您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Zaqatala vs Qaradag Lokbatan, 18h00 ngày 27/3: Khó tin cửa dưới
NEWS2025-03-31 10:25:03【Kinh doanh】1人已围观
简介 Hư Vân - 27/03/2025 04:30 Nhận định bóng đá g lịch thi đấu bóng chuyền nữ hôm naylịch thi đấu bóng chuyền nữ hôm nay、、
很赞哦!(81)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Drita Gjilan vs Gjilani, 20h00 ngày 27/3: Phá dớp
- Biết bạn trai 'khát' con, người phụ nữ cố dứt tình, lý do làm nhiều người xót xa
- Sách giáo khoa có bị quá tải nội dung chiến tranh?
- ĐH Hùng Vương sa thải 25 giảng viên còn lại
- Nhận định, soi kèo Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Buồn cho chủ nhà
- Sách giáo khoa có bị quá tải nội dung chiến tranh?
- Bí mật trong lớp học phi hành gia của NASA
- Huỳnh Hiểu Minh chúc mừng sinh nhật Angelababy đúng 0h
- Nhận định, soi kèo Lokomotiv Sofia vs Spartak Varna, 21h15 ngày 28/3: Tin vào khách
- Bản tin Dự báo thời tiết có thảm họa sử dụng tiếng Việt?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Cherkasy vs Polissya Zhytomyr, 20h30 ngày 28/3: Nỗi lo xa nhà
Bên cạnh đó, công ty có trụ sở tại Gothenburg cho biết, việc tiếp nhiên liệu cho những phương tiện này sẽ mất chưa đến 15 phút. Pin nhiên liệu cho xe sẽ được cung cấp bởi cellcentric, một sản phẩm liên doanh giữa Volvo và Daimler Truck.
Bên cạnh xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro, Volvo Trucks cũng đã phát triển xe tải chạy bằng pin. Giống như Volvo Trucks, Daimler Truck đang tập trung vào cả hai loại xe chạy bằng pin và hydro.
Việc điện khí hóa các xe tải hạng nặng đường dài đặt ra những thách thức riêng. Khi mà, rào cản lớn nhất của xe điện thời điểm hiện tại vẫn là thời gian sạc pin cho các dòng xe điện còn khá lâu. Do đó, xe điện phục vụ vận tải đường dài sẽ cần tới công nghệ tiên tiến để sạc điện nhanh hơn hoặc phải trang bị hệ thống pin lớn.
“Xe tải chạy bằng pin nhiên liệu hydro sẽ đặc biệt thích hợp cho những chuyến đi đường dài và những công việc nặng nhọc, đòi hỏi nhiều năng lượng,” Roger Alm, chủ tịch Volvo Trucks, cho biết.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại năng lượng này cũng tồn tại một số hạn chế, bởi cơ sở hạ tầng tiếp nhiên liệu cho xe hạng nặng vẫn chưa phát triển, cũng như nguồn cung hydro chưa thực sự lớn.
Được Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) mô tả là nguồn năng lượng đa năng, hydro có nhiều ứng dụng đa dạng để triển khai trong nhiều ngành công nghiệp. Năng lượng hydro có thể được sản xuất bằng cách sử dụng điện phân, với dòng điện phân tách nước thành oxy và hydro.
Việc Volvo Trucks tập trung nghiên cứu các công nghệ không phát thải sẽ cạnh tranh với các công ty như Tesla hay cả đối tác liên doanh Daimler Truck, khi mà cả hai đều đang phát triển xe tải điện. Công ty sẽ bắt đầu chương trình thử nghiệm cho khách hàng trong vài năm tới, nhằm mục đích thương mại hóa vào cuối thập kỷ này.
Thái Hoàng(theo CNBC)
">Volvo bắt đầu thử nghiệm xe tải chạy bằng pin nhiên liệu hydro
LTS:Tết xưa là mùi thơm tỏa ra từ nồi bánh chưng nghi ngút khói đặt trên bếp lửa hồng, là mùi thơm phưng phức của những chiếc bánh quy tự làm, là vị ngọt man mác của miếng mứt quất, mứt mận, là mùi hồ vương lại trên chiếc áo mới may cho các con, là những nhọc nhằn vị mặn mồ hôi của cha mẹ…
Không sung túc, đủ đầy như bây giờ, nhưng những cái Tết ấy luôn là miền ký ức không thể nào lãng quên, là một thời để nhớ, là nơi để ai đó khát khao tìm về.
