您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo HNK Vukovar vs Rudes Zagreb, 21h00 ngày 19/2: Cơ hội leo đỉnh
NEWS2025-02-22 05:18:31【Thời sự】1人已围观
简介 Pha lê - 18/02/2025 18:21 Nhận định bóng đá g tin tuc xe maytin tuc xe may、、
很赞哦!(6945)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Santos Laguna vs Cruz Azul, 10h05 ngày 20/2: Kho điểm Santos Laguna
- Mạc Hồng Quân bị Than Quảng Ninh 'xử lý' do khiêu khích đối thủ
- Nhận tin xấu, cổ phiếu Tân Tạo và một ông lớn Gia Lai bị xả mạnh
- Chủ tịch nước gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Club Brugge, 00h45 ngày 19/2
- Không có sự chứng kiến của thầy Park, Filip Nguyễn vẫn chơi tuyệt hay.
- Bán vàng không rõ nguồn gốc trên TikTok, 2 doanh nghiệp bị phạt nặng
- Sản lượng cấp điện tháng 10 của EVNHCMC đạt gần 2.605 triệu kWh
- Nhận định, soi kèo Dyala vs Newroz SC, 18h30 ngày 20/2: Nằm im bét bảng
- Cộng đồng người Việt tại Campuchia cùng giúp nhau vượt khó do Covid
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Khó tin chủ nhà
NAPAS cùng ngân hàng thành viên diễn tập chuyển đổi hệ thống kỹ thuật
Tiến Thịnh
(Dân trí) - Việc triển khai được Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) thực hiện trong 2 ngày 28/10 và 1/11, nhằm tuân thủ quy định an toàn thông tin, đảm bảo hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử ngân hàng ổn định.
Căn cứ điều 52, Thông tư 09 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 21/10/2020, NAPAS đã xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ngân hàng thành viên thực hiện diễn tập định kỳ 6 tháng một lần vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm để chuyển đổi hệ thống kỹ thuật từ Trung tâm dữ liệu chính (DC) về Trung tâm dữ liệu dự phòng (DR) và vận hành hệ thống tại Trung tâm dự phòng từ 3 đến 5 ngày.
Việc chuyển đổi nhằm tăng cường khả năng ứng phó trước các tình huống bất ngờ có thể xảy ra đối với hệ thống kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử luôn duy trì sự an toàn, ổn định và thông suốt.
Việc chuyển đổi góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo hệ thống an toàn, ổn định, thông suốt.
Thời gian chuyển đổi hệ thống kỹ thuật của NAPAS từ Trung tâm dữ liệu chính (DC) về Trung tâm dữ liệu dự phòng (DR) diễn ra từ 0h đến 1h ngày 28/10, sau đó chuyển đổi ngược lại từ Trung tâm dữ liệu dự phòng (DR) về Trung tâm dữ liệu chính (DC) từ 0h đến 1h ngày 1/11.
Các dịch vụ sẽ lần lượt được chuyển đổi, tổng thời gian thực hiện theo kế hoạch của các hệ thống không quá 60 phút, trong đó dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 tạm dừng không quá 20 phút. Việc sắp xếp khung giờ diễn tập phù hợp đã được NAPAS và các ngân hàng thành viên tính toán nhằm giảm thiểu tác động đến chất lượng dịch vụ cũng như hạn chế ảnh hưởng đến giao dịch chuyển tiền/ thanh toán của người dân.
Trước khi thực hiện, NAPAS đã báo cáo kế hoạch, nội dung diễn tập chuyển đổi hoạt động của các hệ thống từ Trung tâm dữ liệu chính sang Trung tâm dữ liệu dự phòng tới Cục Công nghệ thông tin Ngân hàng Nhà nước; đồng thời chủ động thông báo cho các ngân hàng thành viên để có sự chuẩn bị nguồn lực triển khai phối hợp và giảm thiểu các tác động tới khách hàng.
Hệ thống NAPAS đáp ứng yêu cầu thời gian hoạt động liên tục đảm bảo hơn tỷ lệ tối thiểu 99,98% theo mục tiêu phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2030.
Hệ thống NAPAS đáp ứng yêu cầu thời gian hoạt động liên tục đảm bảo hơn tỷ lệ tối thiểu 99,98% theo mục tiêu phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2030.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thanh toán điện tử những năm gần đây, hệ thống NAPAS cũng ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và giao dịch thanh toán. Tính đến 30/9, giao dịch qua NAPAS tăng trưởng khoảng hơn 32% về số lượng và 18% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2023.
Trong vai trò đơn vị chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho các giao dịch bán lẻ, NAPAS luôn đặt mục tiêu hàng đầu là đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, an toàn và thông suốt. NAPAS đã đẩy mạnh triển khai các hạ tầng công nghệ thông tin, tối ưu giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó, hệ thống NAPAS đã đáp ứng yêu cầu về thời gian hoạt động liên tục, thông suốt đảm bảo hơn tỷ lệ tối thiểu là 99,98% theo mục tiêu phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2030.
Thời gian tới, NAPAS tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thành viên triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, song song với tăng cường công tác trực 24/7 để sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng, trung gian thanh toán và doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm lễ, Tết.
Trích dẫn Điều 52 tại Thông tư 09 quy định đối với việc tổ chức triển khai bảo đảm hoạt động liên tục của hệ thống thông tin như sau:
1. Tổ chức phải có kế hoạch và tổ chức triển khai bảo đảm hoạt động liên tục hệ thống thông tin (ngoại trừ các hệ thống thông tin chính và dự phòng hoạt động song song) theo các yêu cầu sau:
a) Tối thiểu sáu tháng một lần, tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống dự phòng;
b) Thực hiện chuyển hoạt động từ hệ thống chính sang hệ thống dự phòng và hoạt động chính thức trên hệ thống dự phòng tối thiểu 1 ngày làm việc của từng hệ thống thông tin theo danh sách tại khoản 2 Điều 49 Thông tư này, một năm một lần đối với hệ thống thông tin từ cấp độ 4 trở lên, hai năm một lần đối với hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở xuống; đánh giá kết quả và cập nhật các quy trình, kịch bản chuyển đổi (nếu có). Trường hợp không thể chuyển đổi hoạt động trong ngày làm việc, hệ thống dự phòng phải được thiết lập có cùng công suất, cấu hình với hệ thống chính và định kỳ hàng năm thực hiện chuyển đổi, kiểm tra tính sẵn sàng của hệ thống dự phòng.
2. Các tổ chức chỉ có một trụ sở làm việc tại Việt Nam (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) phải tổ chức thực hiện diễn tập bảo đảm hoạt động liên tục định kỳ hàng năm.
3. Tổ chức phải thông báo kế hoạch, nội dung và kịch bản diễn tập chuyển đổi hoạt động liên tục cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Công nghệ thông tin) chậm nhất là 5 ngày làm việc trước khi thực hiện qua địa chỉ thư điện tử [email protected].
">NAPAS cùng ngân hàng thành viên diễn tập chuyển đổi hệ thống kỹ thuật
Cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau
Lễ kỷ niệm đã tái hiện lại dấu mốc một cuộc dịch chuyển lực lượng, giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, góp phần vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của toàn dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu đến dự chương trình (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).
Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình với chủ đề "Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Tham dự tại điểm cầu Cà Mau có: Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.
Tại điểm cầu Hải Phòng có sự tham dự của: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu.
Tại điểm cầu Thanh Hóa có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh.
Tại 3 điểm cầu còn có sự tham dự của các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, nhân chứng lịch sử và đông đảo người dân địa phương.
Lễ kỷ niệm đã tái hiện lại dấu mốc một cuộc dịch chuyển lực lượng, giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, góp phần vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của toàn dân tộc.
Quyết định đưa cán bộ, chiến sỹ và con em đồng bào miền Nam thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc tạo nền tảng cho việc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, củng cố lực lượng cho cuộc đấu tranh thống nhất.
Cuộc Tập kết ra Bắc đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí của mỗi người dân Việt Nam, họ sẵn sàng hy sinh bản thân, gia đình, cống hiến vì sự nghiệp chung của đất nước; thể hiện tình đoàn kết Nam - Bắc một nhà của dân tộc ta, đất nước ta.
