您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2: Không dễ thắng
NEWS2025-02-24 09:04:52【Kinh doanh】2人已围观
简介 Chiểu Sương - 23/02/2025 03:42 Đức lich thi dau duclich thi dau duc、、
很赞哦!(15)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs Perak, 19h15 ngày 24/2: Tưng bừng bắn phá
- NSƯT Hoài Linh xúc động vì con gái nuôi 'quá giống Phi Nhung'
- Hoa hậu Diệu Hoa đẹp mặn mà tuổi 55, tiết lộ hôn nhân bên chồng Ấn Độ
- Giật điện thoại của thực khách trong quán, tên trộm nhận cái kết bất ngờ
- Nhận định, soi kèo Nam Định vs Bình Định, 18h00 ngày 24/2: Sáng cửa dưới
- Hương sắc Thăng Long qua góc nhìn của thư pháp
- Diễn viên Quang Trung tủi thân khi đón Tết Nguyên đán một mình nhiều năm
- Góc nhìn khác lạ về các kỳ quan thế giới
- Nhận định, soi kèo Nice vs Montpellier, 23h15 ngày 23/2: Dìm khách xuống đáy
- Nữ văn sĩ Hàn Quốc đoạt giải Nobel 2024: Đa tài, đa sắc thái
热门文章
- Nhận định, soi kèo Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD FC, 12h00 ngày 23/2: Tiếp tục sa sút
- Ca sĩ nhí Nguyễn Ngọc Kim Cương khoe giọng hát ngọt ngào tại AVIFW 2024
- Cứ 2 người đi làm thì 1 người không hạnh phúc tại nơi làm việc
- Có gì trong bộ phim Lốc xoáy tử thần ngốn tới 5.000 tỷ đồng sắp ra rạp Việt?
站长推荐
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Genoa, 02h45 ngày 23/2: Bắt nạt con mồi quen
Vở kịch gồm 14 màn, xoay quanh 15 năm lưu lạc của nàng Kiều với hàng loạt biến cố. Bên cạnh chi tiết cốt lõi, tác giả hư cấu thêm một số nhân vật và tình huống, tạo sự mới mẻ, lôi cuốn cho tác phẩm. Hồng Ánh cho thấy nội lực diễn xuất với vai diễn đòi hỏi đa tầng cảm xúc. Xuyên suốt vở kịch, nữ nghệ sĩ khai thác tốt chuyển biến trong tâm lý nhân vật, từ lúc còn là cô gái ngây thơ, đến khi gặp gia biến, lưu lạc và trải qua thăng trầm cuộc đời...
Ở tuổi 47, Hồng Ánh được đánh giá có ngoại hình khá phù hợp để hóa thân cô gái đôi mươi như Thúy Kiều. So với bản gốc, nhân vật mới có chiều sâu hơn về tính cách, mang tính nữ hiện đại. Kiều khi gặp bi kịch không buông xuôi, gục ngã, mà cho thấy sự quyết liệt, chủ động đứng dậy quyết định cuộc đời mình.
Hồng Ánh lấy nước mắt khán giả với các cảnh: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư và Thúc Sinh, màn đối thoại với Đạm Tiên, hay cảnh Kiều bị Hồ Tôn Hiến lừa, gián tiếp dẫn đến cái chết của Từ Hải… Kiều đi hết một vòng đời được gói gọn trong từng ấy thời gian để tìm lại chính mình, cũng là để mưu cầu hạnh phúc. Những buồn vui, lúc hạnh phúc, khi bi phẫn hay tiếng thét của Kiều khi bị đẩy vào cảnh cùng cực khiến khán giả tin vào câu chuyện, cảm thương cho nhân vật.
Hồng Ánh đã dụng công, nghiên cứu kỹ từng lớp diễn để tạo nên một bản thể Thúy Kiều: mới mẻ và hợp thời đại hơn cho hình tượng vốn dĩ đã quá quen thuộc với khán giả.
