您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo RANS Nusantara vs Persipal Palu BU, 15h00 ngày 5/2: Tiếp tục gieo sầu
NEWS2025-02-08 12:29:10【Thế giới】7人已围观
简介 Hồng Quân - 04/02/2025 18:27 Nhận định bóng đ bảng xếp hạng bóng đá c2bảng xếp hạng bóng đá c2、、
很赞哦!(3)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Jamaica vs Trinidad và Tobago, 7h30 ngày 7/2: Không bất ngờ
- Nên mua Honda SH 2019 đội giá 70 triệu hay thêm tiền sắm ô tô cỏ?
- Làm gì khi mắc đi vệ sinh khẩn cấp trên cao tốc không trạm dừng?
- Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quê
- Nhận định, soi kèo Atalanta vs Bologna, 3h00 ngày 5/2: Không dễ cho chủ nhà
- Trung Quốc ngăn chặn nạn hét giá cô dâu
- Tranh cãi chuyện ô tô bị từ chối bảo hành vì không... thay dầu chính hãng
- Đời thực sexy của nữ luật sư gây chú ý trong 'Hành trình công lý'
- Nhận định, soi kèo Al Orobah vs Al Wehda, 20h05 ngày 7/2: Khách thắng thế
- Sốt giá chung cư: thật hay ảo?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Arda Kardzhali vs Spartak Varna, 22h30 ngày 7/2: Thiếu cảm giác bóng
Nhiều gara ô tô phục vụ hết công suất trong những ngày đầu được mở cửa trở lại. Anh Đặng Thanh Bình (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, chiếc Toyota Vios của anh đã phải “nằm im” ở bãi xe hơn 2 tháng nay do anh chuyển sang làm việc online và cũng không được ra ngoài trong thời gian giãn cách.
“Chiều 16/9, sau khi được nới lỏng, tôi mới ra bãi kiểm tra xe thì thấy một lốp đã dính đinh từ bao giờ và bẹp rúm, ngoài ra phần điện hoạt động không ổn định, xe rất khó khởi động, điều hoà cũng không còn mát nữa”, anh Bình kể.
Ngay khi biết tin các cơ sở sửa chữa ô tô được mở cửa, anh Bình đã gọi điện cho một gara quen ở quận Cầu Giấy và được hẹn mang xe đến sửa vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, anh tỏ ra khá ngạc nhiên vì gara rất đông và phải chờ gần 1 tiếng sau mới đến lượt được “khám”.
“Xe tôi phải vá lốp, thay ắc-quy và vệ sinh điều hoà. Có lẽ trong thời gian giãn cách, rất nhiều xe bị trục trặc mà không có chỗ sửa nên khi nới lỏng thì ai cũng có tâm lý phải đến ngay gara cho yên tâm.”, anh Bình chia sẻ.
Nhiều xe sau thời gian dài "đắp chiếu" đã phải đến các gara để sửa chữa. Phổ biến nhất là các hỏng hóc liên quan đến lốp, ắc-quy hay hệ thống điện. Giống như anh Bình, chiếc xe Mazda 3 của anh Đinh Văn Quý (trú ở quận Bắc Từ Liêm) cũng gần như phải “đắp chiếu” suốt 2 tháng qua. Dù đã đỗ xe ở một vị trí khá cao ráo, thoáng mát gần nhà nhưng cách đây 1 tháng, khi mở nắp capo lên kiểm tra, anh Quý đã tá hoả khi khoang máy đầy dấu chân chuột. Bên cạnh đó là vô số mẩu xương, thức ăn thừa và cả… phân chuột.
Một đường ống cũng bị những “vị khách không mời” này cắn đứt khiến nước làm mát của chiếc xe bị hụt đáng kể. Để khắc phục, anh Quý đã phải rất vất vả để kích xe lên rồi chui xuống gầm nối tạm đoạn ống nước, sau đó châm thêm nước mát cho đủ.
“May mà mình cẩn thận và phát hiện kịp thời, nếu cứ để xe như vậy đi thì nước làm mát rất nhanh cạn, có thể bó máy rất nguy hiểm. Hôm nay, khi các gara mở cửa, mình phải mang ngay xe đến một gara gần nhà để thay thế đoạn ống khác cho đảm bảo an toàn”, anh Quý chia sẻ.
Từ trưa 16/9 đến nay, những trường hợp mang xe đến sửa tại các gara như anh Bình, anh Quý ở trên không phải hiếm. Phổ biến nhất là các hạng mục về lốp, ắc-quy, hệ thống điện và dịch vụ làm sạch nội ngoại thất. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là những bộ phận dễ gặp vấn đề sau thời gian dài xe phải “ngủ đông”.
Thiếu thợ, chủ méo mặt lo lỗ vốn
Được mở cửa đón khách chắc chắn là điều tuyệt vời nhất sau thời gian nghỉ dịch bất đắc dĩ vừa qua của nhiều gara ô tô. Ở khu vực nội thành Hà Nội, việc được mở cửa kinh doanh càng đáng quý bởi hiện nay, chỉ có 5/12 quận được nới lỏng.
So với các đồng nghiệp ở các quận khác, anh Dương Trung Kiên - chủ gara ô tô tại khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) cảm thấy may mắn khi được phép mở cửa sau 2 tháng giãn cách. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại một gara ô tô lại không đơn giản chút nào.
Theo anh Kiên, do đội ngũ thợ, trong đó có nhiều thợ “cứng” đã về quê ngay trước khi Hà Nội giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nay được mở cửa dù rất muốn nhưng cũng chưa thể lên làm việc được, vẫn phải chờ thành phố nới lỏng thêm.
“Nhiều khách gọi điện hẹn đến sửa những hạng mục lớn như về máy hay điều hoà nhưng tôi đành từ chối vì không có người làm. Hiện nay, cả chủ và thợ chỉ có đúng 3 người, trong khi ngày thường gara của tôi không dưới 10 người”, anh Kiên chia sẻ.
Để khắc phục, anh Kiên đã liên hệ “mượn” 2 thợ từ gara của một người bạn tại quận Tây Hồ vì các gara tại quận này chưa được mở cửa. Nhưng theo ông chủ này, đó cũng chỉ là biện pháp tình thế và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhất là về dịch bệnh.
Thiếu thợ nghiêm trọng, nhiều ông chủ gara phải tự tay làm tất cả mọi việc. Vấn đề về thợ cũng là khó khăn chung của nhiều cơ sở sửa chữa ô tô khác. Dù được mở cửa từ ngày 16/9 nhưng đến hôm sau, trung tâm sửa chữa chuyên về lốp và đèn của anh Nguyễn Trọng Vỹ tại đường Lê Quang Đạo (quận Nam Từ Liêm) vẫn chỉ hoạt động cầm chừng.
Anh Vỹ cho biết, được mở cửa những ngày này anh còn lo hơn là bị đóng hẳn bởi lẽ nhiều quận vẫn phải giãn cách, lượng khách đến thay lốp, độ đèn không có mà chủ yếu là làm các dịch vụ đơn giản như bơm vá lốp. Trong khi đó, tiền thuê mặt bằng đắt đỏ thì vẫn phải đóng.
“Riêng tiền thuê địa điểm của tôi hết 70 triệu/tháng, nộp 6 tháng một lần. Nếu buộc phải đóng cửa do quy định thì còn được bớt tiền, chứ nếu đã được phép mở như mấy ngày hôm nay thì xác định phải đóng đủ. Những ngày này thợ ít, mình lại không thể tăng giá dịch vụ nên mở cửa ra là chấp nhận lỗ để giữ khách.”, anh Vỹ nói.
Tiền thuê mặt bằng cũng là một trong những cơn đau đầu của những ông chủ gara. Gara của anh Lê Hồng Đại tại thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng) có lợi thế khi đội ngũ thợ chủ yếu là người địa phương, giá thuê nhà xưởng cũng “nhẹ đô” hơn, do đó ngay từ trưa 16/9, gara này đã có thể hoạt động với 100% công suất. Tuy vậy, anh Đại cho biết, thời gian này vẫn nhiều bất cập.
“Gara được hoạt động nhưng những đại lý bán phụ tùng ô tô vẫn chưa được mở. Các cửa hàng này hầu hết ở các quận nội thành như Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai vẫn đang thực hiện giãn cách nên rất khó khăn trong việc gửi đồ để thay thế cho khách, bởi không phải phụ tùng nào gara cũng có sẵn.”
Chủ gara này kể, trước đây nếu đặt hàng thì chỉ khoảng hơn 1 tiếng sau đã nhận được với giá cước phí khoảng 80-100 nghìn đồng. Nhưng những ngày này có đặt thì đại lý cũng không dám chắc khi nào nhận được, có thể phải mất vài ngày. Còn nếu gửi xe tải thì phí cực cao, có thể 600-700 nghìn đồng cho một kiện hàng với vài món đồ.
“Với thời gian và chi phí đội lên như vậy, tôi cũng không biết phải nói với khách thế nào. Nhiều lúc mình phải chịu thiệt vì toàn khách quen, không thể tự tiện tăng giá được”, anh Đại chia sẻ.
Ngoài niềm vui vì được lao động, phục vụ khách hàng thì những ngày này, nỗi lo về “cơm áo gạo tiền” và tác động dai dẳng của dịch bệnh vẫn thường trực trong những người chủ gara. Tuy vậy, họ vẫn cảm thấy may mắn hơn nhiều những đồng nghiệp ở các địa phương khác vẫn đang phải đóng cửa bởi dịch bệnh.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi tin bài cộng tác xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hà Nội: Gara ô tô tại 19 quận, huyện được mở cửa lại từ trưa 16/9
Dự kiến, dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông như các gara ô tô, cửa hàng sửa xe máy,... tại 19/30 quận, huyện của Hà Nội sẽ được mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 16/9.
