您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Verstappen bảo vệ thành công ngôi vô địch F1
NEWS2025-02-07 22:31:43【Nhận định】2人已围观
简介Verstappen cũng rất ngỡ ngàng khi được thông báo rằng anh vô địch thế giới ngay trước giờ trao giải.lịch âm hôm.naylịch âm hôm.nay、、
Verstappen cũng rất ngỡ ngàng khi được thông báo rằng anh vô địch thế giới ngay trước giờ trao giải. Hai tình huống diễn ra ngay sau khi cuộc đua kết thúc đã giúp tay đua người Hà Lan lên ngôi sớm bốn chặng ngoài dự tính.
![Verstappen không tin khi được thông báo vô địch F1 2022](https://iv1cdn.vnecdn.net/thethao/images/web/2022/10/09/verstappen-khong-tin-khi-duoc-thong-bao-vo-dich-f1-2022-1665320561.jpg?ảovệthànhcôngngôivôđị<strong>lịch âm hôm.nay</strong>w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=HJBeGlvKA2O-2Go5sQxAsQ)
很赞哦!(44)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2: Derby của Chelsea
- Điều giản dị làm nên ‘Tết diệu kỳ’ của những mảnh đời kém may mắn
- Nhà kinh tế học viết về sự bình đẳng
- Chờ giao xe quá lâu, hãng tặng khách bộ ghép hình
- Nhận định, soi kèo Ludogorets Razgrad vs Botev Plovdiv, 22h59 ngày 4/2: Khẳng định vị thế số 1
- Bé gái bật khóc vì bị lân mini dọa
- Nissan N7
- Helene Việt Nhật Clinic
- Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2
- Cô gái nghỉ việc ở thành phố về quê sống cùng cha
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2: Tin vào Quỷ đỏ
Xem video: Bà cụ 40 năm nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo
Gánh ve chai nuôi người nghèo
Những ngày giáp Tết, má Cúc suy tư, ngồi một góc nhà lật giở những trang giấy ghi lại tên, địa chỉ người nghèo cần giúp đỡ. Ghi xong thiệp mời người nghèo đến nhận quà, má lại lục xem trong túi còn sót lại đồng nào hay không để bỏ vào những chú heo đất được đặt gọn gàng trên bàn làm việc.
"Má Cúc" là tên gọi thân thương của người dân phường 8 (Quận 3, TP.HCM) dành cho bà Nguyễn Thị Bạch Cúc (77 tuổi), người gần 40 năm nhặt ve chai, nuôi heo đất để giúp đỡ người nghèo.
Bà Cúc nói, tính bà hay thương người nên hay làm từ thiện. Sau này, khi công tác trong Hội phụ nữ phường, bà quyết định nuôi heo đất để có quỹ giúp người khó khăn. Để có tiền nuôi heo, bà đi nhặt ve chai.
“Lúc đó, thấy tôi đi nhặt ve chai, nhiều người bàn tán đủ kiểu. Họ nói tôi tôi làm bộ, ra vẻ, nói tôi con cái thành đạt mà giả nghèo giả khổ, làm xấu mặt con cái... nhưng tôi không buồn. Tôi tin từ từ rồi họ sẽ hiểu”, bà chia sẻ.
40 năm qua, “Má Cúc” nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo. Bà nói, “khi lưng còn thẳng”, bà một mình len lỏi trong các ngõ hẻm nhặt ve chai. Vài tuần, bà mới kết hợp với những người khác đi mua ve chai một lần. Sau này, lưng còng, bà đến từng nhà xin.
Cuối cùng, người dân địa phương cũng nhận thấy ý nghĩa nhân văn trong việc làm của bà. Thấy bà đã già cả vẫn tích cực làm việc thiện, người dân tự đem ve chai đến nhà cho bà. Bà chỉ việc phân loại ve chai, bán lấy tiền nuôi heo.
Bà Cúc kể, con heo đầu tiên bà nuôi ròng rã 1 năm trời. “Đập heo, tôi đếm được gần 50 triệu đồng. Số tiền này tôi trích ra gửi cho nhiều cơ quan đoàn thể để hỗ trợ gia đình khó khăn. Tôi cũng trích tiền từ con heo này để chăm lo cho người già neo đơn”, bà Cúc kể.
Bà nói, chứng kiến niềm hạnh phúc của mọi người khi được sự giúp đỡ từ mô hình nuôi heo đất, bà như “trẻ lại chục tuổi”. Thế là bà dồn hết tâm sức vào việc nuôi heo đất. Sức yếu, không thể một mình đi thu mua ve chai, bà chuẩn bị tủ bánh mì, đứng bán bánh trước ngõ.
