您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Apple triệu hồi MacBook Pro vì nguy cơ cháy nổ
NEWS2025-02-08 13:29:40【Thời sự】1人已围观
简介Các laptop bị ảnh hưởng là đời cũ,ệuhồiMacBookProvìnguycơcháynổthời tiết 3 ngày không có bàn phím Tothời tiết 3 ngàythời tiết 3 ngày、、
![]() |
Các laptop bị ảnh hưởng là đời cũ,ệuhồiMacBookProvìnguycơcháynổthời tiết 3 ngày không có bàn phím Touch Bar, bán ra từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2017. Cấu hình của mẫu máy ghi “MacBook Pro (Retina, 15 inch, Mid 2015)”.
Apple cho biết việc thu hồi không liên quan đến các laptop khác của hãng. Để kiểm tra thiết bị của bạn có nằm trong diện ảnh hưởng không, Apple đã mở website để bạn nhập mã serial máy tính. Công ty sẽ thay pin miễn phí cho khách hàng.
很赞哦!(69696)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Ceramica Cleopatra vs Pharco, 21h00 ngày 6/2: Đối thủ khó chịu
- Cảnh Mạnh Trường lục áo bắn tim gây sốt trong Hương vị tình thân
- Làm AI phục vụ đời sống chứ không phải để ganh đua
- Apple tăng giá thay pin iPhone chính hãng thêm 470.000 VNĐ
- Nhận định, soi kèo Sion vs Servette, 2h30 ngày 5/2: Chủ nhà có điểm
- Đội tăng hùng hậu của nước 150 năm không tham chiến
- Định hướng lộ trình học tập sớm: Giảm áp lực cho con
- Á quân Sao Mai Phạm Thùy Dung ra mắt MV mừng hội Lim
- Nhận định, soi kèo Mohun Bagan Super Giant vs Punjab, 21h00 ngày 5/2: Niềm vui đứt đoạn
- Ép học thêm sẽ bị phạt 10 triệu đồng, thuê viết luận án phạt 20 triệu
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Real Hope vs Cruz Azul, 08h00 ngày 5/2: Châu chấu đá xe
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã thông tin một số nội dung về hướng dạy học tích hợp trong phần trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV ngày 30/10.
Tại buổi thảo luận, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) cho hay, cử tri cả nước còn rất băn khoăn lo lắng đến việc xây dựng 2 môn tích hợp trong chương trình SGK tới đây và đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm rõ về phương án tích hợp 5 môn.
“Đó là phương pháp giảng dạy tích hợp giữa các môn và được biên soạn mới hay chỉ là phương án lồng ghép cơ học kiến thức của 5 môn thành hai cuốn SGK. Liệu phương án tích hợp này có giảm tải lượng kiến thức cho học sinh không hay lại tạo thêm áp lực cho giáo viên và học sinh. Nếu là phương án tích hợp 1 thầy dạy 3 môn thì chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy môn tích hợp đã được triển khai thế nào, chất lượng ra sao? Ngược lại, nếu là phương án 3 thầy dạy 1 môn tích hợp thì Bộ trưởng đã tính đến những bất cập khi triển khai tại các trường như việc bố trí giáo viên, vào điểm, cho điểm, ra đề, chấm bài,…hay chưa”, đại biểu Ánh chất vấn.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 30/10. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay, Nghị quyết 29 của Văn phòng TƯ, Nghị quyết 88 của Quốc hội và sau đó là Nghị quyết 404 của Chính phủ cũng đều yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông phải tích hợp cao ở các môn ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên.
“Đây là xu hướng phù hợp với một số nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tích hợp có nhiều mức, trong đó, mức tích hợp các kiến thức của các môn khoa học gần nhau và một môn thành môn tích hợp, đây là mức tích hợp cao nhất. Với cấp tiểu học, số môn tích hợp tương đối nhiều nhưng cấp THCS có 2 môn tích hợp, đây là điểm mới (môn thứ nhất là Khoa học tự nhiên, môn thứ hai là Lịch sử và địa lý)”.