">Được mở cửa trở lại, chủ gara vừa mừng vừa lo
- Đây là một đặc điểm chung của thị trường, đó là giá trị bất động sản thường tăng trưởng trong dài hạn, tuy nhiên luôn có các đợt sóng trong ngắn hạn, được gọi là chu kỳ thị trường bất động sản (property market cycle).
Điểm khác của thị trường bất động sản Việt Nam là biên độ của tăng và giảm lớn hơn nhiều lần so với các thị trường khác trên thế giới. Ví dụ trong giai đoạn 2020-2022, theo số liệu công bố tại các diễn đàn bất động sản, giá đất dự án và nhà gắn với đất ở các thành phố lớn của Việt Nam tăng ở mức 50%-200%, trong khi đó giá nhà tại Australia tăng 29%, Mỹ tăng 38% và khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng 18%.
Trong bối cảnh giá nhà và đất tăng cao so với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân, tỷ lệ lớn các giao dịch giá trị lớn mang tính chất đầu cơ, và thị trường tăng giảm biến động bất thường, đề xuất của UBND TP HCM về thí điểm đánh thuế căn nhà thứ hai đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.
Nhìn một cách khách quan, nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn cho các dự án phát triển nhà ở nhằm tăng nguồn cung nhà ở ra thị trường, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, khi phần lớn nhà đầu tư tham gia thị trường với động lực chính là mua đi bán lại để tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn thì sẽ làm bất ổn thị trường và tăng các rủi ro cho nền kinh tế.
Đánh thuế căn nhà thứ hai là một chính sách phù hợp với đặc điểm của thị trường Việt Nam và xu hướng trên thế giới, tuy nhiên, chính sách này cần được xem là một trong nhiều công cụ thuế và phí bất động sản hiệu quả và đồng bộ trên toàn quốc và đặc thù tại từng tỉnh và thành phố, nhằm điều tiết dòng vốn và hành vi đầu tư vào lĩnh vực này.
Ở góc độ thiết kế chính sách trên cơ sở hiệu quả, công bằng và hài hòa lợi ích, tôi xin đề xuất một số phác họa lớn như sau.
Một là, thiết kế hệ thống thuế và phí trên quan điểm hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản phải công bằng với các lĩnh vực kinh doanh khác. Thực tế, nhà đầu tư với mục đích tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận sẽ đầu tư vào lĩnh vực có mức thuế thấp hơn hoặc dễ trốn và lách thuế như lĩnh vực bất động sản. Điều này dẫn đến sự phân bổ nguồn lực không thực sự hiệu quả giữa các ngành kinh tế, làm cho thị trường bất động sản luôn trong tình trạng nóng lạnh không bền vững.
Tại Australia cũng như nhiều nước khác, đối với bất động sản là nơi ở (thường trên 12 tháng), bất kể giá trị và diện tích, đều được miễn thuế đất hàng năm, cũng như miễn thuế trên lợi nhuận khi bán.
Tuy nhiên, khi căn nhà là tài sản đầu tư, kể cả căn đầu tiên hay thứ hai, đều được xem là một hoạt động kinh doanh, do đó nhà nước có chính sách thuế và phí phù hợp để điều tiết thị trường ví dụ như có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập hàng năm khi cho thuê (thu nhập từ cho thuê trừ chi phí duy trì và lãi suất ngân hàng nếu vay), thuế đất hàng năm lũy tiến theo giá trị đất (1%-2% trên mức miễn thuế), thuế lợi nhuận lũy tiến khi bán (giá bán trừ giá mua và các chi phí liên quan).
Tính chung, các loại thuế và phí từ các giao dịch và kinh doanh bất động sản là một trong những nguồn thu chính và ổn định cho ngân sách nhà nước tại nhiều nước trên thế giới. Trung bình nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế khoảng 30%-40% lợi nhuận thu được trong vòng đời mua và bán bất động sản tại Australia.
Thứ hai, ngoài ra, chính sách thuế cũng có sự linh hoạt nhằm khuyến khích hoặc hạn chế một số hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản nhất định. Ví dụ, mức thuế sẽ thấp hơn khi đầu tư vào nhà mới mà trực tiếp tạo thêm nguồn cung nhà ở, và cao hơn nếu đầu tư vào đất ở hoặc nhà đã có sẵn.
