Đang khoẻ mạnh và đi làm bình thường,ầmsoátđiềutrịsớman city – brighton Anh Tiến Dũng (39 tuổi, TP HCM) được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn, giai đoạn ba. Anh cho biết, gần đây thấy cơ thể mệt, hay đổ mồ hôi, da xấu đi nên đến bệnh viện khám. Sau khi thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ thông báo anh bị suy thận mạn, giai đoạn ba. Nhận kết quả trên tay, anh Dũng sốc và không tin vì trước giờ khỏe mạnh, đi làm bình thường.
Trường hợp của anh Dũng không hiếm. Thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng nhưng khi khám bệnh lại bị phát hiện mắc suy thận mạn. Thậm chí, có trường hợp khi vào bệnh viện thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng, cần lọc thận hoặc ghép thận.
Tại hội thảo khoa học "Chân trời mới cho phổ rộng bệnh nhân bệnh thận mạn - cuộc cách mạng từ Empagliflozin" diễn ra tại Hà Nội ngày 22/11, GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết: "Bệnh thận mạn thường không có hoặc có ít triệu chứng giai đoạn đầu nên thường bị bỏ sót trong quá trình chẩn đoán. Một số khảo sát gần đây cho thấy 80,3% bệnh nhân có nguy cơ cao bệnh thận mạn như bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, còn chưa được thực hiện các xét nghiệm tầm soát để chẩn đoán bệnh thận mạn theo đúng khuyến cáo".