Hiện nay, bà Cúc đang tiếp tục nuôi 2 con heo đất để làm quỹ giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi sáng, trên tủ bánh mì của bà luôn có một chú heo đất dán dòng chữ “Nuôi heo đất vì cộng đồng” để những ai có tấm lòng đều có thể chung tay, đóng góp. Bà nói: “Tôi đặt heo công khai như thế là để ai có tấm lòng cũng có thể bỏ tiền vào nuôi heo chung…”.
“Bây giờ, có nhiều người tốt lắm, ai cũng bỏ tiền vào heo, mấy em học sinh cũng đến ủng hộ nữa. Đặt heo ở vị trí công khai như thế cũng là cách để người khác học tập, nhân rộng mô hình”, bà Cúc nói thêm.
Thế nên, cho đến nay, dù không còn có thể đến từng nhà thu nhặt, bà vẫn duy trì việc bán ve chai để có tiền bỏ nuôi heo. Ngoài ra, bà luôn trích phần nhiều số tiền dưỡng già, tiền thưởng từ các hoạt động sôi nổi của mình trong hội phụ nữ… để chăm đàn heo đất.
Bà kể: “Thấy tôi làm việc vì người nghèo nhiều người cũng muốn chung tay nên tôi không nuôi heo lớn nữa mà mua nhiều heo đất nhỏ về nuôi. Khi khui heo, tôi đều mời các ban ngành đoàn thể trong khu phố, phường đến chứng kiến”.
Mỗi khi gửi quà cho người khó khăn, bà Cúc đều in thiệp mời, bỏ vào phong bì lịch sự, gửi đến từng hộ gia đình, cá nhân để mời họ đến nhận. “Nuôi nhiều con để con nào đầy thì đem đi ủng hộ người khó khăn, mái ấm, người nghèo… Mới đây, tôi cũng trích tiền từ heo đất để chuẩn bị quà Tết cho những người khó khăn tại khu phố”, bà Cúc kể thêm.
Cảm hóa đối tượng giang hồ, dân nghiện hút
Bà Cúc nói, suốt 40 năm qua, bà không nhớ được mình đã nuôi và cho đi bao nhiêu con heo đất. Bà chỉ biết, hễ thấy ai nghèo, ai khó khăn là trích tiền từ heo giúp đỡ. Hồi đó, bà trích tiền từ heo đất đem cho thanh niên, phụ nữ, học sinh, người già… Ai nghèo, ai khổ là bà cho.
Thế nên, nhiều lần bà bị kẻ xấu lợi dụng. Bà Cúc kể: “Hồi trước, ở đây có 2 mẹ con sống rất khổ. Thấy vậy, tôi trích tiền trong heo giúp đỡ. Thấy vậy, họ hay đến xin. Sau này, tôi tìm hiểu mới phát hiện, hai mẹ con lấy tiền từ heo của tôi đem đi đánh đề”.
Sau nhiều lần bị lợi dụng, bà Cúc cẩn thận hơn và luôn xác minh rõ ràng hoàn cảnh người cần được giúp đỡ. Bà tự liệt kê những gia đình, cá nhân cần giúp đỡ trong một cuốn tập sau đó tìm hiểu hoàn cảnh thật của những người này.
Bà Cúc xem lại danh sách những cá nhân, gia đình cần được hỗ trợ, giúp đỡ. Khi đã xác minh, bà in giấy mời thật đẹp bỏ trong phong bì lịch sự rồi gửi đến những người cần được hỗ trợ, mời họ đến nhận quà. “Tết này, tôi cũng có phần quà cho những người đã lên danh sách. Tôi đang viết thiệp mời rồi. Viết xong, tôi sẽ đem đi gửi và đợi ngày trao quà”, bà Cúc tâm sự.
Không chỉ chăm lo người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, bà Cúc còn nổi tiếng là người giỏi cảm hóa các đối tượng bất hảo tại địa phương. Gần nhà bà có một người vì nghiện ma túy mà nhiều lần làm chuyện phi pháp, vào tù ra tội triền miên.
Bà Cúc kể: “Nhiều lúc, anh ta nói với tôi rằng, muốn làm người tốt mà làm không được vì bị xã hội xa lánh. Tôi nghĩ không nên xa lánh người lỡ bước, đừng dồn họ vào con đường cùng”.
Bà Cúc “khoe” món quà từ Ban Tuyên giáo tặng. “Thế nên, hôm tòa xét xử, tôi xin được gặp, đưa cho anh ta ít quà rồi nói sau này ra tù cố gắng làm lại cuộc đời. Cuối cùng, mãn hạn tù, anh ta về gặp tôi vừa khóc vừa nói rằng sẽ cố gắng làm ăn, không dính đến ma túy nữa. Bây giờ, người này có việc làm và sống tốt rồi”, bà nói thêm.