Theo bộ trưởng, môn Khoa học tự nhiên gồm 4 chủ đề: Chất và sự biến đổi chất (thiên về kiến thức hóa học), Năng lượng và sự biến đổi (thiên về kiến thức vật lý), Vật sống (thiên về kiến thức sinh học), Trái đất và bầu trời (thiên về kiến thức vật lý và một phần kiến thức sinh học). Cấu trúc này cũng tương tự như các môn khoa học tự nhiên của các nước trên thế giới.
Môn Lịch sử và địa lý gồm 2 phân môn là Lịch sử và Địa lý, mỗi một phân môn cũng có một tính hệ thống tương đối phù hợp với đặc trưng môn học. Bên cạnh đó, có rất nhiều kiến thức chung, do vậy cấu trúc thành 5 chủ đề và 5 chủ đề này bổ trợ cho nhau. “Theo Nghị quyết 113 của Quốc hội, dù tích hợp nhưng vẫn giữ tên môn lịch sử, cấu trúc của chương trình này vẫn giữ tên của môn lịch sử. Đối với học sinh tiểu học học lên thì 2 môn này không xa lạ nhưng đối với THCS vấn đề đặt ra đối với giáo viên, chúng tôi cũng đã có tính toán.
Thứ nhất, môn tích hợp các cấu phần giáo viên chuyên sâu môn nào sẽ dạy môn đó và có sự phối hợp lẫn nhau. Thời gian để áp dụng chương trình trung học cơ sở theo lộ trình cuốn chiếu của Nghị quyết 51, còn khoảng 6 đến 7 năm nữa cho nên quỹ thời gian cũng đủ để bồi dưỡng cho các giáo viên này và chúng tôi đang tiến hành chương trình bồi dưỡng.
Tiếp theo, trong số giáo viên có điều kiện và nhu cầu có thể học thêm các chuyên đề, các học phần của các môn khác để dần từng bước tiến đến có thể dạy được hai môn. Đồng thời, chúng tôi cũng có giải pháp hướng tới đào tạo những giáo viên có thể dạy được cả ba môn trong một môn học ở những năm dài hơn, đây cũng là kinh nghiệm của các nước. Vì quỹ thời gian còn dài để chuẩn bị việc này và đây cũng là xu hướng của quốc tế.
Thiết kế như thế này, trước hết xét thấy giảm tải, giảm tải không chỉ ở cấu trúc của môn học mà giảm tải còn phụ thuộc vào cấu trúc của chương trình và đổi mới phương pháp. Đây cũng là một trong những yếu tố để có thể giảm tải được khối lượng kiến thức cũng như những áp lực hiện nay của học sinh. Cũng đã tính đến các phương pháp để triển khai theo hướng này, chúng tôi cho rằng phương pháp này có tính khả thi cao”.
Đồng tình về việc phải đổi mới chương trình giáo dục theo hướng giảm tải, song đại biểu Dương Minh Ánh còn băn khoăn với một số vấn đề trong phần trả lời của Bộ trưởng. “Nếu đưa kiến thức cả 3 môn Toán, Lý, Hóa tích hợp lại thành chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên và phương án trước mắt là Bộ sẽ bố trí 3 giáo viên dậy 1 môn, câu hỏi đặt ra là các giáo viên này có thể đảm bảo ngay việc dạy tích hợp và chủ đề liên môn như Bộ trưởng nói hay không. Chưa kể đến những bất cập trong việc tổ chức triển khai tại các trường, như việc vào điểm, ra bài, ra đề chấm thi vào môn thi tích hợp của các trường, như tôi đã đặt câu hỏi mà Bộ trưởng chưa trả lời”, đại biểu chia sẻ.
Thanh Hùng
Chương trình Địa lý và Lịch sử mới: Yêu cầu cao về dạy học tích hợp
Môn Lịch sử và Địa Lý ở tiểu học và THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra nhiều yêu cầu đối với giáo viên và học sinh đặc biệt là về việc dạy học tích hợp.
