您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Soi kèo phạt góc Brighton vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/3
NEWS2025-02-22 06:44:03【Thể thao】0人已围观
简介 Chiểu Sương - 14/03/2023 21:30 Kèo phạt góc lich thi dau bd anhlich thi dau bd anh、、
很赞哦!(33)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Jeonbuk Hyundai Motors vs Port FC, 17h00 ngày 20/2: Tưng bừng bắn phá
- 35 người bị ngộ độc sau khi ăn chè đậu trắng miễn phí ở An Giang
- Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và Vinamilk khởi động hành trình năm thứ 15
- Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu và cung cấp các sản phẩm công nghệ số
- Nhận định, soi kèo Tataouine vs Ben Guerdane, 20h00 ngày 19/2: Khách thắng thế
- Người mắc cúm lây bệnh mạnh nhất khoảng thời gian nào?
- Ô tô rụng bánh khi đang chạy, nữ tài xế bức xúc khiếu nại đại lý bán xe
- Ô tô bị ngập bùn đất có nguy hiểm như ngập nước hay không?
- Soi kèo phạt góc PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2
- Kết nối hệ thống Căn cước công dân với CSDL quốc gia dân cư trong quý IV/2020
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli Club vs Al
Ráng sáng nay, vòng 1/8 Euro 2020 chứng kiến bất ngờ khá lớn khi tuyển Pháp bị loại trước Thụy Sĩ. "Những chú Gà trống Gaulois" bị cầm hòa 3-3 sau 120 phút và thất bại 4-5 ở lượt đá luân lưu. Cầu thủ duy nhất đá hỏng luân lưu là Kylian Mbappe - niềm kỳ vọng của Pháp ở kỳ Euro lần này. Ảnh: Reuters.
Mbappe nổi tiếng với phong cách thi đấu tốc độ và anh cũng thuộc top những cầu thủ bứt tốc nhanh nhất thế giới. Trái ngược với những màn trình diễn tốc độ thường thấy, Mbappe không thích những chiếc xe quá nhanh bên ngoài sân cỏ. Ảnh: Twitter.
Trong khi các đàn anh tại tuyển Pháp như Benzema, Giroud hay Pogba đều sở hữu những siêu xe 2 chỗ đắt giá thì tiền đạo sinh năm 1998 chỉ tin dùng những mẫu xe đa dụng "chậm chạp" hơn. Động cơ của những mẫu xe này có dung tích không nhỏ nhưng chúng sinh ra không dành cho tốc độ. Uu tiên cho sự êm ái, tiện nghi nên các mẫu xe này thường có gia tốc không tốt bằng xe thể thao. Ảnh: Pinterest.
Thích sự tiện nghi nên Mbappe có đến 2 chiếc MPV là Volkswagen Multivan và Mercedes-Benz V-Class. Chiếc V-Class của Mbappe là phiên bản V 250 d có giá hơn 80.000 USD. Cung cấp sức mạnh cho xe là động cơ tăng áp 4 xy-lanh, sản sinh công suất 187 mã lực và mô-men xoắn 440 Nm. Ảnh: The Sun.
Thời gian gần đây, Mbappe sử dụng chiếc Volkswagen Multivan khá thường xuyên. Cùng là MPV nhưng mẫu xe của Volkswagen có giá rẻ hơn V-Class khá nhiều, chỉ hơn 30.000 USD. Multivan sử dụng động cơ tăng áp diesel 2.0L, mạnh 195 mã lực. Ảnh: The Sun.
Ngoài 2 chiếc MPV, Mbappe còn sở hữu mẫu SUV Volkswagen Touareg. Chiếc SUV này được tiền đạo Pháp mua từ lúc còn thi đấu cho Monaco. Với mức giá 102.000 USD, Touareg là mẫu xe đắt nhất trong dàn xe của Mbappe. Sau khi chuyển sang PSG và nhận mức lương gần 18 triệu USD/mùa, Mbappe vẫn tiếp tục sử dụng chiếc SUV này. Ảnh: 90minute.
