Trao đổi về chủ trương xây dựng đô thị thông minh trong chương trình kỳ họp thứ 4,ủtướngcảnhbáonhữngnguycơgâythấtbạitrongxâydựngđôthịthôbd24h Quốc hội khóa XIV chiều ngày 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là xu thế của thế giới.
Mục tiêu của đô thị thông minh là nâng cao hiệu quả quản trị công, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; bảo vệ môi trường; xây dựng chính quyền kiến tạo vì dân, sát dân...
Hiện nay trong nước có một số địa phương đã triển khai như TP.HCM, Bình Dương... Thủ tướng hoan nghênh các địa phương đã mạnh dạn xây dựng nhưng đồng thời cũng cảnh báo việc xây dựng đô thị thông minh cần tiến hành một cách bài bản, có hệ thống, phải có công nghệ, nguồn lực về con người..., nếu không sẽ thất bại.
Trong thực tế thời gian qua, định hướng phát triển thành phố thông minh đã được Đảng, Nhà nước đề cập.
Cụ thể, chủ trương cao nhất là tại Nghị quyết 05 ngày 1/11/2016 Hội nghị Trung ương khóa XII, nội dung về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” đã đề cập đến một nội dung “ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh tại Việt Nam”.
Tại Quyết định 1819 ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, đã đặt ra một mục tiêu cụ thể là phát triển tối thiểu 3 đô thị thông minh tại Việt Nam.