">Bộ trưởng Giáo dục giải thích hướng dạy học tích hợp trong thời gian tới
- Một giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua cấp thành phố mắc bệnh hiểm nghèo vừa bị dừng hợp đồng.
Chị Nguyễn Thị Lệ Hằng (36 tuổi), giáo viên trường tiểu học Trần Văn Ơn (phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng) đã có 17 năm giảng dạy môn Thể dục, nhưng vừa bị nhà trường thanh lý hợp đồng sai quy định.
Giữa năm 2017, chị phát hiện ung thư vú và phải nghỉ dạy để điều trị. Đến tháng 11.2017, chị quay trở lại làm việc bình thường.
Hằng là giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua cấp thành phố ( áo xanh, ảnh do nhân vật cung cấp) Đến tháng 12.2017, UBND quận Hồng Bàng đưa xuống trường danh sách thanh lý giáo viên nhưng chị Hằng không có tên trong đó. Tuy nhiên đến tháng 3/2018, chị bị thanh lý hợp đồng với quận, ký hợp đồng với trường. Sau đó, đến tháng 7/2018, chị lại lại được yêu cầu thanh lý hợp đồng với trường.
Theo ghi nhận, chị Hằng là là giáo viên giỏi cấp thành phố, chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp thành phố. Vì bị cắt hợp đồng nên bảo hiểm của chị sắp hết hạn, khiến việc điều trị bệnh ung thư càng khó khăn.
Cô giáo Hằng bên các học trò Phía gia đình và hàng xóm sau khi thấy chị bị cho nghỉ việc ở nhà lại sinh ra dị nghị.
Nói về vấn đề thanh lý hợp đồng, bà Trần Thị Kim Thanh - Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Văn Ơn cho biết, cô Hằng là giáo viên dạy thể dục, có bằng CĐ Sinh – Thể dục nên không nằm trong định biên của nhà trường (theo quy định giáo viên tiểu học.
Nhà trường rất muốn giữ cô ở lại trường vì đây là một giáo viên giỏi, tâm huyết nhưng việc đó nằm ngoài thẩm quyền. Quỹ lương của trường có hạn nên không thể tiếp tục chi trả.
Sáng 25/9, trao đổi với VietNamNet, bà Hoàng Thị Nhẫn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hồng Bàng cho biết: Liên quan đến quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng của hiệu trưởng trường Trần Văn Ơn đối với giáo viên Hằng, UBND quận đã họp và đưa ra giải pháp.
Cụ thể, quận nhận định việc hiệu trưởng cắt hợp đồng giáo viên mà giáo viên đó không có tên trong danh sách thanh lý của quận trước đó là sai quy định.
Lãnh đạo quận Hồng Bàng đã hủy quyết định của hiệu trưởng trường Trần Văn Ơn đối với cô giáo Hằng. Chị Hằng sẽ tiếp tục được đi làm lại cho đến hết tháng 12, theo như quy định. Tuy nhiên, do đang bị bệnh hiểm nghèo nên quận sẽ vận dụng mọi chính sách có thể được để chia sẻ khó khăn với người lao động.
Hoài Anh
20 văn bản dưới luật, 2 bộ vẫn "mắc" chuyện thừa thiếu giáo viên
Dù mỗi bên đều có cái lý của mình, nhưng câu chuyện thừa thiếu giáo viên và các hệ luỵ của tuyển dụng, sử dụng giáo viên hợp đồng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
">Hải Phòng:Giáo viên giỏi bị ung thư, hiệu trưởng tự ý cắt hợp đồng
Nạn nhân sống sót thuật lại vụ lở đất kinh hoàng
Nhận định, soi kèo Sabail vs Qarabag, 21h30 ngày 6/2: Mất tập trung
- Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, từng từ chối cho con đi du học thạc sĩ nước ngoài bằng tiền ngân sách nhà nước. Với đồng lương nhà giáo, gia đình ông nuôi hai con học xong thạc sĩ ở trong nước. Các con đều trưởng thành, gia đình nền nếp.