Khác với nhiều cầu thủ thích cầm lái, Mbappe thích ngồi hàng ghế sau hơn. Ngay đối với chiếc Touareg, tiền đạo sinh năm 1998 cũng không thường xuyên ngồi ở ghế lái. Ảnh: The Sun.
Theo Zing
Neymar vs Ronaldo, ai sở hữu nhiều siêu xe 'xịn' hơn?
Các siêu sao bóng đá Neymar Jr và Cristiano Ronaldo đều có một tình yêu bất diệt dành cho xe hơi. Trong gara của hai cầu thủ này đang sở hữu rất nhiều mẫu siêu xe tốt nhất thế giới hiện nay.
">Dù chạy cực nhanh, Mbappe chỉ thích các mẫu xe 'chậm chạp'
Thầy giáo Vĩnh Long chi 600 triệu mua Honda SH, Dream Thái đã qua sử dụng. Trao đổi với phóng viên, anh Quốc Anh cho biết, hai chiếc xe anh vừa mua gồm 1 chiếc Honda Dream Thái tem lửa 7 số sản xuất năm 1993 và 1 chiếc Honda SH Ý đời 2011 đăng ký lần đầu 2012. Đáng chú ý, cả hai chiếc đều sở hữu biển số lục quý 1 (Honda Dream-66-V1-11111 và SH 66-P1-11111) cực hiếm và được nhiều người săn mua.
Honda SH, Dream Thái biển số lục quý 1 tuyệt đẹp. "Hơn 1 năm nay, tôi "theo đuôi" chủ hai chiếc xe này ở tận Đồng Tháp, gạ mua lại bao nhiêu lần nhưng người ta vẫn không đồng ý. Mới đây, tôi quyết định bán chiếc ô tô Toyota Altis đang đi, gom tiền và trả giá cao thì chủ xe mới chấp nhận bán”, anh Quốc Anh kể.
Vị thầy giáo quyết định bán xe Toyota Altis đang đi để dồn tiền mua hai chiếc xe nói trên. Theo anh Quốc Anh, chiếc xe Honda SH nhập Ý biển lục quý 1 thuộc dạng khá hiếm và dường như là chiếc duy nhất ở Đồng Tháp.
Xe sở hữu màu sơn đen trắng sang trọng. Dù đã thuộc đời cũ, đăng ký lần đầu từ năm 2012 (qua 9 năm sử dụng), lăn bánh được hơn 25 nghìn km nhưng hiện vẫn còn rất mới. Xe thuộc phiên bản động cơ 150cc 4 kỳ, làm mát bằng chất lỏng, công suất tối đa 15,5 mã lực, mô-men xoắn cực đại 14 Nm.
Honda SH nhập Ý đời 2011, biển số lục quý 1 độc nhất vô nhị ở Đồng Tháp.
Đã qua 9 năm sử dụng nhưng ngoại hình, màu sơn xe vẫn còn mới.SH nhập được đánh giá tăng tốc tốt hơn, máy êm, ga nhẹ hơn so với SH cùng phân khối sản xuất trong nước, tuy nhiên nhược điểm là tốn xăng khi mức tiêu thụ nhiên liệu của SH 150i nhập lên đến gần 4 lít/100 km.
Mẫu Honda Dream Thái tem lửa vốn hot nhất nhì Việt Nam hiện nay. Chiếc xe được chủ cũ "dọn" đầy đủ phụ kiện nguyên zin Thái với số tiền đầu tư trên 35 triệu đồng. Thêm vào đó, việc đính kèm biển số lục quý 1 khiến nó càng đắt giá và được lùng mua hơn bao giờ hết.
Honda Dream Thái tem lửa 7 số khá hiếm và được săn mua nhiều hiện nay. Được dọn đủ đồ nên ngoại hình chiếc xe trông mới cứng không khác gì xe “đập hộp”. Động cơ xe vẫn được giữ nguyên.
