您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu định hướng chiến lược MobiFone
NEWS2025-02-08 08:11:19【Giải trí】5人已围观
简介Tại buổi làm việc,ộtrưởngNguyễnMạnhHùngphátbiểuđịnhhướngchiếnlượlịch việt Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùnglịch việtlịch việt、、
Tại buổi làm việc,ộtrưởngNguyễnMạnhHùngphátbiểuđịnhhướngchiếnlượlịch việt Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ ra không gian mới để MobiFone sẽ là doanh nghiệp viễn thông - công nghệ số hàng đầu của Việt Nam và đi đầu thực hiện các chiến lược quốc gia, chiến lược ngành TT&TT. Vietnamnet xin trân trọng giới thiệu đến độc giả toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi làm việc này.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng |
MobiFone là một thương hiệu lớn ở Việt Nam, MobiFone tức là điện thoại di động, như Honda là xe máy. Người Mobifone cũng đã từng tự hào về thương hiệu của mình, tự hào là thương hiệu số 1, là đẳng cấp cao trong làng di động. MobiFone cũng là công ty viễn thông quản lý hiện đại, chuyên nghiệp và cũng là công ty có hiệu quả cao nhất trong ngành.
Nhưng công ty thành công nào rồi cũng có trục trặc lớn. Trục trặc lớn hoặc sẽ tạo ra sự phát triển mới hoặc sẽ chôn vùi một tên tuổi lớn. MobiFone đi qua trục trặc lớn thứ nhất là vụ AVG thì tiếp ngay sau đó là trục trặc lớn thứ hai. Trục trặc lớn thứ hai này là của tất cả các doanh nghiệp viễn thông lớn, đó là bế tắc về tăng trưởng, về không gian phát triển mới. Các doanh nghiệp viễn thông lớn đang tăng trưởng thấp hơn tăng trưởng GDP của cả nước, tức là đang thụt lùi.
Hai trục trặc lớn xảy đến với MobiFone. Trục trặc thứ nhất là vào tổ chức bên trong. Trục trặc thứ hai đến từ thách thức bên ngoài, thách thức của ngành. Vượt qua hai thách thức này thì MobiFone sẽ vừa đổi mới cả bên trong và bên ngoài.
Trục trặc thứ nhất thì hãy coi như đã đi qua.
Trục trặc thứ hai thì hãy xem tại sao MobiFone đã từng phát triển nhanh và thành công. Ngày ấy MobiFone bước vào một thị trường gần như “trinh nguyên”, Việt Nam lúc ấy chưa có ai dùng điện thoại di động. Và vì thế mà Mobifone phát triển nhanh và thành công.
Từ năm 2009, tức là cách đây 12 năm, mật độ điện thoại di động tại Việt Nam đã đạt 100%. Nhưng Mobifone vẫn làm điện thoại di động và chưa tạo thêm cho mình bất kỳ không gian mới nào. Không có không gian mới thì sẽ không có sáng tạo, không có sự phát triển mới, không có tăng trưởng.
Không gian mới của ngành viễn thông, của MobiFone là ở đâu? Chắc hẳn là phải tìm ở bên ngoài viễn thông truyền thống nhưng phải là rất gần với viễn thông. Và vẫn phải là hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, nền tảng số, công nghệ số, các dịch vụ phổ cập và thiết yếu.
Đó là đưa viễn thông xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi ngành, chứ không chỉ là alo và dữ liệu cho các cá nhân. Lời giải của câu chuyện này là 5G. 5G nếu làm tốt sẽ tạo ra tăng trưởng cho viễn thông 3%/năm. 5 năm nữa sẽ mang lại cho MobiFone một doanh thu tăng thêm 250 triệu USD.
Đó là Cloud Computing. Đây sẽ là cấu thành quan trọng nhất của hạ tầng số. Các doanh nghiệp hạ tầng viễn thông phải coi đây là hạ tầng mới của ngành viễn thông. Tăng trưởng của Cloud là 60%/năm. Thị trường có thể đạt tới 1% GDP quốc gia, tức là 5 tỷ USD vào năm 2025. Và phần khiêm tốn nhất mà Mobifone có thể giành cho mình là 5%, tức là 250 triệu USD vào năm 2025.