Phân đoạn diễn xuất của nghệ sĩ Hồng Ánh và Thanh Thủy
Không dừng ở Kiều, vở kịch mang góc nhìn đa chiều về thân phận phụ nữ thời xưa. Các nhân vật Đạm Tiên, Tú Bà, Hoạn Thư được khắc họa với góc nhìn cảm thông. Đạm Tiên (NSƯT Mỹ Duyên) như chiếc bóng của Kiều, xuất hiện lúc Kiều cô đơn, cùng Kiều giãi bày nỗi lòng.
Vốn đều là diễn viên múa, Hồng Ánh và Mỹ Duyên có màn tương tác ăn ý về hình thể. Đạm Tiên và Thúy Kiều như hình với bóng, vừa là quá khứ vừa là thực tại, giãi bày tâm tình với nhau, vừa để nói lên nét đồng điệu, sự đa cảm mãnh liệt của trái tim khát khao đi tìm hạnh phúc của thân phận phụ nữ.
Nhân tố gây bất ngờ của vở là vai Hoạn Thư do nghệ sĩ Thanh Thủy đóng. Nhân vật trước nay được nhìn nhận là đàn bà ghen tuông cay nghiệt, là một trong những người góp phần tạo nên bi kịch cho Kiều. Trong vở kịch, Hoạn Thư được kể với góc nhìn thấu cảm hơn. Đằng sau một tiểu thư dữ dằn, là một người phụ nữ lắm nỗi niềm, vừa vun vén tổ ấm trong ngoài, lại vừa khao khát níu giữ trái tim của người chồng mình thương yêu.
Vai diễn có nhiều câu thoại đắt giá, như tự nhận là “gái độc không con” để chồng Thúc Sinh thoát tiếng bị vô sinh; Câu nói “Tại sao phụ nữ phải giẫm đạp nhau vì một người đàn ông không ra gì?" khi đối thoại với Kiều hay hành động cởi áo đòi Kiều “chỉ cho cách chiều chồng bằng kỹ năng ân ái của gái lầu xanh”... Ở cuối tác phẩm, Hoạn Thư chấp nhận từ bỏ Thúc Sinh để “sắp xếp lại cuộc đời” được đánh giá là điểm mới mẻ, hợp thời đại.
Trong buổi phúc khảo, Thanh Thủy bị đau bao tử vẫn cố gắng hoàn thành vai diễn. Chị kể bị khớp, đau họng, lại vừa mổ mắt song phải ráo riết tập luyện nên sức khỏe đi xuống. Nghệ sĩ mong nỗ lực của ê-kíp sẽ được đón nhận. Chia sẻ với VietNamNet, nghệ sĩ Thanh Thủy nói vui, hạnh phúc vì nhận được vai diễn tốt, tạo thêm niềm hứng khởi làm nghề.
“Tôi yêu nhân vật Hoạn Thư trong vở bởi sự nổi giận hay ác độc đều được kiểm soát. Số phận bất hạnh nhưng cô ấy ứng xử công bằng với cuộc đời, xử lý cái sai rất văn minh. Tôi nghĩ đó là sự nhân bản, tư tưởng vượt qua định kiến mà tác phẩm hướng tới”, chị bày tỏ.
Nghệ sĩ Hoàng Trinh ghi dấu ấn với nhân vật tú bà Lã Thu. Một đàn bà từng trải, thủ đoạn và đanh đá còn đằng sau đó là phút giây chạnh lòng khi nhớ lại thời xuân sắc đã qua. Các nhân vật trên vốn được biết đến bởi nét phản diện, nay được đạo diễn xây dựng với lăng kính bao dung, cảm thông. Ở mỗi lớp diễn, họ có dịp giãi bày tâm tư, hoàn cảnh để mỗi nhân vật đều là vai chính trong câu chuyện của mình.