Năm 1954, theo Hội nghị Geneve, nước ta lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Những con sóng theo khơi xa đã đưa những chuyến tàu tập kết ra Bắc, chở theo những khắc khoải nhớ nhung về quê nhà và niềm khát khao cháy bỏng về một ngày đoàn tụ, thống nhất của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam.
Từ lời hẹn 2 năm trở về, cuộc dịch chuyển lực lượng lớn nhất lịch sử đã kéo dài đến tận 21 năm đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Những đứa trẻ ngày ấy tập kết ra Bắc, được đào tạo thành những "hạt giống đỏ" để tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước phát triển, vươn xa.
Tổng Bí thư Tô Lâm với các đại biểu (Ảnh: TTXVN).
Tại Cà Mau, điểm cầu chính nơi diễn ra cầu truyền hình là Tượng đài chuyến tàu Tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).
Chương trình nghệ thuật đã ca ngợi sự cống hiến, hy sinh của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Cà Mau, nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc; tạm biệt quê hương, người thân để bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến cho ngày nước nhà thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà.
Người ra đi hẹn ngày trở về trong chiến thắng, người ở lại quyết tâm xây dựng vùng căn cứ cách mạng.
Cách đây 70 năm, tại nơi đây đã diễn ra sự kiện 200 ngày tập kết để đưa cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam ra Bắc để sinh sống và học tập.
Bến Sông Đốc giờ đây trở thành di tích lịch sử, ghi dấu một trang sử vàng trong quá trình xây dựng miền Bắc, đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hải Phòng tổ chức cầu truyền hình tại Quảng trường Nhà hát thành phố.
Cuối năm 1954, Hệ thống trường học sinh miền Nam ra đời, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước.
Hải Phòng đón khoảng 15.000 con em miền Nam học tập trong tổng số khoảng 32.000 học sinh miền Nam tập kết ra đất Bắc.
Sau quá trình học tập, từ bến tàu 0 số tại Hải Phòng, đã có những "hạt giống đỏ" được ươm trồng trên đất Bắc quay về giải phóng và xây dựng miền Nam.
Giờ đây, nhiều người trong số họ là các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, nhà khoa học, nhà giáo, nghệ sỹ, doanh nhân có uy tín, đóng góp nhiều cho xã hội. Điều đó đã khẳng định cuộc dịch chuyển học sinh quy mô lớn nhất lịch sử được đánh giá thành công trên cả ba phương diện gồm rèn luyện con người, mô hình giáo dục và chiến lược đào tạo lâu dài.
Vườn ươm đặc biệt của Bác Hồ và chủ trương của Đảng trong những năm kháng chiến đã gợi mở chiến lược giáo dục và đào tạo của Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, Hải Phòng luôn nỗ lực là thành phố đi đầu trong giáo dục và rèn luyện các thế hệ tương lai.
Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cũng là một điểm cầu của chương trình kỷ niệm.
Cách đây 70 năm, Thanh Hóa vinh dự được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ tin tưởng lựa chọn là địa phương đầu tiên ở miền Bắc đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết. Địa điểm đón tiếp được đặt tại cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn). Đây là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa chính trị lịch sử đặc biệt, thiêng liêng và vô cùng cảm động giữa người dân xứ Thanh và những người con miền Nam tập kết ra Bắc.
Ngày 25/9/1954 đã trở thành thời điểm lịch sử không thể nào quên, nhất là khi con tàu đầu tiên rẽ sóng tiến vào cửa biển Lạch Hới - Sầm Sơn giữa tiếng reo mừng của hàng ngàn người dân Thanh Hóa hân hoan chào đón những người con của miền Nam ruột thịt.
Thanh Hóa là địa phương đón số lượng đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam nhiều nhất cả nước. Dù còn vất vả, nghèo khó nhưng người dân Thanh Hóa lúc đó đã dành những gì tốt nhất của mình cho đồng bào miền Nam.