Xe được dọn full phụ kiện Thái với tổng số tiền đầu tư 35 triệu đồng. Khối động cơ 1 xi-lanh, 4 kỳ SOHC của Dream Thái nổi tiếng có kết cấu đơn giản, dễ sửa chữa và cực kỳ bền bỉ, với dung tích thực 97cc, đạt công suất tối đa 8 mã lực và mô-men xoắn cực đại 8,1 Nm. Xe được trang bị hộp số vòng 4 cấp.
Anh Quốc Anh cho biết, từ khi hai chiếc xe này “nhập hộ khẩu” nhà anh thì có khá nhiều người hỏi mua lại nhưng anh không muốn bán. Trong đó, chiếc Dream Thái là được các dân chơi xe chú ý nhiều nhất.
Chi Bảo
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Honda Vision biển ngũ quý 9 giá hơn 400 triệu đồng tại Hà Nội
Sở hữu biển số VIP 29-B1 99999 tuyệt đẹp cùng nhiều chi tiết nâng cấp lên bằng đồ hiệu, chiếc Honda Vision đời 2020 được chủ nhân ở Hà Nội rao bán với giá khá đắt đỏ lên đến hơn 400 triệu đồng.
">Thầy giáo Vĩnh Long chi 600 triệu sắm cặp xe máy biển số VIP
Bất động sản vùng ven "sốt" vài năm gần đây...
Miếng đất của anh L nằm trong một con ngõ nhỏ, nhưng vừa đủ để ô tô nhỏ đi vào. Do đó, tính thanh khoản của mảnh đất này thuộc dạng tốt.
Đó là chưa kể, theo anh L, đầu lối rẽ vào nhà anh đã được quy hoạch làm một con đường lớn chạy qua, chỉ là chưa rõ thời điểm khởi công. Nếu làm xong đường, miếng đất của anh nằm rất gần đầu ngõ.
“Mọi thứ đều thuận lợi, nên tôi kỳ vọng giá miếng đất sẽ lên cao. Tôi tính sẽ để một thời gian rồi bán kiếm lời”, anh L nói.
Thế nhưng, đến đầu năm 2020, anh L rao bán miếng đất thì lại chẳng có ai mua. Dù nhiều lần anh hạ giá xuống còn 27 triệu đồng/m2.
Rao mãi không bán được, anh đem hồ sơ gửi ra một phòng giao dịch bất động sản trong khu vực để nhờ bán hộ. Thế nhưng, suốt nhiều tháng qua, miếng đất vẫn nằm đó mà không ai hỏi han.
Song thực tế rao bán cả năm chẳng ai mua
Trao đổi lại với nhân viên môi giới thì anh L được biết, chỉ có lác đác vài khách đến xem và cũng không trả giá. Ngoài ra, người đó cũng khẳng định với anh L rằng, miếng đất đó bán giá 27 triệu đồng/m2 là hợp lý rồi và không tăng được nữa.
Song, khi giả danh là khách có nhu cầu, phóng viên trực tiếp liên lạc với người môi giới này thì được biết, đất ở khu Đào Xuyên hiện đang rất cao, người không có tiền không đầu tư được.
“Em có tất cả các miếng đất ở Đào Xuyên, nhưng giá cao. Đường 1 ô tô vào được phải 35 triệu đồng/m2. Còn với đường 2 ô tô tránh nhau thì giá 40 - 50 triệu đồng/m2”, nhân viên môi giới cho hay.
Không chỉ hét giá cao, người này còn cho biết, đất ở khu vực đó đang khó mua vì chủ đất “găm” chờ lên giá.
Người có đất thì không bán được, còn người mua thì bị dân môi giới “dắt mũi” đang là tình trạng xảy ra với bất động sản vùng ven Hà Nội.
Nhiều người không còn khả năng "ôm" đất nên phải bán.
Cách đó không xa, là khu vực Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội), đất khu vực này cách đây chỉ 1 năm cũng thuộc dạng có tiền cũng không mua được, bởi thông tin làm dự án tại đây đã rõ ràng.
