您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Sparta Rotterdam, 22h45 ngày 26/01: Chủ nhà tiếp đà hồi sinh
NEWS2025-02-01 17:53:29【Nhận định】4人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 26/01/2025 09:49 Hà Lan euro 2024 lịch thi đấueuro 2024 lịch thi đấu、、
很赞哦!(84)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Tivoli Gardens vs Mount Pleasant, 5h00 ngày 27/1: Khách quá sung
- Hàng loạt địa phương giao chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến cho cấp cơ sở
- Cô giáo trẻ dạy cách sử dụng bao cao su trên lớp hút cộng đồng mạng
- Nữ diễn viên qua đời ở tuổi 49 sau 2 năm chiến đấu với ung thư
- Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Leganes, 0h30 ngày 27/1: Khó thắng đậm
- Văn Miếu nào ở nước ta không thờ Khổng Tử?
- Phan Như Thảo phát tướng, thừa nhận mê chồng đại gia hơn 26 tuổi
- Bom tấn 'Rượt đuổi Seoul' tung trailer nghẹt thở không kém 'Fast & Furious'
- Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Girona, 20h00 ngày 26/1: Chủ nhà thắng thế
- Những người thầy 'tắm bùn lầy' đẩy xe tới trường
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Damac vs Al Ittihad, 21h05 ngày 27/1: Niềm tin cửa trên
- - Khẳng định năng lực kiến tạo quản trị của nhà nước là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ (KHCN), Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải đổi mới kiến tạo lại nền hành chính mới có thể phát huy vai trò của KHCN.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành KHCN sáng 4/1. Ảnh: Lê Văn. Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành KHCN diễn ra sáng nay, 4/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, có 5 yếu tố cơ bản để tạo nên sự phát triển của KHCN, gồm: thể chế, cơ chế, môi trường; con người; nguồn lực; cơ sở hạ tầng cho KHCN và năng lực hội nhập cho đất nước.
"Tại sao có nước KHCN phát triển tốt như vậy, nhiều tập đoàn KHCN lớn như vậy, như Singapore nhưng nước ta KHCN lại phát triển chưa tốt. Đó chính là do thể chế chính sách của chúng ta" - Thủ tướng nói.
Một yếu tố nằm ngoài 5 yếu tố trên song rất quan trọng đối với sự phát triển của KHCN, theo Thủ tướng chính là năng lực kiến tạo quản trị của nhà nước.
"Làm Nhà nước, Bộ, tỉnh thậm chí là Chính phủ mà không kiến tạo được sự phát triển của KHCN thì trách nhiệm là của chúng ta" - Thủ tướng khẳng định.
Do vậy, theo Thủ tướng, cần tạo ra những thể chế thông thoáng để phát huy nhân tài, sử dụng người tài, kể cả những người chưa vào Đảng, kiều bào, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về cống hiến cho quê hướng đất nước. "Thực tế đất nước ta có nhiều cá nhân trẻ tuổi và tài năng" - Thủ tướng cho hay.
"Điều này đòi hỏi phải kiến tạo lại hành chính để phát huy vai trò của KHCN trước hết là con người, là thể chế. Tinh thần chung là phải khai phóng mọi nguồn lực sáng tạo để đưa đất nước tiến lên vững vàng".
Thủ tướng cho rằng, việc chỉ ra những những cơ chế đang kìm hãm sự phát triển của KHCN và đề xuất với TW Đảng, Bộ Chính trị và Chính phủ để cùng tháo gỡ là trách nhiệm của Bộ KHCN và những người làm KHCN nói chung.
"Các bộ, ngành, viện quản lý nhà nước phải coi việc hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về KHCN. Cần phải tập trung vào các nút thắt trong thể chế quản lý" - Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng cũng khẳng định, cần phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính. Tránh tình trạng hành chính hóa nghiên cứu khoa học.