Khác xa với tưởng tượng của tôi, ngôi nhà của vị nguyên phó giám đốc sở GD-ĐT TP.HCM nằm trong một con hẻm nhỏ trên con đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình. Không nhà cao, cửa rộng, ông giáo được mệnh danh "hiền nhất quả đất" có cuộc sống giản dị sau khi về hưu cùng con cháu trong căn nhà là tài sản chắt chiu của vợ chồng.
"Các con chưa đòi hỏi chuyện gì trừ lấy vợ"
"Ngày trước, ba tôi mong các con chọn một trong hai ngành sư phạm hay y khoa để theo học. Trong 5 người anh em, có 3 người đã chọn ngành sư phạm. Hai con trai của tôi, một cháu cũng theo sư phạm. May mắn các cháu đều rất ngoan. Từ nhỏ tới lớn, hai cháu chưa đòi hỏi cái gì, trừ chuyện lấy vợ" - ông giáo "hiền nhất quả đất mở đầu câu chuyện vui.
Gia đình ông Nguyễn Văn Ngai trước căn nhà là là tài sản chắt chiu của vợ chồng ông Ông Ngai quê gốc ở Tây Ninh. Năm 1969, ông tốt nghiệp sư phạm và được bổ nhiệm về giảng dạy ở Hóc Môn. Đến tháng 4/1975, ông làm trưởng ban điều hành Trường Trung học Nguyễn Hữu Cầu rồi phó hiệu trưởng, hiệu trưởng. Năm 1991, ông được bổ nhiệm làm Phó bí thư Đảng ủy ngành GD-ĐT. Đến năm 1998, làm phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM.
Gia đình ông Ngai có 4 người thì 3 người làm trong ngành giáo dục. Vợ ông, cô Nguyễn Thị Cúc từng giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và người con trai - Nguyễn Chí Nhân đang là Phó chủ nhiệm Khoa Cơ khí Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng; còn anh Nguyễn Chí Thiện công tác ở cơ quan nhà nước.
Sau ngày 30/4/1975, đời sống giáo viên cực khổ, thiếu thốn mọi bề, mọi thứ chi tiêu phải dè xẻn. Ba mẹ làm nghề giáo, thỉnh thoảng hai anh em Thiện- Nhân cũng theo đi làm.
Ông Ngai bảo hai con Nhân và Thiện dường như hiểu được hoàn cảnh gia đình nên chưa đòi hỏi ba mẹ một điều gì dù nhỏ nhất.
"Lúc đó, tôi đạp xe từ Hóc Môn về Sở để họp. Con nghỉ học không ai trông nên phải mang theo. Họp xong, 2 cha con đạp xe về. Lúc đi qua phố Nguyễn Huệ, Thiện thấy thấy nhiều đồ chơi ô tô chạy bằng dây cót nên mê mẩn chơi. Tôi nói mua cho một cái nhưng con từ chối. Khi đi trên đường Hai Bà Trưng trời đã rất trưa nên 2 ba con vào quán ăn trưa. Con cũng bảo nhất quyết không ăn".
Theo ông Ngai, có thể do hoàn cảnh, lên 6 tuổi hai con đã biết phụ giúp gia đình.
Dù là con trai, nhưng cả Nhân và Thiện phụ mẹ rửa ấm chén, giặt đồ, lau nhà cho tới lúc học đại học vẫn giữ nếp đó.
Hàng tháng, ông vẫn cho con tiền tiêu vặt để ăn quà bánh, uống nước với bạn bè. Nhưng nếu tháng trước còn dư thì tháng sau nhất quyết không lấy nữa. Cả 2 anh em đi xe đạp xe tới trường cho tới lúc tốt nghiệp đại học.
