Kho thuốc bất hợp pháp bị 'khui', Bộ Y tế đề nghị Hà Nội cao điểm kiểm tra
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ngày 12/8 có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội liên quan việc TP vừa phát hiện,ốcbấthợpphápbịkhuiBộYtếđềnghịHàNộicaođiểmkiểcúp tây ban nha bắt giữ một số loại thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc lưu hành trái phép trên địa bàn.
Cụ thể, cơ quan chức năng của Hà Nội hôm qua (11/8) phát hiện kho thuốc bất hợp pháp tại căn hộ chung cư cao cấp (tầng 18 Tòa nhà Hanoi Center Point, 27 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân) không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Các loại thuốc phát hiện tại căn hộ hơn 100m2 này chủ yếu là thuốc kháng sinh Tavanic, thuốc chữa ung bướu Femera, thuốc chữa đau đầu Depakin, thuốc huyết áp Plavix, thuốc điều trị mỡ máu Crestor, thuốc trị tiểu đường các loại… do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Chủ lô hàng được xác định là ông N.A.T, 28 tuổi, quê Đồng Nai. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở kinh doanh của ông T. chưa đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Chủ hàng khai nhận toàn bộ số thuốc trên không có hoá đơn, chứng từ và được mua trôi nổi xung quanh "Chợ thuốc Hapulico" với giá rẻ rồi về bán lại kiếm lời.
"Việc sản xuất, buôn bán, sử dụng các loại thuốc trên gây nguy hại tới sức khoẻ người tiêu dùng, gây bất an cho nhân dân và ảnh hưởng tới uy tín, quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh thuốc chân chính" - Cục Quản lý dược nêu quan điểm.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng như Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Công an TP... xác minh nguồn gốc xuất xứ của các lô thuốc không có giấy tờ chứng minh; hoạt động kinh doanh không có Giấy chứng nhận kinh doanh của kho thuốc trong vụ việc nêu trên; tiến hành xử phạt hành vi vi phạm theo qui định.
Cục này cũng đề nghị Sở Y tế Hà Nội tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả; Chỉ đạo các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn.
Điều này nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo qui định đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ, thuốc hết hạn sử dụng.
Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế thủ đô xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan như Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ban chỉ đạo 389 thành phố…, tiến hành cao điểm thanh tra, kiểm tra đấu tranh phòng chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm.
Chỉ đạo trung tâm kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn đối với các thuốc có nguy cơ vi phạm chất lượng cũng là đề nghị được Cục Quản lý dược đưa ra với Hà Nội.
Để tiếp tục tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng, đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn và sức khỏe cho người bệnh, Cục Quản lý dược đề nghị người dân chỉ mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp; không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, người dân cần thông báo tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan.