您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4: Trở lại với top 5
NEWS2025-04-18 10:49:17【Thể thao】4人已围观
简介 Pha lê - 13/04/2025 09:27 Ngoại Hạng Anh lịch epllịch epl、、
很赞哦!(33)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Iberia vs Gareji, 22h00 ngày 14/4: Bức tranh tương phản
- Cảnh báo: Chiêu trò giả danh cơ quan chức năng gọi điện bắt lái xe nộp phạt
- Bắc Giang tổ chức Tuần văn hóa, du lịch 'Linh thiêng Tây Yên Tử'
- Bị u tuyến yên có nên mổ sớm không?
- Nhận định, soi kèo Sao Paulo vs Cruzeiro, 03h30 ngày 14/4: Chiến thắng đầu tiên cho Sao Paulo
- Nước Ý bảo vệ di sản ô tô trước sự thâu tóm từ Trung Quốc
- Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam
- 'Mẹ rơm' tập 37: Hồng bất ngờ hôn Mô
- Soi kèo phạt góc Newcastle vs MU, 22h30 ngày 13/4
- MC Thu Hương VTV trải qua 3 cuộc phẫu thuật để tìm lại ánh sáng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Sivasspor vs Fenerbahce, 22h59 ngày 13/4: Chiến thắng chật vật
Các trò chơi dân gian ngày Tết bao giờ cũng khiến các bạn nhỏ thích thú.
“Tết quê trong phố - sân chơi để mọi người cùng tề tựu giao lưu, chia sẻ, cùng lan tỏa các giá trị văn hóa mà mình yêu mến cho mọi người với hình thức mộc mạc và rất đời thường, dân dã”, ThS Trần Công Danh nói.
Được biết, khi đến với không gian bảo tàng du khách, người dân có cơ hội được tìm hiểu nhiều hiện vật trưng bày giá trị, khám phá dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên “Tết quê trong phố” được tổ chức, anh Danh cho biết, hy vọng sẽ chia sẻ các nét đẹp văn hóa, khơi gợi ký ức Tết trong mỗi người. “Từ đó duy trì những cảm xúc, kỷ niệm đẹp về không khí Tết cổ truyền Việt Nam; đồng thời giới thiệu nét đẹp ngàn đời của cha ông đến du khách, bạn bè trong và ngoài nước”.
Bạn Trương Thanh Hùng cho biết, ở giữa lòng Sài Gòn mà có thể sống với không khí Tết quê, đậm nét Tết xưa như thế này quả là thú vị. “Mong rằng sẽ có nhiều những ngày hội như vậy để lớp trẻ có dịp học hỏi, sống với văn hóa truyền thống của dân tộc, từ đó thêm yêu quê hương, đất nước”, bạn Thanh Hùng nói.
Ngày hội “Tết quê trong phố” thu hút người trẻ tham dự. Một người nước ngoài thích thú chụp hình với áo dài Việt. Nhìn mặt cho chữ tại ngày hội. Hoạt động gói bánh Tết thu hút khách nước ngoài. Một phụ nữ nước ngoài ướm thử áo dài truyền thống Việt Nam. Và phụ nữ khác thì xin chữ “ông Đồ”. Thạc sĩ Trần Công Danh giới thiệu về ngày hội - nơi khơi gợi ký ức Tết trong mỗi người. Lưu Đình Long
H'Hen Niê tặng gạo nhà trồng cho bà con biên giới dân tộc dịp TếtHoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H'Hen Niê giản dị tặng gạo nhà trồng đến bà con vùng biên giới nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024.">Du khách háo hức đến với 'Tết quê trong phố'
Trong số các danh họa của nhân loại, Vincent Willem Van Gogh (1853 - 1890) có lẽ là người mà cuộc đời ngắn ngủi 37 năm chứa đựng nhiều yếu tố, nhiều huyền thoại, bi kịch và ẩn khuất nhất.