Trong khi đó, cùng là “anh em xã hội” nhưng người tên Nh. lại có hoàn cảnh bi đát hơn. Vốn là dân anh chị, Nh. “ngồi tù nhiều hơn ở nhà” và có nhiều ân oán. Sau lần ngồi tù kéo dài, Nh. thất lạc hầu hết đàn em.
Bà Cúc chia sẻ: “Lúc chưa đi tù, Nh. đánh người ta nhiều quá nên khi được thả bị người ta bao vây, đánh liệt luôn 1 chân. Thấy Nh. không có việc làm, không ai chăm sóc, tôi trích tiền đưa đi châm cứu, cho tiền ăn đến khi có thể đi lại được. Cảm kích tôi, bây giờ Nh. cũng chí thú làm ăn, tình nguyện đứng ra tuyên truyền tác hại của ma túy, đá gà, đánh đề…”.
Bà Cúc cho biết, bà cảm thấy rất buồn nếu không được làm việc gì đó để giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Kể chuyện về người tên Nh., bà Cúc lại nhớ đến anh thanh niên nhiễm HIV nhưng không có tiền điều trị. Thương chàng trai lỡ bước khi tuổi đời còn quá trẻ, bà lại trích tiền từ heo đất để hỗ trợ người này mua thuốc điều trị.
Bà Cúc kể thêm: “Tuy vậy, những trường hợp ấy không khó khăn và khiến tôi đau lòng bằng việc K. vừa tốt nghiệp kỹ sư bị bạn bè dụ dỗ dẫn đến dính HIV. Ngày biết mình mắc “căn bệnh thế kỷ”, K. đau đớn và không dám nói với ba mẹ”.
“Tôi phải làm cầu nối, lựa lời để nói cho ba mẹ cháu nghe, thông cảm, chấp nhận sự thật đau lòng này. Khó khăn lắm, cha mẹ K. mới vơi bớt sự mặc cảm, tức giận để tha thứ, tạo nền tảng tinh thần cho con điều trị”, bà Cúc chia sẻ.
Cụ ông Sài Gòn làm di chúc để lại nhà hơn 10 tỷ giúp người già, sinh viên
"Tôi sẽ dành một căn cho người già neo đơn và học sinh - sinh viên nghèo ở miễn phí. Căn còn lại, tôi sẽ trích 40% thu nhập từ tiền cho thuê trọ giá rẻ để chăm lo cho công tác khuyến học".
">Bà cụ 40 năm nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo
Sohu.
Bạn gái Gia Phong, Trương Tiểu Phàm, cũng sống cùng thị trấn với anh. Thời điểm đó Tiểu Phàm vừa tốt nghiệp đại học và hai người đang tính chuyện kết hôn. Qua tấm kính nhìn vào phòng bệnh, chàng trai 21 tuổi khi đó đã đưa ra lựa chọn ảnh hưởng tới cả cuộc đời: quyết định ở lại chăm sóc bạn gái.
Gia Phong chăm sóc bạn gái từ lúc cô hôn mê và luôn bên cạnh khi cô hồi phục.
"Con tin vào sức mạnh tình yêu"
Suốt 2 tháng trong phòng chăm sóc đặc biệt, bệnh viện liên tục thông báo về tình trạng nguy kịch của Tiểu Phàm, bác sĩ khuyên gia đình nên từ bỏ điều trị. Nhưng Gia Phong và mẹ cô nhất quyết không bỏ cuộc. Cuối cùng cô gái trẻ cũng vượt qua cửa tử.
Tuy nhiên, Tiểu Phàm vẫn chìm vào trạng thái hôn mê, nằm trên giường bệnh như người thực vật. Gia đình cô đành phải đưa con gái trở lại Trung tâm Y tế thị trấn Wangzhuang để điều trị.
Xe chở cô khỏi Bệnh viện Nhân dân số 1 tỉnh Giang Tô, khi vừa đi qua cầu sông Dương Tử, thân nhiệt của Tiểu Phàm đã tăng lên hơn 40 độ C. Gia Phong nằm xuống bên cạnh, nắm tay cô và không chịu buông ra. "Nhìn Tiểu Phàm hôn mê, sốt không ngừng, tôi biết chắc cô ấy đau lắm, trong lòng thật sự rất xót xa".
Về đến nhà, không khí gia đình Tiểu Phàm càng trở nên nặng nề. Mẹ cô không thể cầm lòng khi nhìn con gái bà nuôi dưỡng nhiều năm, vừa tốt nghiệp đại học và chuẩn bị đi làm lại phải sống cuộc đời như thực vật.
