您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Persekat Tegal vs Persibo Bojonegoro, 15h30 ngày 5/2: Khôn nhà dại chợ
NEWS2025-02-08 13:48:46【Bóng đá】2人已围观
简介 Hồng Quân - 04/02/2025 18:40 Nhận định bóng đ kết quả thi đấu ngoại hạng anhkết quả thi đấu ngoại hạng anh、、
很赞哦!(17755)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Melbourne City, 15h35 ngày 7/2: Bám đuổi Top1
- Gọi cốc nước lọc ở quán cà phê, khách hàng phải trả hơn 18 nghìn đồng
- Kỷ luật cảnh cáo cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân
- Hơn triệu đồng 1 con ếch bé tẹo, 'dân chơi' vẫn bỏ tiền ra mua
- Nhận định, soi kèo Al Ahli vs Qatar SC, 20h30 ngày 7/2: Cửa dưới ‘ghi điểm’
- Bí mật trong chiếc bánh ngon nức tiếng, khách xếp hàng dài chờ mua ở Nam Định
- Bài cúng tết Đoan ngọ 2023 theo sách Văn khấn toàn tập
- Tìm hiểu về khoa học qua truyện tranh từ Singapore
- Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Arsenal, 3h00 ngày 6/2
- Chồng Việt Hương sững sờ khi vợ tặng xe cứu thương 1,7 tỷ cho ông Đoàn Ngọc Hải
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Myawady FC vs Dagon Port, 16h00 ngày 7/2: Những người khốn khổ
Ở tuổi ngoài 60, với chiếc xe phân khối lớn, bà Barthorpe đã trải nghiệm nhiều cung đường trong và ngoài nước Pháp. "Tôi yêu nó. Tôi rất vui khi ngồi trên yên xe hàng giờ, lâu hơn nhiều so với khi tôi lái ô tô. Mọi người đều nghĩ tôi bị điên! Mọi người hay hỏi: 'Một mình lái xe không sợ sao?' hay 'nếu bạn rơi ra khỏi xe hoặc xe hỏng hóc thì sao?'. Nhưng có một điều mọi người không nhận ra là khi phụ nữ lái xe một mình, mọi người đều muốn giúp bạn, thậm chí trông chừng bạn, đề phòng có chuyện xảy ra”.
Bà từng gặp một vài người đàn ông đi bám sát theo bà để trông chừng. “Họ thường sửng sốt khi tôi cởi mũ bảo hiểm ra. Họ nhìn thấy một người phụ nữ có tuổi - chứ không phải một cô gái trẻ! Khi tôi đi mua chiếc xe máy thứ hai, một đại lý xe máy thậm chí còn không cho tôi lái thử”.
Mặc dù bà Barthorpe, hiện đã 67 tuổi, thích lái xe phân khối lớn một mình, nhưng bà đã bị thu hút khi nghe về Hiệp hội mô-tô quốc tế dành cho phụ nữ (WIMA), một câu lạc bộ được thành lập vào năm 1950 với các thành viên tới từ 39 quốc gia.
Bà đã liên lạc với các thành viên ở Vương quốc Anh, ban đầu để hỏi xem có nhóm nào ở Pháp không. Nhưng thật bất ngờ khi họ ngỏ lời mời bà đến London vào cuối tuần đó để tham gia cùng họ một sự kiện lái xe. Ngay ngày hôm sau, bà nhảy lên xe và bắt chuyến phà đến Anh. “Chồng tôi đã rất ngạc nhiên!” - bà kể.
'Mẹ chỉ trở thành chính mẹ ngày xưa'
Chính sự kết nối với WIMA đã đưa bà đến với cuộc phiêu lưu tiếp theo - Women Riders World Relay, một phong trào có sự tham gia của hàng nghìn tay đua mô-tô nữ tới từ 84 quốc gia. Họ muốn chứng minh cho ngành công nghiệp mô-tô do nam giới thống trị rằng, phụ nữ lái mô-tô tạo thành một thị trường đang phát triển, xứng đáng được các nhà sản xuất quan tâm.
Chuyến đi được thực hiện theo hình thức chuyển dùi cui tiếp sức từ người lái này sang người lái khác trên khắp thế giới. Bà Barthorpe đã đăng ký làm điều phối viên ở Pháp. Tuy nhiên, mọi thứ không hoàn toàn diễn ra như kế hoạch.
Bà không may gặp tai nạn xe khiến xương chậu bị gãy và phải nằm viện 5 tháng. Vì thế, bà không thể tham gia các phần thi tiếp sức ở Pháp. Thay vào đó, bà đã di chuyển bằng ô tô và tàu hỏa để gặp gỡ các tay đua khác khi họ băng qua nước Pháp.