Các nhân vật như Từ Hải (NSƯT Đại Nghĩa đóng) cương trực, oai dũng lại “hữu dũng vô mưu”, một Hồ Tôn Hiến (Đình Toàn) mưu lược song lật lọng... được các nghệ sĩ thể hiện tròn trịa. Ê-kíp mang vào vở nhiều yếu tố nghệ thuật, với các màn diễn lẩy Kiều, ngâm Kiều, hát chầu văn, múa… Vở được đầu tư nhiều về cảnh trí, phục trang, hơn 200 bộ quần áo được thiết kế riêng.
Nhạc sĩ Văn Tứ Quý góp sức sáng tạo với 30 ca khúc, đoạn nhạc, lớn, nhỏ, có lời và không lời, sử dụng đàn tranh, sáo, đàn bầu tạo nên giai điệu âm nhạc, mang lại chiều sâu cho vở diễn.
Đạo diễn Quang Thảo nói khi tác phẩm được thành hình, anh cảm thấy thoải mái, thoát được trăn trở, lo lắng những ngày qua.
“Tôi rung động vì tác phẩm, có thể vì hiểu nên thương quý. Nếu nói hoàn hảo thì không đúng tuy vậy nó đã đạt được điều tôi mong muốn. Đâu đó tôi thấy đúng khi chọn kịch bản này để dàn dựng”, anh chia sẻ.
Đạo diễn Quang Thảo và các diễn viên trong hậu trường. Điều Quang Thảo và ê-kíp áp lực là sự đón nhận của khán giả. Nam đạo diễn nhìn nhận thị hiếu người xem không có thước đo cụ thể, do đó kết quả của tác phẩm đều trông chờ vào ngày công diễn chính thức.
Ở vai trò đạo diễn, Quang Thảo cố gắng dung hòa tính nghệ thuật và giải trí của vở. Điều này góp phần chiều lòng số đông đối tượng khán giả, với mong muốn sẽ thỏa mãn được nhu cầu của mỗi người xem khi rời sân khấu.
Dưới bóng giai nhândự kiến ra mắt tại Nhà hát Bến Thành (TPHCM) trong tháng 12.
Ảnh, clip: HK, Idecaf
Hồng Ánh sẵn sàng từ bỏ nhiều dự án phim để được đóng kịch về Thúy KiềuNghệ sĩ Hồng Ánh nói lời từ chối 4 dự án phim điện ảnh lẫn truyền hình để dành trọn sự tập trung cho vở kịch mới với vai chính Thúy Kiều.">Khi nghệ sĩ Hồng Ánh, Thanh Thủy lấy nước mắt khán giả
NSND Trà Giang bên bức tranh "Hồn quê". NSND Trà Giang vui mừng vì sau 3 ngày kêu gọi, tác phẩm vừa kết thúc phiên đấu giá với số tiền 151 triệu đồng. Trà Giang và Maii Art Space - đơn vị tổ chức buổi đấu giá sẽ dành toàn bộ kinh phí cho hoạt động thiện nguyện.
“Người dân Việt Nam những ngày qua hướng về miền Bắc - nơi đang chịu nhiều mất mát do thiên tai bão lũ. Với tấm lòng nhỏ của mình, tôi muốn đóng góp bức tranh với hy vọng được chốt mức giá cao nhất có thể, có thêm kinh phí gửi ủng hộ miền Bắc”, bà chia sẻ.
Bức Hồn quêđược NSND Trà Giang vẽ năm 2020, sau một chuyến đi xuyên Việt. Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, kích thước 70cm x 70cm, với khung cảnh quê nhà thấp thoáng trên nẻo đường về, với hoa, núi non và đường chân trời sâu thẳm…
NSND Trà Giang bên các bức tranh - thứ bà xem là quý giá nhất với mình trong những năm cuối đời. Ở tuổi 82, NSND Trà Giang sống một mình trong căn hộ chung cư tại TPHCM. Nhiều năm qua bà khép lại giấc mơ phim ảnh để đến với miền đất mới - hội họa.