Trong 9 tháng (từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955), Thanh Hóa đã đón 45 chuyến tàu chở 47.346 cán bộ, bộ đội; 1.775 thương binh; 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ tập kết ra Bắc.
Nhân dân Thanh Hóa, trực tiếp là nhân dân Sầm Sơn đã tổ chức đón tiếp, chăm sóc, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam tập kết.
Tại lễ kỷ niệm đã diễn ra chương trình nghệ thuật trực tiếp tại 3 điểm cầu Cà Mau, Thanh Hóa, Hải Phòng gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 với chủ đề "Khát vọng thống nhất" tái hiện lại bối cảnh lịch sử của sự kiện tập kết ra Bắc từ những quyết sách đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc chuyển quân.
Chương 2 "Một dải sắt son" thể hiện tinh thần, trước quyết định tập kết ra Bắc, lượng quân và dân cả nước cùng chung một lòng quyết tâm thực hiện bằng cả trái tim và nhiệt huyết.
Chương 3 "Rạng danh Việt Nam," truyền tải ý nghĩa của sự kiện tập kết ra Bắc đã trở thành bài học lịch sử cho việc xây dựng một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cùng với đó là phóng sự tổng hợp "Đoàn kết - Sức mạnh xây dựng một Việt Nam vươn mình" cho thấy suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, đoàn kết luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động để giành được thắng lợi vẻ vang. Càng trong khó khăn, gian khổ, sức mạnh đoàn kết càng phát huy giá trị.
Ở những thời điểm khó khăn của đất nước, dân tộc, tinh thần đoàn kết một nhà lại hiển hiện rõ rệt: thời điểm dịch bệnh, đất nước cùng đồng lòng, sẻ chia. Nhân dân miền Bắc một lòng hướng về miền Nam. Bão lũ thiên tai và đặc biệt ở bão số 3 hay bão lũ ở miền Trung vừa qua, nhân dân hướng về người anh em ruột thịt...
Trong phóng sự, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó là kỷ nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thực hiện thành công mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tổng Bí thư yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết, ưu tiên hàng đầu, củng cố phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một trong những giải pháp then chốt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Thực tiễn lịch sử cho thấy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên sức mạnh to lớn và là cội nguồn của mọi thành công của cách mạng Việt Nam. Chỉ có đại đoàn kết mới có thắng lợi.
Sự kiện Tập kết ra Bắc đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, của tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm, thống nhất của quân dân ta, ra đi vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cách mạng cao cả vẫn luôn sáng ngời.
Những giá trị thiêng liêng của sự kiện vẫn còn hiện hữu trên con đường xây dựng sự nghiệp của dân tộc ta đến ngày hôm nay.
Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng là hành trình nhìn lại dấu mốc lịch sử của dân tộc, ở đó có những cống hiến, những hy sinh tạo nên nền độc lập, hòa bình, phồn vinh, hạnh phúc.
Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm Di tích Quốc gia địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam sông Đốc, thị trấn sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau./.
Theo www.vietnamplus.vn">Cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau
Tổng thống Syria ra lệnh khẩn, dọa xóa sổ phiến quân nổi loạn
Thành Đạt
(Dân trí) - Tổng thống Syria Bashar Assad tuyên bố sẽ xóa sổ lực lượng nổi dậy đã phát động một cuộc tấn công ở phía bắc đất nước vào tuần trước.
Tổng thống Syria Bashar Assad (Ảnh: Reuters).
Trong một cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Abkhazia vào ngày 1/12, Tổng thống Bashar Assad tuyên bố lực lượng Syria "tiếp tục bảo vệ sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ" của đất nước.
"Chủ nghĩa khủng bố chỉ hiểu ngôn ngữ của vũ lực, đó là ngôn ngữ mà chúng ta sẽ phá vỡ và xóa sổ chúng, cùng với bất kỳ ai ủng hộ và tài trợ cho chúng", ông Assad tuyên bố.
Tổng thống Assad cho biết lực lượng quân sự Syria "có khả năng tấn công những kẻ khủng bố và những người ủng hộ chúng" với sự giúp đỡ từ các đồng minh của Syria.
