您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Daugavpils vs Super Nova Riga, 23h00 ngày 15/4: Không thỏa hiệp
NEWS2025-04-20 01:14:42【Giải trí】6人已围观
简介 Pha lê - 15/04/2025 08:25 Nhận định bóng đá g bóng đá kết quả hôm naybóng đá kết quả hôm nay、、
很赞哦!(5)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Botafogo vs Sao Paulo, 4h30 ngày 17/4: Nối mạch bất bại
- Diễn viên Hiếu Nguyễn là ai?
- Trà Vinh tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
- Con gái NTK Đỗ Mạnh Cường diện túi xách giá hàng chục triệu đồng
- Nhận định, soi kèo Al Minaa Basra vs Al Shorta SC, 23h30 ngày 17/4: Đối thủ khó chơi
- Chàng trai viết chữ bằng miệng
- Bị mảng vữa trần lớp học rơi trúng, 3 học sinh bị thương
- Tin nhầm người đàn ông có vợ
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Crystal Palace, 1h30 ngày 17/4: Hướng về Top 3
- Hot girl Thủ đô đua nhau khoe sắc cùng hoa Tết
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và bà Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam trao giải Nhất cho các tác giả. Ảnh: BTC Trong 32 tác phẩm xuất sắc vừa nhận giải thưởng, có 3 tác phẩm giành giải Nhất ở các hạng mục ảnh đơn, ảnh bộ và video. Cụ thể, tác phẩm ‘Đam mê chế tạo robot’ của tác giả Trần Văn Hiếu đến từ Thông tấn xã Việt Nam giành giải Nhất hạng mục ảnh đơn. Bộ ảnh ‘Công nghệ Metro – Khơi thông giao thông đô thị’ của tác giả Ngô Thị Thu Ba (TP.HCM) giành giải Nhất hạng mục ảnh bộ.
Với hạng mục video, với việc truyền tải rõ thông điệp xây dựng xã hội số để người dân hạnh phúc hơn, tác phẩm có tên ‘Công nghệ từ trái tim’ của tác giả Vũ Hồng Vân đang công tác tại Truyền hình Thông tấn, đã xuất sắc giành giải Nhất.
Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) Lưu Đình Phúc cùng đại diện Ban tổ chức trao giải Khuyến khích cho các tác giả. Ảnh: BTC Được phát động từ ngày 25/1, giải thưởng nhằm lan tỏa những hình ảnh đẹp, truyền tải những thông điệp ý nghĩa về giá trị nhân văn mà công nghệ mang đến cho cuộc sống; tôn vinh cộng đồng khoa học công nghệ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề; hướng tới xây dựng một xã hội số, nơi người dân được thụ hưởng những thành tựu của công nghệ hiện đại và an toàn trong không gian số.
Sau hơn 3 tháng phát động, giải thưởng ‘Công nghệ từ trái tim’ đã thu hút đông đảo các tác giả tham dự, với gần 1.700 ảnh và 87 tác phẩm video. Trong tổng số 1.700 tác phẩm ảnh gửi dự thi, có 614 tác phẩm ảnh đơn, 144 tác phẩm ảnh bộ (mỗi bộ trung bình có từ 5 - 8 ảnh).
Hành trình giải thưởng ảnh và video clip 'Công nghệ từ trái tim' lần đầu tiên được tổ chức. Nguồn video: BTC
Hội đồng Giám khảo đánh giá: Hầu hết các tác phẩm tham gia đã bám sát chủ đề của giải thưởng, chất lượng các tác phẩm dự thi khá cao. Bên cạnh những tác phẩm của các nhà báo, nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp vượt trội về nội dung và kỹ thuật thể hiện, các tác giả không chuyên cũng đã kể lại những câu chuyện bình dị giữa đời thường bằng những hình ảnh chân thực đầy xúc động.
