Theo tờ AsianNikkei, phân nửa số tuyến cáp biển viễn thông mới sắp được lắp đặt trong 3 năm tới sẽ kết nối đến châu Á trong bối cảnh Google, Facebook và các công ty tên tuổi khác trong lĩnh vực công nghệ tìm cách đáp ứng nhu cầu băng thông đang tăng cao trong khu vực.

Google hiện đang tham gia vào 4 dự án cáp biển, trong đó có tuyến cáp kết nối đảo Guam với Trung Quốc. Các tuyến cáp này dự kiến sẽ đi vào hoạt động sớm nhất vào năm sau. Google cho biết các dịch vụ như bản đồ, video...mà hãng cung cấp đều phụ thuộc rất lớn vào các cơ sở hạ tầng nhanh và đáng tin cậy. Cuối năm ngoái, Facebook và Amazon đã cùng NTT Communications (Nhật Bản) và tập đoàn SoftBank tài trợ một dự án cáp biển dài 14.000km kết nối Mỹ, Nhật và Philippines. Khi tuyến cáp này đi vào hoạt động vào đầu năm 2020, nó sẽ truyền tải đến 60 terabits dữ liệu mỗi giây. Microsoft cũng đang hỗ trợ nhiều dự án cáp biển khác.

Việc các ông lớn Internet bước chân vào một lĩnh vực vốn trước nay thuộc về các công ty viễn thông đã và đang giúp đẩy nhanh quá trình mở rộng các mạng lưới cáp biển của Châu Á. Trong vòng 3 năm, đến 2020, sẽ có 137.000km cáp biển phục vụ cho 18 quốc gia Châu Á và các khu vực liên quan - dữ liệu từ công ty nghiên cứu Mỹ Telegeography cho biết. Con số này tương đương với mức tăng 33% so với 103.000km cáp đã được lắp đặt trong 3 nắm từ 2015-2017.

Các tuyến cáp biển này được lắp đặt nhằm đón đầu và đáp ứng nhu cầu Internet đang trên đà tăng cao trong khu vực, trước thời điểm các dịch vụ không dây 5G ra mắt và sự bùng nổ của công nghệ "Internet vạn vật (IoT)". Lưu lượng dữ liệu hàng tháng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng lên 108 tỷ tỷ byte vào năm 2021 - theo ước tính của tập đoàn công nghệ Mỹ Cisco Systems - tức tăng gần 2,5 lần so với năm ngoái, và đủ để lấp đầy hơn 25 tỷ đĩa DVD.

Tuyến cáp Asia Pacific Gateway kết nối Việt Nam với nhiều nước Đông Á

Hiện có 4 dự án cáp biển kết nối Châu Á với Mỹ, được lên kế hoạch thực hiện từ năm 2018 đến 2020, tăng gấp đôi so với thời gian từ 2015-2017.

Các mạng lưới cáp biển cũng sẽ giúp tăng lưu lượng kết nối giữa Châu Á và Châu Đại Dương. Tập đoàn viễn thông Telstra của Úc hiện đang tham gia và nhiều dự án cáp biển, bao gồm tuyến cáp Indigo dài 4.600km kết nối giữa châu lục này với Singapore. Mạng lưới xuyên lục địa được cải tiến này sẽ giúp các khách hàng có thể tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tại các thị trường đang phát triển nhanh và dễ dàng hơn - Paul Abfalter, giám đốc phụ trách các thị trường đang phát triển của Telstra cho biết.

Tại Indonesia, một quốc gia với hàng ngàn đảo nhỏ, một quan hệ đối tác công-tư đã được thiết lập nhằm lắp đặt các tuyến cáp biển và cáp trên đất liền. Mạng lưới cáp quang Palapa Ring dài 36.000km - vốn được chia thành 3 khu vực - sẽ được lắp đặt và khi hoàn thiện, nó sẽ bao phủ hoàn toàn 5.000km của quốc gia này. Mục tiêu của tuyến cáp này là nhằm giúp phát triển thương mại điện tử và các hoạt động kinh doanh kỹ thuật số trong nước.

