您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
“iPhone mở gập” giá 100 USD
NEWS2025-01-29 04:46:17【Công nghệ】0人已围观
简介Máy cũng có vỏ bọc bằng nhôm và một màn hình nhỏ hiển thị thời gian trên nắp mở trên của máy. iPhonebd ducbd duc、、
Máy cũng có vỏ bọc bằng nhôm và một màn hình nhỏ hiển thị thời gian trên nắp mở trên của máy. iPhone V126 trông giống những chiếc Macbook của hãng Apple hơn là iPhone.
Theởgậpgiábd duco những thông tin trên phonemag.com, chiếc iPhone mở gập này hỗ trợ hai băng tần GSM 900/1800MHz. iPhone V126 có kích cỡ 105 x 53 x 17 mm và trọng lượng 110g. Máy hỗ trợ cả tiếng Trung và tiếng Anh. Một vài thông số kỹ thuật khác của máy bao gồm camera 3 megapixel, màn hình hiển thị chính 2,6 inch với độ phân giải 240 x 320 pixel. iPhone V126 có dung lượng bộ nhớ trong 256 MB và người dùng có thể tiếp tục mở rộng bộ nhớ này với khe cắm thẻ nhớ ngoài tích hợp sẵn trên máy.
很赞哦!(8832)
相关文章
- Soi kèo góc Club Necaxa vs Cruz Azul, 10h05 ngày 29/1
- Chủ xe ngủ qua đêm trước trạm đăng kiểm ở TP.HCM
- Bằng lái cất tủ: Bao giờ có ô tô thì mới cần học lái xe
- Người TP HCM bắt đầu lập hồ sơ sức khỏe điện tử
- Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Naft Misan, 21h00 ngày 28/1: Bảo toàn ngôi đầu
- Món ngon: Cách làm trứng cút om tương ngon đậm đà cho cuối tuần
- Không gian thể thao cộng đồng hút giới trẻ phía Nam
- Xe 'đắp chiếu' quá lâu, làm sao để chuột không vào làm tổ trong khoang máy?
- Nhận định, soi kèo U20 Sassuolo vs U20 Cesena, 20h00 ngày 27/1: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- Dân buôn tiết lộ chiêu trò mua xe Lào đóng lại số khung, số máy
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al Bukayriyah, 21h55 ngày 27/1: Chủ nhà thất thế
- Tôi biết tiếng Anh và Đức nên thường đọc sách gốc viết bằng 2 ngôn ngữ này. Tôi chỉ đọc sách viết bằng tiếng Việt chứ hiếm khi đọc sách dịch vì khó hiểu. Dịch giả rất khó để thể hiện đúng tư duy của tác giả. Tôi cũng là dân dịch thuật nên hiểu rằng bản gốc và bản dịch có thể khác xa. Chẳng hạn, việc cố dịch cho thuận tai người Việt có thể làm rơi rớt ý nghĩa của nội dung gốc. Hai mảng tôi thích nhất là ngôn ngữ và tâm lý đều rất khó chuyển ngữ.
Tôi bắt đầu thói quen đọc từ khi đi du học Đức. Ở cấp THPT, học sinh không được rèn thói quen đọc mỗi ngày. Các em đọc nội dung đã chọn sẵn thay vì đọc thứ mình muốn nên việc đọc phần nhiều mang tính nghĩa vụ. Chưa kể, việc đọc cũng rất hình thức, học sinh tự cảm nhận thì ít, được “mớm” cảm nhận là nhiều. Khi sang Đức, trường kết hợp đọc “nghĩa vụ” và đọc tự do, yêu cầu chúng tôi viết tóm tắt, diễn đạt cảm nhận. Dần dần, tôi mới chuyển từ “phải đọc” sang “muốn đọc”.
Tôi sợ bản thân tự tin vào những thứ mình đang có nên luôn đọc thêm. Sách là người bạn dám nói những thứ trái quan điểm hoặc ngoài tầm hiểu biết của tôi. Vì vậy, chúng ta cần đọc nhiều để có quan điểm riêng nhưng vẫn rộng mở với những quan điểm khác mình.