Nhờ kiên trì tập luyện, bà phục hồi trở lại khi cuộc chạy xe tiếp sức vẫn đang diễn ra. “Vào thời điểm đó, dùi cui đang ở Pakistan, nhưng như thế thì rất khó sắp xếp nên tôi đã xem xét lộ trình và quyết định chọn chặng Úc”.
Tháng 9/2019 - chưa đầy 1 năm sau vụ tai nạn, bà khởi hành từ Perth, lái xe 8.368km xuyên Australia trong 12 ngày. Bà đã được gặp rất nhiều người phụ nữ tuyệt vời khi tham gia hội phụ nữ lái xe phân khối lớn.
Nhưng ngay từ đầu, sức hấp dẫn chính, cũng là thứ đã kéo bà đến với chiếc mô-tô là sự tự do.
“Tôi có thể đi bất cứ nơi nào tôi muốn, bất cứ lúc nào tôi thích. Bọn trẻ nói với tôi: ‘Mẹ ơi, mẹ đã trở thành một thiếu niên rồi!’. Và tôi nói với chúng: ‘Không, mẹ chỉ trở thành chính mẹ ngày xưa thôi’”.
Bí mật 'thiên cổ đệ nhất trà' của cụ bà 100 tuổi ở Hà thành
Cụ Nguyễn Thị Dần là người cao tuổi nhất ở Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội đang làm nghề ướp trà sen - loại trà được mệnh danh “thiên cổ đệ nhất trà”. Năm nay, cụ tròn 100 tuổi.">Người phụ nữ 67 tuổi mê xe phân khối lớn: Trở thành chính mình, tận hưởng tự do
- Có ý kiến cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joseph R. Biden Jr. là người may mắn nhất cũng là người kém may mắn nhất. Ông may mắn khi bền bỉ duy trì sự nghiệp chính trị kéo dài hơn 5 thập kỷ tại Nhà Trắng và xây dựng những mối quan hệ đáng kinh ngạc trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chính người đàn ông tưởng như có tất cả này đã phải trải qua những nỗi đau sâu sắc trong cuộc sống cá nhân, đến nỗi việc ông tiếp tục tham gia chính trường được coi là điều kỳ diệu.
Sự nghiệp Biden được thúc đẩy bởi động lực tinh thần sẵn sàng đương đầu với những thiếu sót và sai lầm của bản thân, bất chấp vận mệnh may rủi. Những thử thách của cuộc đời dù mang tính cá nhân hay khi phục vụ đất nước đã giúp ông đặc biệt đồng cảm với những con người trong tình cảnh khó khăn. Trong bối cảnh rối ren hiện tại, đây là phẩm chất quan trọng để Biden dẫn dắt nước Mỹ hướng tới sự phục hồi và những chuyển biến tích cực.
Hành trình kéo dài 5 thập kỷ của Joe Biden Tác giả cuốn sách Evan Osnos - người từng nhận Giải thưởng Sách Quốc gia Hoa Kỳnăm 2014, đã tận dụng gần 10 năm kinh nghiệm làm việc cho tờ The New Yorkerđể miêu tả một cách khách quan và đa chiều những yếu tố quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống bất thường năm 2020. Bên cạnh đó, cá tính của nhiều chính khách trong cuốn Joe Biden – Hành trình kéo dài năm thập kỷ cũng được tiết lộ qua các cuộc phỏng vấn giữa Osnos với Biden cùng hơn 100 người liên quan tới sự nghiệp và cuộc đời ông, bao gồm: cựu Tổng thống Barack Obama, những nhân vật kỳ cựu trong các đảng chính trị, nhà hoạt động xã hội, người cố vấn, đối thủ và cả các thành viên trong gia đình Biden.
Cuốn sách dịch này cung cấp thông tin về sự nghiệp lâu dài và đầy biến động của Biden tại Thượng viện, những điều đã xảy ra trong 8 năm ông đảm nhiệm vai trò phó Tổng thống của Obama, lý do ông rút lui khỏi cuộc bầu cử năm 2016 và vì sao ông quyết định trở lại, thách thức Donald Trump trong cuộc chạy đua trở thành tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2020.
Tác giả Osnos cũng đề cập đến những khó khăn mà Biden sẽ phải đối mặt khi nhiệm kỳ tổng thống của ông bắt đầu. Khi nước Mỹ đang trong tình cảnh chưa từng có tiền lệ, kinh nghiệm dày dặn và phong cách tiếp cận nghiêm ngặt đối với các vấn đề của Biden sẽ có ý nghĩa như thế nào? Dĩ nhiên, trong sách, chân dung của Biden hiện lên với nhiều thiếu sót nhưng cũng hết sức cương quyết vì đã được trui rèn bởi bi kịch. Tác giả tin rằng ông là người phù hợp một cách kỳ lạ với thời điểm này của lịch sử Mỹ.