Từ chối cho con du học
Khi làm phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Ngai nằm trong nhóm xét duyệt chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy.
Ông được gợi ý nên cho một trong hai con trai du học ở nước ngoài.
Lúc này, hai anh Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Chí Nhân đã học xong Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhưng tự xác định cha mẹ nhà giáo, kinh tế không quá dư giả nên học ở trong nước. Suất đi học thạc sĩ nước ngoài bằng ngân sách nhà nước nằm trong tầm tay, nhưng ông thẳng thắn từ chối.
Vị phó giám đốc Sở từ chối cho con đi du học nước ngoài bằng ngân sách được mệnh danh người thầy "hiền nhất quả đất" "Anh có hai con trai nên cho một cháu tham gia chương trình"- tôi nhận được lời đề nghị. "Về nhà, tôi trao đổi với các con để hai đứa suy nghĩ. Mấy ngày sau cả hai nói với tôi không có nhu cầu".
"Công dân trong đất nước, không đóng góp ở lĩnh vực này thì đóng góp lĩnh vực khác"
Ông Ngai cho rằng, nếu con ông du học, ngoài đạt chuẩn theo yêu cầu, trong phạm vi nào chắc chắn sẽ được ưu tiên vì ông là thành viên trong ban xét duyệt.
"Nhiều người bảy tỏ tiếc nuối khi tôi từ chối nhưng chúng tôi thấy rất nhẹ nhàng. Hai con tôi cũng không nhắc lại chuyện này. Có một người đi để tiếp thu kiến thức nước ngoài cũng tốt, ở trong nước thì cố gắng hơn.
Gia đình vẫn giữ nền nếp "đi thưa về gửi"
Dù kinh tế không dư giả nhưng gia đình ông Ngai vẫn có cái khác so với các gia đình bình thường.
Một gia đình, ba đời làm nghề giáo, vợ chồng ông luôn răn dạy các con phải sống giản dị, chân thật, biết chia sẻ, hòa đồng.
"Các con tôi đều phấn đấu học hành. Đi học ở đâu, học gì, thi vào trường nào, chúng tôi để cháu tự quyết chứ không can thiệp. Tôi chỉ xem các con muốn làm gì, nếu phù hợp thì đồng tình. Thực tình vợ chồng chúng tôi nhà giáo cũng muốn các con tiếp nghề của mình. Lúc nhỏ hai con tỏ ra thích thú nhưng lớn lên chúng tôi để các con tự chọn".
Ông không ép buộc con. Hai con trai Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Chí Nhân sau thời gian học đại học ra trường đi làm theo nguyện vọng cá nhân.
Chỉ tới lúc Sở GD-ĐT tuyển giảng viên những trường trung cấp cao đẳng thuộc Sở, ông mới gợi ý cho con có thể tham gia.
Anh Nhân, con thứ hai của ông học nghề cơ khí nên rất phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Sau khi cân nhắc anh "chiều" theo ý ba và đăng ký dự thi vào làm giảng viên cao đẳng.
"Chúng tôi thống nhất rằng dạy con phải cương quyết nhưng không áp đặt. Nhiều người nói con cái thì phải nghe lời ba mẹ. Đặc biệt còn nhỏ, con cái phải nghe ba mẹ răm rắp, nhưng tôi phải làm ngược lại. Ba mẹ cũng phải nghe để hiểu con. Cái nì cần uốn nắn sẽ lựa lời để uốn con chứ không áp đặt".
Có một câu chuyện mà ông Ngai nhớ mãi được coi là bài học lớn vừa dạy con vừa rút kinh nghiệm làm cha.
Một lần, anh Nhân giành đồ chơi và xô xát với con đồng nghiệp nên bị bố đánh một roi. Trước khi đánh con, ông ngồi răn dạy cả tiếng đồng hồ. Đánh con xong lòng ông cũng đau như cắt.