Thuật toán Internet rất thông minh. Chúng chỉ gợi ý thứ bạn thích thay vì thứ bạn cần. Nếu không ý thức rõ, điều này rất nguy hiểm. Chúng ta tưởng mình ngày càng thông minh nhưng thực tế là ngày càng bị gói gọn trong thế giới bé xíu của mình. Mạng xã hội cũng khiến con người tưởng rằng họ ngày càng liên kết nhưng thực tế là ngày càng rời xa nhau.
Tôi thường đọc sách về ngôn ngữ vì đang dạy ngôn ngữ và đọc sách tâm lý học hành vi để hiểu thêm về con người. Tôi không phải fan đọc nhưng có ý thức ép mình đọc. Chẳng hạn, với công việc di chuyển nhiều, tôi không để “chết” thời gian trên xe, máy bay, ở sân bay, chờ diễn, chờ chạy chương trình… Lạ là các sân bay hay khách sạn lớn ở Việt Nam đều hiếm thấy sách. Một lần, tôi ghé phòng chờ một khách sạn 5 sao để đọc thì thấy tạp chí ở đây đều phát hành 2 – 3 năm trước. Có lẽ do khách không có nhu cầu nên nơi đó cũng không muốn tốn chi phí lấy báo mới.
Tôi đọc mỗi lần 4 cuốn, việc chọn mang sách nào khi đi công tác khá tốn thời gian. Có cuốn mất 3 – 4 ngày, có cuốn mất cả tháng. Tôi có thói quen khi đến bất cứ thành phố nào trên thế giới đều mua ít nhất 1 quyển sách làm kỷ niệm.
Tôi muốn review 2 cuốn sách đến độc giả VietNamNet: Lost connectioncho mảng tâm lý và Fluent Forever: How to learn any language fast and never forget itcho mảng ngôn ngữ. Cuốn Fluent Foreverđơn giản, dễ đọc, bày chúng ta cách học bất kỳ ngôn ngữ nào nhanh và không bị quên. Mỗi ngôn ngữ có đặc điểm riêng nhưng Gabriel Wyner lại tìm thấy điểm chung để học tất cả ngôn ngữ. Những lời khuyên của tác giả khá lạ nhưng hay. Chẳng hạn, học ngôn ngữ phải gắn kết với cảm xúc, làm thế nào đưa cảm xúc vào học từ, cách tạo ra cảm xúc là gì…
Cuốn thứ 2 là Lost connection, tôi rất thích vì nó cần thiết cho con người trong xã hội đương đại: chúng ta, không kể ai, đều có thể đối mặt với chứng trầm cảm. Xung quanh tôi đều có người từ trầm cảm cấp độ nhẹ tới trầm cảm y khoa. Tôi đọc sách để hỗ trợ bạn bè và điều trị chính mình. Cuốn sách này chỉ ra cho bạn dấu hiệu của trầm cảm và cách tìm thấy hy vọng, thoát khỏi trầm cảm. Tôi thích nhất việc tác giả chỉ ra rằng cách con người sống đang mất kết nối với tự nhiên, với xã hội và với chính mình. Người trầm cảm bẩm sinh do di truyền chiếm một phần rất nhỏ, hầu hết là chúng ta mắc kẹt trong vấn đề của chính mình.
Xây thư viện sẽ vô nghĩa nếu không có nhu cầu đọc
Việc đọc sách để làm màu không có gì phải lên án. Tôi thấy một người đang chăm chú đọc sách trông rất ngầu hoặc đọc sách bên biển cũng là một hình ảnh đẹp. Nếu có người nhìn mình khi đang đọc, tôi cũng điều chỉnh tư thế một chút. Tôi cũng nghĩ mình trông ngầu hơn đấy! Đọc sách để làm màu không tốt nhưng cũng chẳng xấu. Nếu đích đến của tôi là lấy kiến thức thì quá trình thực hiện nó, tôi làm màu một chút cũng chẳng sao!
Thường tôi thích ngồi một góc quán café đông người để ngắm nghía con người. Tôi thấy anh này đang giả vờ đọc sách, cô kia đang rất tận hưởng khi chụp selfie… Và đó là chất liệu để tôi sáng tạo Jazz – đời nhất, gần gũi nhất. Vì Jazz không khuôn mẫu, cao siêu, xa vời.
