您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Mumbai City, 21h00 ngày 19/2: Khó giữ thứ hạng
NEWS2025-02-22 02:30:49【Thể thao】7人已围观
简介 Pha lê - 18/02/2025 17:44 Nhận định bóng đá g giá sh 2020giá sh 2020、、
很赞哦!(33)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Duhok vs Dhofar, 22h59 ngày 19/2: Không còn động lực
- Mặc màu xám đẳng cấp như fashionista
- Xe điện Trung Quốc 2024: Nhiều thách thức đe dọa kỳ tích 2023
- Nam thần Song Kang và dàn sao 'Thế giới ma quái 2' chào độc giả VietNamNet
- Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2: Nỗi buồn tiếp diễn
- Văn học thiếu nhi cần thêm rất nhiều đối tượng sáng tác
- Triệu phú nghỉ hưu tuổi 35 khuyên giới trẻ làm ngay 5 điều sau
- Dân đi ô tô phấn khởi vì xe không cần 'về zin' vẫn được đăng kiểm
- Nhận định, soi kèo Duhok vs Dhofar, 22h59 ngày 19/2: Không còn động lực
- Vứt quà quê của mẹ vào thùng rác, chàng rể hối hận nghe câu nói của vợ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Union Magdalena vs Millonarios, 6h30 ngày 21/2: Nối mạch bất bại
Trong đó, sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước tháng 12 ước đạt 38.600 chiếc, tăng 4,1% so với tháng 11 (với 37.100 chiếc) và tăng tới 18,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp có mức tăng trưởng dương và là tháng có sản lượng cao nhất trong năm 2023.
Tuy nhiên, cộng dồn cả năm 2023, tổng sản lượng xe ô tô được các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ ước đạt 347.400 chiếc, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Các hãng xe trong nước tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 12 để đủ nguồn cung cho đợt cao điểm cuối năm. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Ngược lại với xu hướng tăng nhanh của xe sản xuất, lắp ráp trong nước, lượng xe nhập khẩu lại có chiều hướng đi xuống trong 2 tháng cuối năm. Số liệu từ báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, số lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tháng 12 ước đạt 6.500 xe với tổng giá trị kim ngạch 165 triệu USD. Giá trị trung bình của xe nhập khẩu trong tháng 12 là 25.384 USD/xe (hơn 610 triệu đồng/xe).
So với con số 7.508 chiếc và giá trị kim ngạch 192,81 triệu USD của tháng 11 (theo báo cáo của Tổng cục Hải quan), xe nhập khẩu tháng 12 đã giảm mạnh tới 13,5% về lượng và 14,4% về giá trị. So với cùng kỳ năm 2022, số lượng xe nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 12 giảm mạnh tới 70,7% về lượng và giảm 62,4% về giá trị.
Xe nhập khẩu chỉ chiếm 14,4% trong cơ cấu nguồn cung xe mới của tháng 12. (Ảnh: Hoàng Hà) Tổng cộng lũy kế 12 tháng qua, ước tính đã có 117.778 chiếc ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam với tổng giá trị kim ngạch đạt 2,819 tỷ USD, giảm 32,2% về lượng và giảm 26,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Về nguồn gốc, Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc vẫn là 3 quốc gia được Việt Nam nhập khẩu ô tô nhiều nhất.
Về cơ cấu nguồn cung có thể thấy, ô tô lắp ráp trong nước tháng 12 chiếm tới 85,6%, ô tô nhập ngoại chỉ chiếm 14,4%. Tính chung cả năm 2023, ô tô trong nước chiếm 74,7%, ô tô nhập khẩu chiếm 25,3% sản lượng xe mới cung cấp cho của toàn thị trường.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cuối năm, thị trường ô tô Việt đón "bão" giá giảm sập sànTháng 12 là tháng cuối cùng chính sách giảm 50% phí trước bạ của Chính phủ được áp dụng. Cùng đó, giá xe đang có chiều hướng tiếp tục giảm sâu sẽ là cơ hội để người tiêu dùng mua xe được hưởng ưu đãi kép.">Tháng 12, ô tô sản xuất trong nước tăng áp đảo, xe nhập khẩu tụt dốc mạnh
Số thành viên của hội Từ thiện đêm hiện hơn 11.000 người, trong đó có 30 - 40 thành viên thường trực tích cực hoạt động. Trần Minh Quân (SN 1992, Hà Nội) trưởng nhóm Từ thiện đêm cho biết: “Hiện nay số người lang thang xin đồ từ thiện tăng lên nhiều so với trước kia. Các hội nhóm từ thiện cũng rầm rộ hoạt động. Một số người coi đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập, giả mạo người vô gia cư lợi dụng lòng thương của các nhà hảo tâm”.