Đó là các Platform cung cấp dịch vụ, hoặc cung cấp các công nghệ như dịch vụ. Trong không gian mạng thì hạ tầng chính là các Platform. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải làm chủ những Platform quan trọng nhất trên không gian mạng vì đây là vấn đề chủ quyền quốc gia. Bởi vì Platform chính là dữ liệu. Platform sẽ tạo ra thuê bao mới cho nhà mạng. 5 năm nữa hoặc 10 năm nữa số thuê bao trên các Platform này sẽ nhiều hơn là số thuê bao di động. Vậy MobiFone có lấy được 10-12 triệu thuê bao mới, tức là 8-10%, để mang về 250 triệu USD vào năm 2025 hay không?
Đó là công nghiệp điện tử, tập trung vào IoT và điện tử y tế, một thị trường 8-10 tỷ USD vào năm 2025. Chỉ 2% ở đây thì đã là 200 triệu USD. Đây là lĩnh vực rất gần với viễn thông, gần với 5G. Có thể tích hợp thành một hệ sinh thái. MobiFone không nhất thiết phải làm sản xuất mà chỉ cần tập trung vào làm chủ thiết kế, làm chủ công nghệ lõi.
Thương mại điện tử (TMĐT) và Logistics của Việt Nam có thị trường lên tới trên 65 tỷ USD vào năm 2025 (12-15% GDP). Lớn hơn rất nhiều lần thị trường viễn thông. Tăng trưởng cao hơn hàng chục lần so với viễn thông. Và đặc biệt, chúng ta đang bị mất trận địa này. Các doanh nghiệp cả bưu chính, cả viễn thông như Viettel thì có lợi thế đặc biệt. Nhưng MobiFone sẽ được cấp giấy phép thử nghiệm Mobile Money, rồi số điện thoại di động sẽ trở thành Digital ID, thì đây chính là những nền tảng quan trọng của TMĐT. Nếu MobiFone chỉ nghĩ đến 0,2% của miếng bánh này thì đã là 130 triệu USD rồi.
Chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam có thị trường tới trên 10 tỷ USD vào năm 2025, chiếm khoảng 2% GDP. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30-40%. Mobifone chắc chắn sẽ phải coi đây là một không gian mới quan trọng trong chiến lược phát triển của mình. Con số 200 triệu USD vào năm 2025, tức là 2% thị phần không phải là quá lớn với Tổng công ty.
Công nghiệp nội dung số của Việt Nam đang có tỷ trọng trong doanh thu viễn thông vào loại thấp nhất trong khu vực. Đây là thị trường chưa được chú trọng phát triển. Nếu phát triển đúng thì 5 năm nữa phải tăng ít nhất 3 lần, tức là tăng trưởng 25-30%/năm, để đạt doanh thu 3 tỷ USD. OTT cũng là thị trường mà các doanh nghiệp viễn thông bỏ ngỏ nhiều năm nay. Hãy xem FPT làm truyền hình qua OTT, họ không triển khai cáp đến hộ gia đình như Viettel hay VNPT nhưng số thuê bao truyền hình thì không kém (trên 4 triệu thuê bao). MobiFone không có hạ tầng cố định như Viettel và VNPT, nhưng tại sao lại không triển khai truyền hình trên OTT như FPT? Vậy con số 200 triệu USD vào năm 2025 về nội dung số và OTT với Mobifone có phải là quá nhỏ không?
Những không gian mới mà chúng ta nói ở trên, có cái thì chắc chắn là như vậy, dù không làm gì thì nó vẫn sẽ như thế, có cái thì là dự đoán, có cái thì do chúng ta tưởng tượng ra để làm, tức là chúng ta tự tạo ra tương lai cho mình.
Để có thêm 1,5 tỷ USD mới vào năm 2025 đối với MobiFone là hoàn toàn khả thi. Tức là MobiFone sẽ tăng trưởng gấp đôi sau 5 năm nữa. Tức là MobiFone sẽ tăng trưởng 15%/năm, ít nhất là gấp đôi tăng trưởng GDP của đất nước, có như thế thì ngành chúng ta mới xứng đáng được gọi là hạ tầng số để thúc đẩy phát triển số, thúc đẩy chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo để Việt Nam phát triển bứt phá thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Vậy định hướng cho MobiFone sẽ là gì?