Nhóm phiến quân Hayat Tahrir-al-Sham (HTS), trước đây được gọi là Jabhat al-Nusra, và các lực lượng dân quân đồng minh đã phát động một cuộc tấn công vào lãnh thổ do chính phủ kiểm soát ở miền bắc Syria vào ngày 27/11.
Cuộc tấn công chủ yếu nhắm vào các tỉnh Aleppo và Idlib, khi nhóm phiến quân tràn vào một số làng mạc và thị trấn trong khu vực trước khi tiến vào thành phố Aleppo hôm 28/11. Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria, đã nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ kể từ năm 2016.
Lực lượng vũ trang Syria, với sự yểm trợ của máy bay chiến đấu Nga đồn trú tại nước này, đã phát động một cuộc phản công vào ngày 27/11 và tham gia vào các cuộc giao tranh dữ dội với nhóm phiến quân để giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ.
Theo một nguồn tin quân sự, các lực lượng chính phủ đã ngăn chặn các chiến binh tiến vào thành phố Hama ở miền trung Syria. Họ cũng đã giành lại thành công một số thị trấn và làng mạc ở tỉnh Hama, bao gồm Suran, Halfaya, Qalat al-Madiq và Maardas.
Theo các kênh truyền thông Syria, gần 1.000 phiến quân đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh trong 3 ngày qua.
Trong một tuyên bố vào ngày 30/11, Bộ Tư lệnh Syria cho biết quân đội đã mất hàng chục quân nhân, nhưng lưu ý rằng các chiến binh HTS đã không thiết lập được các vị trí cố định máy bay chiến đấu Syria và Nga hiệp đồng tác chiến.
Không quân Nga đang tích cực hoạt động, yểm trợ cho quân đội Syria tiến lên. Nga cũng đang tấn công vào những nơi phiến quân tập trung tại một số khu vực khác.
Bộ Tư lệnh Syria tuyên bố, lực lượng vũ trang nước này và Nga đã tăng cường các cuộc tấn công chính xác vào các vị trí, đường di chuyển và đường tiếp tế của nhóm phiến quân đối lập đang tấn công miền bắc đất nước.
Bộ Tư lệnh Syria cũng cho biết cuộc tấn công của các chiến binh đã được "hỗ trợ bởi hàng nghìn đối tượng nước ngoài, vũ khí hạng nặng và một số lượng lớn máy bay không người lái".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Nga tiếp tục ủng hộ Tổng thống Syria Bashar Assad, giữ liên lạc với Damascus và phân tích tình hình ở nước này.
Syria từ lâu đã cáo buộc các quốc gia phương Tây và các đồng minh của họ trong khu vực hỗ trợ hoạt động của các nhóm phiến quân.
Theo RT">Tổng thống Syria ra lệnh khẩn, dọa xóa sổ phiến quân nổi loạn
Nhận định, soi kèo HNK Vukovar vs Rudes Zagreb, 21h00 ngày 19/2: Cơ hội leo đỉnh
Viettel phạt nặng 'bom tấn' Quế Ngọc Hải sau trận derby Hà Nội
Bầu Đức trả khoản nợ lớn, cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai tăng dựng đứng
Mai Chi
(Dân trí) - Chỉ trong vòng 1 tháng qua, HAG đã tăng xấp xỉ 49% và tăng tới 67% kể từ đầu tháng 11 đến nay. Bầu Đức thông báo đã thanh toán đủ 750 tỷ đồng cho Eximbank.
Thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với áp lực chốt lời trong phiên giao dịch sáng nay (13/12). Mở cửa tăng giá nhưng ngay sau đó, các chỉ số đồng loạt quay đầu suy giảm.
VN-Index tạm đóng cửa phiên sáng giảm 3,48 điểm tương ứng 0,31% còn 1.124,15 điểm; HNX-Index giảm 1,27 điểm tương ứng 0,55% còn 230,44 điểm và UPCoM-Index điều chỉnh nhẹ 0,07 điểm tương ứng 0,08% còn 85,28 điểm. Có 481 mã giảm giá trên cả 3 sàn với 15 mã giảm sàn, lấn át so với số mã tăng là 280 mã.