Biệt đội Spy team nhiệt tình "can" người khác làm từ thiện
Để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, hội Từ thiện đêm đã thành lập biệt đội "Spy team". Đội âm thầm theo chân những người vô gia cư, xác minh ai thực sự là người có hoàn cảnh khó khăn để đưa vào danh sách nhận hỗ trợ của hội.
"Quá trình 10 năm làm thiện nguyện, việc xác minh người thật người giả mới là điều khó khăn, tốn rất nhiều thời gian và công sức của đội” - hội trưởng 9X tâm sự.
Có nhiều nhóm đi tặng quà từ thiện không phân biệt được người vô gia cư thật giả, vì thế nhóm của Quân lại làm thêm một công việc tưởng chừng rất vô lý: ngăn cản các đội từ thiện cho quà đối tượng giả mạo.
Hàng đêm, các thành viên hội đi tới điểm người vô gia cư hay tụ tập. Một số thành viên cầm theo những tấm bìa các tông ghi nội dung “vô gia cư giả, xin hãy trao lòng tốt của bạn đúng người”; “Vô gia cư giả, xin đừng tiếp tay”… để nhắc nhở các nhóm từ thiện khác. Nhiều nhóm thấy cảnh báo như vậy cũng không phát quà cho những đối tượng giả mạo nữa.
Bất chấp nguy hiểm, các thành viên vẫn miệt mài truyền tải thông điệp cảnh báo người vô gia cư giả
Hành động này gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ những kẻ mạo danh người vô gia cư. Nhiều clip ghi lại hình ảnh mâu thuẫn, xô xát giữa hội Từ thiện đêm và nhóm giả mạo được chia sẻ lên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của cộng đồng. Khi ấy, biệt đội Spy team lại phải hoạt động tích cực để bảo vệ đồng đội và cả những người vô gia cư khác.
“Chỉ cần những kẻ mạo danh ấy đứng một, hai tuần mà không xin được đồ từ thiện, tự khắc họ sẽ giải tán” - Quân nói.
Ngôi nhà chung cho người vô gia cư
Xem clip trên ai cũng nghĩ đây là hình ảnh của một đại gia đình hạnh phúc. Thực tế, những người cao tuổi trong clip này vốn là người vô gia cư được hội Từ thiện đêm đưa về sống chung dưới một mái nhà.
Từ năm 2020, hội Từ thiện đêm thành lập ngôi nhà chung dành cho người vô gia cư. Sau khi được đội Spy xác minh, hội sẽ mời người có hoàn cảnh đặc biệt vào sống tại đây.
Ngoài trả tiền thuê nhà trọ, cung cấp đồ dùng sinh hoạt, hội còn trợ cấp mỗi người 500.000 đồng/tháng với điều kiện: không được tiếp tục đi xin tiền. Hàng ngày, những người này sẽ tự đi làm kiếm sống bằng cách nhặt ve chai, đi rửa bát, làm thuê…, phù hợp với sức lao động của họ.
Trong 2 năm, hội đã hỗ trợ giúp 15 người vô gia cư có nhà. Tuy nhiên, đến đầu năm 2023 chỉ còn 7 người đang sống trong nhà chung.
“Có những người thích sống ở vỉa hè, thích ngồi một chỗ xin đồ từ thiện chứ không muốn đi làm. Hoặc có những người khi về nhà chung họ lại cờ bạc, uống rượu… Những người không chịu vươn lên, lười lao động đó đều bị mời ra khỏi nhà chung”, Quân giải thích.
Nhờ mạnh thường quân, những người vô gia cư đã có một mái nhà chung. Họ sống an toàn, vui vẻ cùng nhau như một gia đình. Mỗi mảnh đời trong ngôi nhà chung đều là một câu chuyện cảm động về cuộc đời phiêu bạt.