Từ suy nghĩ ban đầu dạo chơi, giờ đây bà có hàng trăm bức vẽ đủ thể loại, lấy cảm hứng từ phụ nữ, phim ảnh, vùng đất đã đi qua suốt thời tuổi trẻ.
Nghệ sĩ tếu táo bảo “vớ” được hội họa như thú vui cứu rỗi sau khi rời điện ảnh. Trà Giang không dám nhận là họa sĩ, chỉ xem mình là diễn viên vẽ. Dù vậy, đến nay bà có nhiều thành tích đáng tự hào qua 10 cuộc triển lãm nhóm, 4 cuộc triển lãm cá nhân.
Hồi đầu năm, Trà Giang gửi tặng bức tranh sơn dầu Lau trên đèo Vi ô lắc- lấy cảm hứng từ phong cảnh Quảng Ngãi - để bán đấu giá gây quỹ thiện nguyện, thu về 270 triệu đồng.
Với Trà Giang, hội họa từ lâu là người bạn, giúp bà giãi bày, tâm sự mỗi ngày để khỏa lấp đi nỗi niềm đôi khi khó cất thành lời.
NSND Trà Giang minh mẫn, lạc quan ở tuổi 82. NSND Trà Giang sinh năm 1942, là một trong những tượng đài của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Bà thuộc thế hệ sinh viên khóa 1 của Đại học Điện ảnh Việt Nam (sau này là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội).
Bộ phim đầu tiên Trà Giang tham gia là Một ngày đầu thunăm 1961. Năm 1962, nữ diễn viên đóng chị Tư Hậu trong bộ phim cùng tên, mang về cho bà Huy chương Bạc LHP quốc tế Moskva, Nga.
Hàng loạt phim sau đó lưu dấu ấn của Trà Giang như: Vĩ tuyến 17 ngày và đêm(giải "Nữ diễn viên xuất sắc" tại LHP quốc tế Moskva), Bài ca ra trận, Em bé Hà Nội, Ngày lễ thánh... Bà đồng thời là nữ diễn viên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND và Hội Điện ảnh Việt Nam tôn vinh với giải Thành tựu trọn đời.
NSND Trà Giang nỗ lực vượt khó, đóng phim trong thời kỳ gian khổ để rồi từng bước trở thành ngôi sao sáng trong suốt thập niên 1960 đến cuối 1980. Sau tác phẩm Dòng sông hoa trắng(1989), bà chính thức rời màn ảnh.
NSND Trà Giang trong phim "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm"
Ảnh, clip: NVCC, tư liệu
Công chiếu bộ phim tài liệu đặc biệt về NSND Trà Giang"Dòng sông ký ức", bộ phim tài liệu về NSND Trà Giang sẽ đại diện cho Việt Nam trong Liên hoan phim tài liệu châu Âu-Việt Nam lần thứ 14 diễn ra từ 6-14/9/2024 tại Hà Nội và TPHCM.">NSND Trà Giang đấu giá thành công tranh quý ủng hộ đồng bào bão lũ
Triển lãm tái hiện lại bức tranh về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt từ xa xưa thông qua những lần đặt, đổi quốc hiệu và kinh đô đất nước. Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 30 hình ảnh, tài liệu và 20 phiên bản mộc bản Triều Nguyễn. Thông qua đó, công chúng hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của các quốc hiệu và kinh đô của Việt Nam trải qua các thời kỳ lịch sử được khắc ghi trong các mộc bản. Đó là: Đại Việt sử ký toàn thư; Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập; Khâm Định Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục gồm: Xích Quỷ thời Kinh Dương Vương, Văn Lang thời Hùng Vương, Âu Lạc thời An Dương Vương, Vạn Xuân thời Tiền Lý, Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê, Đại Việt thời Lý - Trần - Lê, Đại Ngu thời nhà Hồ, Việt Nam thời Gia Long và Đại Nam thời Minh Mệnh. Triển lãm góp phần giới thiệu về lịch sử Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt dưới góc nhìn từ Di sản văn hóa.