Kể từ đó, Gia Phong nhận trách nhiệm chăm sóc bạn gái, từ lúc cô điều trị ở viện đến lúc về nhà. Anh phải bỏ việc học và mất việc, nhưng luôn cảm thấy lựa chọn của mình là đúng.
Gia Phong bỏ việc để ở bên chăm sóc cho Tiểu Phàm.
Mỗi đêm, để tránh bạn gái bị đau vì nằm lâu trên giường, Gia Phong đặt chuông điện thoại mỗi 2 tiếng để dậy trở người cho cô. Anh dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng để tránh những phần cơ thể có thể bị hoại tử.
Anh rửa mặt, đánh răng, thay tã cho Tiểu Phàm. Để đánh thức bạn gái khỏi cơn hôn mê, Gia Phong đã gọi tên Trương Tiểu Phàm không biết bao nhiêu lần.
Nhìn cảnh Gia Phong bỏ hết mọi thứ để chăm sóc con mình, mẹ Tiểu Phàm vừa xót xa, áy náy vừa thương anh. Bà từng nói với anh: “Con trai, hay đi đi, rồi con sẽ tìm được một người tốt hơn".
"Anh cho tôi thấy dáng hình của tình yêu"
Trương Gia Phong đã bỏ qua lời thuyết phục của người thân, bạn bè và người nhà, âm thầm bên cạnh Tiểu Phàm. Nhờ sự chăm sóc chu đáo của bạn trai, tình trạng của Tiểu Phàm dần cải thiện, cô cũng tăng cân.
Để tiết kiệm tiền để chữa bệnh cho cô, anh đã mua đồ ăn ngon cho bạn gái, còn bản thân ăn mặc lôi thôi, anh chỉ có những bộ đồ cũ không hợp với tuổi thật của mình.
Tháng 9/2010, Tiểu Phàm được đưa đến Khoa phẫu thuật thần kinh của Bệnh viện Nhân dân số 1 tỉnh Giang Tô để thực hiện phẫu thuật tháo bơm dẫn lưu, do vết mổ trên đầu bị viêm.
Sau ca phẫu thuật, cô có sự hồi phục tích cực. “Ngay khi nhận ra Tiểu Phàm đã tỉnh lại, tôi gọi tên cô ấy và khóc vì sung sướng khi đứng bên giường bệnh”, anh nhớ lại giây phút thần kỳ khi cô tỉnh lại.
Sau thời gian dài hôn mê, Tiểu Phàm đã hồi phục tích cực.
Anh nói đó là khoảnh khắc thư thái nhất trong cuộc đời mình. Vậy là sau hơn 500 ngày luôn kề bên chăm sóc, anh đã đợi được ngày người yêu tỉnh lại. Những người thân của Tiểu Phàm nhìn Gia Phong ôm chặt cô, không tránh được xúc động và hạnh phúc.
Cuối năm 2010, do nằm trên giường quá lâu, bàn chân của Tiểu Phàm bị biến dạng, không thể đứng và đi lại bình thường. Gia Phong đưa bạn gái đi khắp Nam Kinh, Thượng Hải và Bắc Kinh để gặp bác sĩ chỉnh hình. Nhiều bệnh viện cho biết việc điều trị rất khó khăn nhưng Trương Gia Phong vẫn không bỏ cuộc.
Tại Bệnh viện 359 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trấn Giang, Tiểu Phàm đã có cuộc phẫu thuật chỉnh hình. Sau nhiều tháng điều trị phục hồi chức năng, cô cuối cùng có thể đi lại chậm rãi.
Năm 2012, Gia Phong hỏi cưới Tiểu Phàm và chính thức về chung nhà. “Tôi sẽ luôn bên cạnh chăm sóc và cho cô ấy cuộc sống hạnh phúc cả đời”, Gia Phong nói. "Anh ấy đã cho tôi nhìn thấy dáng hình của tình yêu”, Tiểu Phàm hạnh phúc bày tỏ.
Hiện tại, đôi vợ chồng có quán ăn nhỏ của riêng mình. Gia Phong là người đi chợ, nấu ăn trong bếp, còn Tiểu Phàm phụ giúp những công việc trong khả năng.
Câu chuyện của Gia Phong - Tiểu Phàm được chia sẻ rộng rãi suốt nhiều năm qua, trở thành biểu tượng của tình yêu.
Hai vợ chồng hiện tại kinh doanh quán ăn nhỏ.
