您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Dự đoán Espanyol vs Mallorca (18h 9/2) bởi chuyên gia Mark Sochon
NEWS2025-02-08 12:22:08【Thời sự】4人已围观
简介ựđoánEspanyolvsMallorcahbởichuyêbóng đá mới nhất Hoàng Ngọc - 09/02/2020 bóng đá mới nhấtbóng đá mới nhất、、
很赞哦!(9654)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs PDRM, 19h15 ngày 5/2: Đối thủ yêu thích
- Yaya Trương Nhi cởi áo khoe ngực đầy quyến rũ
- Chia sẻ xúc động của người cha gửi nữ diễn viên 28 tuổi vừa qua đời
- Bộ Ngoại giao Mỹ: Sinh viên quốc tế vẫn có thể ở lại
- Nhận định, soi kèo Young Boys vs Yverdon
- Học sinh nghèo TP.HCM được miễn học phí 2 buổi/ ngày
- Al Pacino ăn mừng khi biết bạn gái kém 54 tuổi mang thai con mình
- Nữ sinh ở Hà Tĩnh bị nhóm bạn đánh hội đồng phải nhập viện
- Nhận định, soi kèo Svay Rieng vs Shan United, 19h30 ngày 5/2: Khác biệt động lực
- TP.HCM kiểm tra học kì theo hình thức trắc nghiệm
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Perth Glory vs Central Coast Mariners, 17h45 ngày 7/2: Chủ nhà lép vế
- - Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3, TP.HCM sẽ được mở rộng khoảng 3.000 m2 với kinh phí gần 100 tỷ đồng.
UBND TP.HCM vừa chấp thuận dự án xây dựng, mở rộng trường THPT Lê Quý Đôn nhằm tạo điều kiện học tập tốt hơn cho học sinh và giáo viên, đồng thời bảo tồn công trình di tích của thành phố.
Theo hồ sơ thiết kế, công trình mới rộng 3.106 m2 gồm khu để xe, phòng kỹ thuật, hoạt động thể chất, sảnh sinh hoạt, nhà ăn,,,
Đồng thời thực hiện tháo dỡ các khối B1 (2 tầng) và khối E (tầng trệt và lửng) thuộc khối lớp học hiện hữu, rộng hơn 3.000 m2 cùng 75 m tường rào.
Công trình sửa chữa, cải tạo gồm: sân, tường rào, thay mới nền gạch, cửa, lan can cầu thang, hệ thống điện, cấp thoát nước...
Theo kế hoạch phê duyệt, tổng mức đầu tư dự án là hơn 97 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Công trình thực hiện đến hết năm 2018.
Trường THPT Lê Quý Đôn có tiền thân là trường Collège Chasseloup – Laubat, được thành lập ngày 14/11/1874. Đây là trường trung học đầu tiên ở Sài Gòn.
Năm 1954, trường được đổi tên Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu học sinh người Việt nhưng vẫn do người Pháp quản lý.
Đến năm 1958, trường đổi tên là Lycée Jean - Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào "Ánh Sáng" thế kỷ XVIII).
Năm 1967, trường được trả cho người Việt Nam và đổi tên là Trung Tâm Giáo dục Lê Quý Đôn.
Sau năm 1975, trường mang tên là trường THPT Lê Quý Đôn. Ngày 20/11/1998 dựng tượng đài nhà bác học Lê Quý Đôn tại trường. Đây là ngôi trường được thành lập lâu đời nhất tại Sài Gòn và được chọn là một trong những di tích văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Huyền
">Mở rộng trường học cổ nhất Sài Gòn
- - Hôm nay, 7/1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ tham dự hội thảo cùng với 270 hiệu trưởng các trường ĐH trong cả nước để bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học - trọng tâm là công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, mục tiêu của hội thảo là bàn các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, đặc biệt là giảm tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp không có việc làm.
Nội dung của hội thảo sẽ tập trung vào 3 vấn đề lớn: Đổi mới chương trình, mục tiêu, cách tiếp cận đào tạo để sinh viên tốt nghiệp thích ứng tốt hơn với nhu cầu thị trường lao động; Các điều kiện đảm bảo chất lượng và thực hiện kiểm định chất lượng; Tự chủ ĐH và tổ chức quản trị đại học theo xu hướng tự chủ đại học.
