Diễn đàn Vũ trụ Châu Á TBD năm tới sẽ diễn ra tại Hà Nội
Diễn đàn các cơ quan Vũ trụ Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APRSAF-27) là sự kiện khoa học do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC),ễnđànVũtrụChâuÁTBDnămtớisẽdiễnratạiHàNộgia xang dau Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phối hợp đồng tổ chức.
Đây là một trong những diễn đàn mở lớn nhất thuộc lĩnh vực hoạt động không gian với sự tham gia của các cơ quan không gian, cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp, học viện và các tổ chức liên quan đến không gian khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
GS.VS. Châu Văn Minh – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu khai mạc APRSAF-27. |
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, APRSAF-27 năm nay diễn ra theo hình thức online. Tuy vậy, diễn đàn APRSAF-27 vẫn thu hút sự tham gia của khoảng 600 đại biểu đến từ hơn 40 quốc gia như: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Australia….
APRSAF-27 có nhiều điểm mới so với các kỳ họp trước đó. Ngoài sự cấu trúc lại các nhóm hoạt động, đây là năm đầu tiên nhóm làm việc Luật và Chính sách vũ trụ ra mắt, hoạt động chính thức.
Năm 2021, Diễn đàn Vũ trụ Châu Á TBD cũng lần đầu tiên trao giải thưởng APRSAF Award vinh danh những nhà khoa học có đóng góp và tầm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động công nghệ vũ trụ và sự phát triển của thế hệ trẻ trong khu vực.
Ngoài việc đồng tổ chức, các đại diện của VNSC và VAST đã tham gia tích cực vào nhiều hoạt động của diễn đàn, trong đó có việc đồng chủ tọa của tất cả 5 nhóm làm việc gồm Ứng dụng công nghệ vũ trụ vì lợi ích xã hội, Nâng cao năng lực, Giáo dục vũ trụ cho cộng đồng, Biên giới của ngành vũ trụ, Luật và Chính sách vũ trụ.
Năm tới, Diễn đàn APRSAF-28 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trước khi diễn ra tại Indonesia vào năm 2023.
Trọng Đạt
Gần 1 tháng phóng lên quỹ đạo, chưa thu được tín hiệu vệ tinh NanoDragon
Sau 22 ngày được phóng lên quỹ đạo, đơn vị phát triển vệ tinh NanoDragon vẫn chưa thu được tín hiệu vệ tinh NanoDragon gửi về trạm mặt đất.