Ông H. đã hơn 80 tuổi, quê Hưng Yên. Ông phiêu bạt khắp nơi từ khi mới 12 tuổi, nhặt rác sinh sống qua ngày. Khi về già, ông bám trụ vỉa hè trước nhà tang lễ Trần Thánh Tông. Tháng 4/2020, không may ông H. bị tai nạn chấn thương sọ não. Hội Từ thiện đêm hỗ trợ viện phí giúp ông điều trị và đưa về nhà chung sinh sống. “Tuổi cao sức yếu, ông H. vẫn đi nhặt rác kiếm sống. Nhóm tự nhận trách nhiệm trợ giúp ông suốt đời”, Quân nói.
Ông Q. vốn có nhà tại Hà Nội. Thế nhưng sau khi sang tên cho con cháu, ông bị đuổi ra đường, trở thành người vô gia cư. Lang thang gần 10 năm nay, hiện hơn 80 tuổi, ông được nhóm đưa vào nhà chung sinh sống.
"Còn nhiều người vô gia cư có hoàn cảnh khó khăn đang ngày đêm cảnh màn trời chiếu đất, nhưng với sức và lực có hạn, nhóm chúng tôi mới giúp đỡ được số ít như vậy", Quân nói.
Ảnh, clip: Nhân vật cung cấp
">Nhóm bạn trẻ 'vạch trần' người vô gia cư giả, xây nhà chung cho phận khốn khó
Gia đình anh Nguyễn Xuân Quang hiện cung cấp ra thị trường 27 tấn đông trùng hạ thảo tươi và 300kg nấm khô (Ảnh: Minh Hậu).
Theo anh Quang, việc phát triển nấm đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm vào năm 2013 còn khá mới lạ ở Đà Lạt. Mặc dù nấm phát triển tốt và có tính dược liệu cao, sản phẩm lại không có người mua.
Không thể phát triển thị trường, gia đình anh Quang lâm vào cảnh khó khăn, việc khởi nghiệp với đông trùng hạ thảo phải tạm ngưng sau hơn một năm.
"Sau khi đóng cửa nhà xưởng, tôi phải làm nhiều việc khác để kiếm sống. Mãi đến năm 2019, khi thị trường nấm đông trùng hạ thảo có tiến triển, tôi trở lại hùn vốn cùng người bạn để tiếp tục sản xuất," anh Quang chia sẻ.
1.000m2nhà xưởng được anh Quang chia thành nhiều phân khu khác nhau, bao gồm phòng thí nghiệm, cấy phôi nấm, ủ, khu nuôi dưỡng và sơ chế, đóng gói. Phôi nấm được cấy lên giá thể làm từ gạo lứt, sau đó chuyển qua phòng ủ. Khi nấm bắt đầu phát triển, các giá thể được chuyển qua khu nuôi dưỡng để chiếu sáng, kích thích sự sinh trưởng.
Nấm đông trùng hạ thảo trên giá thể gạo lứt được sản xuất tại xưởng (Ảnh: Minh Hậu).
"Ở mỗi công đoạn đều phải thực hiện tỉ mỉ theo dõi sát về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Thông thường, sau 90 ngày nấm đông trùng hạ thảo cho thu hoạch", anh Quang chia sẻ.
Hiện nay, ngoài việc sản xuất đông trùng hạ thảo trên giá thể gạo lứt, gia đình anh Quang còn sản xuất đông trùng hạ thảo nhộng tằm. Để tạo ra sản phẩm này, chủ cơ sở tuyển chọn nhộng tằm to, khỏe để cấy phôi nấm.
Quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo nhộng tằm kéo dài 90-120 ngày. Sau thời gian này, sản phẩm đạt chất lượng sẽ được gia đình anh Quang tuyển chọn, chuyển qua khâu sấy khô, đóng gói để bán ra thị trường.
"Sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo nhộng tằm sấy khô là hàng cao cấp nên có giá 80-100 triệu đồng/kg", anh Quang chia sẻ.
Nấm đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm có giá từ 80-100 triệu đồng/kg (Ảnh: Minh Hậu).
Hiện nay, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Xuân Quang sản xuất và cung cấp cho thị trường khoảng 27 tấn đông trùng hạ thảo tươi; 300kg nấm khô với mức giá dao động 30-35 triệu đồng/kg; 100kg nấm đông trùng hạ thảo nhộng tằm.
Ông Phạm Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, mô hình sản xuất đông trùng hạ thảo của gia đình anh Nguyễn Xuân Quang mang lại giá trị kinh tế cao, địa phương khuyến khích nhân rộng. Thời gian qua, chi cục đã hướng dẫn và hỗ trợ chủ cơ sở tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và hiện nay, các sản phẩm của gia đình anh Quang đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao.