"Vấn đề quan trọng nhất vẫn là việc làm của sinh viên, đào tạo làm sao để sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Các vấn đề tiếp theo là những công cụ để có thể đạt được mục tiêu nói trên" - Thứ trưởng Ga cho hay.
VietNamNet có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga xung quanh nội dung này.
- Thưa Thứ trưởng, để sinh viên đào tạo ra đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường lao động, việc đổi mới chương trình đào tạo ở các trường sẽ được thực hiện theo định hướng nào?
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga:Vấn đề quan trọng là các chương trình đào tạo phải được xây dựng sao cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường hiện nay. Để làm được điều này, các trường đổi mới mục tiêu đào tạo của mình cho phù hợp. Hiện nay, mục tiêu của các trường vẫn chung chung khiến việc cạnh tranh của sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp khó khăn so với sinh viên các nước khác.
Bên cạnh đó, để tạo việc làm cho sinh viên phải đổi mới cách thức đào tạo để có tinh thần khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho họ và cho những người khác. Khi kinh tế không phát triển mạnh, số việc làm không thay đổi nhiều thì việc trang bị cho sinh viên tinh thần khởi nghiệp có thể giải quyết căn bản cho vấn đề sinh viên không có việc làm.
Lâu nay, sinh viên Việt Nam tương đối thụ động, việc học thường là nhắm vào một công việc có sẵn. Trong khi phương thức đào tạo đó chỉ dành cho giáo dục nghề nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ĐH thì phải tự tạo ra công việc.
Ngoài ra, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sinh viên không chỉ nhắm vào công việc trong nước mà phải cạnh tranh hội nhập và thị trường hội nhập ví dụ thị trường ASEAN. Để tham gia thị trường lao động tự do trong khối này thì sinh viên phải chuẩn bị ngoại ngữ nhất là tiếng Anh mới đảm bảo mới có thể tự tin để tìm việc làm trong khu vực. Hiện nay tiếng Anh vẫn là điểm rất yếu của sinh viên Việt Nam.
Cuối cùng, việc đổi mới chương trình đào tạo phải thắt chặt mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Lâu nay, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp rất rời rạc nên kiến thức sinh viên học được trong trường không phù hợp với doanh nghiệp, khó phát huy tác dụng thực tế.
- Ngoài đổi mới chương trình, Bộ có tính đến giải pháp quy hoạch mạng lưới các trường ĐH để giải quyết tình trạng sinh viên ra trường nhiều hơn số việc làm mà nền kinh tế có thể tạo ra không thưa ông?
- Trong các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học mà Bộ GD sẽ cùng các trường bàn bạc bao gồm việc quy hoạch mạng lưới, sắp xếp hệ thống các trường ĐH và xây dựng các trường trọng điểm. Trước mắt, Bộ đã có chủ trương quy hoạch lại mạng lưới các trường đào tạo sư phạm để sản phẩm đào tạo ra thích nghi tốt hơn với thị trường.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng thì các trường không thể nào cùng lúc nâng cao chất lượng của tất cả các ngành được mà phải chọn ra những ngành có chất lượng cao để tập trung đầu tư.
Nghĩa là chúng ta không chỉ phân tầng chất lượng trong toàn hệ thống giáo dục đại học mà trong từng trường cũng phải phân tầng mới đầu tư được. Chẳng hạn một trường có 30-40 ngành thì phải chọn một số ngành làm mũi nhọn để đầu tư chứ không thể đầu tư dàn trải được.
- Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH theo các định hướng trên, việc kiểm định chất lượng đối với các trường ĐH tới đây sẽ có gì mới, thưa ông?
- Bộ GD-ĐT đang soạn thảo Quy định về Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học theo đó, các trường ĐH sẽ được đánh giá theo bộ tiêu chí kiểm định của ASEAN. Việc đánh giá các trường ĐH theo các tiêu chí mới sẽ được phân thành 3 mức khác nhau: Đạt theo tiêu chuẩn quốc gia, đạt theo tiêu chuẩn khu vực và đạt theo tiêu chuẩn quốc tế chứ không chỉ có 2 mức là đạt và không đạt như trước đây.
Việc bổ sung các tiêu chí kiểm định chất lượng sẽ giúp các trường ĐH của Việt Nam có thể cạnh tranh với các ĐH khu vực. Khi một trường ĐH nào đó đã được kiểm định và đạt tiêu chuẩn ASEAN thì tất cả các khâu tổ chức đào tạo, chất lượng đào tạo đều tương thích với chuẩn khu vực ASEAN. Nhờ đó, hệ thống ĐH của chúng ta sẽ tiệm cận hơn với khu vực và thế giới.