Tôi nghĩ rằng, dạy con cái bên cạnh những giáo huấn, điều hay điều tốt, những yêu cầu thì bản thân người làm cha mẹ phải làm những điều tốt để thông qua đó con thấy rằng giữa lời giáo huấn và việc làm thống nhất với nhau"
Một nề nếp gia đình mà ông Ngai vẫn gìn giữ đó là đi "thưa về gửi".
Trước đây, mỗi lúc đi làm hay về nhà vợ chồng ông đều khoanh tay trước ngực chào ba mẹ.
Tới lúc ba mẹ trăm tuổi, ông vẫn giữa điều này 'thưa ba con đi, thưa má con đi, thưa ba con về, thưa bá con về". Các con ông bây giờ đi đâu cũng thưa gửi đàng hoàng.
"Đương nhiên, xã hội bây giờ đã khác xưa rất nhiều nên con cái chúng tôi không còn khoanh tay trước ngực. Nhưng các con vẫn gìn giữ được nề nếp này. Đi đâu các con đều nói "thưa ba con đi, thưa má con đi".
"Tôi nghĩ rằng dạy con cái bên cạnh những giáo huấn điều hay điều tốt, những yêu cầu thì bản thân người làm cha mẹ phải làm những điều tốt để thông qua đó con thấy rằng giữa lời giáo huấn và việc làm thống nhất với nhau. Mình yêu cầu con tôn trọng nhưng mình không tôn trọng bố mẹ mình thì sao dạy được con. Việc chào hỏi chỉ là hình thức, điều quan trọng là những hành đồng chăm sóc, phụng dưỡng để con nhìn vào học theo. Bên cạnh tình thương phải hiểu và tôn trọng con. Có những điều con nói "chói" nhưng phải lắng nghe, càng không thể áp đặt con mà phải kiên trì".
Điều ông Ngai mong mỏi nhất là con sống không nợ nần, không bệnh tật nặng và con cái nên người. Bởi con cái nên người là niềm hạnh phúc lớn của ba mẹ.
Lê Huyền
">Vị phó giám đốc từ chối cho con đi du học
Grab sẽ cộng thêm tối thiểu 5.000 đồng/đơn hàng dịp Tết Quý Mão. (Ảnh: Hải Đăng) Với các dịch vụ GrabMart (đi chợ), GrabFood (giao đồ ăn), GrabExpress (giao hàng), mỗi đơn hàng trong dịp Tết sẽ tăng thêm 5.000 đồng.
Mức phí cộng thêm sẽ được áp dụng từ 20/1/2023 đến 26/1/2023 đối với các chuyến xe/đơn hàng phát sinh trong khung từ 6 giờ đến 22 giờ.
Thông thường, các nền tảng gọi xe sẽ bị hao hụt tài xế dịp Tết do lực lượng này nghỉ làm để về quê. Việc tăng giá cước là một trong các cách để khuyến khích tài xế bật app hoạt động trong những giai đoạn cao điểm.
Theo một khảo sát của Q&Me công bố vào tháng 6/2021, dựa trên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ gọi xe hai bánh tại Việt Nam, Grab đang chiếm khoảng 60% thị phần, Gojek chiếm 19%, Be chiếm 18%.
Theo số liệu từ Vụ Vận tải (Bộ GTVT), sau 7 năm phát triển từ 2015 đến 2021, thị trường gọi xe Việt Nam có khoảng 67.000 xe taxi, 90.000 xe hợp đồng đã đăng ký kinh doanh và được cấp phù hiệu.
Với tốc độ tăng trưởng 30-35%/năm, thị trường gọi xe công nghệ có mức tăng trưởng chỉ thua thương mại điện tử bán lẻ. Vào năm 2021, quy mô thị trường này đạt doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD.
Grab kỳ vọng hòa vốn nửa sau năm 2024
Quan chức Grab cho biết công ty kỳ vọng chạm điểm hòa vốn EBITDA trong nửa sau năm 2024.
Grab tăng giá dịp Tết nguyên đán
Những quy định hàng không có thể bạn chưa biết