Nói với con về tình yêu và thanh xuân
Khi trên mạng đang ồn ào vì thanh xuân thì mẹ ngồi đây để nghĩ về tương lai của con. Là một cô gái thật tuyệt. Là một bà mẹ có con gái cũng thật tuyệt.
">Người đàn ông Trung Quốc 500 ngày chăm sóc bạn gái hôn mê
Thị trấn cổ Talakadu nằm bên bờ sông Kaveri nằm cách Mysore khoảng 45km về phía đông. Nơi đây từng là thủ đô của Vương triều Tây Ganga cai trị Karnataka ở miền nam Ấn Độ khoảng một nghìn năm trước.
Thị trấn cổ bị chôn vùi dưới cát. Vào thời kỳ hưng thịnh đỉnh cao, Talakadu từng phát triển rực rỡ với hơn 30 ngôi đền. Nhưng tất cả hiện nay chỉ còn đống đổ nát khi bị cát "nuốt chửng". Vốn là thị trấn lịch sử mang ý nghĩa tôn giáo to lớn, sự biến mất của Talakadu bị coi là một thảm họa đáng tiếc, nhưng nhiều người địa phương tin rằng điều này liên quan tới một lời nguyền cổ xưa.
Thị trấn cổ Talakadu lần đầu tiên được đề cập có liên quan tới Vương triều Tây Ganga. Vị Vua Harivarman đã đặt nơi này làm thủ đô của mình vào khoảng năm 390 sau Công nguyên.
Nguồn gốc của thị trấn hiện vẫn chưa rõ ràng, nhưng theo một truyền thuyết được nhiều người biết đến, cái tên Talakadu được lấy tên từ hai anh em sinh đôi nhà Kirāta là Tala và Kādu.
Nơi này vừa được khai quật cách đây không lâu sau thời gian dài bị cát "nuốt chửng". Vương triều Tây Ganga nổi lên vào năm 345 sau Công nguyên. Nơi này phát triển thương mại rất mạnh mẽ dù lãnh thổ có giới hạn. Tuy vậy, Ganga đóng góp rất nhiều trong các lĩnh vực văn hóa, văn học của khu vực nam Karnataka.
Các vị vua Ganga nổi tiếng nhờ đạo Jain, dẫn tới việc xây dựng nhiều tượng đài, đền thờ của đạo Jain. Tuy vậy ngày nay những công trình này chỉ còn lưu lại rất ít.
Thời kỳ cai trị 600 năm của Vương triều Tây Ganga đột ngột kết thúc vào năm 1.000 sau Công nguyên. Sau đó, thị trấn Talakadu được đổi tên thành "Rajarajapura".
Năm 1117, Vishnuvardhana, một trong những nhà cai trị vĩ đại nhất của triều đại Hoysala đã chiếm Talakadu từ Cholas, lấy hiệu là Talakadugonda. Để kỷ niệm thành tựu này, ông đã xây dựng ngôi đền Keerthinarayana tại đây.
Từ thế kỷ 17, dòng sông Kaveri dịch chuyển và thị trấn bắt đầu bị cát vùi lấp. Các nhà địa chất học tin rằng nguyên nhân dẫn tới điều này có thể bắt nguồn từ việc xây dựng một con đập nằm ngay phía bắc thành phố vào thế kỷ 14.
Con đập này khiến nước xung quanh sông Kaveri thấp dần, làm lộ ra lớp cát. Sau đó, những cơn gió tây nam mang theo cát rồi bồi đắp chúng lên thị trấn cổ Talakudu.
2 năm tiếp theo, cát vẫn tiếp tục "thống trị" thị trấn khiến người dân mệt mỏi với sự xâm nhập này nên đành phải chuyển đi nơi khác. Một thị trấn mới mọc lên ở phía bắc.
Đến nay, điều gì khiến các cồn cát đột ngột xuất hiện khiến thị trấn bị đóng cửa, nhưng chưa được các nhà nghiên cứu chứng minh một cách thuyết phục. Ở thời điểm hiện tại, những ngôi đền tại Talakadu vừa được khai quật.
Hồ nước 'tử thần' rộng bằng 5 sân bóng bỗng 'bốc hơi' hoàn toàn
Khi dung nham ở núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới phun trào đã làm "bốc hơi" hoàn toàn hồ nước "tử thần" có kích thước tương đương với 5 sân bóng đá.