Nhiều tác giả tham dự có sự nghiên cứu kỹ về thể lệ giải thưởng nên thể hiện khá sáng tạo, phong phú; khai thác được những khía cạnh đa dạng của công nghệ. Đó là sự ứng dụng công nghệ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sự hiện diện của các thành tựu công nghệ trong mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế - xã hội... “Các tác phẩm cũng được sáng tác trên khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, thành thị hay các vùng biển đảo xa xôi của Tổ quốc”, đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
Ngoài ra, Ban tổ chức giải thưởng ‘Công nghệ từ trái tim’ đã ứng dụng công nghệ để xây dựng một nền tảng trực tuyến tiếp nhận bài dự thi và chấm bài. Điều này giúp các tác giả ở bất kỳ đâu và bất cứ khi nào cũng có thể gửi và điều chỉnh tác phẩm dự thi cũng như tạo thuận lợi cho các thành viên Hội đồng Giám khảo.
Các đại biểu tham quan gian trưng bày các tác phẩm xuất sắc tham dự giải thưởng 'Công nghệ từ trái tim'. Ảnh: BTC Trong khuôn khổ sự kiện trao giải, Ban tổ chức đã khai trương triển lãm trưng bày các tác phẩm đoạt giải cùng những tác phẩm tiêu biểu về chủ đề ‘Công nghệ từ trái tim’. Người xem có thể trực tiếp tham quan, thưởng lãm các tác phẩm được trưng bày tại trụ sở Trung tâm Thông tấn quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội trong thời gian từ ngày 5/6 đến ngày 11/6 và tham quan trực tuyến qua ‘Gallery ảo’ tại địa chỉ trienlam.congnghetutraitim.com
Danh sách các tác phẩm đoạt giải Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim”GIẢI NHẤT
- Hạng mục Ảnh đơn: Tác phẩm “Đam mê chế tạo Robot” của tác giả Trần Văn Hiếu.
- Hạng mục Ảnh bộ: Tác phẩm “Công nghệ METRO - Khơi thông giao thông đô thị” của tác giả Ngô Thị Thu Ba.
- Hạng mục Video: Tác phẩm “Công nghệ từ trái tim” của tác giả Vũ Hồng Vân.GIẢI NHÌ
- Hạng mục Ảnh đơn:
Tác phẩm “Giành sự sống” của tác giả Nguyễn Vinh Hiển.
Tác phẩm “Hạnh phúc giản đơn” của tác giả Nguyễn Văn Quang.- Hạng mục Ảnh bộ:
Tác phẩm “Viettel Post trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0” của tác giả Trần Thị Minh Phượng.
Tác phẩm “Chuyển đổi số trong quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện” của tác giả Trần Huy Hùng.- Hạng mục Video:
Tác phẩm “Chiến binh bảo vệ không gian mạng” của tác giả Phùng Thị Trang.
Tác phẩm “Lan tỏa chữ viết dân tộc Thái” của tác giả Trịnh Xuân Tư.GIẢI BA
- Hạng mục Ảnh đơn:
Tác phẩm “Tiết học mới” của tác giả Ngô Quang Phúc.
Tác phẩm “Công nghệ hàn robot kỹ thuật cao của công ty BHT” của tác giả Kiều Anh Dũng.
Tác phẩm “Hướng dẫn Đồng bào người Lô Lô cách trả tiền điện qua app” của tác giả Trương Vững.- Hạng mục Ảnh bộ:
Tác phẩm “Delco Farm - Mô hình trang trại thông minh, giải pháp nông nghiệp công nghệ cao” của tác giả Bùi Cương Quyết.
Tác phẩm “Thiết bị thông minh hỗ trợ bệnh nhân tai biến - sản phẩm sáng tạo đầy tính nhân văn của học sinh Hà Nội” của tác giả Lê Thanh Tùng.
Tác phẩm “Tour đêm Hà Nội - tạo sự khác biệt cho sản phẩm du lịch bằng công nghệ” của tác giả Lê Minh Sơn.- Hạng mục Video:
Tác phẩm “Học sinh chế tạo thành công robot chân vịt hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ có tính cơ động cao trên thế giới” của tác giả Nguyễn Lưu Niệm.
Tác phẩm “Trợ lý “robot” cùng bác sĩ khám bệnh” của tác giả Lê Thị Hồng Thắm.
Tác phẩm “Viettel đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển” của tác giả Nguyễn Đình Nam.GIẢI KHUYẾN KHÍCH
- Hạng mục Ảnh đơn:
Tác phẩm “Công nghệ 4.0” của tác giả Nguyễn Đoàn Kết.
Tác phẩm “Kiểm lâm Cao Bằng và đồng bào người dân tộc sử dụng công nghệ định vị GPS trong việc trồng rừng và bảo vệ lá phổi xanh trái đất” của tác giả Hoàng Quang Hà.
Tác phẩm “Cuộc gọi của Già Làng” của tác giả Lê Vấn.
Tác phẩm “Công nghệ mới” của tác giả Trần Thế Phong.- Hạng mục Ảnh bộ:
Tác phẩm “Chợ 4.0 ở Việt Nam - Đi chợ không cần tiền mặt” của tác giả Lê Minh Sơn.
Tác phẩm “Giao thông xanh hướng tới một tương lai bền vững” của tác giả Phan Tuấn Anh.
Tác phẩm “Trái tim cho em” của tác giả Lê Mạnh Linh.
Tác phẩm “Năng lượng sạch ở Trường Sa” của tác giả Trịnh Thông Thiện.
Tác phẩm “Công nghệ là đôi tay gieo ước mơ cho Thắm dạy chữ” của tác giả Trần Văn Hoàng.
Tác phẩm “‘Mắt thần’ trên Biển Đông” của tác giả Trịnh Thông Hải.- Hạng mục Video:
">
Tác phẩm “Trợ thủ công nghệ cùng trồng rừng giữ nước” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Hương.
Tác phẩm “Khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, Kiosk tự phục vụ tại Hà Nội” của tác giả Vũ Công Định.
Tác phẩm “Hai mặt của công nghệ” của tác giả Phạm Như Cương.
Tác phẩm “Phim siêu ngắn: Đi tìm trái tim Robot” của tác giả Nguyễn Minh Khuê.32 tác phẩm ấn tượng tại Giải thưởng 'Công nghệ từ trái tim'
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho một bệnh nhân nam. Ảnh: BVCC Thông tin từ người nhà cho hay trước khi nhập viện cấp cứu, các bệnh nhân uống rượu kèm theo một loại thuốc không rõ tên. Sau đó, họ rơi vào trạng thái lơ mơ, tím tái, mệt, chóng mặt, tê tay chân nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Tùy theo mức độ ngộ độc của từng bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành cấp cứu, điều trị phù hợp. Trong đó, hai trường hợp nặng được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực chống độc để tiếp tục điều trị.
Đến tối 22/3, bốn trường hợp hồi phục tốt nên đã được xuất viện. Hai trường hợp nặng đã cai máy thở, đang được theo dõi tại bệnh viện.
Hoàng Anh
Lý do thuốc giải trong vụ ngộ độc cá ủ chua có giá hơn 8.000 USD
Lô thuốc giải BAT được nhập về Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vào năm 2021. Hai lọ cuối cùng đang ở Quảng Nam - nơi ghi nhận 10 trường hợp ngộ độc, trong đó một người đã tử vong, sau khi ăn cá muối ủ chua.">6 người nghi bị ngộ độc chất gây nghiện
- Đến giờ kiểm tra, thầy Lê Việt Hoàng (giáo viên dạy Vật lý Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) thường đeo kính râm để học sinh khó quay cóp, dùng tài liệu khi không biết mắt thầy đang hướng về đâu.
Hình ảnh thầy Lê Việt Hoàng đeo chiếc kính râm quen thuộc với học sinh trong các giờ kiểm tra. Tốt nghiệp loại Xuất sắc ngành Sư phạm Vật lí chất lượng cao của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hoàng bắt đầu nhận nhiệm vụ giảng dạy tại Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) từ đầu năm nay. Với sự dí dỏm, gần gũi trong cách dạy, thầy giáo trẻ đã nhanh chóng “lấy lòng” được các học trò.
Anh là chủ nhân của những đề kiểm tra với lời dẫn độc đáo, ấn tượng khiến các học sinh thích thú. Đặc biệt, thầy giáo Hoàng còn có cách hạn chế tiêu cực trong các giờ kiểm tra trên lớp khi thường xuất hiện với một chiếc kính râm.
“Những giờ kiểm tra trên lớp mình thường làm thế. Bởi khi đeo kính râm thì học sinh sẽ không biết mình sẽ hướng mắt về chỗ nào trong giờ kiểm tra. Vì thế các em sẽ dè chừng hơn với hành động của bản thân, hạn chế những quay cóp, dùng tài liệu hay hỏi bài nhau mà tập trung trong giờ kiểm tra. Và trên thực tế thì mình thấy cách này khá hiệu quả”, thầy Hoàng nói.
Thầy giáo trẻ Lê Việt Hoàng có tính cách dí dỏm, thân thiện. Thay vì ra những đề kiểm tra 15 phút và 1 tiết truyền thống có phần khô cứng, thầy giáo trẻ đã biến tấu hình thức để đề có thêm yếu tố hài hước, hấp dẫn khiến học sinh hào hứng hơn khi làm bài.
Ở mỗi đề kiểm tra, ngoài phần nội dung chính giống như các đề thi truyền thống, điều khiến học sinh thú vị là ở phần giới thiệu và yêu cầu của đề với nội dung hài hước, dễ thương.
Một trong những đề kiểm tra độc đáo do thầy Hoàng soạn cho các học sinh của mình. “Trình bày sạch đẹp như đi thi, tính toán cẩn thận như đi chợ. Không quay cóp, hỏi bài các cháu xung quanh (khó quá có thể hỏi giám thị coi thi). Bị bắt gian lận có thể bị phạt tiền từ 10k đến 20k” – một trong những yêu cầu được cách điệu gần gũi với tuổi học trò.
Vẫn đầy đủ những yêu cầu cơ bản là trình bày sạch đẹp, không sử dụng tài liệu, quay cóp, nhưng lối vào đề hài hước, dí dỏm khi gọi học sinh là các “cháu”, hay cho phép hỏi giám thị trong chừng mực nhất định. Nhưng vẫn có hình phạt cụ thể khi bị bắt gian lận khiến học sinh bớt căng thẳng nhưng nghiêm túc hơn khi làm bài.
Chia sẻ với VietNamNetvề những đề kiểm tra ấn tượng này, thầy Hoàng cho biết anh đã làm những đề thi khác với truyền thống ngay từ những ngày còn trên ghế trường đại học. “Việc sử dụng những từ ngữ thân thiện, câu chuyện thường ngày trong đời sống, đưa cả các nhân vật nổi tiếng hay chính các học sinh vào trong đề là một trong những cách để môn học cũng như đề kiểm ta trở nên gần gũi hơn với học sinh. Đơn giản tôi nghĩ rằng khi đọc đề kiểm tra như thế, học sinh sẽ bớt căng thẳng và thoải mái hơn”, Hoàng nói
Hoàng cho biết anh cũng không mất quá nhiều thời gian để cho ra những đề thi cuối cùng như vậy. “Về cơ bản câu hỏi và nội dung cũng như những đề bình thường, tôi chỉ bớt thêm chút thời gian để thay đổi câu chữ thôi. Đôi khi lời dẫn chỉ từ một ý nghĩ thoảng quá và chỉ mất 5 phút để đánh máy lại nhưng hấp dẫn với học trò. Tôi thấy học sinh thích thú, các em đều rất vui vẻ sau khi đọc đề và sau đó bước vào làm bài trong tâm trạng thoài mái”, Hoàng chia sẻ.
Hoàng chia sẻ có lẽ những đề thi theo hướng hài hước, dí dỏm này cũng một phần xuất phát từ tính cách có phần dí dỏm, thân thiện của mình ở ngoài đời. “Nhiều học sinh tôi dạy cũng từng nói: đọc đề cái biết ngay là đề của thầy Hoàng”.