Nhân dịp Tết Nguyên đán sắp tới, VietNamNet mời bạn đọc cùng chia sẻ những cảm xúc, những hồi tưởng về hương vị Tết xưa, mà nay bởi cuộc sống hiện đại bộn bề, chúng ta ít có cơ hội được thưởng thức lại. Bài viết liên quan, độc giả vui lòng gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn.
Đầu tháng Chạp, người dân quê tôi lục tục đi giẫy mả, phát quang bụi rậm ở những khu mộ của người thân. Từ nhỏ, tôi đã nghe ngoại kể - đó là truyền thống của tộc họ quê mình - gọi là “chạp mả”.
Mỗi tộc chọn một ngày để con cháu tề tựu lại trưởng chi, nhánh, hay trưởng tộc rồi đi thăm, giẫy từng ngôi mộ của ông bà xưa đến con cháu gần. Mộ hồi xưa chưa xây dựng bề thế, thậm chí không có điều kiện để lập bia ghi dấu nơi an nghỉ cuối cùng của một người nên giẫy mả, đắp mộ dịp cuối năm là cách để con cháu biết nơi ông bà mình đã nằm xuống ngàn thu.
Có những ngôi mộ chỉ có một cục đá to hơn bình thường được cắm xuống. Lớp thanh niên, con cháu trai sẽ được đi cùng ông bà lớn tuổi hơn. Tôi thích đi những buổi như thế này vì được nghe ông ngoại chú (em ngoại ruột) kể về “sự tích” từng ngôi mộ và người nằm dưới đất sâu. Từ đó, mình hình dung ra ông bà tổ tiên của mình đã từng… đẹp trai như thế nào và từng sống ra sao.
Tác giả đi viếng mộ ông bà ngoại dịp chạp mả Khói nhang thơm cả một góc rừng - nơi được chọn để người quê có mất thì đem lên đó, “trở về cát bụi” - vào những tháng Chạp như vậy. Tôi nghĩ về những mùa chạp mả này với ý nghĩa thật nhân văn, một cách tri ân ông bà, tổ tiên.
Ngoại tôi thì bảo, đi giẫy mả, đắp mộ cho ông bà mình trước Tết cũng giống như cách mình dọn nhà mới cho các cụ chuẩn bị về vui xuân với con cháu. Tôi hiểu ý ngoại, chắc người chết cũng cần được trang hoàng nhà cửa - là ngôi mộ cỏ mỗi năm, trước Tết. Đắp mộ ông bà cuối năm thời đó còn là để cỏ cây khỏi biến mộ thành rừng, tội nghiệp. Ngoại tôi hay cảm thán vì những ngôi mộ vô danh, không còn con cháu đi đắp, giỗ chạp mỗi năm trở nên hoang lạnh.
Quê tôi còn có tục “giẫy mả âm linh” mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp. Cả làng sẽ cùng thực hiện việc này như một sinh hoạt truyền thống, nhân văn. Đàn ông trong thôn đến ngày này, nghe tiếng kẻng làng sẽ tập hợp tại nhà văn hóa thôn rồi được phân công đi đắp, giẫy những mộ hoang, không có ai chăm sóc. Cứ vậy, những người đã khuất có một ngày giỗ chạp chung gọi là “giẫy mả âm linh”, được cúng linh đình tại đình làng. Lễ vật cúng dịp này được quyên góp theo hình thức tùy hỉ từng nhà. Sau khi cúng, ai tham gia đi giẫy mả thì cùng ăn uống, rồi nhà ai nấy về.
Trở lại với ngày chạp mả đầu tháng Chạp, các cô dì trong họ sẽ được giao nhiệm vụ nấu nướng. Các mâm cúng được dọn sẵn. Cánh đàn ông trong họ đi giẫy mả về sẽ nghỉ ngơi, người trưởng họ sẽ đại diện cúng, với áo dài khăn đóng nghiêm túc. Sau khi cúng, mọi người ăn uống, hỏi thăm nhau, rồi nhắc con cháu nhớ mộ ông cố, ông sơ hay bà nội, bà ngoại ở chỗ đó để “nhỡ năm sau tao không còn thì bây biết mà đi giẫy”.