Hơn một thế kỷ qua, trên khắp thế giới, người ta đã và vẫn tiếp tục viết, in ấn hàng chục vạn trang sách về người khổng lồ Hà Lan này, gồm nhiều thể loại: Nghiên cứu, tổng tập, tiểu sử, tiểu luận, bình giải, phân tích, thậm chí cả tiểu thuyết. Riêng về tiểu sử, hoặc công trình mang tính tiểu sử, đã có hàng chục cuốn của các chuyên gia và nhà nghiên cứu có uy tín.
Những cuốn tiểu thuyết Pháp của Vincent van Gogh (Ảnh: Bảo tàng Van Gogh). Nhưng Vincent van Gogh cũng là người rất yêu sách. Ông đọc rất nhiều, đọc nhiều và thường xuyên như cách ông vẽ tranh vậy. Vincent van Gogh yêu văn học. Ông ưa thích phong cách văn chương hiện thực, từ những câu chuyện hành động đơn giản và các nhân vật nổi loạn cho đến những cuốn sách về cuộc sống hằng ngày hay về tính nhân văn. Ngay khi còn nhỏ, Vincent đã đọc "ngấu nghiến" những cuốn sách của mình. Nói chung, những cuốn sách ông đọc phản ánh những gì đang xảy ra trong cuộc sống của ông ở thời điểm đó.
Trong tất cả những cuốn sách ông đọc, có 4 tác giả đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời ông là: Charles Dickens, Jules Michelet, Émile Zola và Alphonse Daudet. Lựa chọn 4 tác giả này để đọc sách của họ cũng là 4 dấu ấn quan trọng mà Vincent van Gogh đã tìm thấy trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Ông đọc sách của Charles Dickens bởi những áng văn của tác giả này đầy lòng trắc ẩn.
Cha của Vincent là một mục sư đạo Tin Lành. Cha mẹ ông đã khuyến khích Vincent đọc để tự phát triển bản thân. Khi còn là một đứa trẻ, Vincent đọc những cuốn sách đạo đức, những loại sách nhấn mạnh tầm quan trọng tấm lòng từ thiện và nhân đạo.
Trong những tác phẩm của Dickens, tính giải trí đóng vai trò quan trọng, mặc dù chính điều này khiến ông nhận được những phản hồi tiêu cực từ những người bạn đam mê văn chương về sau của ông. Mặc dù những tác phẩm của Dickens ẩn chứa nhiều điều sâu sắc, ông luôn đảm bảo rằng chúng chắc chắn có thể được đọc với mục đích giải trí.
Dickens luôn cố gắng khiến độc giả hứng thú với những khía cạnh xấu của xã hội công nghiệp, ví dụ như điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các nhà máy, việc sử dụng lao động trẻ em, thái độ kiêu căng của tầng lớp thượng lưu, sự khốn khó bần cùng của những người dân nghèo, những cách kiếm tiền trắng trợn và hoạt động thiếu hiệu quả của bộ máy hành chính..
Vì thế, Vincent đọc và đọc đi đọc lại các tác phẩm của tác giả Charles Dickens trong suốt cuộc đời mình.
Cuốn “L'amour” của Jules Michelet (Ảnh: Amazon). Tình yêu của danh hoạ nổi tiếng này ảnh hưởng bởi những cuốn sách của JulesMichelet.
Trong cuốn “L'amour” của Jules Michelet (1858), Vincent van Gogh tìm thấy những trí tuệ khôn ngoan mà ông có thể áp dụng vào cuộc sống tình yêu của chính ông. Cuốn sách đề cập đến tình yêu giữa một người đàn ông với một người phụ nữ và cũng có thể đọc như là một bài học về đạo đức. Vincent dùng nó để viện dẫn cho các lựa chọn và cách ông sống cuộc đời mình. Khi ông yêu cô em họ Kee Vos của mình. Cũng như khi ông sống cùng với Sien Hoornink - một cô gái "làng chơi".Khi Vincent đến sống ở Arles ở miền nam nước Pháp (năm 1888), ông lại có nhu cầu đọc sách có sự hài hước và châm biếm. Ông đọc 'Tartarin de Tarascon' của Alphonse Daudet (1887). Cuốn sách như một bức tranh biếm họa về người miền Nam nước Pháp. Đọc nó, Vincent có thể đồng cảm với cuộc sống ở miền Nam nước Pháp. Sự hài hước của nó đã gây ấn tượng với ông. Vincent tin rằng, rất ít chuyện xảy ra trong thời đại của ông thực sự thăng hoa và nghệ thuật là điều duy nhất có thể mang lại cho người ta bất kỳ sự an ủi nào.