Sự độc đáo của đề kiểm tra này nhận được sự ủng hộ của học sinh. Những hình ảnh đề sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội cũng được nhiều bạn trẻ bày tỏ sự thích thú, ấn tượng và như có thêm cảm hứng để làm bài.
Theo Hoàng, việc ra đề như vậy không làm ảnh hưởng gì tới chất lượng cần đạt được mà chỉ như thay đổi diện mạo. Hẳn cũng vì thế mà Hoàng cho hay nhà trường cũng không phản đối việc mình ra đề thi theo hướng này.
“Tôi nghĩ vẫn sẽ giữ phong cách này khi ra đề cho các em học sinh và cố gắng duy trì đến khi nào hết ý tưởng để đưa vào đề”, thầy giáo trẻ cười tươi.
Thanh Hùng
Thầy giáo hạnh phúc nhất năm: Học sinh tổ chức sinh nhật, đồng thanh hát mừng cực tình cảm
Bên cạnh việc chuẩn bị hoa, bánh gato, bóng bay,... các em học sinh trong clip còn đồng thanh hát "Thầy tuyệt vời nhất" để mừng sinh nhật thầy chủ nhiệm.
">Thầy giáo trẻ thường đeo kính râm trong các giờ kiểm tra
Nhận định, soi kèo Midtjylland vs Copenhagen, 23h00 ngày 17/4: Hướng tới ngôi đầu
">
Con gái 19 tuổi của Kate Moss diện nội y khoe thần thái siêu mẫu
- Ban soạn thảo Dự án Luật Giáo dục sửa đổi cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên về lương nhà giáo và miễn học phí THCS vì đây là chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm tới giáo dục.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS cần được đưa vào Luật Giáo dục nhưng cần có lộ trình.
“Lương nhà giáo và miễn học phí bậc THCS khi đưa vào dự thảo ban đầu là 2 nội dung rất nhân văn, thể hiện sự quan tâm tới giáo dục, đặc biệt với giáo viên và học sinh. Chúng ta chia sẻ với Chính phủ vì căn cứ vào nguồn lực hiện có thì mới hoạch định được chính sách, đặc biệt khi 2 chính sách được thực hiện thì đòi hỏi nguồn lực lớn và cần phải cân nhắc. Nhưng là cơ quan hành pháp, Chính phủ phải lo về nguồn lực quốc gia nên phải cân đối, quyết định dựa trên nguồn lực thực tế với mong muốn của ngành và của xã hội"- ông Thắng nhấn mạnh.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Ông Thắng cho rằng, việc không đưa 2 nội dung này vào dự thảo Luật là điều đáng tiếc. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, cần đặt vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng chuẩn giáo viên, nâng chuẩn đầu vào đối với sinh viên sư phạm, thu hút người giỏi vào ngành Nếu không có những chính sách đồng bộ như chế độ đãi ngộ về thu nhập, về cơ hội việc làm thì những yêu cầu đặt ra sẽ chỉ dừng ở mong muốn.
Việc miễn học phí THCS, ông Thắng cho rằng, nếu thực hiện được sẽ rất tốt, đặc biệt với người dân có con học ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những gia đình hộ nghèo.
“Về mặt nguyên tắc, phổ cập bắt buộc tức là trách nhiệm của nhà nước và không thu học phí ở các đơn vị giáo dục công lập. Đây là chủ trương đã có trong nghị quyết của Đảng, có nội dung đã ban hành hàng chục năm. Và cũng phải hàng chục năm nữa mới có cơ hội sửa Luật Giáo dục, nên cần xem xét đưa chủ trương của Đảng vào trong luật”- ông Thắng nêu quan điểm.