Sự tiếp nối của con cái với tổ tiên từ những sinh hoạt như vậy ăn sâu vào tâm khảm để rồi những người trẻ như tôi đi tha hương, đến tháng Chạp hàng năm vẫn nghe người lớn trong tộc họ hỏi: "Chạp mả năm ni có về không?".
Mộ cỏ của ông bà dần được khang trang hơn nhờ đời sống kinh tế của con cháu khá lên. Gia đình tôi đã xây được mộ, dựng được tấm bia đàng hoàng cho những người trong tộc. Đến tháng Chạp hàng năm, tuy không phải đi đắp, đi giẫy mả nữa nhưng cháu con vẫn tựu về nhà một người lớn trong tộc họ rồi đi thăm viếng, thắp nhang, cúng kiếng.
“Tết năm ni, nhà con Ba ăn Tết lớn hông bây?”, “Mấy đứa con thằng Bảy Hảo học giỏi, đi làm ở thành phố giàu có hết hỉ?”, “Chu choa, vợ chồng hắn cực khổ nuôi hai đứa con thành tài rứa mừng cho hắn”… Cứ vậy, những rôm rả yêu thương từ tháng Chạp khiến con cháu xa quê thôi thúc phải về, chờ Tết, đếm ngược về Tết để được thắp nén nhang thơm lên bàn thờ ông bà tổ tiên rồi thủ thỉ: "Con về rồi đây, năm ni con có sắm mâm cơm thỉnh ông bà về vui với con cháu ba ngày xuân, phù hộ cho con cháu được trên thuận dưới hòa, làm ăn khấm khá"…
Có thể ông bà không nghe thấy nhưng cháu con cứ vậy khấn vái, như có thêm một chỗ để tựa nương như thuở ấu thơ vẫn tựa vào người lớn để trưởng thành.
Cô giáo dạy Văn khoe mâm cơm cúng Rằm tháng Chạp
Rằm tháng Chạp năm nay, cô giáo dạy Văn đam mê nấu ăn khoe những mâm cơm cúng đẹp mắt, đủ món.">Với tôi, Tết bắt đầu từ tháng Chạp đi giẫy mả, nghe sự tích ông bà
Nghe bố chồng mắng mẹ chồng một câu tôi chỉ muốn ly hôn ngay. Ảnh minh họa: P.L. Cách đây mấy hôm, tôi qua nhà bố mẹ chồng chơi. Vừa vào nhà, mới qua sân thôi tôi đã nghe thấy bố mẹ chồng đang to tiếng với nhau.
Ở ngoài tôi vẫn còn nghe rõ lời bố chồng đang mắng mẹ chồng: "Bây giờ già cả rồi, sống với nhau chỉ là cái tình cái nghĩa thôi. Tôi yêu ai, đi với ai thì mặc kệ tôi. Sao ngày trước bà chấp nhận tôi yêu người này người kia được, bây giờ lại quan tâm, soi mói như thế? Bà thích thì cứ ly hôn, tôi cưới ngay người khác".
Tôi nghe mà giật mình, tôi choáng váng với những lời của bố chồng. Ông không những lăng nhăng, còn bắt nạt mẹ chồng, thách thức bà ly hôn. Vội trở về nhà, tôi cứ bị ám ảnh mãi khi biết rõ con người thật của bố chồng.
Tôi thương mẹ chồng, bao năm nay vất vả vì chồng con, vì gia đình nhà chồng, cuối đời tưởng được thảnh thơi, nào ngờ bố chồng tôi lại ngoại tình với người khác.
Chợt nhớ đến chuyện của mẹ chồng cũng không khác mình là bao. Chồng tôi đẹp trai, kiếm tiền giỏi và cũng có tính lăng nhăng.
Những lần tôi bắt gặp anh ta nhắn tin mùi mẫn với người khác là vô số, thậm chí phát hiện ra chồng ngoại tình. Tôi cũng khóc lên khóc xuống, giận dỗi, muốn ly hôn nhưng lại bị chồng hứa hẹn, cả thương con còn nhỏ nữa mà bỏ qua.
Bây giờ tôi thấy sợ, tôi sợ chồng mình giống như bố, lăng nhăng khó bỏ. Chỉ có bỏ vợ chứ không thể từ bỏ cái tính đào hoa, ngoại tình.
Tôi đã phát hiện chồng ngoại tình và đã tha thứ, nhưng bây giờ chuyện của bố mẹ chồng làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Nếu như chồng giống bố anh ấy thì tôi cũng sẽ giống như mẹ chồng bây giờ, khổ sở cả đời vì có chồng ngoại tình.
Ai nhìn vào cũng thấy bố mẹ chồng tôi hạnh phúc, nhưng có ai biết được sự thật đáng sợ về bố chồng tôi. Tự dưng, tôi lại không thấy yên tâm, tin tưởng vào chồng nữa. Cảm thấy tương lai hôn nhân của mình thật mong manh, tôi suy nghĩ rất nhiều đến chuyện ly hôn.
Chuyện về bố chồng và chồng tôi cũng có tính lăng nhăng như vậy, tôi có nên nói chuyện thẳng thắn để anh ta không bao giờ mắc sai lầm thêm lần nào nữa không? Nếu anh ta ngoại tình thêm lần nữa, chắc chắn tôi sẽ ly hôn.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Bố chồng đến sống chung, cả nhà tôi khốn khổ
Sau mấy chục năm không nhìn mặt con trai, bố chồng bỗng dưng trở về, sống chung với gia đình tôi.">Nghe bố chồng mắng mẹ chồng một câu tôi chỉ muốn ly hôn ngay
Nhận định, soi kèo Zaqatala vs Qaradag Lokbatan, 18h00 ngày 27/3: Khó tin cửa dưới
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Telegraph
Ông Kim Jong-un đã đưa ra một loạt các chính sách để củng cố quyền lực của mình kể từ khi lên nắm quyền Triều Tiên hồi năm 2011.
Trước đây, sinh viên Triều Tiên được dạy về Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) và vợ Kim Jong-suk, cùng con trai của Kim Il-sung là Kim Jong-il (Kim Chính Nhật). Ông Kim Jong-un là thế hệ quyền lực thứ ba của Triều Tiên.
Các chuyên gia cũng cho biết Triều Tiên đã tăng số giờ học môn tiếng Anh từ một giờ lên hai giờ một tuần cho các học sinh lớp bốn. Trước đây, Triều Tiên gọi tiếng Anh là "ngoại ngữ", nhưng bây giờ nước này không còn cách gọi chung chung như vậy nữa, mà gọi thẳng là "tiếng Anh".
Đối với môn toán, một số câu hỏi sẽ liên quan đến Kim Jong-un, cũng như cha ông (Kim Jong-il) và ông nội của ông (Kim Il-sung).
(Theo Pháp Luật TP)
">Triều Tiên: Trường học tăng cường giảng dạy về Kim Jong
Việc kiểm tra an toàn thông tin các Hệ thống giải quyết TTHC của các bộ, tỉnh nhằm phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống này với CSDL quốc gia về dân cư (Ảnh minh họa)
Cũng trong thông báo gửi các bộ, ngành, địa phương ngày 21/6 để truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Văn phòng Chính phủ cho biết, từ cuối tháng 4, Bộ Tư pháp đã có báo cáo kết quả rà soát pháp luật triển khai định danh và xác thực điện tử; tích hợp thông tin cá nhân trên thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNeID.
Theo Tổ công tác triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), báo cáo nêu trên của Bộ Tư pháp mới chỉ có kết quả rà soát của 9/22 bộ, ngành và 42/63 tỉnh, thành phố.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật triển khai định danh và xác thực điện tử, đề xuất hoàn thiện pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và chịu trách nhiệm về kết quả rà soát.
Các bộ, ngành, địa phương cũng có trách nhiệm phối hợp Bộ Công an, Bộ Tư pháp trong quá trình sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền ban hành hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thêm mới, bãi bỏ, thay thế văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tiến độ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và việc triển khai định danh và xác thực điện tử.
Bộ Tư pháp tiếp tục đôn đốc, tổng hợp kết quả rà soát của các bộ, ngành, địa phương; phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, phản hồi các báo cáo của các bộ, ngành, địa phương để bảo đảm chất lượng rà soát.
Một trong 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được Thủ tướng Chính phủ xác định tại Đề án 06 là hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư.
Theo Tổ công tác triển khai Đề án 06, triển khai nhiệm vụ này, trong tháng 5/2022, các cơ quan, đơn vị đã tiếp tục tập trung ưu tiên xây dựng và hoàn thiện dự thảo 4 văn bản gồm: Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử; Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân; Thông tư hướng dẫn trao đổi thông tin, dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các bộ, ngành, địa phương; Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí/giá khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trong ý kiến chỉ đạo ngày 10/6 đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai Đề án 06, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Công an, yêu cầu Bộ Tư pháp khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ: Phối hợp với Bộ Công an trình Chính phủ ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định về định danh xác thực điện tử (trong tháng 6); Xây dựng quy trình và hướng dẫn rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu hộ tịch và dữ liệu dân cư bảo đảm đúng quy định của pháp luật, làm cơ sở cho Tổ công tác triển khai Đề án 06 tại địa phương chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã rà soát và thống nhất cách thức xử lý dữ liệu sai.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng cũng đã đề nghị Bộ Công an phối hợp với Văn phòng Chính phủ trước ngày 25/6 báo cáo thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân và dự thảo Nghị định định danh và xác thực điện tử.
Vân Anh
Người dân sẽ được khai thác thông tin của mình trong CSDL dân cư qua tin nhắn
Theo dự thảo Thông tư về kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số với CSDL quốc gia về dân cư, công dân có thể khai thác thông tin của mình trong CSDL này qua dịch vụ nhắn tin hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia.
">Đẩy nhanh tiến độ kiểm tra an toàn với các hệ thống giải quyết thủ tục hành chính
Lá cờ Việt Nam trên tay Nguyễn Xuân Son
Sau khi Nguyễn Xuân Son (tên nước ngoài là Rafaelson) cùng hai đồng đội ở CLB Nam Định là Văn Vĩ và Văn Toàn lên hội quân ở đội tuyển Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã đăng tải đoạn video kéo dài 3 phút nói về sự chào đón của các đồng đội.
Trong đó, Xuân Son được chú ý đặc biệt nhất. Ngay khi cánh cửa mở ra, tiền đạo này bước vào với sự ngạc nhiên lớn. Ở đó, các đồng đội đã xếp thành hai hàng chào đón. Họ "đánh yêu" Xuân Son (cùng Văn Toàn, Văn Vĩ) để chào hỏi. Đó là cách mà đội tuyển Việt Nam thể hiện tinh thần đoàn kết và "không có khoảng cách" với cầu thủ nhập tịch như Xuân Son.
Các đồng đội chào đón Xuân Son hội quân ở đội tuyển Việt Nam
Có chi tiết đáng chú ý, trên tay Xuân Son cầm lá cờ của Việt Nam. Anh đã giữ lá cờ đó từ khi bước vào phòng, tới lúc chào hỏi các đồng đội và HLV Kim Sang Sik. Chi tiết ấy cho thấy Xuân Son thực sự muốn là con người Việt Nam thực sự, với tinh thần yêu nước nồng nàn. Cầu thủ này muốn xóa nhòa hình ảnh "ông Tây" trong mắt người hâm mộ.
Thực tế, khoảng thời gian 5 năm ở Việt Nam đã biến "ông Tây" Rafaelson trở thành "ông Ta" Nguyễn Xuân Son thực sự. Trong bức hình được Xuân Son chia sẻ trên trang cá nhân hồi tháng 11, người hâm mộ thấy hình ảnh "ông Ta" thực sự. Ở đó, cầu thủ này đèo vợ con bằng xe máy, đỗ lại mua bánh ngô, bánh khoai ở quán ven đường.
Gần đây, Xuân Son cũng tâm sự: "Tôi vẫn tập trung học tiếng Việt hàng ngày. Tôi muốn giao tiếp với người Việt Nam bằng tiếng Việt, chứ không phải thông qua tiếng Brazil hay tiếng Anh. Tôi nỗ lực học Quốc ca Việt Nam".
Hiểu văn hóa, giao tiếp tiếng Việt là con đường ngắn nhất để biến "ông Tây" trở thành "ông Ta". Gần đây, HLV Kim Sang Sik tâm sự trên báo Hàn Quốc rằng ông đã chép Quốc ca Việt Nam ra tiếng Hàn để hiểu lời và học thuộc bằng tiếng Việt.
Động thái của Xuân Son hay HLV Kim Sang Sik cho thấy họ muốn xóa nhòa khoảng cách giữa người Việt và nước ngoài trong đội tuyển Việt Nam. Ở đó, tất cả những gương mặt ở đội tuyển Việt Nam đều là người Việt, cùng chung lý tưởng, chiến đấu vì màu cờ sắc áo của dân tộc Việt Nam.
Xuân Son đang cố gắng hòa nhập một cách nhanh nhất với đội tuyển Việt Nam (Ảnh: VFF).
HLV Park Hang Seo đã thành công trong việc xây dựng tinh thần đoàn kết ở đội tuyển Việt Nam. Giờ đây, HLV Kim Sang Sik đang đi theo con đường ấy. Ông hiểu rằng chỉ có sự đoàn kết, thể hiện khát vọng chiến đấu mới là "chìa khóa" mở ra thành công.
Dù AFF Cup 2024 chưa diễn ra nhưng người hâm mộ có thể kỳ vọng vào tập thể Việt Nam đoàn kết, không có sự chia rẽ. Như lời thừa nhận của Xuân Son sau khi đặt chân tới Lào: "Dù bỡ ngỡ nhưng tôi không hề cảm thấy cô đơn ở đội tuyển Việt Nam".
Toan tính thực dụng và con đường độc đạo của HLV Kim Sang Sik
HLV Kim Sang Sik đang đi trên con đường độc đạo. Ở đó, ông không có bất kỳ ngã rẽ hay lối thoát nào, ngoài việc giành chức vô địch AFF Cup 2024. Ngay từ khi nhận nhiệm vụ dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, HLV người Hàn Quốc hiểu rằng mình không có lựa chọn nào, ngoài việc mang về danh hiệu cho bóng đá Việt Nam.
Đây là thời điểm đội tuyển Việt Nam đang ở tận cùng sự khủng hoảng. Trong năm 2024, chúng ta đã hứng chịu tới 9 thất bại trong 11 trận đấu. Từ vị trí thứ 94 thế giới, "Rồng vàng" đã bị đẩy xuống vị trí thứ 116. Đây là vị trí thấp nhất của đội bóng kể từ năm 2017 (khi HLV Park Hang Seo chưa dẫn dắt đội bóng).
HLV Kim Sang Sik đang đi trên con đường độc đạo. Ở đó, ông chỉ có lối thoát duy nhất là giành chức vô địch AFF Cup 2024 (Ảnh: Tiến Tuấn).
Trong bối cảnh ấy, chức vô địch AFF Cup 2024 chẳng khác nào "phao cứu sinh" cho đội tuyển Việt Nam thời điểm này. Đó là cú hích đủ lớn để đội bóng tự tin hơn và tìm thấy sinh khí mới để hướng tới nhiệm vụ lớn hơn trong năm 2025, khi tham dự vòng loại Asian Cup 2027.
Vì lẽ đó, người hâm mộ Việt Nam có thể hiểu cho sự thực dụng của HLV Kim Sang Sik. Ông sẵn sàng gạt đi những gương mặt trẻ thử nghiệm cho SEA Games 33 diễn ra vào năm sau như Văn Trường, Thái Sơn, Đình Bắc, Quốc Việt… và đồng thời cũng gạch tên những gương mặt kỳ cựu nhưng không đáp ứng yêu cầu như Quế Ngọc Hải, Hùng Dũng, Tuấn Anh, Hồng Duy.
Thay vào đó, HLV Kim Sang Sik đã "phá lệ" khi lần đầu tiên triệu tập cầu thủ nhập tịch tham dự AFF Cup 2024, đó là Xuân Son. Đó là mẫu tiền đạo mà cả Đông Nam Á đều thèm khát. Trong hơn một mùa giải khoác áo CLB Nam Định, Xuân Son đã ghi 46 bàn sau 40 trận. Nếu tính riêng mùa này, anh đã ăn mừng bàn thắng 14 lần sau 13 trận.
Hiếm cầu thủ ở Đông Nam Á (hay kể cả châu Á) sở hữu hiệu suất ghi bàn nhiều hơn một bàn mỗi trận như vậy. Điều đó chỉ xuất hiện ở những gương mặt tầm cỡ thế giới như C.Ronaldo, Messi hay Haaland. Tất nhiên, mọi thứ sẽ là khập khiễng nếu so sánh Xuân Son với những siêu sao hàng đầu thế giới nhưng có thể khẳng định đây là tiền đạo nguy hiểm bậc nhất Đông Nam Á thời điểm này.
Có thể thấy, HLV Kim Sang Sik đã mang tới những gương mặt tốt nhất của bóng đá Việt Nam thời điểm này tới AFF Cup 2024. Điều này trái ngược với Indonesia, Thái Lan, Malaysia hay Philippines. Họ đều vắng rất nhiều gương mặt trụ cột. Thậm chí, Indonesia đã chơi bài ngửa khi chỉ cử đội U22 tham dự giải đấu.
HLV Kim Sang Sik quyết chơi tất tay khi triệu tập những gương mặt tốt nhất có thể tham dự AFF Cup 2024 (Ảnh: Mạnh Quân).
Dù thế nào, HLV Kim Sang Sik không cần quan tâm dư luận nghĩ gì. Trên con đường độc đạo của ông, chỉ có một lối đi duy nhất dẫn tới chức vô địch AFF Cup 2024. Đây là lúc đội tuyển Việt Nam cần tập hợp ý chí, khát vọng thành một khối thống nhất và cùng "vị tướng" Kim Sang Sik hướng tới mục tiêu lớn.
Vé đã "cháy", lửa chuẩn bị nổi lên
Đã có ai đó nói về sự lạnh lẽo ở Mỹ Đình, khi số ghế trống còn nhiều hơn số người có mặt trên sân. Hoặc ở đâu đó, mọi người từng được nghe tới việc cổ động viên (CĐV) ngoảnh mặt với đội tuyển Việt Nam sau chuỗi thành tích nghèo nàn.
Dù thế nào, đây là lúc đoàn quân HLV Kim Sang Sik cần tới sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người hâm mộ nước nhà. Điều đáng mừng là cả hai trận đấu của đội tuyển Việt Nam ở vòng bảng AFF Cup 2024 trên sân Việt Trì (Phú Thọ) gặp Indonesia và Myanmar đều "cháy vé".
CĐV Việt Nam sẵn sàng tiếp lửa cho đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024 (Ảnh: Mạnh Quân).
Có lẽ, rất lâu rồi, cụm từ "cháy vé" mới xuất hiện trong một trận đấu của đội tuyển quốc gia. Nó gợi lên những ngày tháng xưa cũ, của một thời hào hùng của bóng đá Việt Nam. Mỗi người hâm mộ sẽ tạo ra từng đốm lửa nhỏ, tạo thành ngọn lửa lớn tiếp sức cho các tuyển thủ.
Đoàn quân HLV Kim Sang Sik hiểu rằng chỉ có chiến thắng và danh hiệu mới kéo những người hâm mộ quay trở lại khán đài. Để xây dựng lại đội tuyển Việt Nam trở lại vị thế như thời HLV Park Hang Seo, HLV Kim Sang Sik cần thời gian dài. Lúc này, ông đang hướng tới mục tiêu ngắn hạn để "nuôi" mục tiêu dài hạn.
Trong nhiều năm qua, chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam bước vào AFF Cup 2024 với vị thế thấp như hiện nay. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều tồi tệ. Bởi lẽ, chúng ta sẽ thi đấu "biết mình biết người" hơn.
Giờ G sắp điểm, đó là lúc, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chiến lớn. Ở đó, các tuyển thủ sẽ không sợ cô đơn trên con đường của mình. Vé đã "cháy", đội bóng của HLV Kim Sang Sik cũng sắp nổi lên ngọn lửa.
">Tuyển Việt Nam chinh phục AFF Cup: Con đường độc đạo của HLV Kim Sang Sik