Hiện tại, các trung tâm kiểm định đã tiến hành kiểm định với 20 trường đại học. Đây là 20 trường tốt và đều đạt các tiêu chuẩn kiểm định. Tới đây, với những trường điều kiện khó khăn hơn sẽ có những trường không đạt được tiêu chuẩn. Bộ GD sẽ cùng các trường bàn thêm về các tiêu chí kiểm định, những khó khăn và thuận lợi trong việc triển khai kiểm định các trường ĐH trong thời gian tới.
- Đổi mới quản trị đại học, tăng quyền tự chủ cho các trường được coi là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, việc thực hiện điều này vẫn còn khá khó khăn, thưa ông?
- Một trong những vướng mắc của quan trị ĐH của Việt Nam là vấn đề hội đồng trường. Theo Luật GD ĐH và Quyết định 70 về điều lệ các trường ĐH của Thủ tướng Chính phủ thì việc thành lập hội đồng trường là bắt buộc với tất cả các trường để thực hiện tự chủ.
Thực tế, Nghị quyết 14 về đổi mới giáo dục đại học cách đây 10 năm đã nói tới vấn đề này, tuy nhiên, trong vòng 10 năm sau đó chỉ vài trường thành lập được hội đồng trường nhưng chủ yếu cũng mang tính chất hình thức.
Luật GD ĐH đi vào thực tế thì hội đồng trường sẽ được thành lập theo đúng luật định. Bởi khi tự chủ thì hội đồng trường không thể thiếu được. Chính phủ giao quyền tự chủ cho trường ĐH nghĩa là giao quyền đó cho hội đồng trường chứ không phải giao cho ông hiệu trưởng. Tuy nhiên, khi có một cơ chế mới trong 1 tổ chức thì phải có thời gian để nó có thể thích nghi.
Tại hội thảo này, Bộ cũng sẽ cùng các trường trao đổi về những kinh nghiệm của thế giới về tự chủ ĐH và đổi mới cơ chế quản trị trường ĐH thế nào để thực hiện được tự chủ đại học ở Việt Nam. Đặc biệt, các trường đã được Chính phủ giao cơ chế tự chủ cũng sẽ báo cáo kinh nghiệm của họ sau 2-3 năm thực hiện tự chủ để các trường khác có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm.
Xin cảm ơn thứ trưởng!
Lê Văn(thực hiện)
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Nếu không nhanh chóng, sẽ thua ngay trên sân nhà"
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu trước 270 hiệu trưởng các trường đại học trong toàn quốc về nguy cơ tụt hậu về nguồn nhân lực.
">Các trường đại học tìm cách giảm tình trạng cử nhân thất nghiệp
- Ngô Thanh Vân chia sẻ trên trang cá nhân, cô cảm ơn khán giả đã đồng hành và theo dõi hành trình cuộc sống và công việc của mình trong thời gian qua. Những thăng trầm, vui buồn, thành công và hạnh phúc của Ngô Thanh Vân đều đã được khán giả sẻ chia. Cô luôn trân trọng và cảm thấy mình cần có trách nhiệm với sự quan tâm ấy. Chính vì thế, Ngô Thanh Vân đã chính thức thông báo việc được bạn trai cầu hôn.
Ngô Thanh Vân khoe nhẫn cầu hôn. "Đó là câu chuyện của một người phụ nữ, tưởng chừng như đã bị công việc cuốn đi. Phần lớn thời gian cô ấy không dành cho mình mà chỉ vùi đầu vào công việc, vốn dĩ nó cứ dồn dập đến với nhau. Hành trình của cô ấy tìm kiếm sự thành công trong sự nghiệp, tìm kiếm niềm vui trong công việc mà cô ấy say mê… Thành quả cô ấy có được phần nào là món quà của thượng đế đã trao cho bởi sự chăm chỉ và nỗ lực ấy.
Thế nhưng dường như cô ấy vẫn thiếu, vẫn chưa thực sự là người hạnh phúc. Có những lúc ngoài công việc, đối diện với bốn bức tường… cô ấy cũng ao ước những hạnh phúc giản đơn như bao người phụ nữ khác trên đời.