Thời điểm đó, theo anh Đức (Gia Lâm, Hà Nội), giá đất tại Đông Dư vào khoảng 28 - 29 triệu đồng/m2. Giá cao là vậy, nhưng tìm mỏi mắt anh cũng không mua được. Song, hiện tại, giá đất chỉ vào khoảng 22 - 23 triệu đồng/m2, đường ô tô vào được 4,5m cũng chỉ có giá 29 triệu đồng/m2 và có không ít người phải bán tháo.
Lý do theo anh Đức là bởi, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên dân đầu cơ không “ôm” tiếp được. Dự án lại chưa biết lúc nào sẽ khởi công, nên hiện tượng bán tháo đang diễn ra nhiều.
Thực tế là vậy, nhưng dân môi giới bất động sản đất Gia Lâm lại nói khác. Theo đó, một môi giới tên Thành cho hay, đất Đông Dư ô tô vào được có giá 35 - 40 triệu đồng/m2. Miếng nào nằm trên đường 2 ô tô tránh nhau giá dao động 45 - 50 triệu đồng/m2.
“Đất trong ngõ ô tô không vào được, giá cũng phải 24 - 30 triệu đồng. Đất Đông Dư giáp đất quận, gần cầu Thanh Trì, gần khu đô thị lại ở gần quy hoạch dự án lớn nên giá rất cao”, môi giới tên Thành khẳng định.
Nếu có nhu cầu đầu tư, người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin, kiểm chứng từ nhiều nguồn để tránh rơi vào sóng ảo đất ven đô.
Theo Dân trí
Giữa mùa dịch, nhiều nơi vẫn sốt đất
Chuyên gia dự báo sốt đất cục bộ sẽ ít và nhanh hạ nhiệt, thị trường chỉ dành cho những sản phẩm giá trị phục vụ nhu cầu ở thực.
">Đất vùng ven rao cả năm không ai mua, 'cò' vẫn hét giá cao tạo sóng ảo
Nhận định, soi kèo AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2: Tự tin trên sân nhà
Tiếp tục vụ việc "Ba năm trầy trật đòi công ty Cathay bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS)" (trường hợp của anh Võ Việt Tiến ở Khánh Hòa, chủ xe ô tô tải hiệu Hyundai biển kiểm soát 99K-3645), PV VietNamNet đã trao đổi với các luật sư và chuyên gia bảo hiểm để tìm thêm lời giải.
Giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chiếc xe tải của anh Tiến. Trao đổi với VietNamNet, Luật sư Trần Đình Dũng, Trưởng đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 22/2016/TT-BTC thì chủ xe cơ giới được định nghĩa như sau: Chủ xe cơ giới (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới. Ngoài ra, tại điểm a khoản 6 Thông tư này thì khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết.
Căn cứ theo quy định trên, đối với trường hợp này, chủ xe cơ giới sẽ bao gồm chủ sở hữu xe là ông Võ Việt Tiến và người được giao điều khiển xe là lái xe Phạm Duy Long. Ông Tiến hoặc ông Long đều có quyền thực hiện việc thông báo về tai nạn đã xảy ra và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại.
Chiếc xe bị nạn thiệt hại lên đến hơn 50 triệu đồng nhưng Công ty Bảo hiểm Cathay Việt Nam không bồi thường theo đúng quy định pháp luật. Luật sư Trần Đình Dũng dẫn chiếu tiếp: "Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2016/TT-BTC thì khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất".
"Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại khi có tai nạn xảy ra", Luật sư Dũng cho biết.
Do vậy, Luật sư Trần Đình Dũng cho rằng, việc đại diện Công ty bảo hiểm Cathay Việt Nam từ chối tiếp nhận khai báo tai nạn với lý do anh Tiến, anh Long không phải chủ sở hữu trên giấy đăng ký xe là không đúng với quy định pháp luật.
Anh Võ Việt Tiến đã có yêu cầu bên công ty Cathay Việt Nam chi trả bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm vào ngày 24/11/2020. Theo Giấy biên nhận giao nộp chứng từ yêu cầu chi trả bảo hiểm của Công ty Cathay Việt Nam – Văn phòng 2 được lập ngày 22/12/2020 thì kết quả giải quyết sẽ được thông báo bằng văn bản đến khách hàng trong vòng 15 ngày. Như vậy, lẽ ra vào ngày 06/01/2021, phía công ty Cathay Việt Nam phải có văn bản trả lời đối với yêu cầu của anh Tiến. Nhưng sau thời gian trên cho đến nay đã 3 năm, công ty này dường như đã trốn tránh trách nhiệm, không hề hồi đáp.
Cũng theo Luật sư Dũng, chủ xe Võ Việt Tiến có thể khởi kiện Công ty Cathay Việt Nam ra Tòa án nhân dân để đảm bảo quyền lợi của mình. Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, khoản 5 Điều 15 Thông tư số: 22/2016/TT-BTC thì thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường.
Như vậy, tạm tính từ thời điểm vụ tai nạn xảy ra và thực hiện các thủ tục giải quyết từ tháng 10-11/2020, trường hợp của anh Võ Việt Tiến vẫn có còn thời gian để kiện công ty Cathay cho đến tháng 10-11/2023.
Đánh tráo khái niệm "chủ sở hữu xe" với "người được bảo hiểm"
Hiện nay, nhiều người dân mua bán xe không sang tên đổi chủ, nhưng hàng năm vẫn mua bảo hiểm TNDS xe cơ giới theo giấy tờ chủ xe cũ. Điều đáng nói là khi khách mua bảo hiểm, bên bán bảo hiểm chỉ xem thông tin giấy đăng ký xe và vẫn giao dịch, cấp thẻ bảo hiểm theo thông trên giấy đăng ký xe mà không đòi hỏi gì về việc "xe chính chủ".
Đến khi xe xảy ra tai nạn, phía công ty bảo hiểm luôn tìm cách làm khó, đòi hỏi chủ xe trên giấy đăng ký phải đến làm việc. Nói cách khác, các công ty này đang đánh tráo khái niệm "chủ sở hữu xe" với "người được bảo hiểm".
Nhận định về tình trạng này, ông Nguyễn Khắc Xuân, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm InFair cũng cho rằng, các công ty bảo hiểm đang làm sai so với quy định của Chính phủ về bảo hiểm TNDS.
Anh Xuân cho biết, gần đây nhất, theo Nghị định 03/NĐ-CP (hiệu lực từ 1/1/2021), quy định bồi thường là áp dụng cho "người được bảo hiểm"- tức là người có trách nhiệm dân sự với bên thứ ba khi tai nạn xảy ra chứ không phải bồi thường cho chủ xe là người đứng tên trên giấy đăng ký xe.
Điều 3 trong Nghị định 03 nêu rõ: Người được bảo hiểm là chủ xe cơ giới hoặc người lái xe có trách nhiệm dân sự được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Vậy chỉ cần xác định lái xe gây tai nạn và lái xe (hoặc người sở hữu xe) đã bồi thường cho bên thứ 3 thì công ty bảo hiểm phải bồi thường cho lái xe (hoặc người sở hữu xe).
Điều 14 Nghị định 03 quy định: Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trước đó, các Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Nghị định 213/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 103 cũng đã có quy định tương tự.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, một trong những "kẽ hở" của chủ xe mà các công ty bảo hiểm dễ lợi dụng chính là đến từ thói quen "không sang tên đổi chủ" khi mua xe cũ.
Anh Nguyễn Tiến Tài, một chuyên gia tại Hà Nội đánh giá: "Với các công ty chăm sóc khách hàng tốt, họ sẽ hướng dẫn, hỗ trợ chủ xe (người sở hữu thực tế) hướng giải quyết thấu tình đạt lý để đảm bảo quyền lợi cho khách. Phương án "đẹp" là khuyên chủ xe chịu khó đi sang tên đổi chủ. Còn nếu không, chủ xe mới có thể đề nghị chủ xe cũ viết giấy uỷ quyền để giải quyết các trách nhiệm dân sự phát sinh gắn với chiếc xe".