MobiFone sẽ là doanh nghiệp viễn thông - công nghệ số hàng đầu của Việt Nam. Đi đầu thực hiện các chiến lược quốc gia, chiến lược ngành TT&TT. Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng 5G, Cloud Computing, Platform, nền tảng thương mại điện tử. Chuyển đổi thành công ty công nghệ số với ít nhất 30% nhân lực làm việc trong lĩnh vực phát triển công nghệ. Công ty sẽ phát triển chủ yếu dựa trên công nghệ số và đổi mới sáng tạo, đi đầu về các thử nghiệm Sandbox. Là doanh nghiệp thuộc nhóm hạt nhân thúc đẩy CĐS quốc gia. Mở rộng không gian mới từ lõi viễn thông, nhưng vẫn xoay quanh hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, nền tảng số, dịch vụ thì phổ cập và thiết yếu. Tăng trưởng gấp đôi. Viễn thông truyền thống cơ bản chỉ còn một nửa vào năm 2025.
Để làm được định hướng này thì cần làm gì?
Ở đây, hôm nay, tôi chỉ nhắc đến một việc mang tính quyết định. Đó là người lãnh đạo.
Về lãnh đạo các cấp của MobiFone. Lúc này cần những người mạnh mẽ. Rất cần những người mạnh mẽ để dẫn dắt. Muốn mạnh mẽ thì phải trong sáng, không vụ lợi, có tầm nhìn xa và đúng, chấp nhận hy sinh. Nếu sợ sệt thì không ai dẫn dắt. MobiFone sẽ đi xuống rất nhanh, có thể sẽ không gượng dậy được nữa. Người này không làm được thì phải nhường cho người khác làm, không thể cờ trong tay mà không phất, vì hàng ngàn số phận đang trông chờ. Tất cả phụ thuộc vào lãnh đạo các cấp, nhưng nhất là Chủ tịch và Tổng giám đốc.
Về tố chất người lãnh đạo. Đầu tiên là phải biết dẫn tổ chức của mình đi, biết đặt mục tiêu cao, thách thức lớn và đúng hướng, tức là biết nghĩ ra việc cho công ty. Nhưng phải là những việc có tầm nhìn xa, tạo ra chỗ đứng khác biệt cho công ty. Thứ hai là, tạo ra động lực cho tổ chức, thông qua cơ chế quản lý, thăng tiến, lương thưởng theo kết quả, thông qua khích lệ, làm gương, truyền cảm hứng, để từng người MobiFone đều cố gắng vì sự phát triển của Tổng công ty.
Kính thưa các đồng chí,
Lúc này lòng người MobiFone vẫn còn phân tán, vì niềm tin bị mất mát. Nếu không lấy lại sự chung lòng, niềm tin vào tổ chức, vào nhau thì MobiFone sẽ không đi được. Sóng gió thì cũng đã xảy ra rồi. Tổng công ty thì đang đi xuống. Tương lai MobiFone thì hôm nay đã nhìn thấy cái phần chính rồi. Vậy hãy gác lại sự nghi kỵ, hãy vì Tổng công ty trước, rồi thông qua việc, thông qua làm thì niềm tin sẽ quay lại.
Mọi sự trỗi dậy đều bắt đầu từ nhìn thấy ngôi sao dẫn lối. Nhưng hãy bắt đầu từ việc nhỏ hàng ngày. Lãnh đạo Bộ TT&TT tin vào tương lai tươi sáng, tin vào một MobiFone đang bước vào thị trường mới như cách đây gần 30 năm, tin vào tinh thần ngày đầu Tâm huyết-Sáng tạo-Chuyên nghiệp-Hiệu quả cách đây gần 30 năm lại được tái hiện. Chúng tôi tin tinh thần này sẽ tái hiện bởi vì nó đã nằm trong gen của người MobiFone, chỉ cần người lãnh đạo biết cách khơi dậy.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
很赞哦!(8741)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Arda Kardzhali vs Spartak Varna, 22h30 ngày 7/2: Thiếu cảm giác bóng
- Điện thoại gập với 3 màn hình AMOLED
- Android bị đe dọa khi nhà mạng Verizon bán iPhone?
