您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Samsung chính thức xác nhận ngày ra mắt Galaxy Note 9
NEWS2025-02-01 17:55:35【Giải trí】6人已围观
简介Chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn nữa,ínhthứcxácnhậnngàyramắtrực tiếp bóng đá cúp c1 người hâm mtrực tiếp bóng đá cúp c1trực tiếp bóng đá cúp c1、、
Chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn nữa,ínhthứcxácnhậnngàyramắtrực tiếp bóng đá cúp c1 người hâm mộ sẽ được chứng kiến mẫu điện thoại đắt giá nhất của Samsung tại thị trường di động năm nay, chiếc Galaxy Note 9.
Galaxy Note 9 có pin khủng 4.000 mAh, dùng cả ngày không cần sạc很赞哦!(3222)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Dhofar, 23h15 ngày 28/1: Khách tự tin
- Khách bị kẹt ở khe nứt gần 20 tiếng, chấp nhận cắt cụt chân để được cứu
- Diễn viên phim người lớn Nhật Bản làm gì khi nghỉ hưu?
- Minh Triệu tiết lộ về mối quan hệ 'trên tình bạn' với Kỳ Duyên
- Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Tigres UANL, 08h05 ngày 26/1: Duy trì mạch thắng và dẫn đầu
- Hà Nội bắt đầu đổi xe máy cũ lấy xe mới, hỗ trợ 4 triệu đồng từ hôm nay
- Cuốn sách chỉ cách cho F.A thoát cuộc sống độc thân
- Lấy chồng kém 12 tuổi, cô dâu rơi nước mắt trước lời nói trong đám cưới
- Nhận định, soi kèo Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1: Đả bại tân binh
- Đừng làm mẹ cáu tập 10: Hạnh gặp lại người yêu cũ khi đang đi chơi với Quân
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Shams Azar FC vs Chadormalou Ardakan, 19h00 ngày 27/1: Tin vào chủ nhà
Hiện nay, tỷ lệ các phương tiện dán thẻ thu phí tự động không dừng vẫn còn thấp. Theo đó, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các Nhà đầu tư BOT, Công ty TNHH thu phí tự động VETC, Công ty CP Giao thông số Việt Nam tăng cường công tác tuyên truyền về việc gắn và sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng để lưu thông qua các trạm thu phí; bố trí đội ngũ tuyên truyền và gắn thẻ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, chủ phương tiện sử dụng dịch vụ.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông phụ trách địa bàn, khu vực để thực hiện công tác điều tiết giao thông, xử phạt nghiêm các trường hợp người điều khiển phương tiện không đủ điều kiện đi vào làn thu phí không dừng gây cản trở giao thông.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đến nay, đã có 112 trạm thu phí trên toàn quốc đưa vào vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng và đảm bảo chủ phương tiện chỉ cần sử dụng 1 thẻ đầu cuối để lưu thông qua tất cả trạm có lắp đặt hệ thống thu phí không dừng.
Chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ cho lần lắp đặt đầu tiên trước ngày 31/12/2021, sau ngày này chủ phương tiện phải trả chi phí này cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí.
Hết quý I/2022, mỗi trạm thu phí chỉ bố trí 1 làn thu phí hỗn hợp. (Ảnh: VETC) Trước đó, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 8544/VPCP-CN ngày 22/11/2021 truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Nhà đầu tư dự án BOT, nhà cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng đối với các làn thu phí còn lại, bảo đảm tại mỗi trạm thu phí chỉ duy trì 01 làn thu phí hỗn hợp, hoàn thành trong quý I năm 2022;
Tuyên truyền, vận động, yêu cầu chủ phương tiện giao thông trên địa bàn thuộc đối tượng thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ phải dán thẻ và sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng để lưu thông qua các trạm thu phí. Đảm bảo đến tháng 6/2022 đạt tối thiểu 90% phương tiện giao thông thuộc đối tượng thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ được dán thẻ để sử dụng dịch vụ này.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đề nghị lùi xử phạt lắp camera trên xe khách, xe du lịch từ 6 đến 12 tháng
Phần lớn xe khách, xe du lịch đang phải nằm bãi do ảnh hưởng COVID-19 không có khách, trong khi đó Bộ GTVT vẫn yêu cầu 31/12 phải lắp camera để quản lý, khiến nhiều DN lo lắng.
">Từ 1/1/2022, chủ xe phải trả tiền mới được dán thẻ thu phí không dừng
Xe 16 chỗ đưa đón học sinh phải nằm bãi 4 tháng qua do giãn cách xã hội phòng dịch
Ông Bùi Trung Hải, một chủ xe hợp đồng loại 16 chỗ chuyên đưa đón học sinh trường tiểu học cho hay, mức phí bảo hiểm bắt buộc hàng năm là 3,034 triệu đồng, bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe 1,92 triệu đồng/năm,
“Nhưng 4 tháng nay xe không chạy, không có rủi ro. Bên bảo hiểm cứ thu tiền đều thì không công bằng, thua thiệt cho khách hàng”, ông Hải nói.