Theo ông Thắng việc tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục là cần thiết nhưng để tăng được quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục thì có những quy định pháp luật khác cũng cần phải được sửa đổi, ví dụ như Luật công chức, Luật viên chức,…
“Hiện nay ở cấp học càng cao thì tính tự chủ càng cao. Cấp học càng thấp thì tính tự chủ hạn chế hơn và vai trò của cơ quan quản lý càng chặt chẽ. Các trường có quyền tự chủ cao thì họ cũng đã được tự chủ trong việc xác định thu nhập cho cán bộ, giảng viên. Tức là ngoài hệ thống thang bậc lương của nhà nước thì có thu nhập tăng thêm, do quyền quyết định của cơ sở giáo dục. Còn các bậc học thấp, chủ yếu theo thang bảng lương của nhà nước và gắn chặt với các quy định. Về nhân sự, biên chế thì liên quan đến chuyện quyền tuyển dụng và xác định thu nhập. Nhưng hiện hai cái này hiện đều được quy định những nguyên tắc chung trong luật viên chức và luật công chức”.
Đồng tình với quan điểm này ông Trịnh Ngọc Thạch, thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật Giáo dục sửa đổi – cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên về lương nhà giáo.
Theo ông Thạch, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, Ban soạn thảo của Chính phủ đã thống nhất đưa 2 nội dung về lương nhà giáo và miễn học phí cho học sinh THCS vào dự thảo Luật. Tuy nhiên, trong phiên họp Chính phủ gần đây để thông qua dự án Luật để trình sang Quốc hội, một số Bộ còn băn khoăn về chính sách này, trong đó có Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
Nếu thực hiện phổ cập THCS thì học sinh không phải đóng học phí Lý do cơ bản là Bộ Nội vụ đang được Chính phủ giao thực hiện Đề án cải cách tiền lương, nên vấn đề lương của tất cả các đối tượng sẽ được đưa vào Đề án chung của Chính phủ, trong đó có lương nhà giáo và không thể hiện chính sách lương trong luật để đảm bảo tính thống nhất về chế độ lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung.
Vấn đề học sinh THCS trong diện phổ cập không phải đóng học phí, Ban soạn thảo nhất trí đưa vào dự thảo Luật với lý do đây là diện phổ cập bắt buộc theo Hiến pháp quy định thì nhà nước phải có chính sách ưu tiên để huy động tối đa học sinh tới trường, một trong những chính sách ưu tiên đó là học sinh THCS không phải đóng học phí. Ở các quốc gia khác, khi đã trong diện phổ cập thì nhà nước không thu học phí.
Tuy nhiên, khi Chính phủ thảo luận vấn đề này, cũng có một số bộ băn khoăn về tính khả thi, ở chỗ nguồn kinh phí chi cho giáo dục còn hạn hẹp, chưa đủ khả năng đáp ứng việc học sinh THCS không phải đóng học phí. Nhiều ý kiến muốn phải phân tích học phí của học sinh THCS, phần nào học sinh đóng, phần nào nhà nước hỗ trợ (gọi chung là chi phí dịch vụ giáo dục đào tạo); có thể miễn phần học phí do học sinh đóng góp; phần còn lại nhà nước vẫn phải lo. Cũng có ý kiến cho rằng có thể không miễn học phí một cách đồng loạt mà phân tích ra các đối tượng học sinh khác nhau để miễn học phí.
Do còn nhiều ý kiến khác nhau nên Chính phủ thống nhất chưa đưa vào Luật để nghiên cứu và có lộ trình thích hợp, căn cứ vào những điều kiện tài chính thực tế để thực hiện. Vì đây là chủ trương lớn của Đảng cũng như chính sách pháp luật của nhà nước đã được ghi rõ trong Hiến pháp.
Ông Thạch cho rằng việc không đưa hai vấn đề này vào Luật thì khó khả thi thực hiện là có cơ sở. Vì luật là văn bản chính sách có hiệu lực pháp lý cao nhất buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, nếu Đảng và Chính phủ thực sự quan tâm chăm lo cho giáo dục thì các văn bản dưới luật như Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ cũng có thể thực hiện được những chính sách lớn, được coi như là các chính sách mở đường, thí điểm để sau này luật hóa khi đủ các điều kiện. Nên vẫn có thể thực hiện được chính sách này.