Thứ ba, để đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư, mức thuế nên được tính theo giá trị thị trường thay vì số lượng sở hữu. Cụ thể là tỷ lệ tính thuế vào căn hộ chung cư 2-3 tỷ đồng phải thấp hơn các bất động sản có giá trị cao như biệt thự, điều này sẽ dần khuyến khích nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền vào các loại nhà ở có mức giá phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nhà nước đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành kinh tế như xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường bất động sản và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, việc xác định theo thời gian thực số lượng bất động sản mà mỗi cá nhân sở hữu, giá trị là bao nhiêu, nếu đã bán thì lợi nhuận là bao nhiêu, căn nhà nào là nơi ở và căn nhà nào là đầu tư để làm căn cứ xây dựng chính sách và tính thuế sẽ trở thành hiện thực.
Tóm lại, bất cứ sự thay đổi chính sách nào cũng sẽ có một nhóm hưởng lợi và một nhóm thiệt hại, nhà nước với nhiệm vụ điều hành nền kinh tế sẽ lựa chọn chính sách mà tạo ra lợi ích xã hội cao nhất, cụ thể là làm cho giá bất động sản phù hợp hơn với thu nhập và các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng tiếp cận nhà ở của người dân và tăng thu ngân sách nhà nước để tái đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Hoàng Văn Phương
">Đánh thuế căn nhà thứ hai
Khi xe máy bất ngờ xuất hiện và tạt đầu tại điểm “mù” của ô tô, đặc biệt là các loại xe tải, xe container, hậu quả vô cùng nặng nề. Gặp phải tình huống này, bắt buộc lái xe phải phanh và đánh lái để tránh bị xe máy chạm vào.
Nhiều lái xe có kinh nghiệm còn cho rằng, đôi khi ra đường phải phán đoán xem xe máy họ sắp làm gì, đi hướng nào để có biện pháp xử lý, phòng tránh.
“Có chị đi xe máy xi nhan bên phải, đi sát lề phải nhưng dường như nhớ ra điều gì đó và bất ngờ tạt sang bên trái, rất... khó đỡ. Đi đường gặp những trường hợp khả nghi như vậy phải tránh xa”, một lái xe chia sẻ.
2. Xe phi từ trong ngõ ra không quan sát
Ô tô, xe máy đi từ ngõ nhỏ lao ra đường lớn không giảm tốc độ, thiếu quan sát đúng lúc xe từ đường chính đi tới có thể làm cả hai cùng giật mình. Nhiều trường hợp, khoảng cách quá gần đến mức lái xe hầu như không thể có phản ứng gì như phanh hay đánh lái tránh, va chạm nguy hiểm rất dễ xảy ra.
Tình huống giao thông khá hay gặp khi xe đi từ trong ngõ không quan sát, giảm tốc dodọ khi ra đường lớn. Nguồn video: Mai Đức Dôn
Do đó, để hạn chế những tình huống trên, khi gặp những đoạn đường khuất, đường giao cắt với các ngõ, lái xe cần giảm tốc độ, đồng thời bấm còi, nháy đèn pha cảnh báo từ xa.
Khi đi từ ngõ nhỏ ra đường lớn, các phương tiện cần giảm tốc độ xuống mức tối đa, quan sát trước khi vào giao lộ.
3. Trẻ em chạy ra đường
Những em bé không được trông chừng cẩn thận có thể chạy một cách vô tư từ nhà ra đường phố, nếu không may đúng lúc ô tô đi tới có thể sẽ xảy ra tai nạn rất thương tâm, ám ảnh.
Một em bé không có ai trông chừng, vô tư... bò ra đường. Ảnh cắt từ clip trên diễn đàn Hoilaixe.com Nhiều tài xế đã từng gặp phải tình huống bủn rủn chân tay này cho rằng, đây gần như là trường hợp bất khả kháng vì đôi khi sự việc xảy ra rất nhanh, khó đoán trước. Lúc này, cách duy nhất tài xế có thể làm là phản xạ thật nhanh và phanh gấp, còn lại tất cả phụ thuộc vào… may rủi.
4. Gặp đàn gia súc trên đường
Dân lái xe, nhất là những người thường xuyên di chuyển trên các tuyến đường nông thôn, miền núi chắc hẳn không lạ gì cảnh những đàn gia súc (trâu bò) ung dung di chuyển phía trước, chắn hoàn toàn đường đi.
Thậm chí, có những chú trâu bò “tăng động” còn tạt ngang tạt dọc, không loại trừ trường hợp bất ngờ “húc” vào ô tô của bạn khiến chiếc xe bị móp mép, hư hỏng. Điều này không chỉ khiến chủ xe bị thiệt hại về vật chất mà còn có thể mất thời gian để giải quyết ổn thoả.
Đàn trâu đến hơn 40 con lững thững di chuyển trên đường Võ Nguyên Giáp (Hà Nội). Ảnh: Thuy Tran Nhiều lái xe giàu kinh nghiệm cho rằng, khi gặp một đàn gia súc di chuyển trên đường hẹp, hãy kiên nhẫn chờ chúng di chuyển đến vị trí an toàn rồi mới vượt.