Cái nhìn về hiện thực của Van Gogh bị ảnh hưởng bởi nhà văn Émile Zola. Những câu chuyện của Zola như tác phẩm “L'Oeuvre” (1886) lấy cảm hứng từ hiện thực. Ông mô tả cuộc sống thô ráp và trần trụi như thể chính cuộc sống ở trong những khu ổ chuột Paris và những ngôi làng của thợ mỏ. Giống như Zola, Vincent muốn miêu tả chân thực nhất về điều ông quan sát được xung quanh mình: những người lao động trên nông trại, một ông già dày gió dạn sương, những người phụ nữ ảo não hay những cô gái điếm, một cái bếp nấu súp, một cái cây, những cồn cát và cánh đồng.
Danh hoạ Van Gogh đã đọc sách nhiều như những bức tranh ông vẽ. Ngoài ra, Vincent van Gogh thích nhiều tác giả và sách khác nhau, từ Kinh thánh đến John Keats. Từ George Eliot đến các tác phẩm thơ của Henry Wadsworth Longfellow, Shakespeare, Voltaire, Hans Christian Andersen, và nhiều người khác.
Đọc sách với danh hoạ nổi tiếng này cũng giống như nhìn vào tranh vẽ - không nghi ngờ, không do dự, với sự tự tin, một người phải tìm thấy cái đẹp trong chính cái đẹp.
Tình Lê
“Sách là vũ khí thay đổi nhận thức cả một thế hệ”
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng, sách là vũ khí bảo vệ chủ quyền biển đảo, thậm chí một cuốn sách có thể làm rung chuyển, thay đổi nhận thức cả một thế hệ.
">Danh hoạ Van Gogh đã đọc sách nhiều như những bức tranh ông vẽ
Cuốn sách Chuyển đổi số đến cốt lõi - nâng tầm năng lực lãnh đạo cho ngành nghề, doanh nghiệp và chính bản thân bạn của tác giả Mark Raskino - Graham Waller do dịch giả Phạm Anh Tuấn - Huỳnh Hữu Tài dịch, NXB Thông tin và Truyền thông phát hành vừa ra mắt độc giả.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là cơ hội bứt phá cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt nói riêng vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nếu không tận dụng cơ hội để chuyển đổi số, sức cạnh tranh của ngành nghề, doanh nghiệp sẽ giảm và sớm muộn cũng sẽ thất bại, bởi nếu đi nhanh, đi trước sẽ dễ thu hút nguồn lực còn nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Để cung cấp kiến thức và cách thức về chuyển đổi số cho các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, NXB Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu, lựa chọn và xuất bản cuốn sách Chuyển đổi số đến cốt lõi: Nâng tầm năng lực lãnh đạo cho ngành nghề, doanh nghiệp và chính bản thân bạn của đồng tác giả Mark Raskino và Graham Waller - những nhà phân tích xuất sắc của Gartner, Inc (Công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin, tài chính, doanh nghiệp, khách hàng… hàng đầu thế giới).
Để chuyển đổi số thành công, mỗi doanh nghiệp và đội ngũ lãnh đạo cần tự làm mới mình, bắt đầu bằng việc xác định các chiến lược tổng thể chủ đạo, sau đó dẫn dắt tổ chức của họ ở ba cấp độ: ngành nghề, doanh nghiệp và bản thân. Ba cấp độ này đã được trình bày cụ thể trong nội dung của cuốn sách với những chỉ dẫn và thực tiễn điển hình từ các thành công của các nhà lãnh đạo kỹ thuật số, từ các nghiên cứu của Gartner và dữ liệu khảo sát hàng năm với hơn ba mươi nhà lãnh đạo cấp điều hành của các công ty toàn cầu, tổ chức chính phủ cũng như dữ liệu khảo sát từ CIO, CEO, giám đốc kỹ thuật số của Gartner.
Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra nhiều ví dụ cụ thể về các tổ chức đã thành công khi đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh số, như: Để ứng dụng phát triển công nghệ số, Ford đã đầu tư phát triển công nghệ tự vận hành cho sản phẩm xe hơi của mình hay như Bệnh viện Bundang của Đại học Quốc gia Seoul đã ứng dụng công nghệ số cho hoạt động quản lý điều trị ngoại trú tốt hơn cho bệnh nhân tiểu đường bằng phương pháp giám sát từ xa, hoặc Tập đoàn ngân hàng đa quốc gia (BBVA) phân tích dữ liệu vị trí và lịch sử các giao dịch thanh toán để tạo ra điểm tín dụng tốt hơn cho các lĩnh vực bán lẻ...
Chuyển đổi số bắt đầu từ những đột phá công nghệ số, nhưng chuyển đổi số không phải chỉ là công nghệ số, mà chuyển đổi số là chấp nhận cái mới, do đó chuyển đổi số còn là cuộc cách mạng về nhận thức. Trong đó vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp là rất quan trọng, để từ đó có thể xây dựng chiến lược kinh doanh, mô hình hoạt động, nhân sự, quy trình làm việc cũng như thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, văn hóa công ty… nhằm xây dựng và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, lớn mạnh và hội nhập quốc tế.
Tình Lê
Đấu giá xe cổ của NSND Út Trà Ôn giúp đồng bào miền Trung
Ông Nguyễn Văn Phước - đại diện First News - Trí Việt quyết định tổ chức bán đấu giá chiếc xe cổ Citroel để ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.
">Sách mới: Chuyển đổi số đến cốt lõi
Nhận định, soi kèo Nữ Monterrey vs Nữ Queretaro, 9h00 ngày 15/4: Thắng không dễ
Chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) có tên gọi khác là Bảo Quang Tự, nằm ở độ cao khoảng 340m trên ngọn núi Thành Đẳng.
Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa, chùa được xây dựng năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông (năm 1706), cách đây hơn 300 năm. Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi chùa chỉ còn lại phế tích. (Ảnh: Suckhoecuocsong.com) Khu vực thờ Mẫu của chùa cũ. Ông Khảm (SN 1956) - người dân sống gần chùa Ba Vàng kể lại một điển tích: ‘Khoảng năm 1987, một người dân địa phương đi tìm bò trên núi. Đến khu vực chùa Ba Vàng ngày nay thì phát hiện nhiều phế tích bằng đá nằm ngổn ngang. Thông tin đó được lan truyền rộng rãi. Mọi người đoán là ngôi chùa cổ, lập bát hương khấn vái, sau đó báo lên chính quyền địa phương. (Ảnh: Suckhoecuocsong.com)
Giếng cổ trong chùa. (Ảnh: Suckhoecuocsong.com) Năm 1988, chùa được trùng tu bằng gỗ, năm 1993 được xây dựng lại. Năm 2011, chùa chính thức được khởi công xây dựng với quy mô lớn. Ngôi chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa phía Bắc gồm các gian gian bái đường, hậu cung, các ban thờ Phật, thờ Mẫu, Đức Ông... Biển chỉ dẫn đến các khu vực thờ tự của chùa. Trong chùa có toà “Đại hùng bảo điện” được công nhận lớn nhất Việt Nam. Gần 10 năm xây dựng, đến nay chùa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Một góc cảnh quan chùa Ba Vàng ở thời điểm hiện tại. Trước gian chính điện có 3 pho tượng lớn. Nước sạch phục vụ miễn phí tại hành lang chùa. Do liên tục có người quét dọn, các lối đi trong chùa Ba Vàng luôn sạch sẽ. Cảnh sắc nhìn từ chùa Ba Vàng. Nhiều du khách đánh giá, ngôi chùa có cảnh đẹp và yên bình. Từ một phóng sự của báo Lao Động ngày 20/3, người dân cả nước xôn xao trước việc chùa Ba Vàng liên tục tổ chức những buổi ‘thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ’ và thu số tiền lớn. Những người trong ‘đường dây thỉnh vong giải oán’ cho rằng, mọi bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều do oán hồn từ kiếp trước gây ra. Người ở kiếp này muốn thoát nạn thì phải ‘trả nợ’ theo lời vong yêu cầu. Hình thức ‘trả nợ’ là bằng tiền mặt thông qua việc công đức vào nhà chùa. Có người bị ‘đòi nợ’ 5-7 triệu nhưng cũng có người bị 'đòi' vài chục triệu đồng. Ai không có tiền, có thể lựa chọn hình thức ở lại chùa làm công quả. Trong ảnh, người phụ nữ trong ban vệ sinh của chùa, bà cho biết mình vào chùa làm công quả.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: Không có việc 'thỉnh vong' để hóa giải nghiệp, oan gia. Bởi cái nghiệp của mình phải tự mình làm việc tốt để hóa giải. Dẫn dắt con người đi theo con đường đó là không đúng theo chính pháp. Đây là dẫn dắt con người ta vào con đường tà kiến, mê lợi. Trao đổi với VietNamNet, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, ngày 26/3, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ họp, đưa ra hướng xử lý cụ thể và thông báo chính thức về vụ việc gây xôn xao tại chùa Ba Vàng vừa qua.