Cô đã từng hứa với người Cha nuôi đáng kính của cô, một ngày nào đó ông sẽ đưa cô vào lễ đường làm lễ cưới, trao cô tận tay một chàng trai nào đó xứng đáng người con gái mà ông đã chăm sóc từ tấm bé. Nay cha cô đã ở trên thiên đàng, và cô vẫn nợ ông lời hứa đó.
2 năm đại dịch, là hai năm không thể dành thời gian cho công việc. Nhưng cùng lúc đó đã có một người đàn ông bước vào cuộc sống của cô ấy, chia sẻ với cô ấy từng phút giây. Anh ấy chuẩn bị đồ ăn và pha cà phê tận giường vào mỗi bữa sáng. Anh ấy cùng dạo phố vào ban trưa. Anh ấy mở cửa xe và lái xe đưa cô ấy về nhà vào buổi tối. Anh ấy không phải hoàng tử, cũng không phải là siêu nhân… Đơn giản anh ấy là một điểm tựa, và khiến cô ấy cảm thấy bình an, luôn thấy mình nhỏ bé, và không bao giờ cô đơn. Họ đã có một happy ending vì anh ấy đã cầu hôn cô ấy. Và cô “say Yes”", Ngô Thanh Vân chia sẻ xúc động trên trang cá nhân.
Trước đó ít phút, Huy Trần cũng chia sẻ trên trang cá nhân về khoảnh khắc hạnh phúc này, khi Ngô Thanh Vẫn đã nhận lời cầu hôn của anh.
Anh viết: "Just like a game of chess, a king is nothing without his queen. I was straying around, lost on the path of life, until I found you. Everyday you are pushing me to become the best version of myself, and because of you, I finally understand the true meaning of love. You are the one I can count on, the one I can trust and the one I want to spend the rest of my life with. I promise to protect you with everything I have and everything I am. I love you, for more than words can ever say. Will you marry me?(Tạm dịch: Cũng giống như một trò chơi cờ vua, vua không là gì nếu không có nữ hoàng của mình. Em đã đi lạc khắp nơi, lạc lối trên đường đời, cho đến khi anh tìm thấy em. Mỗi ngày em đang thúc đẩy anh trở thành phiên bản tốt nhất của chính anh, và vì em, cuối cùng anh cũng hiểu được ý nghĩa thực sự của tình yêu. Em là người anh có thể tin tưởng và là người anh muốn dành trọn phần đời còn lại. Anh hứa sẽ bảo vệ em bằng tất cả những gì em có và tất cả những gì anh có. Anh yêu em, nhiều hơn những lời có thể nói. Em sẽ lấy anh chứ?)".
Chuyện tình với Huy Trần kém 11 tuổi kéo dài hơn 1 năm "đả nữ" Ngô Thanh Vân mới công khai hồi tháng 9/2021. Huy Trần sinh năm 1990, là Việt kiều Đức. Anh được biết đến khi tham gia một số gameshow như Người ấy làai và chương trình Cuộc đua kỳ thú.Hiện tại, Huy Trần là CEO của công ty may mặc và là chủ của một nhà hàng nổi tiếng tại quận 1 (TP.HCM).
Kể từ khi công khai mối tình kém 11 tuổi, nữ diễn viên sinh năm 1979 thường xuyên đăng hình ảnh hạnh phúc bên bạn trai. Hiện tại cả hai ở Na Uy tận hưởng hạnh phúc. Khi Ngô Thanh Vân bận giải quyết công việc, Huy Trần sẽ trổ tài bếp núc, nấu những món giàu chất dinh dưỡng cho diễn viênHai Phượngthưởng thức. Thỉnh thoảng, Huy Trần làm "phó nháy" cho Ngô Thanh Vân. Do vậy nữ diễn viên luôn tỏ ra hạnh phúc khi được tình trẻ chăm sóc chu đáo. Cô thừa nhận: "Có Huy, tôi rất hạnh phúc. Thật sự Huy làm cho tôi rất vui".
Ngân An
Tình trẻ Ngô Thanh Vân về quê bạn gái chơi Tết
Đây là năm thứ 2 Huy Trần về quê bạn gái hơn 11 tuổi Ngô Thanh Vân chơi Tết Nhâm Dần 2022.
">Ngô Thanh Vân nhận lời cầu hôn sau 2 năm hẹn hò với Huy Trần
Nhận định, soi kèo Politehnica Iasi vs UTA Arad, 21h00 ngày 6/2: Thất vọng cửa trên
- - Bộ GD-ĐT cho biết chưa nhận được đề án thi và xét tốt nghiệp THPT tại TP.HCM. Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2017 vẫn thống nhất chung toàn quốc.
Ngày 07/6/2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố.
Kết luận buổi làm việc, hai bên thống nhất Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục và đào tạo thành phố, đồng thời chỉ đạo UBND Thành phố xây dựng Đề án tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Trong đề án này thành phố Hồ Chí Minh sẽ thí điểm thực hiện một số mô hình giáo dục và cơ chế phù hợp với đặc thù của thành phố, trong đó có nội dung "Tăng cường phân cấp cho thành phố thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh".
Sau buổi làm việc với thành phố Hồ Chí Minh và kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và công bố dự thảo phương án thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017.
Theo đó, năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thống nhất trong cả nước nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường phân cấp cho các địa phương thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2017 dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.
Khi nhận được Đề án chính thức của thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét trên nguyên tắc phù hợp với các quy định chung và các điều kiện đặc thù của Thành phố.
- Song Nguyên
Thi tốt nghiệp THPT 2017: Vẫn tổ chức thống nhất toàn quốc
- Cho rằng kết quả đấu thầu gói cung cấp thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường THPT và THCS chưa công bằng, minh bạch, một doanh nghiệp đã làm đơn khởi kiện giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An ra tòa.
Sáng ngày 9/11, thông tin từ Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An cho biết ông Nguyễn Anh Ngọc, giám đốc Công ty liên danh nhà thầu Anh Đức - Sao Mai (là 1 trong 5 đơn vị tham gia đấu thầu) khởi kiện bà Nguyễn Thị Kim Chi, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An (chủ đầu tư).
Ông Nguyễn Anh Ngọc đại diện cho nhà thầu Anh Đức - Sao Mai khởi kiện giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An ra tòa
Cố tình "đánh bật" nhà thầu trong tỉnh?
Theo đơn khởi kiện, liên danh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai (trụ sở tại TP. Vinh) là một trong 4 doanh nghiệp tham gia gói thầu số 01 (ký hiệu 01NN/2016): Mua sắm trang thiết bị dạy, học ngoại ngữ chuyên dụng cho các trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Sở GD-ĐT Nghệ An làm chủ đầu tư.
Ở gói thầu cung cấp thiết bị này, chủ đầu tư đưa ra giá gần 7,5 tỷ đồng. Đơn vị trúng thầu là Công ty CP thiết bị giáo dục Hải Hà (trụ sở tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) giá trị 7.421.625.000 đồng. Trong khi đó, liên danh nhà thầu Anh Đức - Sao Mai bỏ thầu thấp hơn 120 triệu đồng.
Ở gói thầu khác, gói thầu số 03, cung cấp thiết bị dạy học cho bậc Tiểu học (ký hiệu 03NN/2016) cũng do Sở này làm chủ đầu tư, đơn vị vị trúng thầy là Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Trần Vũ (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) là 3.390.442.000 đồng. Trong khi đó, nhà thầu Anh Đức - Sao Mai bỏ thầu thấp hơn giá trị 360 triệu đồng (làm tròn số).
Cả hai gói thầu số 01 và 03, nhà thầu Anh Đức - Sao Mai đều bị chủ đầu tư "đánh bật" với cùng một lý do.
Đó là ''Hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu không hợp lệ vì liên danh số 01/2016/TTLD.AĐ – SM ký ngày 14/09/2016 giữa Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức với Công ty Cổ phần Giải pháp Thiết bị Sao Mai không hợp lệ. Trong hợp đồng liên danh, Liên danh Nhà thầu ủy quyền cho Công ty TNHH Kỹ Thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức chịu trách nhiệm thay mặt liên danh ký kết hợp đồng là trái với yêu cầu tại Mẫu số 3, Chương IV của HSMT và không phù hợp với quy định tại điều 65 của Luật đấu thầu” – văn bản thông báo của Sở GD-ĐT Nghệ An do bà Nguyễn Thị Kim Chi ký nêu rõ.
Cả hai gói thấu số 01 và 03 của nhà thầu Anh Đức - Sao Mai bị loại đều chung một lý do
Đơn vị khởi kiện cho rằng, thỏa thuận liên danh số 01/2016/TTLD.AĐ – SM ngày 14/09/2016 giữa Anh Đức - Sao Mai là căn cứ vào Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội. Vì vậy, nếu có điều nào chưa phù hợp thì các bên sẽ lấy Luật Đấu thầu làm căn cứ.