Một trong những lý do người trẻ ít đọc vì thực dụng, vội vã, đòi hỏi kết quả minh thị, tức thì – những điều sách không thể đáp ứng các bạn. Đọc sách là công việc tích lũy, các bạn sẽ nhận thứ lợi ích lớn hơn, giá trị hơn rất nhiều những lợi ích trước mắt.
Tựu trung, gu nghệ thuật của khán giả Việt Nam còn một màu từ nghe nhạc, xem phim, truyền hình… chứ không chỉ đọc. Chúng ta chọn thứ dễ xem, dễ nghe hoặc dễ đọc với lý do thường trực là “thấy mệt nếu phải suy nghĩ nhiều”. Tôi lại cho rằng được suy nghĩ, tư duy là một đặc quyền của con người. Chúng ta phải thấy vui khi được tư duy chứ…
Nâng cao văn hóa đọc không thể là vấn đề từ một phía, ví dụ hô hào xây thư viện sẽ vô nghĩa nếu người dân không có nhu cầu đọc. Vì vậy, điều chúng ta có thể làm là thay đổi từ gốc hay tập thói quen đọc cho trẻ em từ bé. Trẻ không cần đọc nhiều, đọc dài nhưng phải được tự do chọn đọc thông qua việc nói rõ chúng muốn đọc gì. Dĩ nhiên cha mẹ phải định hướng cho con đọc chứ không thả trôi nhưng đó là vấn đề giáo dục. Quan trọng nhất, cha mẹ phải dành thời gian đọc cùng con, thảo luận với chúng về những gì đọc được trong sách.
Ca sĩ Hồ Trung Dũng
Ảnh:Bảo Hòa
Nhà văn Hà Thanh Phúc: Tôi 'ép' nghệ sĩ đọc sách của mình
"Tôi có tặng sách, “ép” những anh chị, bạn bè là nghệ sĩ đọc sách của mình và thỉnh thoảng nhờ họ viết lời bạt nữa. Nhìn chung, mọi người khá yêu thích những trang viết của tôi", Hà Thanh Phúc nói.
">Hồ Trung Dũng: Tôi thấy 'ngầu' hơn khi chăm chú đọc sách
Chiều 18/11, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì kết hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao giải báo chí về chủ đề Văn hoá ứng xử. 37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí văn hoá ứng xử
VietNamNet xin trích đăng lại các tác phẩm đoạt giải để nhân rộng hơn nữa kết quả tốt đẹp của giải báo chí Văn hoá ứng xử lần đầu được tổ chức.
Loạt bài Văn hoá công sở - Văn hoá người Hà Nội do nhóm tác giả Kiều Duy Chánh, Cù Xuân Trường, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Hồ Hải Hà báo Hà Nội mới thực hiện đoạt giải Nhất giải báo chí Văn hoá ứng xử.
Bài 4: Trách nhiệm công vụ, tinh thần chuyên nghiệp
Trách nhiệm công vụ - tinh thần “công bộc” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng văn hóa công sở. Bởi lẽ, một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả, giàu tinh thần nhân văn trước hết dựa trên cơ sở đề cao tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy. Và, xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức với tác phong, cốt cách mẫu mực, chuyên nghiệp, sáng tạo vì người dân phục vụ chính là yếu tố cốt lõi tạo nên “chính quyền phục vụ”.
Trách nhiệm vì dân
Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, người Hà Nội mang cốt cách của người Việt Nam truyền thống, nhưng phải đi đầu trong thời hiện đại. Cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội cần thấm nhuần lời dạy của Bác: “Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”.
Ý thức rõ vai trò Thủ đô - trái tim của cả nước, mang tâm thế Thăng Long - Hà Nội, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp để nét văn minh, thanh lịch Tràng An lan tỏa tới từng ngõ ngách của đời sống xã hội. Trong đó có Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai toàn diện, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành, với mục tiêu xuyên suốt là hướng tới nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, tạo sự đột phá về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhằm phục vụ nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
Nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách của mình, nhiều cá nhân, tập thể "Người tốt, việc tốt" đã được ghi nhận. Đó là Thạc sĩ, kiến trúc sư Vũ Đức Duy, chuyên viên Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội với những trăn trở trong việc xây dựng mô hình “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách thủ tục hành chính”, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ chế "một cửa", "một cửa" liên thông.