TT. Thích Thanh Quyết: 'Thầy Thái Minh tính rất lạ'
'Thật ra tính thầy Thái Minh lạ, thầy xuất gia muộn, học hành Phật pháp chưa có gì bài bản..., thể hiện theo kiểu nhảy cóc', Thượng toạ Thích Thanh Quyết chia sẻ.
">Chùa Ba Vàng được tìm thấy như thế nào?
- Cho dù đã nghỉ vắng xa màn ảnh truyền hình nhiều năm nhưng nhắc đến bà người ta vẫn trìu mến gọi là “giọng đọc huyền thoại”, “giọng đọc quốc dân”... Bà nghĩ sao khi được gọi bằng danh xưng ấy?
Tôi không hiểu sao nhiều người lại ưu ái tôi như vậy. Thực tế, giọng đọc của tôi chẳng “huyền thoại” một chút nào nếu không muốn nói là có chút khàn khàn, yếu yếu... Nhiều lần tôi cũng suy nghĩ, tại sao giọng của mình không hay mà vẫn được người ta khen. Và tôi cảm nhận rằng, có lẽ giọng đọc hoặc cách dẫn của mình khiến người ta rung động.
BTV Kim Tiến và nhà báo Diễm Quỳnh trong một lần hội ngộ.
Thời kỳ làm nghề, tôi chỉ tâm niệm một điều rằng, mình phải dẫn dắt làm sao để điều mình nói đi được đến trái tim của mỗi khán giả xem chương trình. Nếu chỉ xuất hiện trước ống kính như một người đọc chữ hoặc một cái máy nói thì thông tin sẽ khô khốc, vô hồn và cứng nhắc.
Mình dẫn chương trình nhưng cũng phải đau đáu với công việc đó, như người diễn viên “sống chết" với nhân vật của mình trong một bộ phim thì mới đi vào lòng người được. Ở đây, người dẫn không phải đóng vai mà phải “sống” trong thông tin mà mình đang truyền đến người xem, người nghe. Khi đó, tấm lòng của người dẫn sẽ đến được với tấm lòng của người nghe.
- Nhớ về những người bạn dẫn cùng thời với mình như phát thanh viên Thanh Hùng, Minh Trí, Mạnh Tường... bà thấy mình dẫn chung với ai là ăn ý nhất?
Nói về độ chững chạc và phong cách trầm trầm thì tôi dẫn với anh Thanh Hùng là hợp nhất. Tôi không hợp dẫn chung với anh Minh Trí, còn anh Mạnh Tường thì thời ít lên hình lắm, chủ yếu đọc trong phòng thu.
Trong số các phát thanh viên dẫn chương trình thời đó, chúng tôi chỉ kém nhau một vài tuổi. Tôi là phát thanh viên nữ của phòng nhưng lại là người ít tuổi nhất. Dẫu vậy, việc ai người nấy làm chứ không có sự ưu ái hay chiều chuộng nhau đâu. Tôi là người phụ trách phòng nên phải phân ca kíp làm việc cho mọi người công tâm, khách quan.
