nghèo và sinh ra những đứa trẻ con thiệt thòi đủ thứ. Tôi chỉ mong có một nơi để gom chúng lại, để tôi kêu gọi các nhà hảo tâm cho các cháu ăn học, để thay đổi cuộc đời chúng. Đó là nguyện vọng lớn nhất cuộc đời tôi”.
Trong lễ vinh danh của báo VietNamNet tối ngày 18/12, cô Nhượng chia sẻ: “Thực sự khi phóng viên của báo VietNamNet liên hệ viết bài về tôi, tôi không nghĩ rằng bài viết đó sẽ đưa tôi tới sân khấu ngày hôm nay.
Tôi chỉ nghĩ rằng, biết đâu những chia sẻ của mình sẽ nhận được sự đồng lòng, chung tay của các nhà hảo tâm trên khắp cả nước để những học sinh vùng cao Hà Giang của chúng tôi có thêm miếng thịt cho bữa ăn, thêm một chiếc áo ấm để mặc, thêm một phòng học ấm áp thay cho những vách nhà xiêu vẹo.
Là một giáo viên vùng cao bình thường, tôi tự cảm thấy những gì mình đang làm rất nhỏ bé so với những gì mà các nhân vật truyền cảm hứng đang đứng trên sân khấu này đã làm.
Nhưng có lẽ những việc mà tôi và cộng đồng nhỏ bé của tôi đang làm đã may mắn nhận được sự đồng cảm, ủng hộ của nhiều đồng nghiệp, phụ huynh và người dân Hà Giang. Điều đó cũng cho thấy khát khao được đi học, được có điều kiện học tập tốt nhất của học sinh vùng cao Hà Giang chúng tôi”.
Cô Nhượng cũng bày tỏ sự biết ơn đến báo VietNamNet đã cho cô cơ hội được chia sẻ những nguyện vọng của mình thay cho học sinh vùng cao Hà Giang, đồng thời giúp lan toả những việc mà cô và cộng đồng nhỏ bé của mình đang làm.
Tổng Biên tập báo VietNamNet - ông Phạm Anh Tuấn trao giấy chứng nhận và kỷ niệm chương cho cô giáo Trương Thị Nhượng. Ảnh: Lê Anh Dũng Cô giáo Trương Thị Nhượng (sinh năm 1973, giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang). Cô là người có đóng góp đáng kể trong việc kết nối, kêu gọi đầu tư xã hội hoá cho những ngôi trường vùng cao. Bằng sự nhiệt huyết, cô Nhượng kêu gọi được các nhà hảo tâm xây mới 5 điểm trường, sửa chữa 3 điểm trường, xây dựng nhiều cây cầu, nhà tình thương cho người dân vùng cao.
Ngoài ra, cô Nhượng còn kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ các bữa ăn trưa cho học sinh và tài trợ các đồ dùng, thiết bị sinh hoạt khác cho các điểm trường khó khăn. Hiện tại, gia đình cô cũng nhận nuôi một nam sinh 11 tuổi tại nhà. Những đóng góp của cô được chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.
Cô giáo Trương Thị Nhượng được ban biên tập và độc giả báo VietNamNet bình chọn là một trong 4 Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020. Lễ vinh danh đã diễn ra vào tối ngày 18/12 tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 23 năm ngày thành lập báo.
Nguyên văn bài phát biểu của Tổng Biên tập Phạm Anh Tuấn tại Lễ vinh danh Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 của báo VietNamNet
VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020
Bốn nhân vật truyền cảm hứng của năm 2020 do độc giả VietNamNet bình chọn đã được vinh danh vào tối nay (ngày 18/12) tại lễ kỷ niệm 23 năm thành lập báo.
">Cô giáo Trương Thị Nhượng chia sẻ tâm nguyện đời mình với trẻ em nghèo vùng cao
- Cuộc khảo sát do hãng thông tấn APphối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề công NORC thực hiện và công bố kết quả ngày 26/6 cho thấy 64% người được hỏi nói rằng họ có thể xem, nghe một phần hoặc toàn bộ cuộc tranh luận sắp tới giữa Tổng thống Joe Biden và cựu tổng thống Donald Trump.
Khoảng 37% cho biết "rất có thể" sẽ theo dõi, 27% nói "có thể", trong khi 35% trả lời "không nhiều khả năng" xem hoặc nghe cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên hàng đầu trong mùa bầu cử tổng thống năm nay.