Trường hợp này, cũng không nên bấm còi vì tiếng còi xe có thể làm đàn bò giật mình và “lồng” lên, rất khó phán đoán.
5. Nước bắn lên che hết kính
Một tình huống nguy hiểm nhưng khá hay gặp trong thực tế vào mùa mưa, đó là những vũng nước đọng bị xe tải lớn hoặc xe chạy phía trước với tốc độ cao làm bắn lên, trùm kín kính lái xe đi bên cạnh.
Tình huống trớ trêu trên đặt lái xe vào trạng thái "mù tạm thời", lúc này, tài xế hoàn toàn không thể nhìn thấy gì bên ngoài cho dù gạt mưa hoạt động hết công suất.
Theo một số chuyên gia lái xe có kinh nghiệm, khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, đường có nhiều vũng nước đọng, tài xế luôn phải duy trì khoảng cách hợp lý với các xe đi trước, không nên chạy song song hoặc ngay sau xe khác, rất dễ bị “dính chưởng” bởi những tia nước bất ngờ.
Đồng thời, nên chạy xe ở khu vực chính giữa tim đường vì thông thường ở hai bên rìa đường sẽ trũng và xuất hiện nhiều vũng nước đọng hơn. Bạn cũng nên sử dụng chế độ gạt mưa tự động (nếu có).
Nếu không may xe bạn bị "dội nước" lên kính, hãy thực sự bình tĩnh, nhả chân ga để xe trôi tự nhiên, giữ thẳng tay lái và đặc biệt không được phanh đột ngột.
Hoàng Hiệp
Bạn nghĩ sao về những tình huống bất ngờ trên? Hãy chia sẻ những tình huống thót tim từng gặp trên đường. Video, hình ảnh cộng tác vui lòng gửi về Ban Ô tô - xe máy, báo VietNamNet theo địa chỉ email: [email protected]. Những video, hình ảnh phù hợp sẽ được đăng tải. Trân trọng cảm ơn!
Hai vợ chồng thu nhập 22 triệu đồng mỗi tháng và 'kế sách' mua xe trả góp
Giá ô tô đang có nhiều ưu đãi hấp dẫn. Sống ở Hà Nội với tổng thu nhập khoảng 22 triệu, sắp đón con đầu lòng, vợ chồng tôi có nên vay ngân hàng mua ô tô trả góp?
">Những tình huống hay gặp trên đường khiến lái xe thót tim
Nhận định, soi kèo Esteghlal Khuzestan vs Shams Azar, 19h45 ngày 6/2: Khó tin cửa trên
- Từ điển chính tả tiếng Việt của PGS.TS Hà Quang Năng (chủ biên) và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, do Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội xuất bản năm 2017 khiến nhiều độc giả bức xúc vì sai nhiều lỗi chính tả.
Nhà phê bình Hoàng Tuấn Công đã có bài viết phản ánh cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của PGS.TS Hà Quang Năng và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương có rất nhiều lỗi sai chính tả. Ông nhặt ra hơn 40 lỗi là các từ không chuẩn chính tả và sau đó còn nhặt thêm "sạn" ở một bài viết khác.
'Từ điển chính tả' bị sai chính tả. Những lỗi sai mà nhà phê bình Hoàng Tuấn Công như: bánh dày (từ đúng là 'bánh giầy'), bơi chải (từ đúng là 'bơi trải'), chầy chật (từ đúng là 'trầy trật'), chỉnh chu (từ đúng là 'chỉn chu'), xung công (từ đúng là 'sung công'), dằng xé (từ đúng là 'giằng xé'), dày trông mai đợi (thành ngữ 'đúng là rày trông mai đợi')…
Bà Hồng Nga - Phó giám đốc Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Hà Nội, cho biết cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt đã chính thức bị nhà xuất bản quyết định tạm đình chỉ phát hành vào hôm 10/6.
Lý do tạm đình chỉ phát hành là cuốn sách "đang có nhiều tranh cãi chưa ngã ngũ từ độc giả, có nhiều vấn đề cần mổ xẻ", nhà xuất bản tạm đình chỉ phát hành để có thêm những trao đổi với các tác giả và tham vấn thêm ý kiến của các nhà chuyên môn khác, "chứ không phải chỉ chạy theo dư luận".
Bà Hồng Nga cho biết thêm, khi biên tập cuốn sách này, nhà xuất bản đã có sự làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, cũng đã nhìn thấy những từ không chuẩn chính tả được đưa vào trong sách như ông Hoàng Tuấn Công chỉ ra trên báo chí những ngày qua, "chứ không phải không nhìn thấy".