">Những bí ẩn chưa lời giải đáp về thị trấn cổ bị chôn vùi dưới cát
Nhận định, soi kèo Valencia vs Celta Vigo, 22h15 ngày 2/2: Cơ hội cho Bầy dơi
Chiếc xe Ford Mustang bị bốc chạy do kẹt bộ ly hợp. Ảnh: 7thmustang Theo mô tả, vấn đề xảy ra vì ly hợp xe bị kẹt khi chủ xe chuyển sang số 5 khiến chủ xe dù đã nhả chân ra khỏi bàn đạp côn (bàn đạp ly hợp) nhưng chân côn này lại bị kẹt xuống sàn. Điều này dẫn tới chiếc Mustang này vẫn đang ở trong tình trạng vào số và chủ xe không thể về số N. Vì vậy, chủ xe buộc phải tấp vào lề để kiểm tra chiếc xe bị hỏng.
Sau khi tấp vào lề, chủ xe cố gắng cúi người xuống bàn đạp để kiểm tra. May mắn thay, con gái của anh ấy ở gần đó đã nhận thấy khói bốc ra từ chiếc xe. Mở mui xe ra, tài xế phát hiện ngọn lửa phát ra ở khu vực ngay phía sau bộ ly hợp.
Sự cố kẹt chân côn khiến chiếc xe Ford Mustang bị hư hỏng nặng. Ảnh: 7thmustang Trong những hình ảnh được cung cấp, có thể thấy rõ ngọn lửa đã lan rộng đến mức đáng kinh ngạc, khiến kính chắn gió bị nứt và phần nắp ca-pô xe đã vỡ ra từng mảnh. Khi đám cháy được dập tắt, khoang động cơ đã bị cháy đen. Sau đó, chiếc Mustang này đã được xe cứu hộ vận chuyển về xưởng sửa chữa. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra sự cố.
Nhiều bình luận tỏ ra lo ngại, không biết liệu đây có phải là một trường hợp cá biệt hay không. Chủ xe ngay sau đó đã liên hệ với hãng Ford để phản ánh tình trạng và đang chờ phản hồi của hãng.
Theo Carscoops
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Để phòng cháy xe, cần chú ý bảo dưỡng những bộ phận nào?Ngoài các nguyên nhân khách quan dẫn tới cháy xe, như nhiên liệu kém chất lượng, rơm rạ khô trên đường cuốn vào gầm xe..., còn có nguyên nhân đến từ việc chăm sóc, bảo dưỡng xe không đúng cách.
">Ford Mustang 2024 bốc cháy ngùn ngụt sau sự cố kẹt chân côn
Chúc mừng ngày lễ tình yêu. 3. Lần đầu tiên em nhìn thấy anh, em đã thấy tình yêu. Lần đầu tiên anh chạm vào em, em đã cảm nhận được tình yêu. Và sau những khoảng thời gian đó, anh vẫn là người duy nhất em yêu.
4. Em không biết phải nói sao để anh hiểu hết được tình yêu mà em đã dành trọn cho anh. Em biết tương lai chúng mình còn gặp nhiều khó khăn và thử thách nhưng em tin vào tình yêu mà anh dành cho em, anh cũng vậy nhé! Em yêu anh nhiều lắm và luôn tự hào vì yêu anh và được anh yêu. Hãy cố gắng làm những gì như anh đã nói và hãy làm những gì anh thích nhé anh yêu!
5. Anh yêu! Em yêu anh không vì anh đẹp trai, không vì anh giàu có mà đơn giản là em yêu anh chứ không vì một lý do nào khác. Em không biết sẽ dành tặng cho anh món quà gì vì em nghĩ rằng chúng sẽ không thể hiện hết tất cả tình cảm em dành cho anh.
6. Em mong rằng em sẽ nhận được món quà rất lớn từ anh. Đó chính là tình yêu của anh, có được không anh?
7. Anh, người yêu của em. Em biết rằng mình đã chờ đợi anh mấy chục năm nay và anh cũng như vậy. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình để cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta nhận ra nhau.
Bảy lời chúc ngọt ngào dành tặng nàng
1. Anh muốn nói rằng anh yêu và nhớ em rất nhiều... Chúng ta hãy cùng ăn mừng ngày này với thật nhiều tình yêu và hạnh phúc.
2. Thời gian có thể trôi đi nhưng tình yêu anh dành cho em là không gì thay đổi được.Trời đã lạnh hơn nhiều, em hãy ăn nhiều, mặc thật ấm khi ra đường. Hãy tin rằng, ở đâu đó vẫn có một người vẫn chờ đợi em. Hãy cho anh thêm thời gian và cơ hội. Chúc em mọi điều tốt lành trong ngày Valentine này.
3. Từ ngày gặp em lần đầu tiên, anh đã biết thế nào gọi là tình yêu, thứ mà không ai có thể giải thích được trọn vẹn. Cũng từ lúc ấy, mỗi ngày khi gặp em, anh sẽ xếp 1 trái tim bằng giấy và đến ngày thứ 30 anh sẽ cầm hộp trái tim ấy trao cho em.