40% người được hỏi nói sẽ nghe hoặc xem video về cuộc tranh luận sau khi sự kiện kết thúc. Tuy nhiên, chỉ hơn 40% người tham gia khảo sát cho biết "rất có thể" sẽ xem, nghe hoặc đọc về cuộc tranh luận trên các kênh tin tức hoặc mạng xã hội.
Bộ sưu tập linh vật Giáng sinh 2020 do ông Nguyễn Thành Tâm tạo hình từ vỏ trứng. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Linh vật lễ Giáng sinh bằng vỏ trứng
Căn phòng nhỏ trên tầng 4 trong một chung cư cũ (quận Gò Vấp, TP.HCM) của ông Nguyễn Thành Tâm, 70 tuổi - thầy giáo dạy Anh văn, ngổn ngang vỏ trứng. Ông Tâm đang hoàn thiện bộ linh vật Giáng sinh được tạo hình từ vỏ trứng của mình.
Trên chiếc bàn, ông trải tấm thảm trắng muốt tượng trưng cho màu tuyết rơi vào dịp Giáng sinh. Tại đây, ông bày biện những linh vật mình vừa thực hiện xong cho người xem thưởng lãm.
Bộ sưu tập là những hình tượng gắn liền, không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. (Ảnh: Nguyễn Sơn). "Giáng sinh thì không thể thiếu ông già Noel. Năm nay, ông già Noel có chút đặc biệt hơn. Ông phải đội thêm chiếc nón có tấm chắn giọt bắn để chống dịch Covid 19", thầy giáo Tâm vừa cười, vừa giới thiệu hình ảnh ông già Noel được ông tạo tác từ 2 vỏ trứng.
Nói xong, ông lấy từ trong tủ kính ra những hình tượng ông già Noel đủ mọi kích thước, dáng hình. Trong bộ quần áo màu đỏ, ông già Noel bằng vỏ trứng râu trắng phau, vai quảy túi quà, miệng cười thân thiện... Các hiện vật này đều được ông sáng tạo từ vỏ trứng gà, trứng cút rút rỗng ruột.
Ông già Noel trong lễ Giáng sinh năm 2020 từ vỏ trứng gà. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Ông nói, có sản phẩm, ông chỉ sử dụng một chiếc vỏ trứng gà. Ngược lại, các nhân vật khác phức tạp hơn, nhiều chi tiết hơn, ông phải kết hợp giữa vỏ trứng gà, trứng cút, trứng đà điểu... Và, mỗi hình tượng, mỗi chi tiết trên các sản phẩm này, ông đều đặt vào đó những ý nghĩa nhất định.
Ông nói: "Tôi luôn cố gắng vẽ nét mặt các linh vật mình thực hiện sao cho giống với hình ảnh trong các bức ảnh, tranh vẽ. Đối với ông già Noel, phải làm sao khi nhìn vào đó, người ta thấy khuôn mặt ông luôn tươi vui, miệng túi quà của ông tôi tạo thành hình trái tim với ý nghĩa, ông già Noel đem lại niềm vui, hạnh phúc, điều tốt đẹp cho mọi người".
Tác phẩm Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn từ vỏ trứng độc nhất vô nhị của thầy giáo Tâm. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Ngoài ông Già Noel, ông Tâm còn biến vỏ trứng gà, trứng cút thành các chú tuần lộc, xe kéo, người tuyết... Ông cũng giới thiệu bộ sản phẩm "Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn" bằng vỏ trứng với chất giọng tự hào.
Bằng đôi tay khéo léo, óc sáng tạo độc đáo, ông ghép các vỏ trứng thành hình tượng nàng bạch tuyết trong bộ váy dạ hội đỏ rực. Trong khi đó, 7 chú lùn vây quanh "người đẹp" với nét mặt tươi vui. Trên tay các chú lùn là những nhạc cụ cũng được ông Tâm tạo từ vỏ trứng.
Năm nay, ông già Noel phải đội mũ chống giọt bắn trong khi đi phát quà để chống dịch Covid. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Kỷ lục gia “chơi” vỏ trứng
Thầy giáo Tâm kể, thú vui tạo hình nghệ thuật từ vỏ trứng đến với ông cũng gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Vào dịp Noel của gần 20 năm trước, ông dạy học trò các từ vựng tiếng Anh liên quan đến lễ Giáng sinh. Để tiết học thêm sinh động, ông quyết định làm ông già Noel bằng vỏ trứng gà.
Không ngờ, “tác phẩm” này được các em học sinh đón nhận hết sức nồng nhiệt. Từ đó, ông bắt đầu sáng tạo, tạo hình nhiều linh vật khác từ vỏ trứng gà, đà điểu, trứng cút… Mỗi năm, mỗi dịp lễ, Tết, ông đều thực hiện bộ sưu tập các linh vật bằng loại vật liệu này.