Còn tại căn cứ Mẫu số 03, Chương IV ban hành theo HSMT của chủ đầu tư có chú thích rằng ''Có thể căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để sửa đổi thỏa thuận liên danh cho phù hợp''.
Tuy nhiên, từ khi mở hồ sơ dự thầu, chủ đầu tư không có văn bản nào thông báo cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung sai sót này cho phù hợp...
Ngân sách thất thoát
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Anh Ngọc (đơn vị khởi kiện) cho biết “Chúng tôi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của Sở GD-ĐT Nghệ An, theo đúng quy định pháp luật về Luật Đấu thầu, như: Chứng minh đầy đủ kinh nghiệm, năng lực để thực hiện gói thầu và đã đưa ra giá thấp nhất, có lợi nhất cho Nhà nước”.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An
Ông Ngọc cho rằng ''Chủ đầu tư không công bằng trong chấm thầu, cố tình loại bỏ liên danh của chúng tôi. Việc này sẽ gây thất thoát hàng trăm triệu đồng ngân sách''.
Chiều ngày 9/11, bà Nguyễn Thị Kim Chi, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, cho biết vụ việc trên đang được cơ quan tiếp nhận và xử lý. “Trong trường hợp, doanh nghiệp khởi kiện ra Tòa án, chúng tôi tôn trọng và chờ kết quả phán quyết từ Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An”.
..."> Giám đốc Sở GD
- Được vinh danh thủ khoa Sư phạm ngành Vật Lý tại lễ tốt nghiệp khóa 66 (lứa sinh viên sinh năm 1998), nhiều người ngạc nhiên khi biết Dũng đã 30 tuổi.
“Trước khi học ĐH Sư phạm Hà Nội, em đã có thời gian theo học tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Công Nghệ Nanyang (Singapore)”, Dũng cho hay.
Phạm Việt Dũng nói lời cảm ơn gia đình, nhà trường, thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ để mình "được sống lại thời sinh viên một lần nữa". Ảnh: Thanh Hùng Hai lần bỏ dở đại học
Năm 2008, Phạm Việt Dũng trúng tuyển và trở thành sinh viên khoa Điện - Điện tử của Trường ĐH Bách khoa với tổng điểm 27,5, đạt điểm 10 tuyệt đối môn Vật Lý.
Tuy nhiên, học được 2 năm, Dũng tự ôn thi rồi được nhận học bổng vào Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) - trường top 2 châu Á và 13 thế giới (theo QS 2021). Tại đây, Dũng tiếp tục theo học ngành Vật lý và Vật lý ứng dụng.
“Khi vượt qua được kỳ thi rất khắc nghiệt của ĐH Công nghệ Nanyang, mình mong chờ được sang đó để học ngành mà mình đam mê, trong một môi trường rất năng động và sở hữu những trang thiết bị hiện đại nhất.
Nhưng Vật lý lại không phải là thứ mình học được nhiều nhất. Mình đã tham gia những hoạt động ở ngoài, được đi nhiều nơi và gặp nhiều người hơn. Và rồi trong đầu bắt đầu xuất hiện một câu hỏi: “Tại sao đất nước họ lại phát triển hơn quê hương mình. Chỉ từ một làng chài nhỏ bé, sao họ lại có thể vươn lên mạnh mẽ như vậy”, Dũng kể.
Câu hỏi đó ám ảnh Dũng suốt một thời gian dài, và cuối cùng Dũng nhận ra rằng giáo dục có một tác động rất lớn.
“Nghĩ đến thời gian học Vật lý ở Việt Nam và ở Singapore thì thấy rằng có một sự khác nhau rất lớn về cách dạy. Chúng ta gần như dạy học “chay” khi hiếm hoi được làm thí nghiệm hay sản phẩm học tập. Khi đó mình đã nghĩ trở về Việt Nam để thay đổi”.
Phạm Việt Dũng, sinh năm 1990 trở thành thủ khoa đầu ra của ngành Sư phạm Vật lý và Á khoa của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2020. Ảnh: Thanh Hùng Quyết định được đưa ra khi Dũng sắp sửa hoàn thành 4 năm học và chỉ còn một vài tháng nữa là tốt nghiệp.