Trang review sách của New York Times nhận xét: "Tiểu sử này bao gồm sự nghiệp của ứng cử viên với tư cách là thượng nghị sĩ và phó tổng thống cũng như cuộc đời của Joe Biden trên con đường tranh cử".
Tạp chí Sách Quốc gia nhận định: "Evan Osnos cùng thông tin và tổng hợp nghiên cứu, quan sát của anh ấy về Joe Biden cho tờ New Yorker để cung cấp một cuốn sách nội dung vô cùng phong phú về cuộc đời của cựu phó tổng thống".">Hành trình kéo dài 5 thập kỷ của Joe Biden
Xem video:
(Video: Bạch Hùng)
Chia sẻ với VietNamNet, anh Bạch Hùng (trú tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) cho biết, đoạn video được anh ghi lại bằng camera hành trình của xe mình vào sáng 26/3. Khi xe của anh đang lưu thông trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ rẽ về phía sân Golf Kim Bảng thì một chiếc xe màu đen từ phía sau đi lên và liên tục nháy đèn, bóp còi (loại còi chuyên dụng của xe ưu tiên) xin vượt.
"Ban đầu tưởng là xe của cảnh sát, tôi đã nhường đường cho xe vượt lên. Tuy nhiên, lúc sau tôi khá ngạc nhiên khi thấy xe này mang BKS màu trắng nhưng lại lắp "full" đồ như đèn nháy, còi và có gắn cả cờ ở phía đầu xe. Không rõ đây có phải là xe ưu tiên thật hay chủ xe tự ý gắn những đồ này lên?", anh Hùng nói.
Nhìn từ xa, chiếc xe khá giống với xe cảnh sát đi làm nhiệm vụ. (Ảnh cắt từ clip) Đoạn video sau khi đăng tải đã thu hút nhiều lượt bình luận từ các thành viên. Số đông cho rằng, chiếc xe Ford Everest nói trên có BKS màu trắng thì không phải xe công an, quân đội hay cứu thương. Do vậy, có đèn nháy, còi hú và cờ là những thứ được lắp thêm lên xe.
"Xe tư nhân nhưng muốn chơi trội nên chủ xe đã lắp thêm đồ lên cho oách thôi chứ đây không phải là xe ưu tiên được lắp những thứ trên. Hiện nay loại đèn và còi này được bán đầy trên mạng, tự lắp đơn giản", tài khoản Đình Nam bình luận.
Ở góc nhìn khác, độc giả Hùng Mạnh cho rằng:"Không phải tự nhiên người ta lắp loại đèn này lên xe đâu. Trên cao tốc có nhiều trạm CSGT, chẳng nhẽ họ đi lại dễ dàng như vậy. Đây có thể là xe hộ đê hoặc xe đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, vẫn có thể được gắn đèn và còi".
Tuy không rõ chiếc xe trên có đúng là xe ưu tiên và được phép trang bị đèn nháy và còi hú chuyên dụng hay không, nhưng có thể thấy một chiếc xe BKS màu trắng gắn và sử dụng các vật dụng trên khi đi đường như chiếc xe trong clip là khá hiếm gặp.
Điều 22, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các loại xe ưu tiên khi tham gia giao thông. Theo đó, những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới và được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Đoàn xe tang.
Trong đó, các loại xe ưu tiên nêu trên (trừ xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải đảm bảo có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
H.H(Nguồn vieo: Bạch Hùng)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đang đèn đỏ, bảo vệ nói 'cứ đi đi', lái xe có nên nghe theo?
Nhiều người là bảo vệ khu đô thị hoặc thuộc đội tự quản của tổ dân phố cũng đứng ngoài đường điều tiết giao thông. Tuy nhiên, nếu nghe theo hiệu lệnh "cứ đi đi" khi đang đèn đỏ, lái xe có nên nghe?
">Ô tô biển trắng lắp đèn nháy, hú còi xin ưu tiên trên cao tốc Pháp Vân
Nhận định, soi kèo Antigua GFC vs Malacateco, 08h00 ngày 6/2: Tạm chiếm ngôi đầu
Sau khi du học trở về, Nguyễn Giang Hoài (sinh năm 1999, Hà Nội) chọn làm tại một startup với khối lượng công việc khá nhiều và yêu cầu multitask (làm việc đa nhiệm) cao.
Theo Hoài, không quá khó hiểu khi thế hệ Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) luôn đặt ra tiêu chuẩn cao về môi trường làm việc khi họ có tư duy “sống cho bản thân”.