Trao đổi với PV, giám đốc một công ty tư vấn bảo hiểm cho hay, trong bảo hiểm xe cơ giới có 2 nhánh sản phẩm:
Nhánh bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm không thể tự động giảm, kể cả trong trường hợp xe không đi cả năm cũng không thể giảm phí. Điều chỉnh quy định này, cần phải có một thông tư của Bộ Tài chính, cho giảm mới được giảm.
Nhánh sản phẩm thứ hai là bảo hiểm vật chất ô tô và bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe, thuộc loại bảo hiểm tự nguyện. Gọi là tự nguyện nhưng lại là “bắt buộc” nếu xe hình thành từ tiền vay ngân hàng, buộc phải mua bảo hiểm vật chất. Việc giảm phí hay không, khách hàng phải thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm.
“Chuyện doanh nghiệp tự nguyện giảm phí cho năm tái tục kế tiếp là rất khó, chỉ có thể kéo dài số tháng được hưởng bảo hiểm, bù đắp quãng thời gian giãn cách là còn khả thi”, vị giám đốc tư vấn bảo hiểm cho hay.
Mới đây, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết hiệp hội đã gửi công văn báo cáo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) về việc tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm trong thời gian giãn cách ở các địa phương.
Theo Báo Giao thông
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe 'đắp chiếu' bởi dịch bệnh, giãn cách, sao còn phải nộp phí đường bộ?
Nhiều chuyên gia và độc giả cho rằng, trong thời gian các phương tiện buộc phải “nằm im” bởi lệnh giãn cách xã hội thì việc chủ xe vẫn phải đóng phí sử dụng đường bộ là không hợp lý.
">Ô tô trùm mền không đi lại do giãn cách, vì sao bảo hiểm không giảm phí?
Một góc khu dân cư phường 2, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Ảnh: Huỳnh Hải).
Tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu và Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu chiều 4/12, người dân đặt vấn đề việc chưa nhận được tiền bồi thường đã ảnh hưởng rất lớn đời sống của họ.
"Quyết định bồi thường đã gần 3 năm nay nhưng tại sao không chi trả tiền cho dân?", đại diện một hộ dân hỏi thẳng và nói rằng nếu địa phương không thi hành quyết định này, họ sẽ kiến nghị lên cấp cao hơn.
Ông Trần Minh Hải, Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu, cho biết dự án khu dân cư phường 2 (Công ty Cổ phần đầu tư 577 làm chủ đầu tư) đã được UBND tỉnh Bạc Liêu nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng.
Đến năm 2021, một số người dân có đơn khiếu nại về việc bồi thường đất. Qua rà soát cho thấy còn hơn 10 hộ trước đây đền bù sai do định vị vị trí chưa phù hợp.
Theo ông Hải, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành phố phối hợp chủ đầu tư Công ty 577 tiếp tục chi trả tiền cho người dân. Tuy nhiên, hiện chủ đầu tư gặp khó khăn, không có tiền chi trả.
"Thời gian cũng quá dài rồi. Thành phố sẽ tiếp tục báo cáo UBND tỉnh hướng xử lý", Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu nói.
Trước phản ánh của người dân và trả lời của lãnh đạo UBND TP Bạc Liêu, ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu, cho rằng "chủ đầu tư gặp khó khăn như thế", đề nghị thành phố phối hợp sở, ngành hướng tới làm sao tham mưu, đề xuất phương án cho lãnh đạo tỉnh.
Theo Bí thư Bạc Liêu, trong việc này cần xem xét vấn đề nào thuộc thẩm quyền của thành phố rồi đến tỉnh. Nếu tỉnh hết thẩm quyền thì kiến nghị xin ý kiến Trung ương xử lý một số trường hợp như thế để tháo gỡ cho người dân.
"Bây giờ đã mấy năm qua rồi, công ty khó khăn thì phải có cách nào đó chứ không lẽ cứ để năm này qua tháng nọ không xử lý được", ông Hùng yêu cầu rõ.
Như Dân tríđã phản ánh, ông L.T.H. (ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) có thửa đất nông nghiệp hơn 500m2 tọa lạc tại phường 2, thị xã Bạc Liêu (nay là TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), được UBND thị xã Bạc Liêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2002.
Khoảng năm 2005, nhà nước thực hiện thu hồi đất để làm dự án khu dân cư phường 2. Sau đó, Hội đồng bồi thường - hỗ trợ và tái định cư TP Bạc Liêu mời ông H. và một số hộ dân khác có đất bị thu hồi làm việc. Cơ quan này có yêu cầu ông bổ sung giấy tờ liên quan và ông đã bổ sung đầy đủ.