Du khách nước ngoài thích thú, chăm chú xem các mộc bản. Triển lãm phần nào tái hiện lại bức tranh sinh động về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt từ xa xưa thông qua những lần đặt, đổi quốc hiệu và kinh đô đất nước thể hiện khát vọng của các vương triều, ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân. Triển lãm tạo điều kiện cho công chúng trong và ngoài nước được tiếp cận gần hơn với các di sản tư liệu của Việt Nam. Từ đó, có thể khẳng định giá trị lịch sử vô giá nằm trong khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới, để thế hệ hiện tại thấy được giá trị của tài liệu lưu trữ luôn góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay và mai sau.
Triển lãm diễn ra đến ngày 25/3.
Tình Lê
">Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong Mộc bản Triều Nguyễn
Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs San Diego, 07h00 ngày 24/2: Ra ngõ gặp núi
Anh Roberto đến Việt Nam bởi với anh đây là quốc gia an toàn, người dân thân thiện và khí hậu ấm áp. Ảnh: Hà Nguyễn Đến TPHCM, Roberto sống với người bạn tại quận 12. Ngay những ngày đầu đến nơi ở mới, Roberto đã cảm nhận được sự thân thiện, ấm áp của người dân xung quanh.
Dù khác màu da, tiếng nói nhưng không ai kỳ thị, xa lánh anh. Ngược lại, khi biết Roberto đến từ Cuba, những người hàng xóm dù chỉ lần đầu biết mặt cũng cười nói, bắt tay, thậm chí mời anh ngồi cùng bàn.
Sự thân thiện ấy giúp Roberto tự tin khám phá TPHCM và nhận ra nơi đây là “thiên đường ẩm thực”. Anh bị hấp dẫn bởi những món ăn đường phố, khu giải trí với nhiều trò chơi cảm giác mạnh… thứ anh chưa từng thấy tại quê nhà.
Sau khi quen biết, yêu thương Thanh Huyền, mỗi sáng anh cùng người yêu bán bánh mì cóc trên vỉa hè. Ảnh: Nhân vật cung cấp Một lần, trong lúc lang thang trên đường phố, Roberto gặp người con gái tên Thanh Huyền (34 tuổi, quận 12, TPHCM). Roberto hỏi đường và lập tức bị sự nhiệt tình, thân thiện của Huyền gây bất ngờ.
Ngược lại, Thanh Huyền cũng có ấn tượng đặc biệt với anh chàng người Cuba điển trai, ga lăng. Cả hai trò chuyện và cảm thấy hợp nhau đến kỳ lạ.
Huyền chia sẻ: “Càng trò chuyện, chúng tôi càng hiểu nhau. Tôi thấy Roberto là người thẳng tính, thích cái đúng. Anh ấy cũng rất trân trọng tình bạn.
Vốn là bác sĩ, anh sống rất lành mạnh. Anh không hút thuốc, không sử dụng thức uống có chất kích thích.
Tính tôi thẳng thắn, cảm thấy có ấn tượng với ai sẽ mở lòng tìm hiểu, thậm chí chinh phục. Sau một thời gian quen biết, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy cả hai thực sự có tình cảm, yêu thương nhau”.
Dù chưa nói được tiếng Việt nhưng anh thân thiện, luôn giữ nụ cười trên môi và tích cực tương tác với khách hàng. Ảnh: Nhân vật cung cấp Hạnh phúc
Thanh Huyền nhớ mãi ngày trái tim của mình bị anh chàng người Cuba chinh phục. Đó là lần Huyền nhập viện, phải trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
Suốt thời gian Huyền phẫu thuật, Roberto đứng ngồi không yên. Anh lo lắng, ngồi chờ suốt 7 giờ đồng hồ ở cửa phòng bệnh.