“Lớn lên trong thời kỳ mạng xã hội bùng nổ, Gen Z kiếm được thu nhập từ nhiều công việc mới, gắn liền với Internet như food reviewer, người sáng tạo nội dung số - điều mà các thế hệ trước chưa hề có. Cơ hội nhiều cộng với chưa quá áp lực về mặt tài chính, gia đình nằm trong số lý do nhiều bạn trẻ không ngại nhảy việc liên tục”, cô nói với Zing.
Dù có những lợi thế điển hình của người trẻ, Hoài thừa nhận nhược điểm lớn của Gen Z là “cả thèm chóng chán”, cái tôi cao trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Điều này dẫn đến văn hóa “thích thì nghỉ’, “đi làm không vì tiền nhưng ít tiền chưa chắc đã làm” khiến nhiều công ty đau đầu khi làm việc cùng họ.
Bản thân Hoài không tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng, miễn sao nơi đó “đủ chuyên nghiệp, ai làm việc nấy và đạt hiệu quả cao”. Theo cô, những người trẻ cùng thế hệ với mình thường hướng tới giá trị thực như tiền bạc, lợi ích khi đánh giá việc làm.
“Công việc hiện tại cho mình thời gian làm việc linh hoạt, không phải đến văn phòng nhưng đòi hỏi chịu trách nhiệm ở nhiều vị trí khác nhau. Dù bản thân khá cảm tính và cái tôi cao, mình xác định giờ là thời điểm học hỏi, trau dồi chứ chưa đặt nặng chuyện thu nhập. Vậy nên, khi phải ‘ôm’ nhiều đầu việc không nằm trong chuyên môn, mình không thấy ngại nhưng vẫn nhấn mạnh mức lương cần tương xứng với công sức”, cô nói.
Cá nhân Hoài sẽ chọn rời đi khi thấy mình đã học hỏi được hết ở môi trường cũ hoặc khi nhận được “offer” tốt hơn, xứng đáng với năng lực tại thời điểm đó.
Nhiều kỳ vọng
Theo khảo sát Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam 2022 của Anphabe, với khoảng 13.700 sinh viên từ 120 trường đại học trên toàn quốc tham gia, dự báo tới năm 2025, trung bình cứ 4 người đi làm sẽ có một đại diện Gen Z.
Thế hệ này được nhận diện có nhiều kỳ vọng khi đi làm. Mức lương trung bình mà họ mong muốn cho công việc chính thức đầu tiên sau khi ra trường là 8,4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 88% sinh viên khá giỏi đặt mục tiêu trở thành quản lý trong vòng 2 năm.
Ngoài ra, Gen Z cũng mong muốn mở rộng mối quan hệ, trải nghiệm thú vị, đa dạng, cân bằng công việc - cuộc sống.
Tuy vậy, theo khảo sát, không ít Gen Z đã ra trường và đi làm trong vòng 1-2 năm qua có dấu hiệu “vỡ mộng” khi kỳ vọng của họ chênh lệch lớn so với thực tế.
65% cho biết mức lương đầu tiên họ nhận về dao động 4-8 triệu/tháng, chủ yếu ở mức 6-7 triệu/tháng. Giấc mơ “lên sếp” sau 2 năm cũng không thành, chủ yếu vì sự chênh giữa cách Gen Z tự đánh giá về bản thân và cách công ty đánh giá về những gì thế hệ này làm cũng như chịu trách nhiệm được.
Anh Trần Song Nguyên Chung, Giám đốc marketing của đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ngành xe và nhượng quyền garage tại Việt Nam, cho biết bộ phận marketing của anh hiện có 60% nhân sự thuộc Gen Z. Tuy nhiên, hầu hết chỉ được giao các mảng nhỏ, chưa đủ sức lên leader team (trưởng nhóm) trong ít nhất 2-3 năm nữa.
“Nguyên nhân chính là thiếu sự tự chủ, kiến thức chuyên sâu về ngành và không cố gắng học hỏi như các thế hệ trước”, anh nói với Zing.
Khi tuyển dụng, anh Chung thấy phổ biến nhất là 2 nhóm: thiếu tư duy học hỏi và thiếu tư duy áp dụng công nghệ.
Anh đánh giá nhóm thiếu tư duy học hỏi là các bạn trẻ “ảo tưởng sức mạnh”. Đa số vẫn sẽ được nhận thử việc khi có ngoại hình ưa nhìn hoặc phong cách năng động. Tuy nhiên, hầu hết sẽ rời đi trong thời gian ngắn vì nhiều lý do như không phù hợp, môi trường vượt quá khả năng hoặc ngành học, công việc không năng động, sáng tạo như mong đợi khi ứng tuyển.