Bây giờ, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi khi có dịp. Vì ai cũng có tuổi rồi nên gặp nhau toàn ôn chuyện cũ và nói chuyện vui thôi.
- Vậy trong số các biên tập viên, người dẫn chương trình truyền hình ở VTV hiện tại, bà thấy ai có bóng dáng của bà thời trẻ?
Xét về ngoại hình thì ai cũng bảo Hoài Anh có vẻ ngoài và thần thái giống tôi khi dẫn Thời sự. Các thế hệ biên tập viên truyền hình của VTV ngày nay có nhiều bạn dẫn tốt. Tôi thích cách dẫn thông minh và truyền cảm của Thái Trang trong chương trình “Cất cánh”.
Riêng về Thời sự thì cách đây mấy năm tôi thấy nhiều bạn dẫn chưa ổn lắm vì nói quá nhanh và giọng mềm mại không cần thiết. Đã dẫn Thời sự - Chính luận là phải có sự mạnh mẽ, có chất “đanh” trong đó. Thời gian gần đây, bản tin Thời sự 19h, tôi thấy có Hữu Bằng, Tuấn Dương, Thu Hà, Hoàng Trang, Minh Trang... tiến bộ rất rõ rệt, dẫn càng ngày càng ổn.
"Giọng đọc huyền thoại" Kim Tiến cho rằng, nhiều người bảo Hoài Anh có nhiều nét giống bà.
- Trong những năm tháng làm nghề, đã bao giờ bà phải đứng vào thế “tiến thoái lưỡng nan” nửa muốn bỏ nghề, nửa muốn tiếp tục?
Thời gian ấy, cuộc sống của một phát thanh viên có nhiều khó khăn lắm nhưng tình yêu nghề át hết. Tiêu chuẩn của tôi được 3 lạng thịt thì phải để dành cho con nên mỗi lần xách cặp lồng lên cơ quan toàn chỉ có cơm trộn bo bo với cà muối kèm rau muối xào không dầu mỡ.
Trên mạng bây giờ vẫn còn cái ảnh thời tôi qua làm chương trình bên Hungary. Lúc đó tôi gầy như que củi, chỉ có 41kg thôi. Người vốn dĩ được có 1m50, lại gầy 41kg, da dẻ có chút mịn màng nên ai cũng tưởng mình còn ít tuổi lắm. Có người lại hỏi “Bạn đã 19 tuổi chưa?”, tôi bảo “Tôi ngoài 30 tuổi rồi”.
Có một lần, tôi cảm thấy chán nản và muốn bỏ nghề đó là khi tôi bị viêm gan siêu vi trùng. Thời đó, tôi yếu tới mức bước từ nhà sang trạm xá mà phải lò dò từng bước một rất khó nhọc. Sau đợt đó, phần vì không có sức khoẻ, phần vì đời sống quá khó khăn nên tôi định bỏ nghề.
Trước đó, có nhiều người đã bỏ nghề để chuyển sang kinh doanh hoặc làm các công việc có thu nhập tốt hơn rồi. Nhưng sau khi hết ốm, đi một chuyến nghỉ mát với anh chị em trong Đài ở Sầm Sơn (Thanh Hoá) về tôi lại không bỏ nghề nữa.
- Nghỉ hưu mà bà vẫn thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về nghề dẫn chương trình cho thế hệ trẻ, điều đó chứng tỏ bà vẫn yêu nghề lắm lắm?
Sau khi nghỉ hưu nhiều năm, có một số đơn vị truyền hình mời tôi cộng tác nhưng tôi từ chối dù vẫn dẫn tốt. Tôi nghĩ mình có tuổi rồi lại nghỉ hưu đã nhiều năm nên quay lại rất ngại.
Lúc ở nhà thì nhiều bạn trẻ tìm đến nhờ tôi chỉ dạy và truyền nghề. Cứ bạn này học xong lại mách bạn kia, vậy là tôi không bao giờ được nghỉ. Trong số các bạn tìm đến tôi xin học có một số bạn đến từ VTV. Bạn nào đến học tôi cũng uốn nắn rất nhiều về ngữ điệu và phát âm.