4. Chúng ta đã cùng vượt qua những khoảng thời gian khó khăn, em yêu. Anh chỉ muốn cho tất cả mọi người biết rằng: Em là duy nhất của anh. Anh yêu em rất nhiều.
5. Em là người đặc biệt trong đời đối với anh và anh yêu em tự đáy lòng. Em ở đây, trong anh và trong những giấc mơ của anh. Thiếu em cuộc sống của anh không còn ý nghĩa. Anh ước chúng ta sẽ không bao giờ là quá khứ của nhau.
6. Anh đã luôn mơ những giấc mơ thật đẹp, những giấc mơ trong đó có em. Em đến bên anh thật nồng nàn, say đắm như sự sắp đặt của số phận. Trong mơ, anh là người hạnh phúc và anh cứ muốn kéo dài giấc mơ hạnh phúc ấy, kéo dài mãi mãi… Chúc em yêu một Valentine thật vui vẻ và hãy nhớ đến anh.
7. Nếu anh không bao giờ gặp em anh sẽ không thích em. Nếu anh không thích em anh sẽ không yêu em. Nếu anh không yêu em anh sẽ không nhớ em. Nhưng anh đã làm, đang làm và sẽ làm. Yêu em thật nhiều. Hôn em.
Lời chúc Valentine hay, độc đáo dành cho người yêu
Dưới đây là một số gợi ý lời chúc Valentine lãng mạn và ý nghĩa, bạn có thể tham khảo để gửi tặng một nửa yêu thương của mình nhé.
">Lời chúc Valentine 2021 tặng bạn trai, bạn gái ngọt ngào, lãng mạn nhất
Hình ảnh ông Thọ bán xoài trên vỉa hè tại TP.HCM để có tiền nuôi người vợ bị bệnh khiến nhiều người xúc động. (Ảnh: Hạ Âu). Ăn bánh mì trừ cơm
Khác với những lần trước, lần này lên TP.HCM bán xoài, ông Tô Vĩnh Thọ (78 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) trở về sớm hơn. Số xoài hơn 200kg ông mang theo lên TP.HCM bán đã được khách hàng mua hết chỉ trong một ngày.
Ông Thọ cho biết, sau khi thông tin ông bán xoài để nuôi người vợ bị bệnh được đăng tải lên mạng xã hội, ông liên tục nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân. Nhiều người thậm chí tìm đến tận nhà để gặp gỡ, trao quà cho ông bà.
Một trong số đó là chị Hạ Âu, người đầu tiên phát hiện ông ăn bánh mì thay cơm, để có tiền nuôi vợ bệnh. “Thường ngày đi làm, tôi hay gặp ông ngồi một mình bán xoài trên vỉa hè. Một hôm, tôi thấy ông chỉ ăn ổ bánh mì không. Thấy thương quá, tôi đến bắt chuyện và được ông chia sẻ về hoàn cảnh của mình”, Hạ Âu kể.
Theo chị, mỗi tháng 2 lần, ông Thọ thuê xe ôm, chở 200kg xoài từ Tiền Giang đến vỉa hè tại Quận 1 (TP.HCM) ngồi bán. Khi hết số xoài trên, người đàn ông này mới trở về quê. Để tiết kiệm tiền, tối ông ngủ vỉa hè. Ban ngày, ông chỉ ăn 2 ổ bánh mì cho qua bữa.
Tuổi cao, sức yếu, một mình tất tả mưu sinh nhưng ông Thọ vẫn chưa thoát khỏi cảnh khó khăn. (Ảnh: Hạ Âu). Ông Thọ chia sẻ: “Tôi ăn bánh mì để bớt tiền, đỡ bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tiền đó, tôi để lo cho vợ uống thuốc”. Câu nói của ông khiến chị Hạ Âu xúc động... Chị chia sẻ hoàn cảnh của ông lên mạng xã hội với hy vọng mọi người sẽ đến mua xoài để ông sớm được về quê chăm bà.
Ngay sau đó, rất nhiều người đã tìm đến mua xoài. Có người còn quyên góp, ủng hộ ông một số tiền lớn. Chị Hạ Âu cũng xin địa chỉ và trực tiếp về Tiền Giang để thăm, hỗ trợ ông Thọ. Tại đây, chị đã rất xúc động trước tình cảm ấm áp của hai ông bà.
20 năm bán xoài nuôi vợ
Ông Thọ chia sẻ, cuộc đời ông nhiều lam lũ. Đến nay, khi gần đất xa trời, ông vẫn trồng xoài, trèo cây hái trái đem bán. Bán ngoài chợ quê không bù nổi công sức bỏ ra chăm, ông bà dắt díu nhau, đem xoài lên TP.HCM bán.