PGS-TS Hà Quang Năng, chủ biên cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt chia sẻ: "Muốn phán xét phải hiểu nguyên tắc, mục đích biên soạn của chúng tôi. Tôi không coi những cái đó là sai vì ngay mục đích, nguyên tắc khi biên soạn cuốn sách tôi đã ghi rõ là chúng tôi cung cấp một hệ thống những từ ngữ được dùng trong tiếng Việt hiện nay trong đó có cả những dạng chuẩn lẫn những dạng chưa chuẩn nhưng vẫn được dùng. Tôi đã tuyên bố rõ trong lời giới thiệu".
"Chính tả là chuẩn mực hóa ngôn ngữ về mặt văn tự… Nhưng do sự phát triển không đồng đều các tầng chức năng của tiếng Việt hiện nay, các quy tắc chính tả cũng cần phải có những dung sai nhất định trong tham chiếu với các vùng chức năng khác nhau. Ngay chính tả cũng cần một thái độ bao dung đa chuẩn mực", PGS.TS Hà Quang Năng viết trong lời giới thiệu.
Theo tác giả, sự cần thiết của việc chuẩn chính tả dù đã được bàn luận từ lâu nhưng luôn luôn là vấn đề thời sự đối với bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới.
Với tiếng Việt, vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, khúc mắc trong chuẩn hóa chính tả cần phải được giải quyết. Vẫn còn nhiều những sự khác biệt, dị biệt về cách viết một từ hay một thuật ngữ được phơi bày trên các mặt báo, trên các thông báo của các cơ quan nhà nước và ngay trong cả các từ điển tiếng Việt hay từ điển song ngữ Việt - nước ngoài.
Vì vậy, cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt được biên soạn nhằm cung cấp các dạng chính tả chuẩn của các từ ngữ thông dụng theo chính âm và chính tả tiếng Việt, đồng thời cũng chỉ dẫn những dạng chính tả không chuẩn nhưng vẫn được sử dụng.
Xung quanh những lùm xùm về cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt này chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định đã nắm được thông tin. Lãnh đạo Cục Xuất cho biết ngay trong hôm nay, 12/6, Cục sẽ gửi công văn cho NXB ĐHQG Hà Nội yêu cầu báo cáo về cuốn sách này.
"Nếu cuốn sách có những lỗi như báo chí phản ảnh thì cục sẽ đề nghị NXB thu hồi triệt để cuốn sách này vì trước đó, NXB cũng đã đình chỉ phát hành rồi. Thứ 2, chúng tôi sẽ yêu cầu NXB kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm cá nhân và để rút kinh nghiệm. Thứ 3 là rút kinh nghiệm trong toàn ngành đối với các loại sách công cụ nói riêng làm sao đảm bảo sách tốt nhất, đảm bảo tính khoa học, khách quan.
Về phía Cục Xuất bản cũng sẽ rút kinh nghiệm là đối với một số loại sách như từ điển, từ điển chính tả thì Cục phải yêu cầu NXB làm việc kỹ hơn, có ý kiến của các nhà chuyên môn. Rút kinh nghiệm trong toàn ngành, với các đơn vị tham gia xuất bản sách từ điển...", ông Nguyễn Nguyên khẳng định.
Tình Lê
'Đất và người' qua trang viết của NSND Đào Trọng Khánh
Ngày 10/6, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt bạn đọc cuốn sách Đất và người của đạo diễn - NSND Đào Trọng Khánh.
">Yêu cầu báo cáo sự việc 'Từ điển chính tả tiếng Việt' bị sai chính tả
Nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc chủ yếu vào du lịch đang phải vật lộn với tình trạng sụt giảm lượng khách nước ngoài. Bù lại, giá trị xuất khẩu ôtô của nước này tăng lên mức kỷ lục trong năm nay, khi nền kinh tế toàn cầu dần mở cửa trở lại.
Xuất khẩu ô tô cứu rỗi nền kinh tế Thái Lan
Thái Lan là điểm đến du lịch hàng đầu tại ASEAN và thứ 2 châu Á. Nhưng ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch trì trệ, những bãi biển, các khu chợ đêm, chùa chiền nổi tiếng đều phải cửa.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã dự báo sự suy giảm doanh thu từ tiêu dùng và du lịch, nhưng mức tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2021 lại cao nhất trong 11 năm qua, đạt 17,1%, lớn hơn so với mức tăng trưởng dự đoán 10% hồi tháng 3.
Phần lớn trong số đó là nhờ xuất khẩu ôtô, linh kiện và phụ tùng ôtô. Tính riêng ngành công nghiệp này, mức tăng trưởng là 170% so với cùng kỳ tháng 5/2020, tốc độ tăng nhanh nhất trong hơn 8 năm, theo dữ liệu của Hải quan Thái Lan.