Tuy nhiên, cho đến nay đã gần 20 năm trôi qua từ khi đất bị thu hồi, người dân chưa được giải quyết quyền lợi chính đáng của mình.
">Bí thư Bạc Liêu "thúc" giải quyết vụ dân chờ bồi thường đất gần 20 năm
Nhận định, soi kèo Persiku Kudus vs Persewar Waropen, 15h00 ngày 28/1: Khách ‘tạch’
Đợt triệu hồi có quy mô cực lớn, lên tới gần 230.000 chiếc Toyota Camry tại thị trường Bắc Mỹ. Toyota cho biết, đây là một nắp nằm trong cánh quay trong máy bơm chân không. Bộ phận này xuất hiện hiện tượng mòn sớm khi xe gặp tình trạng "rà phanh" hoặc chạy không tải trong thời gian dài, có thể khiến nắp bị kẹt giữa cánh quay và vỏ bơm.
Lúc đó, bơm sẽ không còn cung cấp chân không đến bộ trợ lực phanh dẫn tới phanh bị mất trợ lực. Lỗi này có thể khiến hệ thống phanh làm việc kém hiệu quả, mất phanh và tăng nguy cơ va chạm trên đường.
Toyota Camry là một trong những dòng xe sedan bán chạy nhất tại Mỹ Đợt triệu hồi bao gồm các mẫu xe Toyota Camry được sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 16/1/2017 đến 13/9/2018. Các đại lý sẽ sửa chữa hoặc thay thế máy bơm chân không miễn phí, bắt đầu từ giữa tháng 12 tới.
Theo Toyota, vấn đề này không ảnh hưởng đến dòng Camry Hybrid cùng đời vì xe Hybrid không có bơm chân không. Hiện, chưa có thông tin về việc triệu hồi dòng xe này tại Đông Nam Á hoặc Việt Nam.
Hoàng Hiệp (theo Car and Driver)
Lỗi hệ thống phanh, gần 1.300 chiếc Volkswagen Tiguan phải triệu hồi
Vừa ra mắt chưa lâu, Volkswagen đã thông báo triệu hồi tổng cộng 1.285 chiếc Tiguan 2022 do lo ngại rằng dây phanh ở bánh trước bị lỏng lẻo.
">Toyota triệu hồi tới hơn 220 nghìn chiếc Camry vì nguy cơ mất phanh
Trước khi nói đến việc mua xe một cách thần tốc và đầy ngẫu hứng, tôi phải mạn phép nói về ấn tượng cực kỳ ... sâu sắc của bản thân đối với xe ô tô.
Cả một thời thơ ấu và đến tận khi đi làm, tôi luôn thắc mắc là làm thế nào mà người ta chỉ dùng tay xoay xoay, vặn vặn cái "bánh xe" (vô lăng) nho nhỏ trước mặt mà lại có thể điều khiển chuyển động của cả một chiếc ô tô to đùng.
Thế rồi những thắc mắc đó đi vào cả những giấc mơ từ khi còn là học sinh, đến nỗi rất nhiều lần, tôi mơ ... lái xe ô tô, mà tệ là mỗi giấc mơ đều không đưa ra được lời giải đáp nào cho câu hỏi "lái xe ô tô như nào".
Tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là: cảm xúc khi cầm vô-lăng thật là kinh hoàng, lúc thì lao dốc không phanh, lúc thì rơi thẳng xuống xuống ao, lúc thì đâm vào cây, vào tường và có lúc thì “hôn nhau” với xe tải, container…
Thế nên, mặc dù rất thắc mắc về ô tô nhưng chưa bao giờ, tôi có ý định sẽ sắm cho mình 1 chiếc ô tô. Ngay cả khi đã đi làm một thời gian và đủ tiền mua xe, tôi vẫn rất thờ ơ với việc sở hữu xe cho riêng mình.Luật sư Phạm Thị Thuỳ Dương (Hà Nội) đam mê thích thú đối với ô tô từ thuở nhỏ Thựcra, chỉ bởi tôi là người vốn rất thực tế. Nôm na, tôi tính toán “dư lày” (như thế này): mua xe mất tiền tỉ, hàng tháng lại mất tiền triệu để gửi xe (chưa kể còn có tìm được chỗ gửi gần nhà hay không), rồi đi làm thì lại phải đi rất sớm và về rất muộn (cho đỡ tắc đường), rồi lại chi phí xăng, gửi xe, rửa xe, bảo dưỡng, bảo trì... Tóm lại cả núi tiền!