Công chức tư pháp - hộ tịch phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân Nguyễn Đoàn Khánh Chi với việc xây dựng kế hoạch “Hệ thống hóa dữ liệu hộ tịch vào phần mềm”, rút ngắn một nửa thời gian giải quyết công việc, nâng cao sự hài lòng của người dân.
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Hànộimới, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” vẫn còn tồn tại. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung thẳng thắn chỉ ra: “Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” cấp xã ở một số nơi vẫn chưa tốt. Người dân vẫn còn phản ánh về biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà, đặc biệt là tình trạng “tham nhũng vặt” vẫn xảy ra”.
Nâng cao tính chuyên nghiệp
Tấm gương vì dân, vì nước, yêu thương và gắn bó, tôn trọng nhân dân của Bác Hồ là kiểu mẫu về đạo đức, phong cách của người cộng sản, người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước hiện nay, một trong những giá trị cần xác lập trong tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức chính là tính chuyên nghiệp, hiệu quả.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, tính chuyên nghiệp của đội ngũ “công bộc” không chỉ thể hiện qua năng lực thực tế, mà còn thể hiện ở sự chuẩn hóa trong quy trình, bảo đảm các tiêu chuẩn nghề nghiệp.
Nếu có được điều đó, chắc chắn sẽ không còn những chuyện tốn nhiều giấy mực của báo chí, như: Quy định chỉ được bán thành phẩm tươi sống từ động vật trong 8 giờ đồng hồ từ khi giết mổ; không bán bia cho người say rượu… hay quy định chứng minh thư ghi tên cha, mẹ. Chưa kể, thái độ ứng xử của người dân khi thực hiện giao dịch tại môi trường công sở cũng có tác động không nhỏ đến sự “chuyên nghiệp hóa” của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ông Nguyễn Duy Vang, Tổ trưởng tổ dân phố 28 (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) cho rằng: Tuân thủ các quy định dành cho công dân tại môi trường công sở; phát huy vai trò giám sát, sẵn sàng lên tiếng trước những biểu hiện tiêu cực, không đúng mực… là người dân đã thể hiện sự tôn trọng, ý thức vun đắp cho các giá trị tốt đẹp nơi công sở.
Để chuẩn hóa những giá trị văn hóa công sở, nâng cao đạo đức công vụ, ngày 16-5-2019, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị gắn với việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
Trong đó yêu cầu: Xây dựng các mô hình văn hóa thanh lịch, văn minh, nhất là mô hình văn hóa ứng xử tại bộ phận “một cửa”, văn hóa giao tiếp thân thiện của người dân với khách du lịch và văn hóa trong cộng đồng các khu chung cư... Phát động phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng” trên toàn thành phố, gắn với thực hiện Chỉ thị.
Cũng với quyết tâm căn chỉnh thái độ, hành vi của đội ngũ “công bộc”, ngày 31-7-2019, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND về triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27-12-2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Văn hóa công vụ.
Kế hoạch nêu rõ, cần tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Đề án Văn hóa công vụ tại các cơ quan, tổ chức, sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã…; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với việc thực hiện Đề án Văn hóa công vụ.
Khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thực hiện văn hóa công vụ thời gian qua ở các cơ quan, đơn vị, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, xã hội.
Văn hóa công sở gắn với trách nhiệm công vụ, trong đó trách nhiệm công vụ là trung tâm, văn hóa là cái gốc. Quyết tâm đã có, vấn đề lúc này là những giải pháp mang tính đột phá từ cơ sở và trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc bồi đắp giá trị văn hóa công sở như một nét đẹp của Thăng Long - Hà Nội, để văn hóa công vụ, văn hóa ứng xử của người Hà Nội thật sự là tiêu biểu, xứng đáng với tầm thế Thủ đô của đất nước.
Theo HaNoimoi
Trao giải báo chí về 'Văn hoá ứng xử': Mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm văn hóa
37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí về chủ đề 'Văn hoá ứng xử'.
">Bài 4: Trách nhiệm công vụ, tinh thần chuyên nghiệp
- Ngày 1/10, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo về Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba. Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức vào 20h ngày 9/10/2020 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.