Nhưng nếu nghiên cứu để đưa vào Luật Giáo dục chính sách ưu tiên về lương của nhà giáo tại thời điểm này vẫn có thể thực hiện được. Vì có thể thu xếp được ở trong khoản ngân sách 20% chi cho giáo dục mà không cần lấy sang ngân sách của lĩnh vực khác.
Thanh Hùng - Tuệ Minh
"Bộ Giáo dục cần kiên trì với đề xuất tăng lương giáo viên, miễn học phí"
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng Bộ GD-ĐT cần kiên trì với đề xuất tăng lương giáo viên, miễn học phí THCS.
">Luật hóa tăng lương giáo viên, miễn học phí THCS: 'Cần có lộ trình'
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy, giảng viên Khoa công nghệ sinh học và kỹ thuật môi trường, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM từng giành giải thưởng Quả cầu vàng 2017 từng cãi lại thầy hướng dẫn do không đồng ý với đề tài ông đưa ra.
Tôi gặp chị Thủy vào ngày cuối cùng của năm 2017. Chị là một trong 8 tiến sĩ được trao tặng giải thưởng Khoa học và Công nghệ thanh niên Quả cầu vàng do Trung ương Đoàn TNCS-HCM và Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng vào cuối năm. Bên trong vẻ nhỏ con, mảnh khảnh là một ý chí mạnh mẽ.
Hoàn thành 5 năm đại học vào năm 2008, khi Thủy nhận học bổng thạc sĩ quản lý và kỹ thuật môi trường tại Viện Công nghệ châu Á (AIT) ở Thái Lan và làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đài Loan.
TS Nguyễn Thị Thủy, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, một trong 8 tiến sĩ giành giải thưởng Quà cầu vàng năm 2017 Trong nghiên cứu khoa học, chị Thủy có 3 bài báo đăng trên tạp chí ISI và 7 bài (2 bài tác giả chính) đăng tại hội thảo quốc tế, đồng tác giả trong chương sách quốc tế về hệ thống xử lý nước, sử dụng màng ứng dụng trong các tình huống khẩn cấp. Đề tài nghiên cứu “Phát triển hệ thống xử lý nước uống trong các tình huống khẩn cấp" của chị cũng đạt giải thưởng President's choice on AITvideo research competition vào năm 2010.
Chị Thủy kể rằng có được kết quả như ngày hôm nay với không dễ chút nào.
Khi bảo vệ luận án tiến sĩ ở Đài Loan chị Thủy từng cãi lại thầy hướng dẫn, nhất quyết không đồng ý làm theo đề tài ông vạch ra mà đi theo hướng riêng.
“Lúc đó, tôi muốn nghiên cứu một đề tài khác và đã vạch ra trong đầu nhưng thầy lại hướng cho tôi làm một đề tài khác. Tôi không hiểu sao năm thứ 3 rồi mà thầy vẫn cố gắng đổi hướng của tôi. Lúc đầu, tôi cố gắng thuyết phục thầy theo hướng mình nhưng thầy không đồng ý”- chị Thủy kể.
Chị Thủy nói rằng là một nghiên cứu sinh chị rất tôn trọng người hướng dẫn vì họ đều là giáo sư hoặc phó giáo sư. Nhưng sau vài lần mềm mỏng thuyết phục không được chấp nhận, chị đã rất cương quyết.
“Thầy đã rất giận và nói rằng "nếu bạn nghĩ rằng mình làm được thì bạn cứ làm thì làm đi, không cần tôi hỗ trợ". Tôi rất hoang mang và tự làm và nhưng rồi thấy ổn. Tôi được ra trường đúng hạn và đạt được chuẩn đầu ra. Tôi thấy mình rất lỳ”- chị nói.
Dù không nhận được sự hướng dẫn của ông, nhưng ngày tốt nghiệp, chị Thủy đã viết thư xin lỗi. Chị kể rằng, thời gian đấy có những áp lực riêng nên bắt buộc phải ra trường và không theo ý thầy. Sau này chị về Việt Nam và vẫn giữ liên hệ với thầy. Năm mới đến thầy trò đều nhắn tin chúc mừng nhau.