Với mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Xuân Quang có nguồn thu nhập ổn định. Cơ sở sản xuất nấm cũng tạo công ăn việc làm cho 8 lao động với mức lương 7,5-10 triệu đồng/tháng.
">Nghỉ việc công ty về nhà khởi nghiệp, người đàn ông đổi đời
Nhận định, soi kèo Beitar Jerusalem vs Hapoel Jerusalem, 18h30 ngày 21/2: Trái đắng xa nhà
Bà mẹ nhận cái kết ngọt ngào sau hành trình tìm con đầy gian nan Năm 2021, chị Linh đến khám tại một bệnh viện lớn, bị bác sĩ chẩn đoán buồng trứng đa nang, vòi trứng thông hạn chế.
“Bác sĩ nói, trường hợp của mình vẫn có thể mang thai tự nhiên nhưng không thể biết chắc là khi nào, muốn nhanh hơn thì có thể làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Mong ngóng con từng ngày, mình quyết định làm IVF luôn”, người phụ nữ sinh năm 1991 kể.
Ngay trong lần đầu chuyển phôi, chị Linh đã đậu một thai. Nhưng sau đó, chị bị nghén và ra máu suốt thai kỳ. Đến tuần thai thứ 23, chị xuất hiện cơn gò, vừa đến viện là vỡ ối, em bé sinh non nên không giữ được.
“Lúc ấy, mình rơi vào trạng thái thất vọng, trầm cảm, có khoảng thời gian phát điên”, Linh tâm sự.
Lần làm IVF đầu tiên, chị Linh chi hơn 100 triệu đồng. Mất tiền, mất sức vẫn không tìm được con, chị chán nản nhưng không tuyệt vọng. Nghỉ ngơi dưỡng sức một thời gian, chị tiếp tục làm IVF lần hai vào năm 2022.
Linh thừa nhận, lần này chị chuẩn bị tốt cả về sức khỏe lẫn kinh tế nhưng không kỳ vọng quá nhiều. Lần mất con trước đó khiến chị ám ảnh, sợ hãi một lần nữa phải trải qua cảm giác đó. Chị làm IVF với tâm thế: “Còn phôi thì chuyển nốt”.
Linh tiến hành chuyển 2 phôi lần hai rồi nằm tĩnh dưỡng tại nhà. Khi kiểm tra kết quả beta, chị đã đậu thai.
Ngày thứ 14 sau khi chuyển phôi, Linh đi siêu âm thì thấy có một túi thai. Chị lo lắng túi thai có kích thước nhỏ hơn so với chỉ số beta, sợ thai chậm phát triển.
Một tuần sau, chị Linh đi siêu âm tiếp, bác sĩ thông báo có 2 túi thai. Chị hạnh phúc vỡ òa khi mình “đậu” 2 con. Dẫu bác sĩ cảnh báo nguy hiểm bởi từng sinh non, chị vẫn quyết tâm giữ lại.
Thái Linh từng đau khổ khi mất con ở tuần thứ 23 “Lần siêu âm kế tiếp, bác sĩ lại thông báo trong 2 phôi có 1 phôi sinh đôi. Mình đậu 3 bạn và cả 3 đều đã có tim thai. Mình không vui sướng nữa mà chuyển sang lo lắng bởi lẽ, sinh 3 cực kỳ nguy hiểm, mình lại có tiền sử sinh non, vốn chỉ giữ một con thôi đã khó”, Linh kể.
Bác sĩ đưa ra phương án bỏ bớt thai, hoặc giảm phôi 1 thai hoặc giảm phôi 2 thai. Linh hỏi: “Nếu em muốn giữ cả thì sao?”. Bác sĩ trả lời: “Một là em được hết, hai là em mất cả 3 con”.
Bác sĩ cho Linh 1 tuần suy nghĩ. Một tuần đó, chị khó chợp mắt. Với hoàn cảnh của người mẹ mong con nhiều năm, lại từng mất con ở tuần thai thứ 23, chị không biết lựa chọn sao cho đúng.