Giải thưởng Sách quốc gia được tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc; thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển.
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết ở mùa giải thứ hai (năm 2019), giải thưởng đã có nhiều thay đổi về cơ cấu, tổ chức. Trong đó, bước đột phá là cho phép các công ty liên kết được đề cử sách dự giải.
Các đại biểu tại buổi họp báo. Về giải thưởng Sách Quốc gia năm nay, ông Nguyễn An Tiêm - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - nói giải thưởng đã huy động được lượng lớn NXB tham gia, đây đều là những đơn vị uy tín trên thị trường.
"Do giãn cách xã hội, chúng ta lùi lịch trao lại, do đó, Hội đồng có thêm thời gian xét giải. Tuy vậy, công tác tổ chức không bị giãn cách, các tiêu chí giải thưởng vẫn được đảm bảo chất lượng, đúng mục đích, ý nghĩa", ông Nguyễn An Tiêm nói.
Giải thưởng Sách Quốc gia thành lập 5 tiểu ban chấm giải tương đương với 5 mảng sách: chính trị - kinh tế; khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn; văn hóa - văn học, nghệ thuật; thiếu nhi.
Ông Hoàng Phong Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xuất bản Việt Nam cho hay, mặc dù diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, nhiều tháng cả nước thực hiện giãn cách xã hội, tuy nhiên giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba vẫn thu hút được sự tham gia của 48 NXB trên cả nước. So với năm ngoái, số lượng NXB tăng lên 6 NXB với 362 cuốn sách, 255 tên sách.
“Hội đồng sơ khảo, chung khảo và hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã làm việc khẩn trương, thận trọng, nghiêm túc, khách quan để lựa chọn được những cuốn sách tiêu biểu, có giá trị cao để trao giải. Các cuốn sách, bộ sách đạt giải được đánh giá là những tác phẩm mang tính sáng tạo, mang tinh thần nhân văn sâu sắc, những công trình nghiên cứu khoa học hết sức công phu, nghiêm túc, có nhiều giá trị khoa học, xã hội và thực tiễn cao”, ông Hoàng Phong Hà phát biểu.
Ông Hoàng Phong Hà cho hay, trên cơ sở 2 vòng sơ khảo và chung khảo, hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã trao đổi và thảo luận kỹ trước khi bỏ phiếu bầu chọn các cuốn sách đạt giải. Kết quả, hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã thống nhất trao giải cho 27 cuốn sách, bộ sách, trong đó có 3 giải A (trị giá giải thưởng là 100 triệu đồng), 10 giải B (50 triệu đồng), và 14 giải C (30 triệu đồng).
Tình Lê
Giải sách quốc gia: Các tác phẩm đạt giải A đều được phản biện độc lập
Ngày 11/9, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị Hội đồng Giải thưởng sách quốc gia lần thứ ba.
">27 cuốn sách đạt giải sách quốc gia đều mang tính sáng tạo cao
Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Inter Kashi, 17h00 ngày 28/1: Xa nhà là thất vọng
- Câu chuyện xảy ra mới đây tại đám cưới của một cặp đôi ở Trùng Khánh (Trung Quốc) khiến nhiều người bất ngờ. Chú rể là anh Trương và cô dâu họ Lưu.
Anh Trương làm việc trong công ty internet và thường khá bận rộn. Sau bốn mối tình không thành, anh dành toàn bộ thời gian làm việc, không thiết tha chuyện yêu đương.
Để tri ân tinh thần làm việc của nhân viên, công ty anh Trương tổ chức một sự kiện kết nối nhân viên. Tại sự kiện này, anh Trương gặp được cô Lưu, người vợ hiện tại.
Hai người trúng tiếng sét ái tình ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cả hai xin số điện thoại liên lạc và nhanh chóng trở thành người yêu sau hơn một tháng tìm hiểu.
Hai năm sau, thấy thời cơ đã chín muồi, anh Trương quyết định cầu hôn cô Lưu và gấp rút chuẩn bị cho đám cưới.
Trong quá trình chuẩn bị hôn lễ, cô Lưu phát hiện người bạn thân của mình từng là bạn gái của anh Trương. Tuy vậy cô không vì chuyện này mà từ bỏ mối quan hệ, thậm chí cô còn mời người bạn đó làm phù dâu.