Sau sự việc “cãi lại”, chị rút ra bài học cho riêng mình. “Tôi xin lỗi thực lòng. Vì quá áp lực ra trường đúng hạn và dù đã mềm mỏng thuyết phục nhưng vẫn không đạt được sự hài hòa nên tôi mới phản ứng. Tôi đã gạt bỏ tất cả những bảo thủ, chống đối và có lúc nghĩ rằng mình đi đúng hướng không, có hiệu quả không. Còn nếu bảo thủ vì ý kiến của mình thì phải loại bỏ ngay”- chị nói.
Từng khủng hoảng vì không nói được một câu tiếng Anh
Trước khi đi du học, chị Thủy là sinh viên ngành công nghệ môi trường Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Là “dân” kỹ thuật, chị bảo có thời điểm một câu tiếng Anh cũng không thể nói được.
“Thời điểm đó tôi gần như bỏ hoàn toàn môn tiếng Anh vì không nhận ra được tầm quan trọng của nó. Thuần túy học kỹ thuật nên thậm chí tôi không nói được một câu” - chị kể.
Giành được học bổng du học nhưng chị Thủy luôn bị khủng hoảng vì rơi cảnh “hôm nay lên văn phòng khoa, nhà trường giao ngày nay nộp cái này, ngày kia nộp cái kia nhưng tôi thì không hỉểu họ bảo mình nộp vào thứ mấy. Tôi từng không biết họ dặn mình cái gì để làm nên rất khủng hoảng. Trong khi đó học bổng yêu cầu yêu cầu sau 6 tháng tôi phải trình độ tiếng Anh IELTS 6.0”.
Trước mối đe dọa bị đuổi học, chị Thủy lao vào học tiếng Anh "như điên". Chị học ngày học đêm, lúc ăn, lúc chơi đều tranh thủ cầm theo sổ tay học từ vựng rồi tìm cách trò chuyện với bạn bè quốc tế. Chị Thủy cũng chủ động giao tiếp với người nước ngoài, và chủ động trong mọi cuộc giao tiếp.
“Lúc đó tôi như người cuồng tiếng Anh, cả cuộc đời tôi cứ như chỉ có tiếng Anh vậy” – chị kể lại.
Cuối cùng, sau 6 tháng, từ một người không biết gì tiếng Anh, chị Thủy đã đạt được điểm số mong muốn và dần dần coi ngoại ngữ như công cụ hữu ích.
Chị Thủy bảo bản thân lại quá nghiêm túc nên thịệt thòi nhiều thứ. Là phụ nữ mà không chu toàn được gia đình, giỏi nấu ăn hay shopping như người phụ nữ khác. Bây giờ, có gia đình rồi, chị đều có thể thu xếp để cân đối hài hoà.
“Tôi nghĩ ở một môi trường khắc nghiệt những cố gắng sẽ được ghi nhận. Ngày xưa, học đại học, tôi từng ốm và phải nghỉ học 1 năm. Lúc đó mọi người từng rất lo lắng khuyên tôi không nên đầu tư quá nhiều cho học tập, nhưng tôi lại cố gắng để chứng minh cho mọi người thấy. Tôi đã học một cách chăm chỉ và kiên quyết. Khi giành được học bổng, nhiều người bảo tôi rằng học một mạch thì không có kiến thức thực tế. Tôi nghĩ học một mạch giúp kiến thức được thu nạp nhiều hơn nhưng cũng có lúc phân vân không biết được có được ứng dụng hay không. Vì vậy mà phải cân đối và cố gắng hơn nữa”- chị Thủy tâm sự.
Tuệ Minh
Thầy giáo bế con cho nữ sinh viên làm bài thi gây sốt cộng đồng mạng
Hình ảnh thầy giáo bế con cho nữ sinh viên làm bài thi hiếm hoi xuất hiện trên giảng đường ở Việt Nam được chia sẻ trên mạng xã hội đang hút sự chú ý của nhiều người.
">Nữ tiến sĩ giành qủa cầu vàng từng 'mù' tiếng Anh, cãi thầy hướng dẫn