Vào ngày quyết định, nghe thấy tiếng tim thai của cả 3 con, Linh quyết tâm giữ lại tất cả. Bác sĩ yêu cầu chị viết cam kết chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình, kèm theo lời khuyên nhủ: “Sẽ khó khăn lắm đấy nhưng quyết định rồi thì phải giữ tinh thần thép để đối mặt với nhiều nguy cơ”.
Hạnh phúc vỡ òa khi đón 3 con khỏe mạnh chào đời
Tháng ngày sau đó là hành trình giữ tam thai đầy gian nan của bà mẹ trẻ. Chị bị nghén nặng đến tam cá nguyệt thứ hai, gần như nằm suốt cả thai kỳ, mọi sinh hoạt từ tắm gội đến ăn uống đều nhờ mẹ đẻ hỗ trợ.
Chị Linh sinh mổ chủ động ở tuần thai 34 Đến tuần thai thứ 14, chị Linh được chỉ định khâu cổ tử cung để giữ thai. Sang tuần thứ 15, chị bị ra máu ồ ạt, phải đến Bệnh viện Phụ sản Hải Dương cấp cứu.
“Bác sĩ sau khi thăm khám liên tục nói ca này khó quá, máu ra nhiều, thai còn nhỏ, tiên lượng khó giữ. Mình phải chuyển gấp lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Quãng đường chuyển viện có lẽ là quãng đường dài nhất mình từng đi, dọc đường chỉ biết cầu mong con ở lại. Lên đến viện, mình vẫn bị ra máu không ngừng, bác sĩ không tìm ra nguyên nhân chảy máu bởi khi siêu âm, các bé vẫn bình thường”, chị Linh kể lại.
Đến giờ, chị vẫn nhớ như in từng cái lắc đầu, từng lời cảnh báo của bác sĩ. Bản thân chị chỉ nghĩ: “Không sao, mình chết cũng được, chỉ cần giữ được con”.
Bác sĩ chẩn đoán, chị bị rỉ ối ở tuần thai 15 và đưa ra hai phương án: Hoặc đình chỉ thai, hoặc ký giấy giữ tiếp, giữ được ngày nào hay ngày đó. Bác sĩ liên tục cảnh báo, trường hợp của chị dễ bị nhiễm trùng thai hoặc lên cơn gò không kiểm soát, có thể vỡ cổ tử cung, nguy hiểm tính mạng. Dù được khuyên đình chỉ thai để đảm bảo an toàn cho mẹ, chị Linh vẫn quyết tâm xin ký giấy giữ thai.
“Mình ở lại viện theo dõi, tiêm thuốc nội tiết và kháng sinh tránh nhiễm trùng ối. Mình không nhớ nổi cả thai kỳ đã tiêm bao nhiêu mũi, đến nỗi y tá không lấy được ven để tiêm. Máu thì vẫn không ngừng ra, mình ám ảnh đến độ không dám đi vệ sinh”, chị Linh kể.
Chị không có một giấc ngủ yên vì sợ chuyện không hay sẽ xảy ra trong lúc ngủ. Cố gắng đến tuần thai 17, chị được bác sĩ cho xuất viện vì trạng đã ổn hơn. Về nhà được 3 ngày chị lại bị ra máu, rồi được chẩn đoán cổ tử cung tụt, dễ gây sinh non. Chị cố gắng từng ngày, mong có thể giữ con đến mốc 28 tuần.
Rồi mẹ con chị cũng chạm đến mốc 33 tuần. Linh lại đối mặt với nguy cơ sẽ mất cả 3 bé vì một trong 3 bé bị suy thai.
“Mình xin bác sĩ cho mổ chủ động bởi cứ để con trong bụng không biết thế nào. Cố gắng đến tuần 33 rồi mà mất con thì mình không sống nổi. Đến tuần 34, bác sĩ hẹn mình đến làm hồ sơ sinh, chờ có cơn gò thì đẻ. Nào ngờ lúc ấy mình đã mở 2 phân, vậy là đẻ luôn”, Linh chia sẻ.
Trước khi vào phòng mổ, Linh nghe mẹ dặn dò: “Chỉ cần nghe đủ 3 tiếng khóc là các con khỏe mạnh”. Dù buồn ngủ do gây tê, chị vẫn cố gắng giữ tỉnh táo ngóng tiếng khóc của con.