Nhóm thiếu tư duy áp dụng công nghệ, hay nói đơn giản là thiếu kinh nghiệm, không theo kịp các công nghệ mới trong thời đại số cơ bản nhất như cách sử dụng excel, kiến thức tin học cơ bản (máy tính, văn bản hành chính...) dẫn tới khi ứng tuyển vào vị trí thực tập nhỏ nhất cũng thất bại.
Tuy nhiên, theo anh Chung, bên cạnh những khuyết điểm do là lớp nhân sự giao thoa ngay thời đại kỹ thuật số, Gen Z vẫn có khá nhiều ưu điểm như khả năng thích ứng cao với công nghệ mới (thiết bị, công nghệ, nền tảng số), dễ tiếp thu và đào tạo, có khả năng sáng tạo cũng như tiếng Anh tốt hơn nhiều so với các thế hệ trước.
“Thế hệ 8X, 9X đời đầu hiện đã lớn tuổi, không còn nhiều sự sáng tạo và năng lượng để thay đổi. Tuy nhiên, nền tảng về kinh nghiệm kinh doanh là điều Gen Z không thể vượt qua được. Do đó, tôi khuyến khích các bạn trẻ nên chọn doanh nghiệp startup công nghệ để khởi đầu cho quá trình tìm kiếm sự nghiệp tương lai. Đơn giản vì đó là ngành dễ thay đổi và có khả năng phát triển phù hợp với họ.
Còn nếu chọn doanh nghiệp lớn hoặc dịch vụ ‘lâu đời’, các bạn nên chấp nhận mức lương thấp để học hỏi kinh nghiệm, thích ứng và hiểu được tệp khách hàng cho đến khi thực sự đủ trở thành chuyên gia nhằm có mức lương tốt hơn. Tất nhiên, nếu năng lực xuất sắc hơn, đừng ngại thử ứng tuyển. Nếu bị 2-3 doanh nghiệp từ chối, lúc đó hạ ‘tham vọng’ của bản thân xuống cũng chưa muộn”, anh Chung chia sẻ.
Đòi hỏi chính đáng
“Quyền lợi tốt, chốn công sở thân thiện, sếp biết bảo vệ, công nhận nhân viên là những điều bình thường và chính đáng bất cứ ai cũng mong muốn khi đi làm”, Lương Ngọc Huyền, làm việc trong ngành truyền thông tại TP.HCM, nói với Zing.
Cá nhân Huyền nhận định việc thế hệ lớn tuổi hơn phàn nàn lớp sau “yếu năng lực nhưng lười chịu khổ, đòi lương cao” là câu chuyện 8X, 9X cũng gặp phải, không phải đến Gen Z mới xuất hiện.
“Những người đang ở độ tuổi đầu 20 có điều kiện cuộc sống tốt, nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn và không còn mang nặng tư tưởng cống hiến, làm việc bạt mạng. Điều này khác với lớp anh chị đi trước, khi mục tiêu đôi khi chỉ dừng ở chỗ có công ăn việc làm”, cô cho hay.
Theo cô gái 25 tuổi, việc Gen Z ngại chịu cực khổ hay không còn tùy thuộc vào giá trị công việc mang lại cho họ.
“Khi còn non kinh nghiệm, mình từng chọn 6 tháng làm thực tập ở một công ty nước ngoài với mức hỗ trợ chỉ 1 triệu đồng/tháng. Đổi lại, mình tích lũy được nhiều điều quý giá, chung nhóm với những đồng nghiệp hợp rơ từ tính cách đến tư duy”, cô chia sẻ.
Còn giờ, Huyền có xu hướng muốn gắn bó với một nơi trong vòng 2-3 năm. Do đó, cô chắc chắn đặt ra tiêu chuẩn nhất định như sếp phải có năng lực dẫn dắt, mức lương tối thiểu công ty có thể trả, văn phòng không độc hại.
“Không thể phủ nhận có nhiều Gen Z năng động, sớm có thu nhập ở mức khá ngay từ khi còn đi học và cũng có những bạn còn chưa va vấp nhưng đã đòi hỏi cao trong khi khả năng giới hạn, tự thu hẹp cơ hội. Với mình, mỗi người nên có kế hoạch phát triển bản thân trong giai đoạn đi làm nhất định, để xác định mình đang cần gì, thiếu gì và những thứ công ty đem lại có phù hợp không. Song song, Gen Z cũng cần học cách xử lý lịch sự khi từ chối công việc để tránh mất thời gian của bên khác”, cô nói.
Tương tự, khi ứng tuyển việc làm, Thảo Ngân (23 tuổi, TP.HCM) mong muốn môi trường win-win (cùng phát triển, cùng có lợi) bởi theo cô, ý tưởng “bào mòn nhân viên” đã cũ và qua từ rất lâu.
Mức lương Ngân kỳ vọng là 15-16 triệu đồng/tháng, công ty rộng rãi để có không gian sáng tạo.
“Mình mong sếp có tâm, có tầm, tâm lý và có thể học hỏi được nhiều. Môi trường cởi mở, lắng nghe ý kiến của nhân viên, theo kịp với quốc tế và thích nghi kịp thời chứ không giữ khư khư tư duy cũ. Mình thích làm việc với đồng nghiệp cùng trang lứa vì sợ khoảng cách thế hệ nếu trong phòng ban toàn cô chú, anh chị lớn tuổi”, cô cho hay.
Theo Ngân, những điều trên không phải đòi hỏi quá đáng. Bởi lẽ, Gen Z có lợi thế là trẻ, tiếp thu nhanh và dễ thích nghi. Họ không đợi đến lúc đi làm mới học mà trang bị rất nhiều kỹ năng rồi mới tham gia thị trường lao động.
Sự lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z cũng khác. Nhiều người như Ngân bắt đầu đi làm sớm hơn để khi ra trường có thể đạt được vị trí mình muốn. Điều đó cũng nâng mức cạnh tranh và áp lực lên tầm cao mới.
“Điểm chung của Gen Z là có sự bứt phá, sáng tạo và phá vỡ các tiêu chuẩn truyền thống nên đôi khi có thể làm khó người tuyển dụng. Ngược lại, thế hệ mình cũng có phần nông nổi, thích gì làm đó, không có lề lối, không thích gò bó, suy nghĩ chưa sâu sát, thiếu kinh nghiệm do tuổi đời còn trẻ. Tuy nhiên, mình thấy môi trường tốt để phát triển năng lực là rất cần thiết. Nhiều công ty đưa ra đãi ngộ kém, mức lương nghèo nàn rồi bắt nhân viên trẻ phải làm việc hết mình, cống hiến thì không công bằng”, cô nói.
Ngoài ra, Ngân cho rằng nếu muốn quyền lợi win-win, nhân viên trẻ cũng phải thể hiện sự tôn trọng tổ chức. Ví dụ trong trường hợp không nhận việc vì có nơi khác offer tốt hơn, họ nên báo sớm để phía tuyển dụng còn sắp xếp và thể hiện thái độ trân trọng cơ hội dành cho mình.
“Mình không chọn rời đi nếu có offer tốt hơn. Bởi khi đã xác định test đầu vào và thử việc, mình đã muốn gắn bó với tổ chức đó. Mình chấp nhận mức lương chưa đáp ứng kỳ vọng nhưng sẽ mang lại giá trị nào đó mình muốn đạt được”, cô nói.
Theo Zing
">Nhiều Gen Z ảo tưởng, đòi hỏi quá cao khi đi làm
LTS:Không biết từ bao giờ, nhịp đời trong hẻm nhỏ Sài thành nhẹ nhàng đi vào thơ ca nhạc họa.
Hẻm Sài thành từ những năm 1960 hệt như lời bài hát Xóm đêm: “Đêm khuya ngõ sâu như không màu” và “Hắt hiu vàng ánh điện câu” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Đó có thể gọi là khoảng thời gian “đời nghèo mà vui” của người lao động nghèo, dân tứ xứ tìm về nương náu trong những con hẻm nhỏ.
Biến thiên lịch sử khoác lên các con hẻm “hắt hiu” một vòng đời mới: hiện đại, văn minh và nghĩa tình.
Tuyến bài Hẻm nhỏ Sài thành lưu dấu cổ kimcủa VietNamNetgóp nhặt chuyện xưa chuyện nay, nhắc nhớ “đặc sản” hẻm của Sài Gòn - TP.HCM.
Kỳ 1: Chuyện ở khu đất dữ Sài Gòn xưa: Người đẹp vào quán bar, nhóm trai chờ đầu hẻm
Kỳ 2: Chuyện khó tin về những gã giang hồ ở khu đất dữ Sài Gòn xưa
Kỳ 3: Chuyện giang hồ xưa nhảy xe lửa làm điều khiếp vía ở con hẻm ôm trọn đường tàu
Kỳ 4: 5 đứa trẻ nhặt phế liệu và chuyện đau lòng nơi hẻm đường tàu Sài Gòn xưa
Hẻm 2 tên
Khu phố Tây (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM) có một hẻm mang 2 tên gọi khác nhau. Một đầu hẻm mang tên 104 Bùi Viện và đầu còn lại là 241 Phạm Ngũ Lão.
Con hẻm này được phân đôi bởi nút giao là một ngã tư ở giữa. Dựa trên sự phân chia tự nhiên đó, hẻm 104 Bùi Viện được tính từ nút giao đến đầu ngõ Bùi Viện và phần ngược lại thuộc hẻm 241 Phạm Ngũ Lão.