Trong khi đó, muốn dùng xe ô tô đi đâu chơi xa hoặc nhiều người thì tôi chỉ cần hú một tiếng, các nhà xe có mà xếp hàng, chi phí cạnh tranh, dịch vụ chu đáo, không phải tự lái mà các bác tài lại khéo nói, đẹp giai nữa chứ!
Thế mà đùng một cái, chỉ trong một cuộc chuyện phiếm với bạn, nghe tin hãng xe M đang có chương trình ưu đãi, cơn bốc đồng nổi lên, tôi quyết mua xe luôn trong khi chưa có bất kỳ một sự tính toán, lựa chọn (về màu sắc, cấp độ...), chưa có bất kỳ một sự chuẩn bị "hậu kỳ" nào. Tôi không nhớ rõ lắm về khoảng thời gian chính xác nhưng có lẽ là tầm cuối năm 2015-2016.Sau khoảng 3 tháng mua xe, tôi mới tìm thầy dạy lái. Mà éo le ở chỗ, tôi mua xe số tự động nhưng lại chỉ được học số sàn, vì thời đó chưa có thi bằng lái xe số tự động.
Buổi đầu tiên, thầy có "trình bày" nọ kia về nguyên lý động cơ, về nguyên tắc này nọ, tôi bảo: "Thôi thầy cho chị lên xe lái luôn đi, nghe không thì chị không nhớ được đâu".
Học thầy được khoảng 6 buổi (mỗi buổi cách nhau 1-2 tuần), nghe thầy nói bâng quơ sắp có kỳ thi lấy bằng bên Long Biên (Hà Nội), tôi bảo thầy: "Đăng ký cho chị thi luôn!". Thầy choáng: "Chị đã học hành gì ra hồn đâu?".
Tôi chỉ nhẹ nhàng: "Chị bận lắm, cứ thi đi, trượt thì thi tiếp chứ đợi học xong xuôi thì đến bao giờ, thầy cứ đăng ký luôn khỏi ... lỡ".
Đăng ký xong, tôi sang Long Biên học thêm 4 buổi ở sân địa hình để thi. Cái sân địa hình không làm khó được tôi, nhưng cái xe ở sân địa hình thì thật là ... khó tả. Nó không chỉ cũ mà còn cổ kính, không chỉ ít vệ sinh mà còn là tập hợp các loại mùi. Các bộ phận chạm vào (chân ga, chân phanh, vô-lăng...) đều mòn nhẵn, trơn lì cả, chạm đến đâu cứ ... tuồn tuột đến đấy, khiến cho tôi cứ rón rén không dám lái phiêu vì chỉ sợ tự nhiên thấy xe ... cất cánh.
Thế mà người hướng dẫn tại sân địa hình, nghe tôi nói mới học trc đó 6 buổi thì choáng váng vì không hiểu sao lần nào tôi lùi chuồng cũng như ... đặt, đều một phát ăn ngay! Rồi thì tôi cũng lò dò lần lượt hoàn thành các bài test trong 4 buổi tập với sân địa hình.
Học xong 4 buổi ở Long Biên, mọi thứ đều có vẻ nuột nà mà chân ga, chân phanh vẫn có vẻ chưa êm, cứ mỗi lần nhấn ga hoặc phanh là tôi phải nhấc bổng gót giày để ghì xuống tạo lực (tôi tập lái toàn đi giày thể thao) và cứ đến đoạn phải tăng tốc thì toàn bị trừ 5 điểm vì tốc tăng không nổi.
Đến hôm đi thi, rút kinh nghiệm sâu sắc, tôi lặng lẽ xách theo đôi bốt ... 9cm (để có chỗ tì lực khi tăng tốc), cả đội tham gia thi cùng buổi đều choáng váng khi thấy tôi ngật ngưỡng trên đôi cà khoeo 9cm đi vào nhận xe thi.
Và cuối cùng, em đã vượt qua kỳ thi mỹ mãn với ... 95 điểm (bị trừ 05 điểm vì vượt quá tốc độ tại phần tăng tốc).Thế rồi có bằng, tôi cũng biết thế nào là lái ô tô!
Từ khi leo lên được ghế lái đến giờ, tôi chủ yếu chỉ sử dụng vô lăng, chân ga, chân phanh, đài FM, các chức năng khác của xe gần như không xài tới. Tôi còn không biết dùng cả bluetooth trên xe.
Chị Phạm Thuỳ Dương thường tự lái xe khám phá các cung đường đẹp ở Việt Nam Được cái "trộm vía", từ khi lái xe, tôi hoàn toàn chủ động trên mọi cung đường, cuộc sống của tôi như mở rộng hơn rất nhiều. Tôi có thể tự chiều bản thân cho phép mình đến những nơi ngoại ô bất cứ khi nào để hít hà hương đồng gió nội, để giải phóng mệt mỏi, căng thẳng, tù túng ngay khi cần.
Cũng có thể ngay lập tức lên đường vào Hà Tĩnh, Nghệ An để gặp một trường hợp đang cần giúp đỡ, rồi lại quay trở lại Hà Nội mà không phải phụ thuộc hay tính toán gì nhiều.
Chưa kể, công việc của tôi từ khi tự lái xe cũng trở nên chủ động và linh hoạt hơn nhiều lắm. Và chiếc xe cũng giúp tôi có cơ hội thử thách và rèn luyện bản lĩnh tay lái trên những cung đường khó như Mù Cang Chải, Mộc Châu, Sơn La, hay những lúc toát mồ hôi đua với xe của các nam nhân khác để chèn ép lại khi bị họ chèn đè vô lý trên đường.
Rồi những khi được đồng nghiệp và bạn đường thể hiện thái độ "thán phục" về những pha lùi chuồng trứ danh (đều tăm tắp với khoảng cách tính bằng mm) cũng khiến tôi muốn ảo tưởng sức mạnh mà đón nhận cụm từ "năng khiếu" mà mọi người dành cho mình.
Dù đôi khi vẫn chạnh lòng khi đọc những bài viết, những câu chuyện tếu táo về phụ nữ lái xe, tôi tin chắc rằng những cánh mày râu đã từng đi xe cùng tôi, đã từng chứng kiến tôi điều khiển con voi sắt của mình, đã từng được tôi chèn đè, đã từng biết đến những cuộc độc hành của tôi... với tất cả sự an toàn, chính xác, gọn gàng, khéo léo đầy nam tính, sẽ thay đổi suy nghĩ về khả năng lái xe của phụ nữ (ngoại trừ khả năng sử dụng các tính năng nội thất của xe).
Thế nên các nàng ạ, không cần phải quá quan tâm người khác đang nhìn gì, nói gì, đánh giá gì về mình, khi các nàng được làm điều mình muốn, thực hiện điều mình thích, tìm kiếm điều mình thấy phù hợp, sống như mình chính là, ... thì tự nhiên các nàng sẽ trở thành những phụ nữ hạnh phúc, tự tin và tràn đầy năng lượng.
Khi đó chẳng phải các nàng đã tự mình thắp sáng ngọn nến của bản thân bằng chính năng lượng tự thân hay sao. Còn gì có thể tuyệt vời hơn thế không!
Không chỉ 8-3, hãy luôn toả sáng theo cách của mình, bạn nhé!
Luật sư Phạm Thị Thuỳ Dương
Bạn nghĩ gì về những định kiến khi phụ nữ lái xe? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected].
Những màn đãng trí khó đỡ của chị em khi lái ô tô
Không riêng phụ nữ mà cả đàn ông khi lái ô tô dễ mắc phải một số lỗi sơ đẳng nhưng cánh chị em thường bị “gắn tên” cố định bởi dư luận cho rằng đây là sự đãng trí điển hình.
">Nữ luật sư mê ô tô: Lái xe là ... nghiệp
- Trên thùng lạnh còn gì ăn không bây?
- Còn hai con cá ướp muối là hết trơn luôn rồi anh ơi.
Hai người đàn ông đặc giọng miền Tây nói lớn để nghe rõ trong không gian đầy tiếng máy lạnh đang chạy, giữa một vùng bãi đỗ đặc kín container nằm im bất động. Đó là anh Trần Khánh Trung, một tài xế chở nông sản từ Cao Lãnh (Đồng Tháp) lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) để xuất sang Trung Quốc.
Làm công việc tài xế đến nay cũng chục năm, mỗi chuyến đánh hàng từ Đồng Tháp, anh Trung mất chừng 2 ngày là hoàn tất thông quan trên cửa khẩu Tân Thanh. Nhưng cũng chừng ấy năm, lần đầu tiên anh kẹt ở đây tới gần nửa tháng.
Phía Trung Quốc đóng cửa, bãi xe Tân Thanh chật cứng, anh Trung và hơn 1.000 tài xế khác phải dừng ở khu phi thuế quan Pác Luống (xã Tân Thanh). Đoạn đường chưa đầy 10 km từ khu phi thuế quan Pác Luống lên tới cửa khẩu Tân Thanh, hàng dài container nối đuôi nhau nằm im trên đường quốc lộ. Các tài xế chịu cảnh thiếu thốn, ăn ngủ tại chỗ để trông coi hàng hóa và nhích xe lên cửa khẩu.
Dừng thông quan, các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn quá tải
Tính đến sáng 18/12, theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã có hơn 4.800 xe container nằm chôn chân tại các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma. Từ ngày 8/12, phía Trung Quốc đã thực hiện tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm (huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Những ngày tiếp sau đó, năng lực thông quan tại các cửa khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc chỉ còn khoảng vài chục đến 200 xe. Có ngày không xe nào sang được khi khu vực cửa khẩu nước bạn đóng chặt.
Khu vực đường phân quản giữa Việt Nam và Trung Quốc đóng cửa im lìm.
Phần lớn mặt hàng xuất khẩu là nông sản được chở từ các tỉnh Đồng Tháp, Bình Định, Bình Thuận, Tiền Giang... Có những xe đã nằm chờ gần 20 ngày vẫn chưa được trả hàng. Nhiều nhất là cửa khẩu Tân Thanh với 2.842 container, chủ yếu là khu vực bến xe Bảo Nguyên (sát cửa khẩu), khu phi thuế quan Pác Luống và một phần xe nằm dọc trên đường. Cửa khẩu Hữu Nghị đang tồn 1.312 xe, chủ yếu nằm trong bãi Dốc Quýt.
Tại khu vực bến Dốc Quýt - nơi chờ xe lên cửa khẩu Hữu Nghị - nhiều xe nằm từ ngày 7/12 đến nay chưa xuất bến. Lực lượng chức năng gồm công an, biên phòng, y tế... có mặt 24/24h để giữ trật tự và an toàn khu vực bến bãi. Do các tài xế đến từ nhiều nơi, việc kiểm soát trong thời điểm dịch bệnh rất quan trọng. Đều đặn 3 ngày một lần, các tài xế được làm xét nghiệm Covid-19 để đảm bảo sức khỏe.
8h sáng, tài xế Trần Khánh Trung nặng nhọc mở cửa sau của container để khí lạnh được lưu thông. Chạy hơn 1.700 km từ Cao Lãnh (Đồng Tháp) lên đến cửa khẩu Tân Thanh xuất hàng, hai tài xế được trả công 6 triệu đồng/người. Chuyến này container của anh chứa 35 tấn xoài keo. Trước khi đi, anh Trung dự tính khoảng 2 ngày là xong việc. Từ giờ đến Tết, anh cố thêm đôi chuyến nữa là "ấm cái bụng".
"Chạy gần đến Lạng Sơn rồi thì anh em trên này gọi điện nói tắc biên. Cũng chẳng quay đầu được nữa nên chúng tôi cứ đánh xe lên rồi nằm bãi chờ. Năm nào chẳng tắc, nhưng cứ nghĩ dăm hôm rồi thông như mọi lần chứ không nghĩ lâu như này", anh Trung kể.
Xe của anh vẫn còn nằm dưới bãi phi thuế quan, cách cửa khẩu Tân Thanh chừng 8 km. Tính đến sáng 18/12, khu vực này có tới hơn 1400 xe nằm chờ trong tổng số 2.842 xe tắc ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh.
Do đặc thù mặt hàng là xoài keo, anh Trung phải chạy máy lạnh để giữ nhiệt ở mức ổn định 6-8 độ C để bảo quản. Mỗi ngày, anh chi từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng tiền dầu chạy máy. Đó là hoàn cảnh chung của hàng nghìn tài xế đang kẹt tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, khi mặt hàng xuất khẩu tại đây chủ yếu là nông sản như mít, xoài, thanh long, dưa hấu...
Nếu bảo quản không tốt hoặc thời gian trong thùng lạnh quá lâu, chất lượng hàng sẽ giảm, thanh long bắt đầu héo, mít đen vỏ ngoài, xoài bị chín... thậm chí là hỏng, phải vứt bỏ.
35 tấn xoài keo của anh trung khi nhập còn xanh, đến nay đã bắt đầu đổi màu vỏ. Ngày nào các tài xế như anh cũng phải mở thùng để kiểm tra hàng hóa. Đôi lúc họ phải bổ ra thử xem hoa quả đã chín đến mức nào. "Tốc độ này mà nhích lên được Tân Thanh chắc thêm chục ngày nữa. Khi ấy thì hoa quả chín hết, có khi còn hỏng quá nửa", mân mê những quả xoài còn lạnh trên tay, anh Trung nói.
Nếu tình trạng ùn ứ tiếp tục kéo dài, anh có khả năng phải bù lỗ cho container hàng lần này. "Giờ thì còn tính gì tiền lương nữa, coi như hết sạch rồi. Kho xoài keo mà chín hỏng thì chỉ có nước bán nhà để đền hàng. 35 tấn hàng tính sơ cũng 200-300 triệu rồi", anh Trung bơ phờ nói.
Xe chở hàng được phân làm hai loại: hàng nóng và hàng lạnh. Xe lạnh có động cơ làm lạnh, giữ được hoa quả lâu hơn, chừng trên 10 ngày. Xe nóng là các xe để hở, thời gian bảo quản nông sản ngắn. Đối với các phương tiện này, cơ quan chức năng tại các bên đỗ sẽ ưu tiên thủ tục để được đi trước. Tuy nhiên vì lượng xe thông quan mỗi ngày tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh rất thấp, có ngày cửa khẩu đóng hẳn, không có xe qua nên nhiều xe chở hàng nóng cũng đã đợi cả tuần nay. Trong cái nắng hanh những ngày giữa tháng 12, nhiều xe mít đã chín nức mùi thơm lại càng khiến những tài xế thêm nỗi lo canh cánh.
Các xe chở nông sản không sử dụng máy lạnh được ưu tiên đi trước nhưng vẫn nằm tắc trên đường vào cửa khẩu Tân Thanh.
Nỗi lo hàng hóa hư hỏng không chỉ của riêng mình anh Trung mà của tất cả tài xế đang mắc kẹt tại khu vực cửa khẩu này. Ròng rã nhiều đêm, họ thức tới khuya để nhích từng mét đưa xe về khu vực bãi đỗ gần cửa khẩu. Xe vào bãi sẽ phải chịu mức thuế 400.000 đồng/ngày. Nhưng nhiều ngày liên tiếp, họ vẫn chẳng biết khi nào thì có thể thông quan.
Cứ vừa nhích xe được khoảng 2-3 m, anh Hoàng Hải lại lùi về chiếc giường nhỏ phía sau ghế lái để ngồi nghỉ. Hai tuần qua, khu vực chưa đầy 2 m2 trở thành nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của anh. Xe của anh đến Lạng Sơn từ ngày mùng 4, đến nay đã được nửa tháng, anh còn 1 km nữa mới tiến xe vào đến bãi Tân Thanh.
"Cứ tiến xe vào bãi trước đã còn ngày nào thông quan được thì chưa biết", anh Hải nói. Nam tài xế cũng cho biết thêm thông thường với mỗi chuyến đánh hàng từ Tiền Giang lên cửa khẩu, anh được trả 7 triệu tiền công. Nhưng chuyến này bù tiền bến bãi, tiền dầu chạy máy để giữ lạnh cho nông sản cũng ngốn gần hết phần tiền công ấy.
Hàng nghìn tài xế ăn ngủ tại chỗ để trông hàng và chờ thông quan
14h, các tài xế xếp hàng chờ tại khu vực tắm dịch vụ trong bãi xe. "Tầm này nắng nhất ngày, tranh thủ đi tắm cho đỡ lạnh", anh Trung nói. Trước cửa có treo biển 25.000 đồng/lượt, đây là giá cho một xô nước nóng và một xô nước lạnh. Dịch vụ này chỉ mới được mở gần đây, khi những người tài xế đã phải "nhịn tắm" nhiều ngày.
Còn với những tài xế đang cho xe nằm chờ trên đường thì không có cơ hội được sử dụng dịch vụ đó khi họ phải ở lại xe trông hàng và không có phương tiện di chuyển. Việc ăn uống, tắm rửa những ngày này cũng bớt quan trọng khi nỗi lo về hàng hóa đang đè trên vai họ.
- Trung, tối ăn với tụi này không?
- Xe bên đây còn hai con cá ướp muối thôi. Em ra mua thêm bó rau góp vào tối ăn chung nhé.
Anh Trung đáp lại lời người tài xế xe hàng kế bên. Kẹt trong bãi phi thuế quan cạnh nhau cũng chục ngày, họ đâm ra quen biết. Thỉnh thoảng lại xin nhau quả ớt, quả chanh, hôm nào hết thức ăn mấy người tài xế lại góp vào nấu ăn chung cho tiết kiệm. Hàng thực phẩm lưu động được mở mới đây nhưng họ cũng chỉ mua thêm ít rau củ vì giá cả đắt đỏ.
Chạy xe đường xa, những tài xế lâu năm đã quen mang theo dụng cụ nấu nướng để tiết kiệm chi phí. Bếp ga du lịch, gạo, cá ướp muối, trứng... thường được trữ trên khoang lạnh của container. Tuy nhiên thực phẩm chỉ đủ cho 4-5 ngày đường. Họ không ngờ lần này mắc kẹt quá lâu.
"10.000 đồng/bình nước, dùng cho cả ăn uống, đánh răng rửa mặt. Rồi tiền ăn, tiền bến bãi... không tiết kiệm từng đồng thì tiền đâu mà bù vào được", anh Trung nói.
Ra khỏi khu vực bến bãi, hàng dài xe chở hàng nằm nối nhau dọc đường B2 để vào cửa khẩu Tân Thanh. Nhóm tài xế chở hàng nóng đến Lạng Sơn từ 5 ngày trước. Với những mặt hàng không bảo quản lạnh, thời gian chờ hàng ngắn hơn nên họ được ban quản lý bến xe ưu tiên thủ tục cho đi trước. Thế nhưng vẫn phải chịu cảnh dậm chân tại chỗ khi khu vực cửa khẩu đã hết chỗ dồn xe.
"Xe này không chạy dầu để làm lạnh nên công ty hoặc các thương lái không trả thêm chi phí gì cả. Toàn bộ là các tài chịu hết", một lái xe trong nhóm nói.
Còn cách khu vực cửa khẩu chừng 1 km là nhóm của tài xế Nguyễn Văn Hoàng. Chạy xe từ Bình Định, chở hơn 20 tấn thanh long, ông Hoàng đã trong cảnh mắc kẹt này được nửa tháng. Vì nằm giữa đường nên xung quanh không có dịch vụ tắm rửa hay bán thực phẩm, nước sạch như trong bến bãi.
200 lít nước ông trữ trong thùng dưới gầm xe là nguồn nước dùng ít ỏi trong những ngày này. Đi cùng ông Hoàng là tài xế Hồ Văn Thìn. Hai người đàn ông thay nhau người trông xe, người chợp mắt. Khoang lái 2 m2 với tấm đệm chỉ đủ một người nằm phía sau cánh lái trở thành nơi ngủ nghỉ của họ đã nhiều ngày.
Cùng góp gạo thổi cơm với ông Hoàng còn có xe của của ông Phạm Văn Nhân ngay cạnh đó. Những người đàn ông từ Phan Thiết, Bình Định, Đồng Tháp... mỗi người một nơi rồi quen thân nhau từ lúc cùng chịu cảnh ùn ứ.
"Có ngày nhích được vài mét, hôm thì nằm im vì trên cửa khẩu họ đóng. Những xe ở đây đều kẹt gần hai chục ngày rồi. Dân lái xe chúng tôi thì xuề xòa nên dễ chơi với nhau. Anh em thì đều cảnh thiếu thốn nên đồ ăn uống ai có gì góp nấy ăn cho vui", ông Nhân nói.
Ông Nhân kể những người tài xế ở đây ít thì 2-3 ngày, nhiều thì cả tuần nay chưa tắm vì thiếu nước. Thế nhưng chuyện tắm gội cũng không khiến ông bận tâm bằng hàng hóa. Ngày nào xe của ông Nhân cũng chạy máy lạnh để bảo quản 20 tấn thanh long đến nay đã chớm héo. Nhiều hôm sốt ruột, người đàn ông lớn tuổi liên tục kiểm tra nhiệt độ rồi lại xem đến những thùng hàng.
Làm lái xe đã lâu năm, ông Nhân nhiều lần chứng kiến cảnh tắc biên kéo dài. "Anh em nào chạy cho công ty thì công ty chịu. Ai chạy ngoài, ôm hàng thì đồng lương chẳng còn lại phải lo thêm bù lỗ. Hàng mà hư hỏng có ông chịu 200-300 triệu là chuyện bình thường. Người thì đi vay, người bán nhà đi để đền", ông Nhân tâm sự.
"Chưa có năm nào tắc lâu vậy này. Tưởng kiếm thêm chút tiền sau Covid-19 về ăn Tết với gia đình cho ngon nhưng tình trạng này thì xong chuyến hàng chắc nghỉ dài luôn chứ chạy gì nữa", ông Nhân nói trong lúc nằm nghỉ trên chiếc võng mắc tạm trong khoang lái.
Buổi tối trên vùng cao, nhiệt độ chênh lệch nhiều so với ban ngày, nhóm tài xế tranh thủ nhóm lửa rồi ngồi sưởi ấm. Chưa biết khi nào sẽ được thông quan cũng không thể làm gì để giải quyết tình trạng hiện tại, họ chỉ còn cách nằm chờ rồi phó mặc chuyến này cho may rủi.
Chiều 18/12, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành tiếp tục thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.
Đối với Bộ Công Thương, Phó thủ tướng yêu cầu tiếp tục đàm phán với các bộ, ngành, địa phương phía Trung Quốc để tăng thời gian thông quan tại cửa khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam; chủ động nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và các vấn đề phát sinh tác động đến hoạt động giao nhận, thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa để có giải pháp xử lý phù hợp.
Trong khi các bãi xe quanh khu vực cửa khẩu đã quá tải nhiều ngày, lượng xe container vẫn tiếp tục dồn về tỉnh Lạng Sơn. Ngày 17/12 thống kê được 4.785 xe nằm chờ, đến ngày 18/12 tăng thêm 46 xe nữa.
Theo ZingNews
Cảnh 'ăn bờ ngủ bụi' của 4.800 tài xế xe container ở cửa khẩu Lạng Sơn