Linh mãn nguyện khi được làm mẹ Tiếng khóc đầu tiên cất lên, Linh vẫn ngỡ đó là con của sản phụ bên cạnh. Cho đến lúc bác sĩ thông báo: “Bé thứ nhất cân nặng 1,8kg...”, chị mới bừng tỉnh là bản thân đang lâm bồn. Nghe đủ 3 tiếng khóc, biết rõ cân nặng của từng người con, chị lịm đi.
3 em bé của chị Linh lần lượt là SuBon, SuBeo, SuRi với cân nặng 1,8kg, 1,9kg, 2,1kg. Con nằm phòng sơ sinh, mẹ nằm phòng hồi sức, 1 tuần sau đó, mẹ con chị được gặp mặt và trở về nhà. Hành trình giữ con của Linh sau bao gian khổ, cuối cùng cũng thành công cán đích.
Chi phí cho lần IVF đầu tiên của chị Linh là hơn 100 triệu đồng, chưa kể tiền thuốc men, viện phí. Chi phí của lần IVF thứ hai và hành trình giữ 3 con, chị không thể đong đếm, cũng không bận tâm. Điều duy nhất chị mong muốn là 3 con khỏe mạnh chào đời.
Cùng lúc chăm sóc 3 đứa trẻ sơ sinh, cuộc sống của Linh xoay như chong chóng. Thế nhưng, chị không nói quá nhiều đến nỗi vất vả, những lúc bù đầu vì cho con ăn, dỗ con ngủ, nựng con khóc...
Chị chỉ nhớ đến khoảnh khắc hạnh phúc, bình yên khi ngắm con ngủ, ngắm con cười. Với Linh, chỉ cần được làm mẹ đã là hạnh phúc và mãn nguyện. Chị thấy bản thân may mắn khi các con đã chọn mình.
Hiện tại, 3 em bé của Linh đã tròn 1 tuổi. Dù sinh non nhưng mốc phát triển của các con đều bình thường như các bé đủ ngày đủ tháng. Thậm chí, 3 em bé còn biết đi sớm hơn bạn bè cùng lứa tuổi.
Các con là động lực để chị Linh cố gắng mỗi ngày. Những lúc yếu lòng trước sóng gió cuộc đời, chỉ cần nhìn con chị lại mạnh mẽ hơn.
“Mọi người vẫn nói “nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình”. Làm mẹ giúp mình trưởng thành hơn. Giờ đây, mình chỉ mong bản thân có nhiều sức khỏe, có kinh tế để cùng các con vẽ lên một tuổi thơ thật đẹp, một cuộc đời bình an”, chị Linh tâm sự.
Thanh Minh
Hận chồng ngoại tình lúc mang thai, vợ trút giận lên con gái nhỏ
Cho rằng chồng ngoại tình vì mình bận mang thai khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ, mỗi khi không vui chị Q. lại trút giận lên cô con gái nhỏ bằng những lời mắng nhiếc, trận đòn roi.">Hạnh phúc vỡ oà của người mẹ mang thai 3 trong tình cảnh ngặt nghèo
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: TC Tại tòa, đại diện Ngân hàng SCB thừa nhận dự án 6A hiện không dùng để đảm bảo cho khoản vay nào của bị cáo Trương Mỹ Lan hay nhóm Vạn Thịnh Phát. Về 5.000 tỷ đồng mà bị cáo Lan nộp để tăng vốn điều lệ, đại diện Ngân hàng SCB cho biết sẽ trả lời HĐXX bằng văn bản.
Về nguồn gốc dự án 6A, trả lời HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết dự án này rộng 26ha, thuộc của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát từ hơn mười năm trước và đã thực hiện đền bù gần hết, chỉ còn lại 3-4% chưa đền bù xong.
“Bị cáo không muốn cắt ra để bán vì khu Trung Sơn này rất đẹp, về mặt pháp lý làm cũng gần xong rồi. Dự án này có nhiều doanh nghiệp muốn chuyển nhượng với giá 60.000 tỷ đồng nhưng bị cáo không đồng ý. Đến thời điểm bị cáo gần bị bắt, có doanh nghiệp tiếp tục đề nghị chuyển nhượng lại cho họ với giá 40.000 tỷ đồng” - bị cáo Lan cho hay.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: TC Bị cáo Lan khẳng định dự án 6A hoàn toàn không liên quan gì tới Ngân hàng SCB và đề nghị dùng dự án này nhập vào 658 tài sản dùng để khắc phục hậu quả.