- Sony chính thức ra mắt Xperia Play
- Nhận định, soi kèo Young Boys vs Yverdon
- VinaPhone ra gói cước siêu rẻ, 30 đồng/SMS
- Truyện Nhật Ký Ở Nông Thôn Của Thầy Giáo Tiểu Chung
- 5 bộ loa ngoài “độc” dành cho iPhone
- Nhận định, soi kèo Silkeborg IF vs IK Sirius, 18h00 ngày 5/2: Lần đầu chạm mặt
- Motorola Xoom “lên kệ” nhưng chưa hỗ trợ Flash
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs PDRM, 19h15 ngày 5/2: Đối thủ yêu thích
Dòng máy in đa chức năng HP Officejet Pro 8500A e-All-in-One giúp các doanh nghiệp nhỏ có được những bản in màu có chất lượng cao, các tài liệu tiếp thị hay các văn bản kinh doanh khác mà chi phí mỗi trang in và sử dụng điện năng thấp hơn so với máy in laser màu.
Dòng máy in đa chức năng khổ rộng HP Officejet 7500A Wide Format e-All-in-One có thể in các văn bản màu chất lượng chuyên nghiệp với chi phí mỗi trang thấp nhất so với các máy in cùng dòng, in phun khổ rộng với nhiều loại giấy và cỡ giấy. Dòng máy 7500A có tích hợp kết nối mạng có dây và không dây để chia sẻ với nhiều máy tính và có màn hình cảm ứng màu 2,36”.
">HP giới thiệu loạt máy in phun giá rẻ
LePad là một phần của bộ “máy tính lai” IdeaPad U1 Hybrid đã được Lenovo trình diễn tại sự kiện CES hồi tháng 1. Sản phẩm sẽ được bán dưới hình dạng của một chiếc máy tính bảng hoặc một chiếc máy tính lai, tùy theo sự lựa chọn của người mua.
">Máy tính bảng Lenovo sẽ có giá dưới 500 USD
Dynabook (1986)
Ý tưởng về máy tính bảng từng xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ trước khi Alan Key và trung tâm nghiên cứu của Xeror xây dựng ý tưởng về Dynabook, là một thiết bị cầm tay mà đến trẻ em cũng có thể dễ dàng truy cập các thông tin đã được số hóa trên đó.
Dynabook được mô tả như một sự kết hợp giữa giấy, viết chì, tẩy, máy đánh chữ và nhạc cụ.
Tuy nhiên, với sự hạn chế về công nghệ, thiết bị và phần mềm vào thời điểm bấy giờ đã khiến Dynabook vẫn chỉ dừng ở mức độ ý tưởng.
GRiDPad (1989)
Được thiết kế và xây dựng bởi tập đoàn công nghệ GRiD Systems Corporation, mẫu máy tính bảng này sử dụng nền tảng hệ điều hành MS-DOS của Microsoft, hỗ trợ màn hình công nghệ monochrome đơn sắc 10-inch và có pin với 3 giờ sử dụng.
Tuy nhiên, giá thành cao là một trong những nguyên do khiến sản phẩm không thể “sống thọ”. Nếu cho rằng iPad có giá quá cao, thì vẫn chưa là gì so với GRiDPad, với mức giá 2,370 USD.
Tandy Zoomer (1992)
Sau sự thất bại của GRiDPad, Jeff Hawkins, một trong những kỹ sư tham gia thiết kế GriDPad đã có ý ưởng xây dựng một mẫu máy tính bảng mới với kích cỡ gọn nhẹ hơn.
Hawkins gia nhập hãng Palm Computing rồi kết hợp với Tandy và Casio để cho ra mắt thiết bị cầm tay, với màn hình cảm ứng mang tên Zommer.
Tuy được đánh giá cao nhưng giá thành vẫn là một trong những trở ngại để Tandy Zoomer trở nên phổ biến.
Apple Newton MassagePad (1993)
Đây là sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự gia nhập của Apple vào thị trường máy tính bảng.
Newton MassagePad được trang bị vi xử lý ARM 610 tốc độ 20MHz, 640KB dung lượng RAM và màn hình cảm ứng đơn sắc độ phân giải 320x240.
Nhiều người vào thời điểm bấy giờ đã nhận định sản phẩm này của Apple là tiên phong và đi trước thời đại.
Microsoft Tablet PC (2000)
Ý tưởng về chiếc máy tính cá nhân di động được Bill Gates đề xuất trong buổi diễn thuyết của công tại hội chợ công nghệ Comdex năm 2000.
“Tablet là một chiếc PC mà không có giới hạn nào. Trong vòng 5 năm tới, tôi cho rằng Tablet sẽ trở thành mẫu PC bán chạy nhất trên thị trường Mỹ” – Bill Gates tuyên bố trong bài phát biểu.