"Ở đây, các công ty bảo hiểm có thể lập luận sợ bồi thường xong thì phát sinh khiếu kiện, tranh chấp quyền lợi được bồi thường. Vì họ cho rằng, chủ cũ vẫn là người có trách nhiệm liên quan, tham gia giải quyết cùng. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh các rắc rối sau này, người đi mua xe nên hoàn tất thủ tục sang tên đổi chủ để đảm bảo quyền lợi của mình", anh Tài nói.
Như VietNamNet phản ánh trước đó, anh Võ Việt Tiến, chủ xe tải hiệu Hyundai BKS 99K-3645 (trú tại thị xã Ninh Hoà, Khánh Hòa) tham gia mua bảo hiểm TNDS của công ty bảo hiểm Cathay với thời hạn 1 năm, từ ngày 15/10/2020 đến 15/10/2021. Hơn 1 tháng sau khi mua bảo hiểm, ngày 24/11/2020, xe xảy ra va chạm giao thông với chiếc ô tô con VinFast Lux SA2.0 tại Vĩnh Long. Trên cơ sở thương lượng hai bên, phía anh Tiến đã bồi thường 50 triệu đồng cho chủ xe VinFast Lux về thiệt hại do tai nạn.
Tuy nhiên, đã 3 năm qua, sau nhiều lần liên hệ với đơn vị này, công ty bảo hiểm Cathay vẫn không tiếp nhận giải quyết, trốn trách trách nhiệm, thậm chí là "bặt vô âm tín" mặc dù chủ xe có đầy đủ các hồ sơ pháp lý đi kèm.
Lý giải thêm về câu chuyện chỉ sử dụng giấy mua bán mà không hoàn tất thủ tục "sang tên đổi chủ", anh Võ Minh Tuấn (Khánh Hòa), đại diện chủ xe cho biết: "Đó là chiếc xe tải cũ, đời 1997, giá trị không cao. Thời điểm xảy ra tai nạn, xe đã gần hết niên hạn sử dụng. Trong khi đó, chủ cũ lại ở tận Bắc Ninh. Do đó, anh trai tôi đã chủ quan, không làm thủ tục sang tên đổi chủ nhưng có giấy tờ mua bán có chứng nhận của UBND phường".
"Đến nay, xe cũng đã hết niên hạn và không lưu thông nữa. Do đó, chúng tôi cũng không thể quay ngược thời gian đi làm thủ tục sang tên nếu như bảo hiểm tiếp tục bắt bí. Phía công ty bảo hiểm Cathay lợi dụng điểm này để trốn trách nhiệm bồi thường là không đúng. Khi chúng tôi yêu cầu trả lời bằng văn bản thì họ cũng im lặng, né tránh", anh Tuấn cho hay.
(Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc này)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chủ xe 3 năm trầy trật đòi công ty Cathay bồi thường bảo hiểmTừ năm 2020 đến nay, anh Võ Việt Tiến (Khánh Hòa) chủ xe ô tô tải trầy trật liên hệ yêu cầu công ty Cathay Việt Nam chi trả bảo hiểm trách nhiệm dân sự với tổng thiệt hại hơn 50 triệu nhưng không được phía công ty phản hồi.">
Viện cớ xe không chính chủ để từ chối bồi thường, bảo hiểm Cathay làm sai?
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương và một số đơn vị có liên quan về công tác quản lý chất lượng cột điện bê tông cốt thép ly tâm sử dụng trong truyền tải điện.
Cụ thể Bộ Xây dựng cho biết ngày 25/9 vừa qua, Bộ đã tổ chức cuộc họp với đại diện các bên liên quan đến sự cố hàng trăm cột điện bị đổ gãy do bão số 5 vừa qua. Tham dự có đại diện Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Trung và các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng.
