JICA hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á
Quang cảnh xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với công suất 257MW tại tỉnh Phú Yên. Ảnh: hcmcpv.org.vn |
Ngày 9/10,ỗtrợViệtNamxâydựngnhàmáyđiệnmặttrờilớnnhấtĐôngNamÁvinfast lux sa2.0 Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) và Quỹ Cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân Châu Á (LEAP) phối hợp Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký thỏa thuận cho vay nhằm tài trợ vốn cho dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Nhà máy điện mặt trời có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với công suất 257MW tại tỉnh Phú Yên là một trong các dự án được cấp tài trợ dài hạn để xây dựng và vận hành.
Chủ đầu tư dự án là tập đoàn B.Grimm Power Public Company Limited Group – nhà sản xuất điện độc lập hàng đầu tại Thái Lan và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam. Theo thỏa thuận, ADB cho vay 9,3 triệu USD lấy từ Quỹ LEAP. Đây cũng là khoản hỗ trợ cho vay đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh đầu tiên được cấp chứng nhận quốc tế theo khuôn khổ chương trình tiêu chuẩn và chứng nhận trái phiếu khí hậu.
Sau khi hoàn thành, dự án nhà máy điện mặt trời tại Phú Yên sẽ đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng ở các địa điểm du lịch gần địa bàn dự án, như tỉnh Quảng Ngãi hay TP Nha Trang, giảm 123.000 tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm. Nó cũng hướng đến giảm phụ thuộc vào than đá và dầu diesel, góp phần tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch trong nước.
Quỹ LEAP được hình thành trên cơ sở chương trình “Đối tác Cơ sở Hạ tầng Chất lượng cao” do Nhật Bản khởi xướng ngày 21/11/2015. Tháng 3/2016, JICA đã phê duyệt khoản đóng góp 1,5 tỷ USD vào Quỹ LEAP. Quỹ tập trung hỗ trợ đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân chất lượng cao tại các nước châu Á – Thái Bình Dương trong nhiều lĩnh vực như như giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng, dịch vụ y tế với giá cả hợp lý...
JICA cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhau để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước và khu vực đang phát triển, thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Hải Lam
Nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20% tổng cung năng lượng vào năm 2030
Chính phủ đặt mục tiêu các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm 15 – 20% tổng cung năng lượng sơ cấp đạt vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045.