“Vì là bác sĩ, anh ấy biết thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài trong bao lâu. Nhưng không hiểu vì sao sau khi mổ, tôi ngủ nhiều giờ liền.
Khi thấy tôi tỉnh lại, anh cười vui như một đứa trẻ. Lúc đó, tôi rất hạnh phúc, biết đã chọn đúng người”, Thanh Huyền tâm sự.
Là nhân viên quản lý nhà hàng, Huyền hỗ trợ Roberto tìm công việc tại phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TPHCM. Tại đây, Huyền chỉ dẫn Roberto cách phục vụ như đi đứng, bưng đồ ăn, cười và trò chuyện với khách…
Công việc trái ngược với chuyên môn, Roberto nhẫn nại học tập và thành thạo sau vài ngày được bạn gái hướng dẫn. Ở nơi làm việc, anh được bạn bè, khách hàng yêu mến, dành tặng những cái ôm, bắt tay thân thiện.
Cả hai quyết định tiến đến hôn nhân và sẽ sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp Đầu tháng 10, đôi tình nhân mở gánh bánh mì cóc trên vỉa hè ở quận Gò Vấp. Mỗi sáng, Huyền chế biến nhân bánh và nước sốt đặc biệt theo công thức của riêng mình.
Cả hai đặt gánh bánh mì tại một ngã tư đường để phục vụ học sinh, người đi làm buổi sáng. Khách đến mua, Roberto sẽ rọc bánh mì, bỏ nhân, rau xanh vào bên trong rồi nướng lại cho nóng.
Món bánh mì cóc có hương vị độc đáo cùng người bán là anh chàng Cuba luôn giữ nụ cười trên môi đã thu hút nhiều khách hàng. Sau khoảng 3 giờ bán bánh mì, cả hai trở về nhà nghỉ ngơi rồi đến đến TP Thủ Đức làm việc trong nhà hàng.
Sau khi tìm được việc làm, tình yêu ở “đất nước xinh đẹp, an toàn”, Roberto có ý định sẽ định cư tại Việt Nam. Anh kết nối, giới thiệu Thanh Huyền với cha mẹ ở Cuba.
Trong khi đó, tại Việt Nam, Roberto cũng dành thời gian cho gia đình bạn gái. Mỗi khi có dịp, anh thăm hỏi, chăm sóc mẹ của Thanh Huyền.
Vừa qua, Roberto và Thanh Huyền đã làm giấy đăng ký kết hôn. Đôi tình nhân dự định tổ chức tiệc cưới vào cuối năm nay.
“Chúng tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại và vui, hạnh phúc với những gì mình đang có. Ở đây, tôi nhận được những điều mà tôi chưa từng trải nghiệm ở bất cứ đâu”, Roberto cho biết.
Cô gái hạnh phúc lấy được chồng mang tên nhân vật trong vở kịch yêu thích
TRUNG QUỐC - Cô gái mong ước khi lớn lên gặp được người đàn ông tên là Sebastian, giống nhân vật trong một tác phẩm của William Shakspeare.">Chàng trai Cuba yêu cô gái Việt, cùng nhau bán bánh mì ở vỉa hè TPHCM
Thầy Mo (Ảnh: Bùi Trung Kiên). Mo Mường là hoạt động diễn xướng dân gian được thể hiện trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Mường.
Chủ thể thực hành Mo Mường là các thầy mo, đây là những người giữ tri thức mo, thuộc lòng hàng vạn câu mo và thông thạo các nghi lễ, tập quán, là người uy tín được cộng đồng tin tưởng. Khi thực hành nghi lễ thầy mo là người nói, đọc, hát các bài mo khi làm lễ.