Trò chuyện với chúng tôi, vợ ông Thọ cho biết, hai ông bà đem xoài lên TP.HCM bán từ 20 năm trước. Tuy nhiên, gần 10 năm nay, bà bệnh không thể giúp ông làm việc nặng. Thương vợ, ông Thọ cũng “cắt luôn cái đuôi”, không cho bà theo lên TP.HCM bán xoài.
“Những ngày ông ấy ở nhà, tôi rất vui, cái gì ông cũng lo cho tôi cả. Những hôm ông ấy lên TP.HCM, tôi ở nhà một mình. Lúc ấy, tôi rất buồn và sợ, chỉ mong ông sớm về. Tính đến nay, đã 10 năm ông ấy đi bán một mình rồi ”, bà cụ chia sẻ.
Để tiết kiệm, ông bà thường ăn uống rất đạm bạc. (Ảnh: Hạ Âu). Dẫu vậy, hơn 20 năm bán xoài trên thành phố, ông vẫn chưa thoát khỏi vòng quay nợ nần. Ông vay ngân hàng để có tiền đầu tư cho mấy gốc xoài của mình. Tuổi cao, sức yếu, vợ bệnh… số nợ ngày càng cao khiến ông tất tả mưu sinh.
Hằng ngày, ông quần quật ngoài vườn cuốc đất, xới cỏ, hái quả. Hết việc trong vườn, ông tranh thủ chạy xe ôm. Bữa cơm của ông chỉ thường là cơm trắng chan nước mắm, nước tương.
Chị Hạ Âu cho biết, có về tận nhà, tiếp xúc với ông mới biết ông thương vợ đến nhường nào. Ông yêu bà từ thời còn trai trẻ. Thời còn sức lực, cả hai cùng nhau làm thuê, cùng nhau chia sẻ đói khổ.
Thế rồi vợ bị bệnh, trăm nỗi khổ dồn đổ về phía ông. Dẫu vậy, ông vẫn không một lời than trách, nặng nhẹ với bà. Thậm chí, đến bây giờ, dẫu tóc đã bạc, răng đã rụng, phải ngủ vỉa hè, ăn bánh mì trừ cơm… ông vẫn một mực thương yêu, chăm sóc vợ.
“Thời điểm bà bị bệnh, một mình ông đưa, rước bà đi thăm khám. Dù ở bệnh viện hay ở nhà cũng một tay ông săn sóc, lo thuốc cho vợ. Biết kinh tế eo hẹp, ông chủ động tiết kiệm, ăn uống đạm bạc nhất có thể. Khi đi bán xoài, không có mặt vợ, ông chỉ ăn bánh mì trừ bữa”, Hạ Âu chia sẻ.
Dẫu khó khăn, thiếu thốn nhưng ông Thọ luôn lạc quan, yêu thương vợ hết mực. (Ảnh: Hạ Âu). Khó khăn là vậy nhưng mỗi khi về bên vợ, ông luôn tươi cười, không khi nào để vợ nhìn thấy nét mặt buồn bã, bi quan. Ở tuổi 80, ông vẫn nắm tay vợ, âu yếm nhìn bà và quyết cùng nhau vượt qua bệnh tật.
Ban ngày ông Thọ làm vườn, chạy xe ôm… Tối đến, ông lại vào hiên nhà ngủ. Ông nằm mình trần dưới nền gạch tàu cũ, không giường chiếu, gối chăn. Ông không ngủ trong nhà và nhường lại chiếc giường cũ cho vợ nằm.
Khi được hỏi, ông cười: "Nhà trống “toang hoác”, ngủ ở trong hay ngoài cũng như nhau. Tôi ngủ ngoài hiên còn để canh kẻ xấu trộm gà, vịt, xoài…".
Được biết, sau khi thông tin "ông bán xoài ăn bánh mì, ngủ vỉa hè để tiết kiệm tiền nuôi vợ bệnh" được đăng tải trên mạng xã hội, rất nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp tiền giúp đỡ họ. Tính đến nay, số tiền quyên góp được hơn 100 triệu đồng.
Xem video: 40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ
Cụ ông 85 tuổi ròng rã đi tìm vợ và câu chuyện cảm động phía sau
Ngày nào cũng như ngày nào, ông lão đến bệnh viện để tìm vợ. Ông nói, vợ ông đang được điều trị ở đây. Khi biết sự thật, các nhân viên y tế đều cảm động.
">Tình yêu của cụ ông ngày bán xoài, đêm ngủ vỉa hè kiếm tiền nuôi vợ ốm