Thanh khoản đạt 320 triệu cổ phiếu tương ứng 7.166 tỷ đồng trên HoSE và 34 triệu cổ phiếu tương ứng 694 tỷ đồng trên HNX. Con số này trên sàn UPCoM là 22 triệu cổ phiếu tương ứng 223 tỷ đồng.
Top cổ phiếu giao dịch mạnh nhất phiên sáng 13/12 (Nguồn: VDSC).
Cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai có diễn biến đáng chú ý khi khớp lệnh dẫn đầu thị trường, đạt xấp xỉ 15,6 triệu cổ phiếu. Bất chấp thị trường điều chỉnh, HAG vẫn giữ được nhịp tăng giá, tăng mạnh 2,3% lên 13.400 đồng, là mức giá cao nhất của HAG trong vòng 1 năm trở lại đây.
Trước đó, HAG đã tăng trần trong phiên 11/12 và tiếp tục tăng thêm 0,77% ở phiên 12/12 với khối lượng giao dịch ở mức cao.
Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu HAG ghi nhận mức tăng xấp xỉ 49% chỉ sau 1 tháng và tăng tới 67% so với thời điểm đầu tháng 11.
Diễn biến giá cổ phiếu HAG từ đầu năm (Nguồn: Tradingview).
Trong cập nhật mới nhất từ phía công ty ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), vào ngày 12/12, Công ty cổ phần chăn nuôi Gia Lai - một công ty con của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã thanh toán đủ số tiền 750 tỷ đồng choEximbank. Số tiền này bao gồm toàn bộ khoản nợ gốc gần 587 tỷ đồng và một phần lãi trong hạn hơn 163 tỷ đồng.
Giao dịch trên nhằm tất toán khoản vay theo các hợp đồng tín dụng đã ký với Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản (Eximbank AMC) hồi tháng 8, tháng 9/2014. Theo đó, tổng số tiền lãi được miễn giảm là 1.424,8 tỷ đồng (bao gồm một phần lãi trong hạn, toàn bộ lãi quá hạn và tiền phạt chậm trả lãi).
Trong khi HAG tăng giá mạnh thì cùng nhóm cổ phiếu thực phẩm và đồ uống, IDI, BBC, ASM, DBC, FMC, LSS, ANV, HSL, BAF sáng nay đều điều chỉnh. Nhà đầu tư thực hiện chốt lời để bảo toàn thành quả.
Cổ phiếu ngân hàng, dịch vụ tài chính, bất động sản phần lớn điều chỉnh nhẹ. Tại nhóm Vingroup, VIC và VRE giảm phần nào ảnh hưởng đến thị trường chung: VIC giảm 0,8%; VRE giảm 1,1%; tuy vậy, VHM vẫn đạt được mức tăng 0,7%.
">Bầu Đức trả khoản nợ lớn, cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai tăng dựng đứng
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Singapore luôn đoàn kết, hướng về đất nước, là cầu nối quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Singapore.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Singapore (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều tối 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.
Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cho biết, cộng đồng người Việt Nam tại Singapore hiện có hơn 25.000 người. Bà con tuân thủ tốt luật pháp của nước sở tại, thực sự là cầu nối giữa nhân dân hai nước và được phía Singapore đánh giá cao.