Người Mường không có chữ viết riêng nên những bài mo (bài khấn) của người Mường được lưu truyền từ thế hệ thầy mo này qua thế hệ thầy mo khác bằng phương pháp truyền miệng, được tồn tại và duy trì thông qua các nghi lễ trong dân gian của người Mường.
Mo Mường bao gồm rất nhiều bài mo, đoạn mo được sử dụng trong từng nghi lễ cụ thể. Mo Mường có 9 thể loại: Mo trong lễ tang (Mỏ ma), Mo vía (Mo Voái), Mo giải hạn, Mo xin số, Mo ngày Tết, Mo Thổ công thổ địa, Mo đôi đũa, Mo Mát nhà, Mo Mụ.
Trong khi đó, chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của người Việt, phát triển mạnh và phổ biến ở đồng bằng sông Hồng cùng 2 khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Chèo mang tính quần chúng và thường gắn với các lễ hội dân gian nhằm tạ ơn thần thánh phù hộ cho vụ mùa bội thu, dân làng no ấm và để những người nông dân thường ngày chân lấm tay bùn có thể giao lưu, cất lên tiếng lòng của mình.
Những làn điệu chèo thường sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỷ X đến nay, nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân, ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người. Bên cạnh đó cũng có những vở chèo mang tính hài hước, phê phán thói hư, tật xấu, chống lại bất công, thể hiện tình yêu thương, lòng bao dung, sự tha thứ.
Giáo sư Hàn Quốc mê nét văn hóa độc đáo của Mo MườngĐối với GS.TS. Kim Hyong Keun, Mo Mường của Việt Nam bộc lộ nhiều nét độc đáo.">Đệ trình UNESCO Mo Mường, nghệ thuật Chèo là Di sản văn hoá phi vật thể
Xe khách gây họa vì phóng nhanh vượt ẩu khi trời mưa đường trơn (Video: OFFB).
"Xem video thực sự thấy kinh hoàng. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đường này có giới hạn tốc độ tối đa 60km/h. Trời mưa, có biển cấm vượt, có vạch kẻ liền mà xe có "cam" phóng nhanh như vậy thì tai nạn chỉ là chuyện sớm muộn. Thấy xe trắng đã đỏ đèn từ xa rồi mà có vẻ tài xế xe khách không đạp phanh.
Với những tài xế thiếu ý thức như thế này thì theo tôi, nên tước giấy phép lái xe vĩnh viễn, đỡ gây nguy hiểm cho người khác, chứ thường xuyên nắm trong tay tính mạng của bao nhiêu hành khách mà lái như vậy thì không ổn", nickname Đình Chiến bình luận sau khi xem video được chia sẻ trên mạng xã hội.
Thành viên Anh Dũng trên một nhóm Facebook về giao thông cũng đồng quan điểm: "Trời mưa mà xe khách phóng nhanh thế, lấn hẳn sang làn đối diện, lại còn vượt ở khúc cua khuất tầm nhìn thì chịu rồi. Nếu gặp xe tải, xe khách ở hướng đối diện là xảy ra tai nạn thảm khốc luôn".
Phụ lục G Quy chuẩn quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:
Vạch vàng nét đứtlà loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng hay còn được gọi là vạch 1.1, dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Với vạch phân cách này, xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.
Vạch vàng nét liềndùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe. Với vạch này sẽ không có dải phân cách ở giữa. Khác với vạch kẻ vàng nét đứt, ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe sẽ không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch kẻ đường này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt qua, nguy cơ tai nạn giao thông thường khá lớn.
Trước đây các vạch kẻ phân biệt hai chiều xe chạy vẫn được sơn trắng, dễ gây nhầm lẫn với các loại vạch kẻ trong cùng một chiều xe chạy. Vì vậy, hiện nay nhiều địa phương, thành phố đang đồng loạt thay đổi vạch kẻ đường từ trắng sang vàng ở nhiều con đường.
">Xe khách gây họa vì phóng nhanh vượt ẩu khi trời mưa đường trơn