Ngành xuất khẩu ôtô của Thái Lan đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong năm 2021. Ảnh: Thailand Business News.
"Xuất khẩu hiện là động lực chính để thúc đẩy kinh tế, chúng tôi phải thừa nhận rằng du lịch vẫn chưa thể trở lại bình thường", Bộ trưởng Kinh tế Thái Lan, Jurin Laksanawisit trả lời Bangkok Post.
Thái Lan đang là trung tâm lắp ráp và xuất khẩu ôtô lớn thứ 4 tại châu Á và số một tại Đông Nam Á. Nơi đây có những nhà máy lớn nhất thế giới của Toyota và Honda. Ngành công nghiệp sản xuất ôtô chiếm 10% GDP của Thái Lan.
So với du lịch, sản xuất và xuất khẩu ôtô có sự hồi phục mạnh hơn sau khoảng thời gian gián đoạn vì Covid-19. Chủ tịch công ty Yeap Swee Chuan trả lời phỏng vấn Reuters cho biết nhà sản xuất phụ tùng ôtô AAPICO Hitech có 4.500 công nhân đang làm việc hết công suất 24 giờ mỗi ngày, trái ngược hẳn với tình trạng sa sút của nhà máy vào năm ngoái, khi đại dịch ập đến.
"Năm ngoái là thời điểm khó khăn, nhưng năm nay có nhiều chuyển biến tốt. Đến nay, chúng tôi không chịu tác động nhiều từ bất kỳ diễn biến nào tại Thái Lan, thị trường xuất khẩu vẫn mạnh, thị trường nội địa và nhu cầu vẫn ổn định ở thời điểm này", Chủ tịch Yeap Swee Chuan nói thêm. Ông cũng đặt chỉ tiêu tăng trưởng doanh số 20% và lợi nhuận cao hơn nhiều trong năm nay.
Đợt bùng dịch Covid-19 mới nhất và lớn nhất tại Thái Lan bắt đầu từ tháng 4 đã làm chậm lại các hoạt động trong nước, giáng đòn mạnh hơn vào sự phục hồi kinh tế vốn đã mỏng manh.
Tuy nhiên, sự suy giảm doanh số ôtô trong nước đã bị hạn chế, đồng thời doanh số xuất khẩu sang nước ngoài bùng nổ. Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) cho biết xuất khẩu ôtô nguyên chiếc của nước này sẽ đạt 800.000 đến 850.000 chiếc trong năm nay, vượt mục tiêu 750.000 chiếc và con số 736.000 chiếc vào năm 2020.
Surapong Paisitpattanapong, người phát ngôn của bộ phận công nghiệp ôtô FTI dự kiến tổng lượng xe xuất xưởng sẽ đạt kỷ lục 1 nghìn tỷ baht (31,4 tỷ USD) trong năm nay so với 786 tỷ baht vào năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra.
Còn theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu ôtô của nước này đạt 12,4 tỷ USD sau 5 tháng đầu năm 2021, hơn một nửa so với mức 21,4 tỷ USD xuất khẩu của cả năm 2020.
Ngược lại, Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia dự báo ngành du lịch sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng và chỉ có 500.000 khách nước ngoài đến Thái Lan trong năm nay, thấp hơn nhiều lần so với mức kỷ lục gần 40 triệu lượt khách du lịch vào năm 2019.
Công ty dẫn đầu thị trường xuất khẩu ôtô là Toyota Motor Thái Lan dự báo việc xuất khẩu ôtô nguyên chiếc của hãng sẽ tăng 18%, lên con số 254.000 xe trong năm nay du nhu cầu tăng mạnh ở các quốc gia châu Á khác và châu Đại Dương.
Cho đến nay, các vấn đề xung quanh việc thiếu nguồn cung chip bán dẫn toàn cầu vẫn chưa ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ôtô của Thái Lan, dù FTI cảnh báo đây vẫn là một rủi ro lớn.
Người phát ngôn của Toyota và Mazda cho biết hãng có thể đảm bảo đủ chip để sản xuất. Trong khi đó, đại diện Honda Thái Lan nói với Reuters rằng họ đã đóng cửa một nhà máy vào tháng 5 vì tình trạng thiếu chip bán dẫn, nhưng đã cố gắng hạn chế ảnh hưởng đến khách hàng.
Nhập khẩu ô tô từ Thái Lan sang Việt Nam tăng trưởng trong năm 2021
Nuntawat Srivaratachkul, quyền Phó chủ tịch Bộ phận Kế hoạch Doanh nghiệp Toyota Motor Thái Lan nói với Reuters rằng việc triển khai tiêm chủng và khuyến khích tiêm chủng của chính phủ các nước đã góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng của ngành công nghiệp ôtô Thái Lan.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu ôtô Thái Lan sang thị trường hàng đầu là Australia đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi lượng xe xuất khẩu sang Việt Nam tăng gấp 10 lần và sang Nhật Bản tăng 76%.