"Nếu nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ chuyện thủ tục hành chính thì am hiểu về chuyên môn có khi rơi rụng am hiểu hành chính tăng lên. phải Làm quen tư duy quản lý KH chỉ dựa vào kết quả chứ không phải dựa vào quá trình" - Thủ tướng nói. "Đừng để nhà KH phải vất vả lo mua hóa đơn".
Từ đó, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe tháo gỡ nếu cơ chế, thể chế đó tạo nên sự phát triển của KHCN Việt Nam.
Nhà khoa học phải lắng nghe hơi thở cuộc sống
Nhắc lại nhiều lần yêu cầu nghiên cứu KH, các nhà KH phải gắn liền với đời sống, với thực tiễn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đầu tư cho KHCN cần phải bám sát hơn nhu cầu thực tiễn, thiết thực hơn.
Theo Thủ tướng, thực tiễn phát triển KHCN trên thế giới cho thấy, đầu tư nghiên cứu (R) cần ít nhất 10 năm mới đem lại hiệu quả thực tiễn, tỉ lệ thành công rất thấp. Đầu tư cho phát triển (D) phải mất hàng trăm năm, tỉ lệ thất bại không nhỏ.
Trong khi đó, đầu tư nghiên cứu ứng dụng KHCN để tạo ra sản phẩm thiết thực phục vụ cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường chỉ mất 2-3 năm, chi phí thấp, tỉ lệ thành công cao, mang lại hiệu quả kinh tế ngay, từ đó có nguồn thu đầu tư ngược lại cho KHCN.
"Chúng tôi đồng ý nghiên cứu KHCN có tính mạo hiểm và phải chú ý nghiên cứu cơ bản nhưng phải làm sao sử dụng hiệu quả nguồn lực trong điều kiện đất nước còn hạn chế" - Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng cũng yêu cầu cán bộ KHCN phải biết vận dụng kiến thức KHCN vào kinh tế, đời sống. "KHCN giữa trời thì biết đời sống thực tiễn ra sao?" - Thủ tướng đặt câu hỏi. "Đề nghị các đợn vị KHCN, Bộ KHCN phải bám sát thực tiễn, bám sát doanh nghiệp, lắng nghe hơi thở cuộc sống xem cuộc sống cần gì, ta hỗ trợ được cái gì".
Thủ tướng cũng dẫn lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định, khoa học phải từ sản xuất mà ra, phải quay lại phục vụ sản xuất quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm CNXH thắng lợi. Các tổ chức KH và nhà khoa học phải lăn lộn trong thực tiễn, quan hệ chặt chẽ với các xí nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất, phải biết công nhân yêu cầu gì, làm ăn sinh sống như thế nào, họ cần chuyển giao, giúp đỡ phổ biến những tiến bộ KHCN như thế nào.
"Đó là những lời dạy của Bác Hồ và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là định hướng chung cho KHCN nước nhà" - Thủ tướng khẳng định.
Lê Văn
"Phải coi đầu tư cho khoa học như đầu tư mạo hiểm"
Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh cho rằng, để giải quyết tận gốc rễ những vướng mắc trong cơ chế tài chính của hoạt động KHCN, phải coi đầu tư cho KHCN như đầu tư mạo hiểm.
">Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Đừng để các nhà khoa học vật vã lo mua hóa đơn'
- Ngày 27/8 ở Trung tâm Hội nghị quốc gia trong Live concert “Dáng em”, Thu Phương sẽ hát giữa mùa thu Hà Nội, chị chuẩn bị những gì đặc biệt cho lần tái ngộ này?
Chỉ cần nghĩ đến việc mình sắp được gặp gỡ khán giả vào những ngày Hà Nội vào thu là Thu Phương đã thấy mình có cảm giác nôn nao chờ đợi và rất xúc động, đặc biệt là sau một khoảng thời gian dài với nhiều biến động nhiều khó khăn mà chúng ta vừa trải qua. Điều đó khiến mình thấy thương nhớ lắm.
- Khi chia sẻ về sự thân thiết với ba nữ ca sĩ góp mặt trong “Dáng em”, Bằng Kiều tiết lộ: "Thu Phương sang hải ngoại là vì tôi". Thực hư ra sao?