Cột điện có trạm biến áp đổ sập ngay trước nhà dân ở TT- Huế Qua đó, đại diện các đơn vị, chuyên gia đã báo cáo và trao đổi các kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về nguyên nhân sự cố gãy đổ cột điện.
Kết quả khảo sát cho thấy, hệ thống lưới điện trung và hạ áp trên toàn quốc có sử dụng cột điện bê tông cốt thép (BTCT), trong đó có cột điện BTCT ly tâm được đầu tư xây dựng bởi nhiều chủ thể khác nhau, diễn ra trong nhiều giai đoạn. Các tiêu chuẩn thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật hiện hành về cơ bản là khá đầy đủ.
Tình trạng gãy đổ các cột điện BTCT, trong đó có cả các cột điện BTCT ly tâm dự ứng lực được sản xuất trong thời gian gần đây có nhiều nguyên nhân.
Về nguyên nhân khách quan, do số lượng cột điện BTCT là rất lớn, có nhiều nguồn gốc khác nhau, được xây dựng bởi nhiều chủ thể trong nhiều giai đoạn và do các tác động bất lợi như cây đổ, sạt lở đất.
“Nguyên nhân chủ quan là do việc thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng, bảo trì còn những tồn tại, chưa đáp ứng quy định; thiếu tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực cột điện BTCT theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành” - Bộ Xây dựng thông tin.
Theo Bộ Xây dựng, ngoài nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan là do việc thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng, bảo trì còn những tồn tại, chưa đáp ứng quy định... Bộ Xây dựng cho biết đã đề nghị Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại các loại cột điện hiện hữu đang khai thác trong hệ thống; có các biện pháp, kế hoạch và lộ trình phù hợp để gia cường, sửa chữa, thay thế các cột có nguy cơ không đảm bảo an toàn chịu lực trước mùa mưa bão.
Bộ Xây dựng cũng lưu ý EVN quy định các đơn vị thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng cột BTCT, trong đó có cột BTCT ly tâm khi chế tạo, lựa chọn và thi công lắp dựng phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về thiết kế kết cấu, nền móng (bao gồm TCVN 5574: 2018 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, TCVN 2737: 1995 - Tải trọng và tác động…).
Bộ Xây dựng cũng cho biết cần xem xét giao đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và năng lực phù hợp thực hiện tính toán kết cấu, lập bản vẽ thiết kế điển hình đối với các loại cột điện BTCT để đảm bảo an toàn và đồng bộ.
Theo số liệu của EVNCPC - thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, do ảnh hưởng từ bão số 5 đã làm 616 cột điện ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam bị gãy, đổ và nghiêng.
Về nguyên nhân, EVNCPC cho biết, do ảnh hưởng bão nên cây xanh bật gốc ngã vào cột tạo nên lực tác động kép bất thường (gió bão, cây đổ vào đường dây) làm quá khả năng chịu đựng của kết cấu cột, xà sứ, dây… dẫn đến hư hỏng kết cấu hạ tầng lưới điện và gãy trụ.
Ngoài ra, một số vị trí nằm ngoài khu dân cư có gió giật mạnh làm xoáy và đứt các dây néo cũng là nguyên nhân làm gãy đổ cột.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/10, trả lời câu hỏi của báo chí đặt ra với 2 Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng về chất lượng của hơn 600 cột điện ở miền Trung bị gãy do bão số 5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, về quản lý Nhà nước, Bộ Xây dựng là đơn vị phụ trách. Bộ Công Thương là đơn vị quản lý Nhà nước trong lĩnh vực về điện cùng với chủ sở hữu của Tập đoàn EVN là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo ông Hải, Bộ đã yêu cầu ngành điện và EVN trực tiếp rà soát, phân tích, đánh giá sự cố. Đồng thời, phải đề xuất giải pháp tổng thể trong thiết kế, quản lý xây dựng, mua sắm và quản lý vận hành các công trình này.
Trong cơn mưa bão số 5 vừa qua, có tới hơn 600 cột điện đồng loạt bị “hạ gục” ở khu vực miền Trung, riêng tại Thừa Thiên Huế có 272 cột điện bị gãy. Đây là điều chưa từng xảy ra trong vòng 10 năm qua.