" />

Google, Facebook và Amazon thúc đẩy phát triển các tuyến cáp biển tại Châu Á

TheàAmazonthúcđẩypháttriểncáctuyếncápbiểntạiChâuÁtin thể thao mới nhấto tờ AsianNikkei, phân nửa số tuyến cáp biển viễn thông mới sắp được lắp đặt trong 3 năm tới sẽ kết nối đến châu Á trong bối cảnh Google, Facebook và các công ty tên tuổi khác trong lĩnh vực công nghệ tìm cách đáp ứng nhu cầu băng thông đang tăng cao trong khu vực.

Google hiện đang tham gia vào 4 dự án cáp biển, trong đó có tuyến cáp kết nối đảo Guam với Trung Quốc. Các tuyến cáp này dự kiến sẽ đi vào hoạt động sớm nhất vào năm sau. Google cho biết các dịch vụ như bản đồ, video...mà hãng cung cấp đều phụ thuộc rất lớn vào các cơ sở hạ tầng nhanh và đáng tin cậy. Cuối năm ngoái, Facebook và Amazon đã cùng NTT Communications (Nhật Bản) và tập đoàn SoftBank tài trợ một dự án cáp biển dài 14.000km kết nối Mỹ, Nhật và Philippines. Khi tuyến cáp này đi vào hoạt động vào đầu năm 2020, nó sẽ truyền tải đến 60 terabits dữ liệu mỗi giây. Microsoft cũng đang hỗ trợ nhiều dự án cáp biển khác.

Việc các ông lớn Internet bước chân vào một lĩnh vực vốn trước nay thuộc về các công ty viễn thông đã và đang giúp đẩy nhanh quá trình mở rộng các mạng lưới cáp biển của Châu Á. Trong vòng 3 năm, đến 2020, sẽ có 137.000km cáp biển phục vụ cho 18 quốc gia Châu Á và các khu vực liên quan - dữ liệu từ công ty nghiên cứu Mỹ Telegeography cho biết. Con số này tương đương với mức tăng 33% so với 103.000km cáp đã được lắp đặt trong 3 nắm từ 2015-2017.

Các tuyến cáp biển này được lắp đặt nhằm đón đầu và đáp ứng nhu cầu Internet đang trên đà tăng cao trong khu vực, trước thời điểm các dịch vụ không dây 5G ra mắt và sự bùng nổ của công nghệ "Internet vạn vật (IoT)". Lưu lượng dữ liệu hàng tháng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng lên 108 tỷ tỷ byte vào năm 2021 - theo ước tính của tập đoàn công nghệ Mỹ Cisco Systems - tức tăng gần 2,5 lần so với năm ngoái, và đủ để lấp đầy hơn 25 tỷ đĩa DVD.

Tuyến cáp Asia Pacific Gateway kết nối Việt Nam với nhiều nước Đông Á

Hiện có 4 dự án cáp biển kết nối Châu Á với Mỹ, được lên kế hoạch thực hiện từ năm 2018 đến 2020, tăng gấp đôi so với thời gian từ 2015-2017.

Các mạng lưới cáp biển cũng sẽ giúp tăng lưu lượng kết nối giữa Châu Á và Châu Đại Dương. Tập đoàn viễn thông Telstra của Úc hiện đang tham gia và nhiều dự án cáp biển, bao gồm tuyến cáp Indigo dài 4.600km kết nối giữa châu lục này với Singapore. Mạng lưới xuyên lục địa được cải tiến này sẽ giúp các khách hàng có thể tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tại các thị trường đang phát triển nhanh và dễ dàng hơn - Paul Abfalter, giám đốc phụ trách các thị trường đang phát triển của Telstra cho biết.

Tại Indonesia, một quốc gia với hàng ngàn đảo nhỏ, một quan hệ đối tác công-tư đã được thiết lập nhằm lắp đặt các tuyến cáp biển và cáp trên đất liền. Mạng lưới cáp quang Palapa Ring dài 36.000km - vốn được chia thành 3 khu vực - sẽ được lắp đặt và khi hoàn thiện, nó sẽ bao phủ hoàn toàn 5.000km của quốc gia này. Mục tiêu của tuyến cáp này là nhằm giúp phát triển thương mại điện tử và các hoạt động kinh doanh kỹ thuật số trong nước.