Ngày cưới đến, chú rể cùng dàn phù rể đến nhà gái từ rất sớm để đón dâu. Vừa bước vào nhà, anh Trương lặng người khi thấy người yêu cũ chính là phù dâu.
Anh lặng lẽ đến bên cạnh cô dâu quỳ gối xuống và nói: “Anh sai rồi” và ngỏ lời: “Lấy anh nhé!".
Cô dâu mỉm cười gật đầu. Sự việc sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Đa số cho rằng cô dâu làm như vậy sẽ phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp và có thể khiến không khí đám cưới bị ảnh hưởng.
Có người lại nhận định cách làm của cô dâu thể hiện sự tin tưởng của cô dành cho cuộc hôn nhân này. Quá khứ mãi là quá khứ, hiện tại mới là điều quan trọng nên trân quý.
Như Ý (Theo Sohu)
">Cô gái mời người yêu cũ của chồng làm phù dâu trong đám cưới và cái kết
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Saudi Arabia Khalid bin Abdulaziz Al-Falih. Ảnh: Nhật Bắc Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng quan tâm thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa hai nước; trao đổi kinh nghiệm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, hấp dẫn.
Đồng thời sớm thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư trực tiếp và cụ thể hóa các nội dung bằng kế hoạch hành động, đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.
Thủ tướng đề nghị phía Saudi Arabia, các quỹ đầu tư của nước này với năng lực, nguồn lực và tầm ảnh hưởng của mình, nghiên cứu, tham gia triển khai các dự án trọng điểm trong danh mục kêu gọi đầu tư của Việt Nam.
Trong đó bao gồm xây dựng trung tâm dự trữ, phân phối các sản phẩm dầu khí cho Đông Nam Á tại Việt Nam và triển khai các dự án điện tái tạo theo quy hoạch đã có.
Việt Nam cũng có thể bảo đảm an ninh lương thực cho Saudi Arabia
Thủ tướng cho biết, hiện Việt Nam đang sửa đổi Luật Điện lực và các quy hoạch liên quan để triển khai nhanh hơn các thủ tục đầu tư trong lĩnh vực điện lực. Việt Nam cũng có thể bảo đảm an ninh lương thực cho Saudi Arabia, đáp ứng tiêu chuẩn Halal với chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp…
Bộ trưởng Đầu tư Saudi Arabia vui mừng trước mối quan hệ cá nhân rất tốt đẹp giữa Hoàng thái tử, Thủ tướng Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud với Thủ tướng Phạm Minh Chính và những thỏa thuận đã đạt được trong cuộc hội đàm có thể nói là “lịch sử” giữa hai nhà lãnh đạo trong chuyến thăm lần này.
Bộ trưởng cho biết cá nhân ông, Hoàng gia và tất cả người dân Saudi Arabia đều rất cảm phục về những gì mà Việt Nam làm được, tạo nên một phép màu sau chiến tranh khốc liệt.
Bộ trưởng Đầu tư Saudi Arabia và đại diện các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia tham dự cuộc tiếp đã trình bày các cơ hội, đề xuất các ý tưởng, kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là Halal, điện, chuyển đổi số, sản xuất xe điện. Lãnh đạo tập đoàn năng lượng ACWA Power nhấn mạnh tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn khi Việt Nam đang phát triển rất nhanh, dân số trẻ, lao động dồi dào và là nơi đáng sống dưới bất cứ góc độ nào; ACWA Power muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam, kể cả đào tạo nhân lực và sẵn sàng đầu tư 5 tỷ USD với việc tạo thuận lợi từ phía Việt Nam.Đặc biệt gần đây Việt Nam đã đưa ra các giải pháp thay thế để bảo đảm chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có chuỗi cung ứng công nghệ cao không bị đứt gãy.
Theo Bộ trưởng, nhiều nhà đầu tư Saudi Arabia như tập đoàn thép Zamil đã kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam, chứng tỏ Việt Nam là địa điểm ổn định, hấp dẫn để các nhà đầu tư có thể làm ăn lâu dài.