Ngoài ra, tôi vẫn thường xuyên nhận lời đọc lời dẫn cho phim tài liệu, phóng sự truyền hình... Những dịp có sự kiện lớn thì việc chồng việc, ngồi hết ngày này đến ngày khác trong phòng thu. Chỉ có lâu lắm rồi tôi không thuyết minh phim truyền hình dài tập của nước ngoài như trước nữa mà thôi.
Ngoài đi dạy ra, tôi cũng có rất nhiều hoạt động bên Hội thánh Tin Lành. Ở bên đó, tôi cũng đi dạy giáo lý khá nhiều và tham gia các hoạt động cùng cộng đoàn. Tôi gọi đó là “cái ơn” mà Chúa đã ban cho mình.
May mắn là con cháu lớn rồi nên tôi cũng không bị vướng bận gì cả. Tôi có một con gái duy nhất với chồng trước thì cũng đã lớn tuổi, đã có gia đình. Cháu ngoại duy nhất năm nay đã 19 tuổi, đang học năm thứ hai đại học.
Ông xã của tôi có mấy người con đều sinh sống, làm việc và định cư ở Đức. Thỉnh thoảng các con, các cháu ở bên đó mới về Việt Nam. Chính vì thế mà vợ chồng chúng tôi có nhiều thời gian cho công việc và đức tin của mình.
Nghệ sĩ Kim Tiến hạnh phúc bên người chồng là nhà khoa học về Hoá học.
- Mối quan hệ của các con riêng đối với ông bà như thế nào?
Các con đối với chúng tôi đều thân thiết và gần gũi. Con riêng của tôi dù không gọi ông xã của tôi là “bố” nhưng rất quý mến và trân trọng ông. Ông thì đặc biệt rất quý đứa cháu ngoại của tôi. Ông còn tính toán và định hướng về tương lai cho đứa cháu ngoại này hơn cả tôi.
Các con của ông xã ở bên Đức vẫn gọi điện về trò chuyện mỗi ngày. Do mấy bố con đang có các dự án làm ăn chung nên không ngày nào là không liên lạc. Trước đây, khi chưa có dịch bệnh, chúng tôi cũng sang thăm các con, cháu suốt. Mấy đứa cháu sinh ra ở Đức nhưng yêu Việt Nam lắm. Dịp nào được nghỉ dài ngày cũng thích được về Hà Nội vì về đây ai cũng cưng chiều.
- Phải chăng vì hoạt động liên tục và có niềm tin mãnh liệt vào đức tin nên ở tuổi U80 mà bà vẫn gây nhạc nhiên vì sự trẻ trung?
Có điều lạ là mỗi lần gặp ai đó (kiểu lâu ngày không gặp) đều được khen trẻ. Tôi không hiểu mình có trẻ thật không nhưng thấy ở tuổi U80 mà mọi thứ vẫn chưa thay đổi nhiều so với trước đây. Tôi thường gọi đó là sự ban cho và cảm nhận rõ rệt điều đó.
Thật sự tôi không bao giờ để ý gì đến việc giữ gìn sự trẻ trung của mình. Tôi ăn uống rất thoải mái chứ không kiêng khem gì cả. Tôi cũng không thực hiện chế độ tập luyện gì đặc biệt và cũng không dưỡng da - dưỡng thể gì hết. Mọi thứ cứ đối với tôi cứ tự nhiên và bình thường thế thôi.
Theo Dân trí
BTV Hoài Anh xinh đẹp bên 'giọng đọc huyền thoại' Kim Tiến
BTV Hoài Anh đăng ảnh thân thiết bên 'Giọng đọc huyền thoại' Kim Tiến. Cô khoe có nụ cười và cặp kính giống tiền bối.
">NSƯT Kim Tiến lần đầu tiết lộ về mối quan hệ với con riêng của chồng
Người đạp xích lô, ghe bơi tại Hội An bác tin "lót tay" hàng tỷ đồng để có một suất (Video: Ngô Linh).
Trải nghiệm xích lô dạo quanh phố cổ được du khách yêu thích khi đến Hội An (Ảnh: Ngô Linh).