Ôtô nhập khẩu Thái Lan sang Việt Nam tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Tại Australia, nền kinh tế phục hồi và sự hỗ trợ từ chính phủ đã giúp củng cố nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng, các doanh nghiệp chịu đầu từ hơn vào việc mua xe bán tải - một sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp ôtô Thái Lan. Trong khi đó, với việc chính phủ Việt Nam giảm bớt quy định về nhập khẩu xe đã tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy lượng ôtô nguyên chiếc được đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu trong tháng 6 đạt 15.316 chiếc, giảm 1,8% (tương ứng giảm 284 xe) so với tháng trước. Giá trị nhập khẩu đạt 335 triệu USD.
Ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là Thái Lan với 7.264 chiếc, từ Indonesia với 4.729 chiếc và từ Trung Quốc với 2.077 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm tới 92% tổng lượng xe nhập khẩu trong tháng.
Ôtô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tháng 6 cũng chủ yếu là xe xuất xứ từ Thái Lan với 5.263 chiếc, tăng 5,3%. Cùng kỳ năm 2020, con số này chỉ là 1.313 chiếc.
Theo Zing
Xe nhập khẩu tháng 6/2021 giảm sâu, thị trường ô tô 'ngấm đòn' Covid
Lượng ô tô nhập khẩu tháng 6 vừa qua đã giảm 23,1% về lượng và 23,6% về giá trị so với tháng trước. Tổng 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 78.000 chiếc ô tô.
">Xuất khẩu ôtô đang là phao cứu sinh của nền kinh tế Thái Lan
- , cùng với một số vụ kiện tụng đòi bảo hiểm chi trả đã lên mặt báo khác, tôi cảm thấy thiếu niềm tin vào đạo đức nghề của các công ty bảo hiểm.
Hiện tại tôi vẫn đang dùng bảo hiểm (Trách nhiệm dân sự bắt buộc và vật chất ô tô) của một công ty ở thành phố Vinh và đã sắp hết 3 năm. Theo quy định của bên bán bảo hiểm, chiếc Mazda 2 đời 2018 của tôi khi bước sang năm thứ 4 mua bảo hiểm sẽ bị tính phí bảo hiểm vật chất gói cơ bản là 1,5% nhân với 70% giá trị xe còn lại. Tương đương mức đóng 6,3 triệu/năm.
Chiếc Mazda 2 của tôi đi 3 năm mà chưa hề dùng đến quyền lợi bảo hiểm vật chất. Tôi tham gia bảo hiểm ngay từ lúc mua xe tại đại lý cũng bởi sự tư vấn của nhân viên bán hàng. Người bán nói rằng khoản đóng bảo hiểm hàng năm, chia theo tháng chỉ khoảng 700 ngàn đồng, có lợi rất nhiều nếu chẳng may gặp sự cố tai nạn, sẽ được đền bù tiền sửa chữa.
Tuy nhiên, trong gần 3 năm sử dụng xe, tôi chạy xe cẩn thận và thậm chí chưa phải dùng đến bảo hiểm để đi sơn dặm như nhiều người vẫn làm vào cuối năm. Đến tháng 8 tới đây, chiếc xe của tôi sẽ hết bảo hành từ hãng Mazda. Theo tìm hiểu, chiếc xe của tôi không phải dòng xe đắt tiền, và các gara ở thành phố Vinh có thể sữa chữa, đặt hàng phụ tùng không quá đắt đỏ.
Trước những thông tin về việc thường xuyên gây khó cho khách hàng mỗi khi đi làm hồ sơ bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, cộng với thực tế đã 3 năm rồi tôi chẳng dùng đến quyền lợi gói bảo hiểm vật chất, tôi nghĩ rằng số tiền bỏ ra hàng năm của mình nếu tiếp tục sẽ là lãng phí, nếu chuyển số tiền này sang dự phòng sửa chữa vẫn thoải mái.
Trong khi đó, người dùng ô tô như tôi vẫn đang phải dùng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, chẳng may gặp tai nạn thì ít nhất vẫn có thể dùng đến giải quyết một phần.
Theo các bạn, suy nghĩ sẽ dừng gói bảo hiểm vật chất vào năm thứ 4 của tôi liệu có nên không?
Độc giả Phạm Văn Đức(phường Lê Lợi, Tp.Vinh, Nghệ An)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Từ chối bảo hiểm thiếu căn cứ, Bảo Việt thua kiện
Viện cớ chủ xe đã cải tạo thành thùng để từ chối bồi thường cho chiếc xe tải bị đất vùi, Bảo hiểm Bảo Việt bị tòa xử thua, yêu cầu bồi thường.
">Mua bảo hiểm ô tô 3 năm chưa từng dùng đến, có nên mua tiếp?