Các cơ quan, doanh nghiệp Saudi Arabia sẵn sàng tích cực thảo luận với các cơ quan, đối tác phía Việt Nam để đẩy nhanh tiến độ đàm phán, thống nhất các văn kiện hợp tác, triển khai các dự án trong các lĩnh vực mà Thủ tướng đã đề cập, trong đó có xây dựng trung tâm dự trữ, phân phối các sản phẩm dầu khí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết phía Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của nhà đầu tư; hoan nghênh Bộ trưởng và các doanh nghiệp Saudi Arabia sang thăm, làm việc tại Việt Nam để triển khai các dự án hợp tác cụ thể.
Trước đề nghị của Bộ trưởng, Thủ tướng cho biết sẽ giao lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư của Saudi Arabia trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, tại cuộc tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia Faisal bin Fadhil Al-Ibrahim, Thủ tướng Phạm Minh đánh giá cao các bước phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai nước trong 25 năm qua. Tuy nhiên, theo Thủ tướng quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư chưa tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị Bộ Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia và Bộ Công Thương Việt Nam khẩn trương làm việc với nhau, phấn đấu trong thời gian ngắn hoàn tất đàm phán các hiệp định.
Từ đó góp phần đưa hợp tác kinh tế lên ngang tầm với quan hệ chính trị, ngoại giao, truyền thống 25 năm quan hệ Việt Nam – Saudi Arabia và mong muốn của cả hai bên, trên tinh thần “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện có kết quả cụ thể”.
Bộ trưởng Faisal bin Fadhil Al-Ibrahim cho biết, Bộ Kinh tế và Kế hoạch cũng như cá nhân ông rất quan tâm và đã liên tục có nhiều cuộc thảo luận với phía Việt Nam để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.
Hai bên cần xây dựng kế hoạch, lộ trình hợp tác kinh tế, với các thỏa thuận cụ thể trong từng lĩnh vực như về Hiệp định bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại tự do; thu hút đầu tư; các thoả thuận về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản…
">Tập đoàn năng lượng ACWA Power sẵn sàng đầu tư 5 tỷ USD vào Việt Nam
- Tôi và một nhóm bạn khuyết tật đã làm quen và dần đưa cô hòa nhập hơn với cộng đồng. Năm 1990, Duyên xuất cảnh cùng gia đình và định cư tại Mỹ.
Ở đây, Duyên bắt đầu từ việc học lái xe. Cô mua lại một chiếc ôtô cũ có hệ thống ga, thắng đã được cải tiến, có thể điều khiển hoàn toàn bằng tay. Sau một khóa học, Duyên vượt qua kỳ sát hạch. Có chiếc xe và bằng lái trong tay, cô như mọc thêm đôi cánh, cuộc sống từ đó dễ dàng hơn.
Tôi nhớ đến Duyên sau khi nhận được cuộc điện thoại từ Pháp của Tuấn mới đây. Tuấn hỏi thăm sức khỏe, không quên hỏi tôi đã lấy được bằng lái ôtô dành cho người khuyết tật (NKT) chưa.
Cậu sinh viên do tôi hướng dẫn thực tập ở công ty thuở nào, giờ đang là nghiên cứu sinh năm cuối ở Paris, vẫn nhớ điều ước tôi từng chia sẻ: được cấp bằng lái để tự cầm vô lăng, rong ruổi từ Nam ra Bắc, chụp ảnh phong cảnh đẹp của đất nước.
Tôi trả lời Tuấn: nếu luật không được điều chỉnh trong những năm tới, tôi đành từ bỏ ước mơ.
Luật Giao thông đường bộ Việt Nam cho phép NKT tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân nhưng phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe. Nếu các phương tiện giao thông đó cần giấy phép điều khiển thì NKT phải học và được cấp bằng lái.
Nhưng, thực tế không hề dễ dàng và thuận lợi để NKT được bình đẳng trong tham gia giao thông, phục vụ mưu sinh và các nhu cầu khác.
Phương tiện chủ yếu mà NKT Việt Nam, trong đó hầu hết là khuyết tật vận động, đang sử dụng là những chiếc xe máy ba bánh được điều chỉnh và cải tiến kỹ thuật từ xe hai bánh. Một số rất ít là ôtô số tự động do người bị tật nhẹ ở chân điều khiển.