Theo ông Tùng, thu nhập mỗi tháng của các thành viên 12-15 triệu đồng, tùy lượng khách.
Ông Tùng cho biết thêm, những năm xảy ra dịch Covid-19, lượng khách giảm sút, có 7-8 trường hợp già yếu, không còn khả năng lao động đã chuyển nhượng xe xích lô cho người khác với giá 500 triệu đồng/chiếc.
Hiện giá trị chuyển nhượng 600-700 triệu đồng/xe xích lô. "Đa phần người đạp xích lô sẽ để lại cho con cái trong nhà kế nghiệp. Đây được xem là nghề cha truyền con nối, họ rất quý trọng", ông Tùng chia sẻ.
Ngồi ghe thả hoa đăng trên sông Hoài là trải nghiệm mà du khách không thể bỏ qua (Ảnh: Ngô Linh).
Về thông tin lan truyền trên mạng xã hội, người đạp xe xích lô phải "chung chi" 1,6-1,8 tỷ đồng mỗi suất xích lô, ghe bơi, ông Tùng khẳng định: "Hoàn toàn sai sự thật, anh em trong nghiệp đoàn rất bức xúc khi nghe thông tin vô lý như vậy. Những lúc anh em khó khăn (đặc biệt lúc đại dịch không có khách), thành phố còn phải hỗ trợ thêm".
Kế nghiệp chiếc xích lô của cha đã được 6 năm, anh Phạm Phú Cường (38 tuổi, đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô Hội An) cho hay, sau hơn 30 năm gắn bó với nghề, vì lý do sức khỏe, cha anh đã truyền "cần câu cơm" lại cho anh.
"Đa số thành viên trong nghiệp đoàn đều truyền lại cho con, cháu hoặc rể, bây giờ chẳng ai chuyển nhượng nữa. Nhờ nghề đạp xích lô chở du khách mà tôi có thu nhập ổn định, lo cho con cái học hành", anh Cường nói.
Còn ông Lê Văn Khương - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) ghe bơi du lịch Sông Hoài - tiết lộ, thu nhập mỗi tháng của người chèo ghe bơi 10-12 triệu đồng.
Ghe bơi trên sông Hoài được đánh số, các thành viên phải mặc đồng phục, ứng xử văn hóa… (Ảnh: Ngô Linh).
Thành viên HTX hiện nay là 293 người, do số lượng ghe nhiều, lòng sông hẹp nên HTX chia thành 2 đội, luân phiên để giữ gìn cảnh quan phố cổ không lộn xộn.
"Ghe bơi trước đây được thành phố cấp miễn phí cho các hộ khó khăn để có phương tiện mưu sinh, khi du lịch phát triển đã giúp họ tăng thu nhập. Về việc "lót tay" để được chèo ghe tại phố cổ là hoàn toàn không có, chúng tôi yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp tung tin sai sự thật để làm gương cho người khác", ông Khương nói thêm.
Ngày 22/11, tài khoản Facebook có tên "Minh Ohio" đăng clip khẳng định "Về phố cổ Hội An Minh có được thông tin rất động trời. Để được lái những chiếc thuyền này (ghe bơi du lịch trên sông Hoài) và có mã số, những người chủ thuyền phải trả đâu đó 1,6-1,8 tỷ đồng để được lái hàng đêm. Thời gian hoạt động từ 16h đến 22h đêm".
Trong clip, tài khoản Facebook "Minh Ohio" còn nói: "Ngoài ra, để lái xe xích lô ngay tại phố cổ Hội An thì cũng tương tự, phải chi ra 1,6-1,8 tỷ đồng mới có một suất, một chân để lái xe xích lô".
Đoạn clip này sau đó đã được chủ nhân gỡ khỏi các nền tảng mạng xã hội. Người này cho biết, thông tin trên nghe được từ người dân địa phương, nhưng chưa kiểm chứng.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND thành phố Hội An - cho biết, cách đây 20 năm, chính quyền có chủ trương cấp xe xích lô, ghe bơi cho người nghèo trong khu phố cổ, để làm phương tiện mưu sinh và không thu phí.
">Không có việc "lót tay" 1,6