Từ những năm 1960, hẻm 241 Phạm Ngũ Lão được người dân đô thị Sài Gòn xưa biết đến với tên gọi hẻm chợ chiều.
Chị Châu Mỹ Lệ (51 tuổi, ngụ phường Phạm Ngũ Lão) cho biết, hẻm chợ chiều hình thành từ thời ông bà của chị. Ông bà chị Lệ có quê gốc ở Trà Vinh, di tản về hẻm chợ chiều, sống chủ yếu nhờ nghề buôn bán.
Ngoài chị Lệ, bậc cao niên ở khu vực phố Tây khẳng định, hẻm 241 Phạm Ngũ Lão từng nhộn nhịp người mua kẻ bán, đủ các mặt hàng như hàng ăn uống, thịt cá, rau củ tươi sống…
Ngày đó, con hẻm ngập nước, phải lót ván để đi. Dù nước ngập sâu nhưng các tiểu thương vẫn làm sàn, kê hàng bày bán đông đúc.
“Năm 1980, tôi khoảng 8 tuổi, có nghe cha tôi kể, dù chợ Bến Thành kế bên nhưng bà con thích mua hàng ở hẻm chợ chiều.
Ở đây, hàng hóa bán giá cả phải chăng, còn chợ Bến Thành chủ yếu phục vụ khách du lịch”, chị Mỹ Lệ chia sẻ.
Ngoài ra, hẻm chợ chiều còn một điểm đặc biệt hơn so với những con hẻm khác trong khu vực. Đó là xe tải chở nón lá ở Bình Định thường ghé hẻm để xuống hàng.
Khoảng 2-3h sáng, xe tải vào đến đường Phạm Ngũ Lão, bấm còi liên tục. Nghe tiếng còi báo hiệu, cư dân hẻm chợ thức giấc, những lao động sống bằng nghề vác nón thuê lật đật chạy ra.
Tiền công tính theo số cây nón nên nhiều người tranh thủ, giành nhau khuân vác. Thậm chí, một số còn hỏi dò nhà xe, ra đường Phạm Ngũ Lão đứng chờ cả đêm.
Lâu dần, nhu cầu tiêu dùng nón lá ở TP.HCM giảm xuống, rồi mất hẳn. Hẻm không còn những đêm thức trắng, đón những chuyến xe đầy ắp nón lá của xứ nẫu.
Tấm lòng hào sảng
Từ năm 1990, khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tham quan nhiều hơn. Trong đó, Tây balo (du lịch bụi) đổ dồn về khu vực hẻm chợ chiều.
Cư dân hẻm đổi hướng làm ăn, dẹp sạp nghỉ bán, chuyển sang xây dựng khách sạn, quán bar… Hẻm chợ chiều ẩm thấp, ngập nước được cải tạo thành hẻm bê tông, nhà cửa, khách sạn mọc lên như nấm.
Lúc đó, chị Mỹ Lệ tạm nghỉ bán hàng ăn khoảng 1-2 năm, chuyển qua giao rượu bia cho các quán nhậu, bar…
“Đa số tiểu thương nghỉ bán do lớn tuổi hoặc chuyển hướng làm ăn. Hiện tại, hẻm chỉ còn tôi và chị bán bún riêu là người từng bán ở hẻm chợ chiều”, chị Lệ cho biết.
51 năm ở hẻm 241 Phạm Ngũ Lão và 27 năm bán hủ tiếu, hơn ai hết, chị Lệ gắn bó, chứng kiến những đổi thay từng ngày của con hẻm.
Lúc phố Tây hình thành, quán hủ tiếu của chị đông khách hơn, đặc biệt có nhiều thực khách nước ngoài. Mỗi sáng, du khách đổ ra hẻm ăn sáng rất đông đúc, đến trưa họ tỏa đi khắp nơi tham quan.
Đến tối, các hàng quán, bar ở mặt tiền đường Bùi Viện lên đèn hoạt động thì đời sống trong hẻm trở về trạng thái thưa vắng.
Trước dịch Covid-19, một số hộ dân mở dịch vụ giữ xe trong hẻm sâu. Khi dịch bệnh đi qua, phố Tây bớt sôi động, dịch vụ này cũng chết dần.
“Dù không náo nhiệt như trước nhưng vài người có nhà gần đường Bùi Viện vào hẻm ăn sáng, tâm sự với tôi là ngoài đó ồn ào, không ngủ được.
Một số quyết định cho thuê nhà, đến nơi khác sống. Họ tiết lộ tiền đặt cọc thuê nhà trong vài năm đủ để mua một căn nhà nhỏ ở chỗ khác”, chị Mỹ Lệ thông tin.