Tuần lộc kéo xe được ông Tâm tạo hình từ 2 vỏ trứng cút trông rất sinh động. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Tính đến nay, ông đã sáng tạo hơn 1000 tác phẩm tạo hình nghệ thuật từ vỏ trứng các loại. Đầu năm 2010, ông được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao Bằng chứng nhận Xác lập kỷ lục là người tạo hình bằng vỏ trứng nhiều nhất.
Ông Tâm nói: “Khi có ý tưởng sáng tạo linh vật gì đó, tôi tìm hình ảnh về nó. Sau đó, ra chợ tìm các loại trứng phù hợp. Ví dụ, làm con tuần lộc, phải tìm cái trứng dài một chút, làm người tuyết thì chọn trứng có độ tròn lớn…”.
Để tạo hình các nhân vật từ vỏ trứng, ông Tâm phải trải qua nhiều công đoạn. Trong ảnh, ông Tâm đang làm sạch vỏ trứng trước khi tạo hình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). “Sau đó, tôi đem trứng đi tẩy trắng. Dung dịch tẩy trắng vỏ trứng của tôi cũng rất đơn giản. Tôi chỉ ngâm trứng trong nước cốt chanh ít phút rồi dùng tay chùi nhẹ, lớp màu trên vỏ trứng sẽ bong, tróc hết. Lúc này, trứng có màu trắng và rất sạch sẽ”, thầy Tâm chia sẻ thêm.
Sau công đoạn tẩy trắng, ông Tâm tiến hành rút ruột trứng bằng cách đục 2 lỗ nhỏ ở hai đầu quả trứng. Ông dùng hơi thổi hết lòng đỏ, lòng trắng trứng ra khỏi vỏ.
Sau khi làm sạch vỏ, rút hết lòng đỏ, trắng trong trứng, ông Tâm dùng màu để vẽ các chi tiết cần thiết lên vỏ trứng. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Để tạo tác một hình tượng bất kỳ, ông sử dụng vỏ trứng ghép lại với nhau và cố định bằng các loại keo. Sau đó, ông sẽ sử dụng màu để họa mắt, mũi, tai… cho nhân vật thật sống động, thần thái.
Ông nói: “Đối với các linh vật đơn giản, tôi thường sử dụng màu, sơn để vẽ. Tuy nhiên, những nhân vật phức tạp, tôi phải kết hợp nhiều “bộ môn” lại với nhau. Làm ông già Noel, sau khi vẽ mắt mũi, miệng, tôi chỉ tốn chút vải đỏ làm nón, ít bông gòn trắng làm bộ râu, vài tấc kẽm làm gọng kính…”.
Ngoài vỏ trứng, ông còn sử dụng một số phụ liệu khác để làm phụ kiện cho nhân vật được tạo hình. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
“Nhưng khi làm nàng Bạch Tuyết, tôi phải nhờ vợ may một bộ váy bằng vải đỏ, học cách vẽ nét mặt sao cho giống, cắt tỉa vỏ trứng để làm nhạc cụ, phối trộn màu để vẽ trang phục… Mỗi nhân vật như thế, tôi phải làm tỉ mỉ từng tí một nên có khi mất vài tiếng đồng hồ”, ông Tâm chia sẻ thêm.
Không chỉ mất nhiều thời gian, thú chơi vỏ trứng cũng tiêu tốn của ông không ít tiền của. Thậm chí, trước đây, ông từng bị người thân phản đối, cho rằng “tốn tiền mà không sinh lợi nhuận”.
Sau gần 20 năm sáng tạo, ông Tâm đã thực hiện trên 1000 sản phẩm tạo hình từ vỏ trứng. Ông được xác lập kỷ lục là người tạo hình bằng vỏ trứng nhiều nhất. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Thế nhưng, ông vẫn tươi cười cho biết, nghệ thuật tạo hình bằng vỏ trứng mang đặc trưng riêng của Việt Nam. Ông nói, ông tự hào là người đang phát triển bộ môn nghệ thuật này.
Noel - Giáng Sinh năm 2020
Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Nô-en, Christmas, Xmas) là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu được sinh ra. Noel đang đến thật gần, hãy cùng Vietnamnet tìm hiểu rõ hơn về ngày lễ Noel - Giáng sinh nhé
">Thầy giáo làm linh vật Giáng sinh từ vỏ trứng gà, trứng cút