">10 mốc đáng nhớ trong lịch sử máy tính bảng
Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Aizawl FC, 18h00 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
Thị trường còn manh mún
Anh Nguyễn Công Tuấn, phụ trách cửa hàng tai nghe MarioShop, đơn vị phân phối sản phẩm SoundMagic tại Việt Nam cho biết, thị trường nhạc số bắt đầu khi Apple ra mắt sản phẩm iPod vào đầu thế kỷ 21 và được du nhập vào Việt Nam qua các du học sinh với số lượng ít.
Thời điểm đó, tai nghe không được chú trọng lắm và người dùng chủ yếu dùng các loại tai nghe đi kèm theo máy. Bước chuyển biến cách đây khoảng 3,4 năm, khi những sản phẩm in-ear như Creative EP630, Sony MDR-EX51, Sony MDR-EX71, Sennheiser 300… được nhập về qua con đường xách tay. Từ khi đó, nhu cầu nghe nhạc cách âm trong những môi trường ồn ào ngày càng phổ biến nên những loại tai nghe này bắt đầu được người dùng ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.
“Đây có thể coi như bước khởi nguồn của thú chơi tai nghe ở Việt Nam”, Tuấn cho biết thêm. Những sản phẩm này có mức giá khá cao từ 50USD cho đến 100USD, do đó thị trường tai nghe thời gian đó chủ yếu là tai nghe fake (hàng giả, nhái) với giá rẻ chỉ khoảng bằng 1/3 so với hàng chính hãng.
2 năm trở lại đây, trào lưu chơi tai nghe cao cấp xuất hiện rõ ràng hơn khi KoolAudio phân phối Crossroad, Koss, MarioShop phân phối SoundMagic, Svhouse phân phối Sennheiser… với những sản phẩm mức giá rẻ, thiết kế tốt, mẫu mã đa dạng phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam. Đến lúc này, thị trường chơi tai nghe cao cấp mới thực sự bùng nổ.
Tuy nhiên, thị trường tai nghe hiện nay còn khá manh mún và chưa định hình được rõ. Người chơi số lượng còn nhỏ lẻ trên một số diễn đàn như vozforums, tinhte, handheld và chưa có một cộng đồng chuyên nghiệp về tai nghe. “Nhu cầu người chơi rất lớn nhưng hiện nay chưa có một diễn đàn nào quy củ chuyên về tai nghe”, Tuấn nhấn mạnh.
">'Chơi' tai nghe cao cấp
Máy tính bảng Iconia 6120 của Acer. Hiện giờ nhà bán lẻ Amazon đang tiếp nhận các đơn đặt hàng, và họ sẽ tiến hành giao sản phẩm cho khách hàng từ tháng Tư tới.
Chiếc Iconia 6120 màn hình đôi rất thu hút được sự chú ý của dư luận, với những đặc điểm nổi bật như hai màn LCD Gorilla Glass LED-backlit 14 inch, vi xử lý Intel Core i5 2.66 GHz CPU, 4GB RAM loại DDR3, ổ cứng 640 GB - 5400 RPM, trang bị tính năng WiFi, card LAN Ethernet, 2 cổng USB, đầu ra HDMI, webcam 1,3 MP, và khối lượng 5,95 pound (2,7kg).
Mức giá của mẫu máy tính bảng này cũng rất tương xứng với cấu hình khủng của nó, khi người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra tới 1.200 USD để sở hữu một chiếc Iconia 6120.
">Máy tính bảng màn hình đôi Iconia tới Mỹ, Canada
Máy in phun PIXMA MG8170. Kết hợp công nghệ in phun FINE với hộp mực 6 màu riêng biệt PIXMA MG6170 và PIXMA MG8170, chất lượng in phun tối ưu cho cả bản in đen trắng và bản in màu.
Cả 2 dòng máy đều có thể in ảnh không viền cỡ 10x15 cm với tốc độc 20 giây và in A4 với tiêu chuẩn tốc độ in ISO ESAT. PIXMA MG8170 còn có thêm tính năng quét tài liệu và quét phim 35mm.
Hai dòng máy in này cũng bao gồm các tính năng cải tiến như 2 đầu giấy vào tiên tiến, in đảo 2 mặt giấy tự động và in đĩa cho phép người dùng in trực tiếp lên các đĩa DVD, CD tương thích.
">Canon cho ra mắt máy in phun PIXMA đa chức năng