Theo người dân phố Tây, ở đây rất dễ sống và làm ăn có phần thuận lợi hơn những nơi khác. Dù ở khu trung tâm của TP.HCM lại pha tạp lối sống của khách nước ngoài nhưng bà con sống trọng nghĩa tình.
Gần 30 năm mở quán hủ tiếu, chị Lệ không phải trả một đồng tiền thuê mặt bằng. Đó là chuyện hiếm trong thời buổi tấc đất tấc vàng.
“Nếu không có nghĩa tình, hàng xóm không thương thì tôi đâu được buôn bán cho đến bây giờ”, chị Lệ nói.
Ngoài chị Lệ, những hộ dân khác khẳng định cư dân của hẻm rất đoàn kết. Đặc biệt, tổ trưởng ở đây rất quan tâm, vận động bà con tương trợ lẫn nhau. Người có thu nhập rủng rỉnh thường hỗ trợ, góp tiền giúp các lao động tạm trú, neo đơn.
Đợt đỉnh dịch Covid-19, bà con chia nhau từng bó rau, con cá, ký gạo… Nghe hàng xóm bệnh, họ nhắn tin, gọi điện hỏi han, động viên.
Quý cái tình của cư dân, nhiều khách Tây quyết định thuê trọ, tìm việc làm bám trụ lâu dài ở hẻm. Hàng ngày, họ hỏi han hàng xóm, ngồi cà phê vỉa hè, ăn hủ tiếu, bún riêu…
Giữa đô thị sôi động, nhịp đời ở hẻm chầm chậm trôi qua, cả chủ lẫn khách đều cảm nhận được nghĩa tình bền chặt.
Dân 'hẻm Bố Già': Người đàng hoàng mới vào được đây quay phim
'Dân ở đây hiền không hiền, dữ không dữ nhưng người đàng hoàng mới được vào đây quay phim', người dân sinh sống tại cù lao Nguyễn Kiệu, nơi diễn ra bối cảnh chính phim Bố già nói.
">Hẻm chợ chiều ‘lên đời’ thành phố Tây, cư dân rủng rỉnh tiền
Khách Tây đưa nhầm tiền 200.000 đồng, hành động của tài xế gây bất ngờ (Ảnh cắt từ video NVCC).
Tài xế trong đoạn clip, anh Lê Quân (ngụ tại TPHCM), cho biết sự việc xảy ra tối 26/11, trên chuyến xe do anh cầm lái.
Theo đó, anh có nhận chở hai vị khách quốc tịch Trung Quốc, cuốc xe được tính giá 140.000 đồng. Khi đến nơi, hai vị khách đưa cho anh 1 tờ 100.000 đồng, 1 tờ 200.000 đồng và 2 tờ 10.000 đồng.
Ban đầu, anh Quân không nhận ra nhưng sau khi kiểm tra lại, nam tài xế hiểu là khách nhầm mệnh giá tiền, nhầm tờ 20.000 đồng thành tờ 200.000 đồng, nên đã quay sang giải thích: "Anh đã đưa quá nhiều rồi. 20.000 đồng chứ không phải 200.000 đồng".
Một lát sau, hai vị khách mới hiểu và đưa lại tờ tiền đúng mệnh giá. Họ còn tỏ vẻ cảm kích, gật đầu cảm ơn và boa thêm cho nam tài xế.
Quân cho biết anh đã làm công việc này hơn 1 năm. Quá trình làm nghề anh từng gặp nhiều du khách chưa quen với mệnh giá tiền Việt, không ít người đưa nhiều hơn số tiền phải trả. Mỗi lần như vậy, anh luôn kiên nhẫn giải thích cho họ hiểu để không bị mất tiền "oan". Hành động đúng đắn, ngay thẳng đó để lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt du khách nước ngoài.
"Đối với tôi, việc trả lại tiền khách như vậy là chuyện đương nhiên và có lẽ tài xế nào cũng sẽ làm như vậy. Thấy khách cảm kích trước hành động nhỏ của mình, tôi rất vui", Quân nói.
Nam tài xế kể, hành trình mưu sinh mỗi ngày của anh thường bắt đầu từ đêm muộn và kết thúc trong sáng ngày hôm sau, trung bình kéo dài 8-10 tiếng/ngày. Công việc với thời gian, lịch sinh hoạt bị đảo lộn khiến sức khỏe nam tài xế bị ảnh hưởng không ít. Để có được thu nhập 10-15 triệu đồng/tháng với nghề này, anh phải chấp nhận đánh đổi.
Đoạn video đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút nhiều lượt xem và tương tác. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ và ủng hộ hành động của nam tài xế.
">Khách nước ngoài đưa nhầm tờ 200.000 đồng, hành động của tài xế gây bất ngờ