Thu Phương qua hải ngoại lần đầu tiên là năm 2001. Có thể nói mình là ca sĩ Việt Nam đầu tiên cùng Phương Thanh và Lam Trường được tới Mỹ trình diễn chính thức theo lời mời của trung tâm Kim Lợi. Sau đó năm 2002 Bằng Kiều tổ chức đám cưới cùng Phương Trinh nên tôi quay trở lại Mỹ để dự đám cưới, thời điểm ấy chưa có nhiều ca sĩ Việt Nam đến Mỹ và rất khó khăn để có thể có được Visa vào Mỹ.
Tôi và Bằng Kiều chơi thân với nhau nên cũng từ mối quan hệ của Phương Trinh giới thiệu được quen biết nhiều nghệ sĩ và những nhạc sĩ ở hải ngoại và bắt đầu tìm hiểu việc hợp tác phát triển thêm công việc, suy nghĩ đến tương lai của các con và gia đình. Thời gian đầu khó khăn chúng tôi hiểu và hỗ trợ chia sẻ với nhau nhiều điều.
- Thành danh cả trong nước và hải ngoại, được yêu mến vì chất giọng nữ trung trầm dày nhưng khi nói về chị, người ta vẫn tranh cãi chuyện có nên gọi Thu Phương là diva thứ 5 hay không. Bản thân chị thấy sao?
Tôi chẳng nghĩ gì nhiều về điều này. Vì suy cho cùng là gì, là ai thì cũng đều phải cố gắng làm việc. Ai cũng có khả năng và giá trị riêng, ai cũng có khuyết điểm và yếu điểm. Cứ tập trung làm tốt nhất khả năng có thể để không bao giờ phải băn khoăn, hối tiếc. Có được khán giả yêu mến và làm được công việc đam mê là vui rồi. Thu Phương thích một câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “em hồn nhiên rồi sẽ bình minh”. Thấu hiểu rõ bản thân là ai, có gì, và đang ở đâu đó là điều quan trọng nhất.
- Ở bên chị có ông bầu Dũng Taylor, người sành sỏi trong ngành âm nhạc. Anh ấy có tác động gì tới con đường âm nhạc của chị, từ cách hát, phong cách trình diễn, chọn show...
Anh Dũng là một kỹ sư nhưng có đam mê và tổ chức những chương trình văn nghệ ở nhiều tiểu bang trên nước Mỹ nên anh có nhiều kinh nghiệm cũng như có khả năng phán đoán, phân tích nhu cầu thị trường, thị hiếu của khán giả. Anh thường thảo luận hay góp ý với tôi ở góc nhìn của khán giả, của người thưởng thức. Anh là khán giả khó tính của tôi Và từ đó tôi căn chỉnh sửa chữa hoặc phát huy. Góc độ chuyên môn anh là người trực tiếp làm việc với các đơn vị tổ chức, sắp xếp lịch hát và nhận show. Anh ủng hộ tuyệt đối về nhu cầu cũng như các kế hoạch các dự án của tôi. Và tôi chỉ có việc tập trung giữ gìn sức khỏe tốt nhất để hát.
- Những lần trước chị về nước biểu diễn thường có sự đồng hành của chồng. Lần này anh Dũng Taylor có về Việt Nam cùng chị không? Điều gì để hai người luôn ở cạnh nhau gần như 24/24 luôn giữ được tình cảm gắn kết như thời mới yêu?
Thời điểm các con còn nhỏ, tôi và anh Dũng thường được ông bà phụ giúp trông nom để cả 2 có nhiều dịp đồng hành cùng nhau. Từ khi các con bắt đầu đi học anh Dũng bắt buộc phải tập trung cho các con và bám sát vấn đề trường lớp nên tôi cũng phải làm quen với những chuyến đi về một mình. Thời điểm dịch bệnh xảy ra, có những lần gia đình xa nhau cả gần năm trời rất thương.
Cuộc sống chẳng ai nói hay nói tốt được đâu, cũng chả ai dạy khôn nhau được, Thu Phương nghĩ rằng mỗi một gia đình, một mối quan hệ muốn gắn kết tình cảm muốn bền chặt dài lâu điều cần nhất là sự thấu hiểu, sự yêu thương và sự hy sinh. Chúng tôi hiểu được rằng người đi và người ở đều có sự vất vả và đều có nỗi lo có trách nhiệm giống nhau. Quan trọng là chúng ta có chung chí hướng, sau những ngày mưa sẽ thấy nắng về, sau những ngày xa cách sẽ lại đoàn viên ấm áp. Luôn ủng hộ tinh thần và khích lệ nhau trong mọi hoàn cảnh. Và chỉ cần mình luôn yêu thương, tin tưởng, bao dung thì khó khăn mấy cũng sẽ qua, việc gì cũng có thể giải quyết được.
Thu Hà
">Thu Phương bày tỏ cuộc sống chẳng ai nói hay, dạy khôn nhau được!
(Ảnh: Digital Trends) LastPass, trình quản lý mật khẩu được hơn 33 triệu người dùng và 100.000 doanh nghiệp sử dụng, cho biết một hacker đã lấy đi mã nguồn và thông tin độc quyền sau khi đột nhập hệ thống. Công ty không phát hiện dấu hiệu cho thấy mật khẩu bị đánh cắp trong vụ xâm phạm và người dùng cũng chưa cần làm gì để bảo vệ tài khoản.
Một cuộc điều tra xác định “một bên không được ủy quyền” đã xâm nhập vào môi trường dành cho nhà phát triển, chính là các phần mềm mà nhân viên sử dụng để phát triển và duy trì sản phẩm của LastPass. Thủ phạm làm được như vậy nhờ chiếm quyền tài khoản của một lập trình viên.
LastPass là công ty tạo và lưu trữ các mật khẩu phức tạp, khó bị bẻ khóa cho nhiều tài khoản thay mặt người dùng. Theo thông tin trên website, Patagonia, Yelp và State Farm là các khách hàng của LastPass.
Trang web bảo mật Bleeping Computer đã hỏi LastPass về vụ xâm phạm 2 tuần trước đó. Dù vậy, Allan Liska, nhà phân tích trong nhóm phản ứng sự cố máy tính của hãng an ninh mạng Recorded Future, lại ấn tượng trước “thông báo nhanh chóng” từ LastPass. Theo ông, thời gian 2 tuần có thể lâu với một số người song các nhóm phản ứng cần thời gian để đánh giá đầy đủ và báo cáo về tình hình.
Trước một số suy đoán trên mạng xã hội về việc hacker tiếp cận các khóa của kho mật khẩu sau khi đánh cắp mã nguồn, Liska cho rằng đây là điều không chắc chắn. Các “kho mật khẩu” này được mã hóa và chỉ giải mã được bằng mật khẩu chính (master) của khách hàng, thứ không bị xâm phạm trong cuộc tấn công.
Năm 2021, LastPass cũng gặp phải một vụ tấn công cho phép kẻ xấu xác nhận mật khẩu master của một người dùng. Vì vậy, cần kích hoạt xác thực hai lớp trên tài khoản LastPass để hacker không thể truy cập tài khoản của bạn ngay cả khi mật khẩu bị đánh cắp.
Du Lam (Theo Bloomberg, Bleeping Computer)
Nạn nhân của lỗ hổng cũ trên Microsoft Office tăng 696%
Theo báo cáo bảo mật mới nhất, các lỗ hổng cũ trên Microsoft Office vẫn khiến người dùng lao đao.
">Trình quản lý mật khẩu phổ biến nhất thế giới bị hack
Soi kèo góc Fulham vs MU, 2h00 ngày 27/1
- MC Quốc Bảo bị bạn gái cũ tố ngoại tình với Nam Em
Đầu năm 2020, chuyện tình tay ba giữa Bảo Trân - thành viên một nhóm nhạc nữ, MC Quốc Bảo và Nam Em trở thành đề tài bàn tán xôn xao của dư luận. Cụ thể, Bảo Trân "tố" Nam Em là "người thứ 3" khiến mối quan hệ giữa cô và bạn trai đổ vỡ.
Trước đó, Nam Em từng công khai chuyện hẹn hò cùng Quốc Bảo với truyền thông và chia sẻ những hình ảnh tình tứ trên mạng xã hội. Giữa ồn ào bị "tố" là "tiểu tam", Nam Em lên tiếng cho rằng đã cắt đứt mối quan hệ với Quốc Bảo khi "biết được nhiều chuyện không tốt". Nam Em khẳng định không quen biết Bảo Trân, yêu cầu nữ ca sĩ cư xử văn minh và chấm dứt việc vu khống, nếu tiếp tục sẽ nhờ pháp luật can thiệp.
Về phía Quốc Bảo, anh bị bạn gái cũ chỉ trích vì ngoại tình, bỏ rơi, bạo hành người yêu và con gái. Nam MC sau đó cũng lên tiếng xin lỗi Nam Em và bạn gái cũ vì đã làm tổn thương cả hai.
Việt Anh, Lâm Minh Thắng từng bị ám chỉ ngoại tình
Cuối tháng 6/2017, trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện những đoạn tin nhắn được cho là của diễn viên Bảo Thanh "thả thính" nam diễn viên Việt Anh. Tuy nhiên khi ồn ào diễn ra, người trong cuộc đều không lên tiếng thừa nhận hay phủ nhận sự việc. Chỉ sau ồn ào một tháng, nữ diễn viên mới có những chia sẻ đầu tiên về mối quan hệ với Việt Anh.
“Sau khi đóng máy bộ phim 'Sống chung với mẹ chồng', tôi và anh Việt Anh chưa có dự án nào làm chung. Phải có dự án chung mới gặp nhau được vì một người hoạt động tự do, một người hoạt động sân khấu là chính. Về quan hệ, chúng tôi chỉ là đồng nghiệp bình thường như bao người khác", Bảo Thanh từng cho biết.
Ngoài ra, bà xã của nam diễn viên Lâm Minh Thắng cũng từng lên tiếng tố Bảo Thanh từng gạ gẫm chồng mình. Theo đó, cựu người mẫu Kim Tiên cho biết, nữ diễn viên đã cố ý chen chân vào gia đình cô trong thời gian đóng phim Người chồng điên tại Đà Lạt.
Tước điều ra tiếng vào về vợ, ông xã của Bảo Thanh đã lên tiếng. Theo đó, anh Thắng cho biết mình đặt niềm tin tuyệt đối vào bạn đời. "Đó chỉ là những tin đồn thôi chứ không có gì cả. Tôi nghĩ nghề nghiệp này của vợ tôi, nổi tiếng đi kèm với tai tiếng. Tôi không để ý những chuyện trên mạng xã hội hay trên báo chí. Tôi cũng va chạm nhiều, tôi hiểu và tin cô ấy", chồng Bảo Thanh nói. Cùng lúc này, mũi dùi dư luận quay sang "đả kích" vợ của hai nam diễn viên kể trên vì cho rằng đã đặt điều cho Bảo Thanh.
Cuộc đấu tố của Lâm Vinh Hải - Lý Phương Châu
Chuyện tình của Lâm Vinh Hải và Lý Phương Châu từng có khoảng thời gian làm người hâm mộ "đứng ngồi không yên" vì những sự việc về chuyện tình cảm của họ. Lâm Vinh Hải lại gây tranh cãi vì mải mê nhan sắc của người phụ khác là Linh Chi mà đành lòng bỏ rơi người vợ hy sinh cho anh 11 năm trời. Trong khi đó, Lý Phương Châu cũng bị tố ngược lại có mối quan hệ bí mật với vũ công Đặng Minh Hiền (Hiền Sến) khi cô vẫn là vợ Lâm Vĩnh Hải vào năm 2015.
">Nguyễn Trọng Hưng và loạt sao nam vướng ồn ào ngoại tình
Trong vòng 6 tháng làm việc cùng 2 vòng đánh giá, VSEC đã đáp ứng được 6 nội dung với 28 tiêu chuẩn mà CREST đưa ra. Để đạt được chứng nhận của CREST dành cho dịch vụ SOC, các chuyên gia VSEC đã trải qua một quá trình đánh giá thường xuyên và nghiêm ngặt bởi nhiều chuyên gia bảo mật quốc tế. Trong vòng 6 tháng làm việc cùng 2 vòng thẩm định, VSEC đã đáp ứng được 6 nội dung với 28 tiêu chuẩn mà CREST đưa ra gồm: môi trường tổ chức; yêu cầu của người dùng; công nghệ và công cụ; phân tích sự kiện; nhận biết các tình huống và mối đe dọa; bảo vệ SOC.
Với việc sở hữu chứng nhận CREST, đồng nghĩa với việc VSEC đã được công nhận đạt các tiêu chuẩn quốc tế về năng lực chuyên gia, kinh nghiệm chuyên môn, khả năng công nghệ, các chính sách, quy trình, thủ tục và đạo đức nghề nghiệp liên quan đến việc cung cấp dịch vụ Trung tâm giám sát và vận hành SOC, dịch vụ đánh giá an toàn thông tin Pentest.
Ông Trương Đức Lượng, Chủ tịch VSEC cho hay, điều mà người Việt thường bị coi là yếu thế hơn các quốc gia khác là quy trình và tính tuân thủ. “Ngoài cam kết đem lại dịch vụ tốt cho khách hàng thì việc có được chứng nhận CREST cũng thể hiện mong muốn đây là công cụ đo lường giúp nâng cao trình độ toàn diện cho các nhân sự trong các lĩnh vực pentest và SOC”.
Vân Anh
Nâng cao kỹ năng sử dụng Trung tâm SOC để phòng chống tấn công APT
Mục tiêu chương trình diễn tập an toàn, an ninh mạng WhiteHat Drill 07 là nâng cao kỹ năng chống tấn công có chủ đích APT, đồng thời thúc đẩy các hoạt động triển khai Trung tâm điều hành SOC đi vào thực chất, hiệu quả.
">Doanh nghiệp an toàn thông tin Việt được trao chứng nhận quốc tế cho dịch vụ SOC
- Có 3 nhóm kỹ năng mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos tin tưởng rằng mỗi học sinh sinh viên sẽ cần trong thế kỷ “công nghệ” 4.0 sắp tới.
Mô hình đó như sau:
Hình ảnh chụp từ WEF
Lý do khiến các nhà lãnh đạo quốc gia, doanh nhân hàng đầu thế giới và những nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình các nhóm kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21 như trên bởi có 3 thách thức lớn với giáo dục và kỹ năng trong thời đại công nghệ số.
1. Thời đại cách mạng công nghệ lần 4 đã bắt đầu, với sức mạnh thay đổi toàn bộ cuộc sống, xã hội và cách sống, cách tương tác giữa con người với con người.
Khi khoa học công nghệ đi cùng tự động hóa cao độ bởi trí tuệ nhân tạo, trí tuệ thông minh, robot, công nghệ Nano, công nghệ in ấn 3D, con người chúng ta đang phải đối mặt với điều gì?
Ảnh chụp từ Brookings’ Analysis of Moody Analytics estimate
Theo nghiên cứu của Brookings (Mỹ), hàng triệu công việc lao động chân tay sẽ không thể quay về Mỹ, không phải bởi vì nhà máy không chuyển về Mỹ được, mà do bởi các công việc đã được thay thế bởi robot.
Cũng theo Brookings, đi xa hơn việc sử dụng robot trong sản xuất, hiện nay, rất nhiều công ty đã nghiên cứu và ứng dụng sẽ dụng trí tuệ thông minh trong các hoạt động thiết kế, vận tải, logistics, bán hàng trên toàn cầu…
Ảnh chụp từ Amazon Go website
2. Giáo dục thế giới nói chung về cơ bản đã đi chậm hơn phát triển công nghệ, chậm hơn yêu cầu đòi hỏi của công việc, của doanh nghiệp và của xã hội.
Cho đến nay, nhiều hơn hai công ty lớn trên thế giới là Ernst & Young và Google đã tuyển dụng nhân sự không dựa trên bằng cấp, mà dựa trên năng lực và kỹ năng cá nhân người lao động.
Hơn 10 năm qua xã hội được “công nghệ” hóa, tự động hóa với tốc độ chóng mặt, thì hầu hết giáo dục ở các nước phát triển cũng như đang phát triển không có thay đổi gì nhiều.
Ở Mỹ, khủng hoảng giáo dục các cấp đã được đề cập chính thức là một trong những rào cản cho phát triển kinh tế và làm chậm năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ở Việt Nam, mặc dù cải cách và đổi mới là những từ được nhắc đến nhiều trong giáo dục, học sinh sinh viên Việt Nam vẫn “chưa” thể sánh vai tự tin đi làm ở thế giới phẳng này, đặc biệt khi trên 90% học sinh phổ thông chúng ta chưa thông thạo tiếng Anh và kỹ năng vi tính...
3. Niềm tin vào năng lực “tự lãnh đạo” của cá nhân, của tổ chức xã hội, của doanh nghiệp xã hội, của thế hệ trẻ thông qua giáo dục có chất lượng nhằm giúp thế giới và cuộc sống của tương lai tốt đẹp hơn.
Ở Davos năm 2016, WEF đã đưa ra bản báo cáo về Tương lai của Việc làm, nhằm dự báo về những ngành nghề, những mảng công việc sẽ có thay đổi lớn trong tương lai đến 2020, trong đó các kỹ năng lao động cơ bản mà sẽ là tương lai của chúng ta được thiết lập như sau:
Ảnh chụp từ báo cáo WEF
Theo đó, các thành phần đa dạng đại diện cho kinh tế toàn cầu đều đồng ý rằng chúng ta chỉ có thể đối mặt với những thách thức lớn trong “sự thiếu hụt kỹ năng lao động” bằng những hoạt động thay đổi tư duy về cách học, cách đánh giá kiến thức và kỹ năng. Kiến thức phần "cứng”chỉ là một trong các cấu phần tạo nên nền tảng tri thức và sử dụng trong kỹ năng lao động mà thôi.
Người học tập mới cần được phát triển toàn diện, đa dạng và có chiều sâu để có khả năng thích nghi với môi trường lao động mà “hầu hết các công việc có nhu cầu cao hoặc có yêu cầu chuyên biệt đều chưa tồn tại trong vòng 10 hay 5 năm trước”.
Như vậy, đối mặt với những thách thức thế kỷ trên, giáo dục Việt Nam đang ở đâu?
Khi nào học sinh sinh viên chúng ta có thể tự tin với hành trang cuộc sống, khi được học và hành đủ 16 kỹ năng mà WEF và UNESCO đề xuất?
Dựa trên những thông tin gần đây về đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT đang soạn thảo, tôi xin chia sẻ một vài gợi ý cho nguyên tắc cần đổi mới cho giáo dục lần này, hy vọng có thể gắn kết chương trình đổi mới giáo dục Việt Nam nói chung, và giáo dục phổ thông đi cùng với con đường mà cả thế giới đang hướng tới.
Thứ nhất:Không có con đường đổi mới nào “ngắn” và “dễ” trong giáo dục, khi chúng ta chưa rõ chúng ta đang ở đâu trong bậc thang giáo dục.
Trong hơn 20 năm mở cửa và thực hiện đổi mới giáo dục, tôi tin là Bộ GD-ĐT và những lãnh đạo đất nước đã có được những nhìn nhận về lý do tại sao đổi mới giáo dục chúng ta không “đúng” và không “trúng” mục tiêu, mặc dù chúng ta đã tốn rất nhiều công sức và tiền của.
Tôi đã có những đề xuất và phản biện cho đề án đổi mới giáo dục phổ thông lần này.
Thứ hai: Tư duy mới về dạy và học, đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghệ mới.
Nếu chúng ta xem xét kỹ 16 kỹ năng cơ bản mà WEF và các chuyên gia đề xuất cho học sinh sinh viên thế kỷ 21, tôi tin là chúng ta phải đồng ý thay đổi cách tư duy về dạy và học từ nay trở đi. Lý do rất đơn giản là việc kiến thức cứng chỉ là một phần trong rất nhiều kỹ năng mà các em cần phải học và rèn luyện.
"Tôi tin là buộc học sinh học nhiều môn không giúp cho phát triển các kỹ năng cần phải có" (Ảnh Đinh Quang Tuấn)
Những khái niệm về kỹ năng giao tiếp được gắn với các môn như ngoại ngữ, ngữ văn…, hay kỹ năng mỹ thuật gắn với các môn học lựa chọn như nhạc, họa… có lẽ không còn đúng trong thời đại này.
Học sinh chúng ta cần thấy được vẻ đẹp “mỹ thuật” trong tất cả các môn học mà các em học, bởi vẻ đẹp của toán hay của âm nhạc, không chỉ xuất phát từ nội dung của môn học, mà xuất phát từ góc nhìn, động lực học tập và đam mê cháy bỏng của học sinh khi được chia sẻ niềm thích học với thầy cô và bạn bè.
Chúng ta, nếu ở giai đoạn soạn thảo đề án và chương trình, mà đã có những mặc định “cứng” rằng kỹ năng này thuộc về môn nào, cá nhân tôi quan ngại cho sự thành công của chương trình.
Ngoài ra, mặc dù chúng ta đang nỗ lực hướng đến “giảm tải chương trình”, khi tôi đọc kỹ những giới thiệu về đề án đổi mới giáo dục phổ thông, tôi thực sự lo lắng cho mục tiêu này của đề án.
Chúng ta vẫn cho con em mình học nhiều quá! Tôi rất mong những cán bộ làm đề án xem xét lại báo cáo Bộ GD-ĐT đã làm khi nghiên cứu những nền giáo dục phổ thông ở các nước khác, và công bố bản so sánh dẫn chứng về môn học, giờ học của các nước đứng trong 10 nước hàng đầu về giáo dục với Việt Nam.
Tôi tin là buộc học sinh học nhiều môn không giúp cho phát triển các kỹ năng cần phải có.
Thứ ba: Thu hút tài năng để xây dựng đề án và thực hiện cải cách giáo dục phổ thông.
Nhằm đảm bảo cho thành công của đề án, rất cần công khai tìm kiếm và lựa chọn các chuyên gia, nhà nghiên cứu độc lập có kinh nghiệm về giáo dục mới của quốc tế, về chính sách giáo dục và thực nghiệm ở giáo dục “kỹ năng”.
Chúng ta nên tìm kiếm những tài năng về giáo dục để xây dựng đề án và thực hiện dự án, không phân biệt người Việt hay nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng xin hết sức tránh tình trạng tìm kiến các chuyên gia “cùng đội ngũ” để làm dự án đổi mới, bởi nếu tất cả đội ngũ chuyên gia đều đồng thuận với ban quản lý dự án thì e rằng khó mà thay đổi được.
Chúng ta cần mạnh dạn tìm kiếm những năng lực về giáo dục ở nhiều góc độ khác nhau, nhằm có được những phản biện hữu ích cho giáo dục Việt.
Tôi rất hy vọng, một lần nữa xin được nhắc lại, là chúng ta sẽ không bị “chậm lại” trong chuyến tàu giáo dục của tương lai đất nước.
Nguyễn Thị Lan Hương (NewAsia Global Learning)
">Đổi mới giáo dục: Thách thức thế kỷ 21 từ tiếng gọi Davos