Hồng Khanh
Bộ Công Thương lý giải việc hàng trăm cột điện gãy đổ dù bão không mạnh
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/10, báo chí đã đặt câu hỏi tới 2 Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng về chất lượng của hơn 600 cột điện ở miền Trung bị gãy do bão số 5.
">Bộ Xây dựng chỉ rõ nguyên nhân cột điện gãy đổ trong bão số 5
Đại diện Công ty Cyber Eye nhận giải thưởng “Sản phẩm số tiềm năng”. Trong khuôn khổ giải thưởng gồm 5 hạng mục chính: Nền tảng số xuất sắc; Sản phẩm số xuất sắc; Giải pháp số xuất sắc; Thu hẹp khoảng cách số; Sản phẩm số tiềm năng. Mỗi hạng mục bao gồm: giải Vàng; giải Bạc; giải Đồng; Top 10.
AXT - Công nghệ nhận dạng và bóc tách chữ viết tay tiếng Việt
Thấy được nguy cơ rủi ro cao trong việc lưu trữ tài liệu chữ viết tay, đồng thời nhận ra tiềm năng phát triển công nghệ số hóa tài liệu. Công ty Cổ phần Công nghệ Cyber Eye đã cho ra đời Công nghệ nhận dạng và bóc tách chữ viết tay tiếng Việt – AXT. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu hơn 10 năm với các đội ngũ chuyên gia về các công nghệ như AI, Deep learning, NLP.
AXT ra đời sẽ giúp cho các tổ chức doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đơn giản hóa được quá trình xử lý và quản trị cơ sở dữ liệu. Công nghệ này cho phép nhận dạng và chuyển đổi văn bản hành chính thông dụng một cách nhanh chóng và độ chính xác cao lên đến 95%. AXT sẽ tạo ra file PDF 2 lớp bao gồm tài liệu viết tay và tài liệu có cả chữ in và chữ viết tay, sau khi nhận dạng và bóc tách biểu mẫu viết tay.
AXT – Công nghệ nhận dạng chữ viết tay tiếng Việt hàng đầu tại Việt Nam AXT là sản phẩm công nghệ số mang lại giá trị thiết thực vô cùng to lớn cho các tổ chức doanh nghiệp, đơn vị hành chính. Với tốc độ nhận dạng và bóc tách trung bình 3s/ trang A4, AXT có thể hoàn toàn giải phóng sức người. Qua đó, giúp doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thay thế được công việc nhập liệu trước đây, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
AXT – Sản phẩm Công nghệ số hóa hàng đầu tại Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, AXT được đánh giá là sản phẩm hàng đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại để chuyển hóa các tài liệu viết tay thành dữ liệu số một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
Với những ưu điểm vượt trội của mình, AXT vinh dự được nhận giải thưởng “Sản phẩm số tiềm năng” do Ban tổ chức cuộc thi “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” trao tặng. Đây sẽ là bước ngoặt vô cùng lớn đánh dấu sự phát triển và bao phủ thị trường Việt Nam của AXT trong thời gian tới.
Với sản phẩm công nghệ số AXT, Công ty Cổ phần Công nghệ Cyber Eye đã giải được bài toán khó về chữ viết tay tiếng Việt tồn tại ở các doanh nghiệp, đơn vị hành chính bấy lâu nay. Mang lại một tương lai phát triển hiệu quả và vượt bậc, giúp các doanh nghiệp hội nhập nhanh với thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Ngoài AXT, Công ty Cyber Eye còn hướng đến sự sáng tạo những sản phẩm mang giải pháp công nghệ cao. Qua đó, cung cấp cho thị trường hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ số, hệ thống số hóa của người Việt mang chất lượng quốc tế.
Phương Dung
">Make in Việt Nam: Sản phẩm số hóa nét chữ Việt đạt giải Sản phẩm công nghệ số tiềm năng 2021