Bên cạnh đó, bị cáo Lan cho biết trong số 658 mã tài sản tự nguyện dùng để khắc phục hậu quả có dự án cảng Sài Gòn và "siêu dự án" Amigo. Theo bị cáo, những tài sản đó nếu được phát triển đúng thời điểm và kịp thời thì sẽ mang về không dưới 200.000 tỷ đồng.
Khi đại diện VKS đặt câu hỏi về440 mã tài sản (nằm trong 1.121 mã tài sản đang bị kê biên) trên sổ sách có giá trị khoảng 620.000 tỷ đồng nhưng trên thực tế là bao nhiêu, bà Lan trả lời: “Theo kinh nghiệm bị cáo thì được trên 100.000 tỷ đồng”.
Về tình tiết giảm nhẹ mới, ngoài việc có nhiều đóng góp trong việc làm thiện nguyện, bà Lan cho biết gần đây có 2.000 đơn của người xin giảm nhẹ cho mình. Vì vậy, bị cáo Lan mong HĐXX xem xét cho bà được hưởng khoan hồng.
Sau khi kết thúc phần xét hỏi bổ sung, đại diện VKS đề nghị HĐXX tạm dừng phiên tòa để VKS đưa ra kết luận về vụ án. Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm dừng phiên tòa tới ngày 15/11.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu cục trưởng thanh tra ‘bị cáo đã mất tất cả’
Nhận 5,2 triệu USD để bỏ qua sai phạm của Ngân hàng SCB, cựu Cục trưởng thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước tỏ ra hối hận nói: “Tội lỗi của bị cáo gây ra đã phải trả giá, bị cáo gần như mất hết tất cả”.">Bà Trương Mỹ Lan: ‘2.000 người làm đơn xin giảm nhẹ cho bị cáo’
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: "Ngày 24/7 tới, các cơ quan liên quan sẽ có một cuộc họp về đêm diễn của ban nhạc BlackPink để đảm bảo cho các khâu từ chất lượng nghệ thuật, an ninh, an toàn... Việc có huỷ show hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hôm họp tới mới đưa ra quyết định".
Nhóm nhạc BlackPink. Ngày 20/7, BTC concert Born Pink của BlackPink tại Việt Nam lên tiếng về danh sách biểu diễn của 4 cô gái trong hai đêm diễn tại Việt Nam. BTC trích lại thông báo của YG Entertainment hôm 4/7: “Danh mục các bài hát được lan truyền trên mạng là không chính xác. Chương trình sẽ được diễn ra với quy mô tương tự như toàn bộ các buổi biểu diễn khác trong hành trình lưu diễn Born Pinktrên toàn cầu”.
Ngoài ra, BTC khẳng định các thành viên BlackPink sẽ solo. Jisoo diễn Flower, Jennie trình bày You & Me, Rosé tỏa sáng với Gone & On the ground và Lisa thể hiện Money và Lalisa. Những bản phối tại Lễ hội âm nhạc Coachella cũng được mang đến concert ở Mỹ Đình, Hà Nội.
Trước đó, BTC thông báo đã tập hợp đội ngũ các chuyên gia quốc tế hàng đầu đến từ Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Singapore và Thái Lan để cùng với những chuyên gia Việt Nam đảm bảo làm chủ khối lượng thiết bị khổng lồ với 80% được nhập từ nước ngoài với chất lượng cao nhất.
Hiện tại, nhà phân phối vé chưa công bố lượng vé đã bán ra.
BlackPink là nhóm nhạc nữ Hàn Quốc nổi tiếng toàn cầu, ra mắt từ năm 2016 gồm 4 thành viên là Jennie, Lisa, Jisoo và Rosé.
Sau 7 năm hoạt động, BlackPink vươn lên thành một trong những nhóm nhạc hàng đầu K-pop với nhiều bản hit như Ddu Du Ddu Du, How You Like That…
Ngoài âm nhạc, BlackPink còn nổi bật trong các hoạt động thời trang. Các thành viên của nhóm đều được chọn là gương mặt đại diện cho những thương hiệu danh tiếng toàn cầu.
Fan thuê 6 máy tính trong tiệm Internet để đặt vé BlackPink ở Hà NộiVé concert 'Born Pink' của BlackPink tại Hà Nội chính thức được mở bán 12h ngày 7/7, thu hút sự quan tâm của hàng trăm nghìn fan hâm mộ.">Cục NTBD lên tiếng về thông tin dừng concert BlackPink