“Mình bị gia đình phản đối rất nhiều với quyết định về Việt Nam trong khi mình có thể học lên cao và làm việc tại nước ngoài với một mức thu nhập tốt. Đây là một chuyện rất khó chấp nhận và khiến gia đình sốc”.
Trái ngọt từ ước mơ "viển vông"
Ôn thi đại học lại sau nhiều năm, Dũng vẫn đạt 24,5 điểm và là thủ khoa ngành Sư phạm Vật lý bằng Tiếng Anh ở tổ hợp xét tuyển A1 (Toán, Lý, Anh).
Là sinh viên năm Nhất khi đã 26 tuổi, thời gian đầu, Dũng có chút mặc cảm về tuổi tác.
“Nhưng cái mặc cảm lớn hơn là khi đó, những người bạn bên Singapore đã có gia đình và sự nghiệp, còn mình thì bắt đầu lại từ vạch xuất phát. Thậm chí đã có lúc mình nghĩ liệu có quyết định sai lầm, rồi chỉ biết tự nhủ phải tiếp tục tiến lên bởi không còn đường lùi”, Dũng chia sẻ.
Sáu năm học đại học trong và ngoài nước với kiến thức chuyên môn và vốn tiếng Anh khá, nhưng Dũng đặt ra cho mình một nguyên tắc bất di bất dịch là đi học đầy đủ.
Là “anh cả” của lớp, Dũng mở những buổi học củng cố kiến thức Vật lý và Tiếng Anh miễn phí.
“Mình muốn trở về Việt Nam để góp phần thay đổi giáo dục thì có gì tốt hơn là truyền động lực và những kiến thức mà mình đã có được cho chính những người bạn cùng lớp để có thể lan tỏa”.
Ngoài ra, Dũng cũng đi dạy STEM và dạy Toán, Vật lý bằng tiếng Anh, tham gia một số dự án giáo dục, đào tạo giáo viên.
Cách đây hơn 2 năm, Dũng đã lập kênh Youtube rồi tự lên ý tưởng, vẽ 3D, thực hiện các clip dạy STEM hoàn toàn miễn phí.
“Thực tế, nhiều cử nhân sư phạm Vật lý ra trường không biết cách hàn mạch điện hay cách dùng các dụng cụ cơ khí,... . Trong khi đó, xu hướng giáo dục STEM, tích hợp lại cần có những sản phẩm học tập trực quan cho học sinh”, Dũng lý giải.
Bỏ đại học hàng đầu thế giới, nam sinh 30 tuổi về nước học sư phạm Sau 4 năm học, Dũng đạt tổng điểm 3,94/4, trở thành thủ khoa của khoa Sư phạm Vật lý và cũng là Á khoa toàn trường năm nay.
“Ngày hôm nay, mặc dù muộn, nhưng mình tin rằng đã làm cho gia đình tự hào, không chỉ vì kết quả đã đạt được, mà hơn hết, là vì mình đã dám sống với mơ ước tưởng chừng viển vông, dám hy sinh đánh đổi rất nhiều thứ vì lý tưởng đã tự đặt ra từ khi còn trẻ”, Dũng nói.
Phạm Việt Dũng bên gia đình của mình trong ngày tốt nghiệp Đến dự lễ bế giảng của con trai, ông Phạm Văn Long (56 tuổi) xúc động: "Trước đây, gia đình tôi rất thất vọng chuyện con bỏ học và cơ hội việc làm ở Singapore. Giờ đây, chúng tôi tự hào về kết quả mà con đạt được".
Dũng cho biết sẽ làm chuyên gia phát triển chương trình và đào tạo giáo viên cho một trường dân lập ở Hà Nội.
Thanh Hùng
Hiệu trưởng Sư phạm mong học trò đến những 'miền nắng gió'
“Hãy đến với làng quê, về nơi xóm thợ, đặt chân đến bản làng xa, đến vùng sông nước phương Nam hay miền Trung nắng gió, nơi ấy đang rất cần các em”.
">Thủ khoa 30 tuổi trường Sư phạm từng bỏ dở đại học hàng đầu thế giới
友情链接
- Được vinh danh thủ khoa Sư phạm ngành Vật Lý tại lễ tốt nghiệp khóa 66 (lứa sinh viên sinh năm 1998), nhiều người ngạc nhiên khi biết Dũng đã 30 tuổi.