Sau nhiều năm ban hành các văn bản luật về quyền lợi và các vấn đề liên quan đến việc tham gia giao thông của NKT, số lượng được cấp bằng lái xe hạng A1 (điều khiển xe máy ba bánh) và hạng B1 (điều khiển ôtô số tự động) vẫn chưa đếm hết mười ngón tay.
Theo quy định, những người khuyết tật đủ điều kiện thi bằng lái xe máy ba bánh gồm: Người bị liệt vận động một tay hoặc một chân, các tay, chân còn lại không mất chức năng vận động; Người cụt/mất chức năng một tay hoặc chân và các tay, chân còn lại nguyên vẹn; Người khiếm thính.
Tương tự, người khuyết tật có thể đăng ký thi bằng lái ôtô số tự động gồm: Người bị liệt vận động bàn chân phải hoặc bàn tay phải/trái, các tay, chân còn lại không mất chức năng vận động; Người cụt/mất chức năng bàn chân phải hoặc bàn tay phải/trái và các tay, chân còn lại nguyên vẹn; Người khiếm thính.
Với những giới hạn trên, NKT ở dạng vận động khác vô tình bị tước mất quyền lợi. Một trong số đó là người có tật ở hai chân nhưng còn đủ đôi tay khỏe mạnh, không có vấn đề về tâm thần, thị lực tốt. Họ hoàn toàn có khả năng điều khiển ôtô khi xe lắp thêm các thiết bị hỗ trợ phù hợp.
Cơ chế phối hợp không đồng bộ giữa các ban ngành trong việc thực thi luật pháp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NKT. Khám sức khỏe là khâu chủ chốt được luật yêu cầu nhưng lại thiếu hướng dẫn cụ thể. Điều này khiến bệnh bệnh viện và trung tâm y tế chưa thống nhất trong cách hiểu các quy định, dẫn đến việc nhiều NKT bị từ chối khám sức khỏe cho mục đích trên.
Những người có đủ tiêu chuẩn lấy bằng lái ôtô cũng rất khó tìm được một trung tâm dạy lái xe. Không có giáo viên chuyên biệt, không có loại xe phù hợp để thực hành... là những lý do từ chối được các trung tâm đưa ra.
Tính đến giữa năm 2023, cả nước có 371 cơ sở đào tạo lái xe; 154 trung tâm sát hạch, với hơn 40.600 ôtô tập lái, hơn 48.400 giáo viên, hơn 3.800 giáo viên dạy lý thuyết, và hơn 2.300 giáo viên vừa dạy lý thuyết và dạy thực hành. Việt Nam không thiếu cơ sở để đào tạo lái xe nhưng không có quy định rõ ràng yêu cầu các trung tâm dạy lái phải nhận học viên khuyết tật hoặc phải thiết kế chương trình dạy riêng cho họ.
Trong khi đó, rất nhiều thương binh và NKT vận động vẫn đang hàng ngày sử dụng xe máy ba bánh chạy trên đường phố. Không ít trong số đó chưa được cấp bằng lái. Vì công việc mưu sinh và nhu cầu đi lại, họ không còn lựa chọn nào khác. Thay vì buông lỏng quản lý ở khía cạnh này - có thể gây nguy hiểm cho chính người khuyết tật và các chủ thể tham gia giao thông khác, theo tôi, nhà chức trách cần xem xét lại các quy định, tạo cơ chế phối hợp đồng bộ và tạo điều kiện cho NKT được sát hạch, đảm bảo đủ điều kiện tham gia giao thông an toàn.
Với công nghệ ngày càng hiện đại cùng với việc kết hợp sử dụng các thiết bị có tính năng hỗ trợ cao trong sản xuất xe số tự động, cơ hội để NKT làm chủ các phương tiện giao thông ngày càng lớn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng trong giao thông đường bộ của Việt Nam đã phát triển tốt hơn các thập niên trước nhiều. Do vậy, các quy định về tham gia giao thông dành cho NKT nên cởi mở hơn để đảm bảo quyền bình đẳng và cơ hội hòa nhập vào cộng đồng của họ. Đó cũng là cách giúp giảm bớt gánh nặng của người khuyết tật cho gia đình và xã hội.
Hà Đức Trí
">Quyền lái xe của người khuyết tật