Đại sứ quán đã phối hợp chặt chẽ với Ban Liên lạc cộng đồng và Hội Sinh viên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cho bà con như tổ chức lễ hội gói bánh chưng, Tết Trung thu, tham gia ngày hội quốc tế những người di cư…
Đại sứ quán cũng phối hợp với Ban Liên lạc cung cấp thông tin để những anh em lao động tránh những rắc rối về pháp lý với chính quyền sở tại. Nhân dịp Tết cổ truyền, Đại sứ quán đã phối hợp với Ban Liên lạc đi thăm, tặng quà những công nhân, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê ăn Tết…
Tại cuộc gặp gỡ, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) chia sẻ niềm vui và xúc động khi đất nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; bày tỏ đồng tình cao về tính cấp thiết cần tiến hành cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động thực sự hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Minh Khương cũng đánh giá rất cao bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt để đất nước bước vào kỷ nguyên mới; đánh giá cao những đổi mới của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, đặc biệt là những đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật theo hướng ngắn gọn, luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa những nội dung của nghị định và thông tư.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Minh Khương và đại diện hội đoàn, bà con cộng đồng đều bày tỏ niềm tin và kỳ vọng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, những chủ trương, định hướng phát triển Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc sẽ sớm trở thành hiện thực, tạo ra bước phát triển đột phá, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến xa hơn nữa trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện các hội đoàn, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore; nhấn mạnh, chuyến thăm lần này của Đoàn nhằm thúc đẩy nâng cấp quan hệ song phương Việt Nam - Singapore lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện trong năm 2025, thời điểm quan trọng khi Việt Nam kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 95 năm Ngày thành lập Đảng, 50 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước và Singapore kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập nước.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Singapore thời gian qua giữ được đà phát triển ổn định. Lĩnh vực kinh tế, thương mại là điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước.
Singapore là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam trong ASEAN. Với khoảng 3.800 dự án, tổng vốn đầu tư lũy kế hơn 81 tỷ USD, Singapore hiện đứng thứ 2/145 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Đáng chú ý, 18 Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại 13 tỉnh, thành của Việt Nam được xem là biểu tượng hợp tác kinh tế thành công giữa hai nước. Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác như: giáo dục - đào tạo, lao động,… cũng được đẩy mạnh.
Thông tin với bà con một số nét chính về tình hình trong nước, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, mặc dù năm 2024 đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những thiệt hại nặng nề về người và tài sản do cơn bão số 3 (tên quốc tế là bão Yagi) gây ra nhưng kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, an sinh xã hội được bảo đảm.
Tăng trưởng GDP ước cả năm đạt 7%, 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt. Công tác đối ngoại được tăng cường. Vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được quan tâm, không có vùng cấm. Hiện nay, đất nước tích cực chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội lần thứ XIV của Đảng, cũng là thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Về hoạt động của Quốc hội, Quốc hội Việt Nam vừa kết thúc Kỳ họp thứ 8. Đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp rất lớn, thông qua 18 luật, 21 Nghị quyết và cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng thảo luận, quyết định nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; thông qua các báo cáo giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2024 và quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Điểm mới tại kỳ họp lần này, Quốc hội xây dựng ban hành luật ngắn gọn, quy định những nội dung đúng thẩm quyền, đảm bảo tính ổn định của luật, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng chuyển từ thiên về quản lý sang khuyến khích sáng tạo, khơi thông, phát huy các nguồn lực để phát triển, tập trung tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Singapore luôn đoàn kết, hướng về đất nước, đồng thời là cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Singapore, Chủ tịch Quốc hội khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là luôn quan tâm, chăm lo tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam.
Triển khai Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, Quốc hội, Chính phủ đang hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý liên quan theo hướng tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt, kể cả các thế hệ thứ hai, thứ ba gắn bó chặt chẽ hơn nữa với quê hương, trở về nước sinh sống, làm việc, kinh doanh (như chính sách miễn thị thực, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Căn cước…)
Theo Luật Căn cước (năm 2023), mọi công dân Việt Nam đều được cấp căn cước, không phân biệt là người đó sinh sống trong nước Việt Nam hay định cư ở nước ngoài.
Trong Luật Đất đai sửa đổi (năm 2024), người Việt Nam định cư nước ngoài đã được mở rộng quyền sử dụng đất, quy định chính sách đất đai đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam giống như cá nhân trong nước.
Tháng Tư vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến nhất trí với chủ trương và nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2019/NĐ-CP ngày 23/01/2019 quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài để bảo đảm chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Biểu dương nỗ lực của Đại sứ, tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã nỗ lực, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Đảng, Nhà nước và Quốc hội luôn dành sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoạt động hiệu quả, góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại sứ và tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động tại Singapore.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Singapore, trong đó có quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Singapore, hướng tới nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện trong thời gian tới./.
Theo www.vietnamplus.vn">Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore