您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Liverpool 3
NEWS2025-03-31 08:52:08【Thời sự】3人已围观
简介- Với lối chơi bùng nổ,trận đấu inter miami đoàn quân của HLV Jurgen Klopp vùi dập Villarreal với tỷtrận đấu inter miamitrận đấu inter miami、、
- Với lối chơi bùng nổ,trận đấu inter miami đoàn quân của HLV Jurgen Klopp vùi dập Villarreal với tỷ số 3-0 ở trận lượt về, qua đó giành quyền vào chơi trận chung kết Europa League với chiến thắng chung cuộc 3-1 sau hai lượt trận.
Video màn ngược dòng ngoạn mục của Liverpool trước Villarreal |
Với lợi thế là chiến thắng 1-0 trên sân nhà ở lượt đi, các cầu thủ Villarreal đã nhập cuộc đầy hứng khởi dù phải làm khách tại Anfield. Ngay ở phút thứ 5, “Tàu ngầm vàng” tấn công cánh phải và Soldado dùng ngực đỡ một đường chuyền vào để nhả cho Pina sút bóng đập một cầu thủ áo đỏ đổi hướng, nhưng Mignolet xuất sắc cản phá.
Gần như ngay lập tức Liverpool có câu trả lời. Clyne có pha tạt bóng từ cánh phải nhưng bị thủ thành Areola cản phá. Bóng đến chân Firmino và tiền vệ người Brazil có pha căng ngang khó chịu buộc trung vệ Bruno của Villarreal phải lúng túng phá bóng vào lưới nhà.
![]() |
Sturridge góp công vào chiến thắng của Liverpool |
Sau bàn mở tỷ số bất ngờ của The Kop, 2 đội tiếp tục tấn công ăn miếng trả miếng với nhau tạo ra thế trận đôi công hấp dẫn.
Phút 14, Milner có đường chuyền táo bạo từ cánh trái thẳng vào vòng cấm tạo cơ hội cho Lallana dứt điểm nhưng tiếc cho đội chủ nhà khi tiền vệ người Anh đưa bóng đi chệch cột dọc khung thành Villarreal.
Cuối hiệp 1, Soldado giành được bóng bên cánh phải và căng chìm vào trong cho Cedric dứt điểm. Dù Lovren ở trước mặt nhưng Cedric vẫn tung cú sút từ cự ly 10m, nhưng thủ thành Mignolet là người chiến thắng trong pha cản phá.
45 phút đầu trận khép lại với lợi thế chia đều cho 2 đội. Liverpool kiểm soát bóng đến 55% nhưng không có quá nhiều cơ hội thực sự nguy hiểm. Trong khi đó, Villarreal vẫn giữ cho mình sự chắc chắn trước khung gỗ Areola.
Qua giờ giải lao, Liverpool vùng lên tấn công ngay từ những phút đầu hiệp 2. Phút 54, trung vệ Dejan Lovren có pha té ngã trong vòng cấm Villarreal nhưng trọng tài Viktor Kassai không cho Liverpool được hưởng quả 11m. Có thể thấy được, HLV Marcelinho không dám mạo hiểm dâng cao tấn công mà thay vào đó, ông lựa chọn lối chơi phòng ngự phản công để chờ Liverpool phạm sai lầm.
![]() |
Hàng phòng ngự của Villarreal không thể ngăn cản sức mạnh của The Kop |
Trước sức ép liên tục của đội chủ sân Anfield, hàng phòng ngự Villarreal cũng không thể cầm cự được thêm. Phút 63, Sturridge đền đáp sự tin tưởng của người thầy Juergen Klopp bằng pha dứt điểm lạnh lùng vào góc phải khung thành, nâng tỉ số lên 2-0 cho Liverpool. Đây là bàn thắng thứ 4 trong 5 trận gần nhất của Liverpool tại Anfield.
Sau bàn thua và gặp bất lợi về mặt tỷ số, Villarreal cuống cuồng tung vào sân những con át chủ bài tốt nhất của mình, trong đó có Adrian Lopez, người đã kết liễu Liverpool ở trận lượt đi. Và rõ ràng, thế công của đội khách trở nên sáng sủa hơn dù cũng vấp phải sự đáp trả quyết liệt của các hàng phòng ngự bên phía đội chủ nhà.
Khi mà Villareal chưa tìm đươc bàn gỡ thì bất ngờ họ gặp bất lợi về mặt quân số ở phút 71 khi trung vệ Victor Ruiz phạm lỗi với một cầu thủ Liverpool và nhận thẻ vàng thứ 2 và bị truất quyền thi đấu. Điều này khiến tham vọng lất ngược thế cờ của đội khách bỗng dưng sụp đổ hoàn toàn.
Được thi đấu hơn người cùng với lợi thế về mặt tỷ số, Liverpool thừa thắng xông lên tấn công mạnh mẽ ở những phút còn lại của trận bán kết lượt về.
![]() |
Niềm vui của các cầu thủ Liverpool với vé chung kết Europa League |
Đến phút 80, Liverpool tung ra đòn kết liễu Villarreal với bàn thắng của Lallana. Firmino nỗ lực đi bóng bên cánh trái sau đó căng ngang thuận lợi cho Sturridge. Tiền đạo người Anh lại dứt điểm hỏng ăn, bóng đến chân Lallana và bàn thắng thứ 3 đến với Liverpool.
Những phút cuối trận, Liverpool không để Villarreal có cơ hội lên bóng nhờ lối chơi pressing. Trong khi đó nếu chỉn chu hơn trong các pha dứt điểm, Sturridge hoàn toàn có thể ghi thêm bàn thắng cho bản thân mình.
Đánh bại Villarreal với tỷ số 3-0, thầy trò HLV Jurgen Klopp thẳng tiến vào chung kết với chiến thắng chung cuộc 3-1 sau hai lượt trận.
Ở cắp bán kết còn lại, Sevilla lần thứ 3 liên tiếp trong 3 năm góp mặt ở trận chung kết Europa League sau chiến thắng 3-1 trước Shakhtar Donestk (tổng tỷ số 5-3).
Ghi bàn: Soriano 7’ (phản lưới), Sturridge 63’, Lallana 81’
Đội hình ra sân:
Liverpool:Mignolet, Clyne, Toure, Lovren, Moreno, Can, Lallana, Milner, Coutinho (Allen 83 mins), Sturridge (Lucas 92), Firmino (Benteke 90)
Villarreal:Areola, Mario, Musacchio, Victor Ruiz, Jaume, Jonathan (Bonera 73), Pina (Trigueros 60), Bruno, Suarez, Soldado (Adrian 69), Bakambu
IBM cấm nhân viên sử dụng USB và thẻ nhớ SD
Ảo thuật nghiền nát mỹ nữ trong hộp khiến người xem kinh ngạc

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Zansors đã phát triển Respa, cảm biến thở đầu tiên trên thế giới. Thiết bị này rất dễ sử dụng, dùng để đo đạc và phân tích hơi thở người tập luyện, cảnh báo theo thời gian thực giúp tập luyện tốt hơn.
Respa được xem như huấn luyện viên yoga bậc thầy giúp người tập đạt kết quả tối ưu. Ứng dụng trên smartphone của Respa sẽ thu thập dữ liệu và cung cấp phân tích chi tiết tiến độ tập luyện.
![]() |
Respa đưa ra cảnh báo theo thời gian thực giúp tập luyện tốt hơn. |
Respa có 4 sản phẩm khác nhau, phục vụ cho các mục đích tập luyện khác nhau: Respa Better Yoga – dành cho tập yoga, Respa Elite Fitness 3.0 – lấy lại vóc dáng, Respa Fitness 2.0 – tập luyện nâng cao sức khỏe, và Respa Coach – huấn luyện viên cá nhân.
Đây đều là thiết bị đeo, có khả năng sạc không dây tiện lợi, kết nối Bluetooth, pin dùng được 36 tiếng và hỗ trợ cả iOS và Android.
Nguyễn Minh (theo DigitalTrends)

Những tính năng trong mơ được chờ đợi trên iPhone 2018
Nếu là một tín đồ của dòng điện thoại iPhone, chắc hẳn bạn đang rất hồi hộp chờ mong xem Apple sẽ mang đến bất ngờ gì trong năm 2018.
">Cảm biến thở đầu tiên trên thế giới cho người tập luyện

Nhận định, soi kèo Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu



Nếu bạn đang dùng một chiếc iPhone để đọc bài viết này, rất có thể nó ra đời tại khu chế xuất ở Trịnh Châu, thành phố có 9,5 triệu dân thuộc tỉnh Hà Nam, nơi gần như nghèo nhất Trung Quốc. Nơi này thường được gọi là "thành phố iPhone”.

Hệ thống công xưởng ở đây do Foxconn (Đài Loan) vận hành. Đây là nơi làm việc của hơn 350.000 người, sản xuất phân nửa số lượng iPhone trên thế giới. Trong một mùa hè bận rộn trước đợt ra mắt iPhone mới, khu công nghiệp này làm ra 500.000 chiếc điện thoại mỗi ngày, khoảng 350 chiếc iPhone ra đời trong vòng 1 phút.
Khu công nghệ Foxconn cách trung tâm thành phố Trịnh Châu khoảng 30 km, chia cắt bởi nhiều xa lộ và đường đất vùng ngoại ô. Tuy nhiên, với lực lượng lao động chẳng thua kém gì một thành phố công nghiệp tại Mỹ, khu vực này được gọi là “thành phố iPhone”.
Ở đó, những công nhân tại ký túc xá trong các toà nhà khoảng 10-12 tầng ngay cạnh cổng vào. Lực lượng lao động nhập cư cũng không bỏ lỡ cơ hội để mở đầy những quầy thức ăn đường phố xung quanh. Còn có cả cửa tiệm massage, shop bán tất chân hoặc những món đồ dùng rẻ tiền khác.

“Chỗ này không chỉ trông na ná thành phố đâu”, Thomas Dinges, một chuyên gia phân tích thuộc viện nghiên cứu iSuppli, nhận xét sau khi tìm hiểu về cộng đồng xung quanh những công xưởng của Foxconn. Ở Trung Quốc có 12 khu công xưởng phức hợp như thế này, và theo Dinges thì chúng là những thành phố thực thụ.
Phóng viên của Business Insiderdành ra một ngày trải nghiệm thành phố iPhone, trò chuyện với công nhân, chủ nhà hàng và nhiều người dân khác xung quanh đó - những người chịu ảnh hưởng của Foxconn trong từng hoạt động hàng ngày.
Công viên công nghệ Foxconn tại Trịnh Châu tầm 1h chiều, ngay sau giờ nghỉ trưa của công nhân, vắng vẻ như một thành phố bỏ hoang, chỉ trừ có vài người lang thang cạnh cổng chính. Đó là một không khí yên ắng kì lạ tại nơi làm việc của hơn 350 nghìn công nhân Foxconn.
Foxconn, công ty công nghệ từ Đài Loan là nhà tuyển dụng lớn nhất ở Trung Quốc với tổng số 1,3 triệu nhân công. Kể từ khi bắt đầu sản xuất cho Apple năm 2007, Foxconn đã đối mặt với những cáo buộc về bóc lột lao động, điều kiện làm việc nghèo nàn và hình phạt hà khắc.

Từng có một làn sóng tự tử dấy lên tại đây vào năm 2010 và 2011, khiến Apple và Foxconn phải thay đổi nhiều chính sách tại các nhà máy.
Hồi tháng 1/2018, một công nhân tự kết liễu tại nhà máy ở Trịnh Châu. Vụ việc này khiến các nhà máy tăng cường bảo vệ, nhiều báo cáo còn nhận xét là nghiêm ngặt hơn cả trong quân đội. Harrison Jacobs, người thực hiện phóng sự này cho Business Insidertự thấy ngạc nhiên vì anh vượt qua cửa bảo vệ và vào trong khuôn viên một cách dễ dàng.
Nơi này nhìn chung không khác gì những khu công nghệ cùng loại. Toàn bộ khuôn viên trải dài hơn 3 km với hàng chục toà nhà cao tầng và rất nhiều cây xanh khắp nơi. Cảnh sát và bảo vệ đứng ở mỗi góc đường. Trong những bóng râm, vài nhóm công nhân trong giờ nghỉ tranh thủ thư giãn. Chục năm trước, nơi này chỉ toàn đất và những cánh đồng ngô và lúa mì. Năm 2010, chính phủ Trung Quốc mua lại đất của nông dân và các công xưởng nhanh chóng xuất hiện chỉ trong năm đó.
Các nhà máy được xây dựng trong năm 2010 gần như chỉ để phục vụ cho các đơn hàng sản xuất iPhone của Apple. Việc xây dựng được chính quyền địa phương hỗ trợ mức vốn 600 triệu USD.
Kể cả bây giờ, chính quyền Trịnh Châu vẫn nhiệt tình hỗ trợ Foxconn để giữ công việc lại tại địa phương này. Các hỗ trợ bao gồm cả ưu đãi thuế, trợ cấp vốn lẫn xây dựng cơ sở vật chất: làm đường mới, xây trụ điện mới, chia sẻ chi phí năng lượng và giao thông. Các nhà máy của Foxconn đạt chỉ tiêu thuế xuất khẩu sẽ còn được nhận thưởng. Theo New York Times, chỉ riêng khoản thưởng này trong 2 năm lên đến 56 triệu USD.

Chính phủ còn giúp đỡ tuyển dụng, huấn luyện và cấp nhà cho công nhân trong những đợt cao điểm sản xuất iPhone. Mùa hè là mùa bận rộn nhất của thành phố này, ở cổng khu chế xuất sẽ có loa phát tuyển dụng với lời kêu gọi: “Chúng tôi đang tuyển dụng những người tinh hoa nhất. Bạn cần có suy nghĩ tích cực. Bạn làm việc siêng năng”.
Tỉnh Hà Nam yêu cầu các địa phương cung cấp nhân lực cho Foxconn theo đúng chỉ tiêu. Các sở lao động và bộ nhân lực đều vào cuộc.
Năm 2016, công ty than quốc gia cho nhà máy này mượn công nhân. Theo Financial Times, các trường tư thục còn yêu cầu học sinh từ đủ 16 tuổi vào làm trong nhà máy để “lấy kinh nghiệm làm việc” để đủ điều kiện tốt nghiệp. Vào thời điểm ra mắt iPhone X, nhiều sinh viên được phát hiện làm việc ngoài giờ, đồng nghĩa với vi phạm luật lao động ở Trung Quốc.

Công nhân làm việc ca ngày bắt đầu đổ về các nhà máy tứ 7 giờ sáng. Nhiều người chạy xe tay ga đi làm, nhưng phần lớn đi bộ từ những khu nhà trọ gần đó, hoặc đi xe buýt nếu họ ở những nơi xa hơn.


Nhà máy Foxconn thực hiện những khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất iPhone bao gồm: lắp ráp, kiểm tra và đóng gói, khoảng 400 công đoạn. Hầu hết công nhân đều làm một việc lặp đi lặp lại cả ngày, chẳng hạn như đánh bóng màn hình hay gắn một con chíp vào sau lưng chiếc điện thoại.
Một công nhân chịu trách nhiệm đánh bóng màn hình LCD cho biết cô xử lý 1.700 chiếc điện thoại mỗi ngày, tương đương 3 màn hình mỗi phút, làm liên tục trong suốt 12 giờ.
Những công việc khác như siết bộ vi mạch thường mất 1 phút/ chiếc, chỉ tiêu khoảng 600-700 chiếc mỗi ngày.
Các nhân viên của Foxconn mô tả công việc của mình là nhàm chán, lặp đi lặp lại nhưng đầy áp lực. Họ mô tả tình thế của mình bằng một phép đối chiếu: Người ngoài thì muốn được vào để có công việc, còn người trong chỉ muốn thoát ra.

Khu chế xuất có những đại lộ rộng để các xe buýt đưa công nhân vào và xe tải chở sản phẩm ra ngoài. Chốn này được đánh dấu là “khu vực hợp tác”, có nghĩa là chính quyền xem đó là lãnh thổ nước ngoài. Thoả thuận cho phép Foxconn và Apple nhập, xuất khẩu hàng hoá tự do trong Trung Quốc hoặc bất kì đâu trên thế giới. Đây được xem là một ưu đãi đặc biệt dành cho Foxconn.
Phần lớn công nhân của nhà máy có độ tuổi từ 18-25 tuổi, thực tập sinh thì từ 16. Theo quan sát sơ bộ thì tỉ lệ nam nữ khá cân bằng. Phần lớn họ đến từ Trịnh Châu hoặc những ngôi làng xung quanh Hà Nam, tỉnh có dân số 94 triệu người và thuộc nhóm nghèo nhất Trung Quốc.
Ngay bên ngoài cổng ra vào là một chuỗi các cửa hàng dựng tạm để phục vụ những công nhân không muốn ăn tại căn-tin nhà máy. Chủ của các quán ăn này phần lớn là người địa phương, trong đó có nhiều người là những cựu nhân viên của Foxconn.
Những con hẻm dọc khu phố ẩm thực này hoàn toàn vắng vẻ trong một buổi chiều tháng Năm nóng bức. Một chủ quán cho biết, đây là thời gian thấp điểm nhất của nhà máy. Tầm cuối tháng 6, khi hoạt động sản xuất tăng tốc lên, lượng công nhân của nhà máy sẽ đạt mức cao nhất là 350 nghìn người và các con hẻm này đông nghẹt.


Liu, một chủ quán 31 tuổi cho biết cô cùng với chồng mình đã mở hàng ăn ở đây từ 2010. Tiêu chí để chọn món ăn để kinh doanh là rẻ tiền và no bụng. Họ không làm món gì cầu kì ở đây.
Giống như nhiều chủ quán khác, Liu là người Hà Nam và từng làm việc tại nhà máy Foxconn. Năm 18 tuổi, cô và người chồng được mai mối của mình rời bỏ làng quê để chuyển lên Thường Châu. Cả hai làm việc nhiều năm trong nhà máy Longhua, từ thời đó còn là khu chế xuất lớn nhất. Nhưng khi họ nghe rằng công ty mở một nhà máy lớn hơn ở gần quê nhà, họ dùng tiền tiết kiệm để mở một nhà hàng phục vụ công nhân.
Nếu bạn có quê gốc ở Hà Nam thì bạn sẽ muốn làm việc tại nhà máy này để gần gia đình, Liu nói. Bạn có thể về quê thăm người thân vào ngày Chủ nhật, đó là một lợi thế.
Con trai của Liu sống cách đó một giờ lái xe cùng với bố mẹ cô. Một tuần một lần, họ gặp nhau vào chủ nhật khi nhà máy đóng cửa. Nhiều người làm việc xa hơn thì chỉ gặp gia đình 2 lần một năm, vào ngày Quốc khánh và năm mới.
Liu và những chủ quán khác sống theo nhịp điệu của nhà máy. "Việc vận hành một quán ăn phục vụ công nhân còn khó hơn làm trong nhà máy nhiều", Liu bảo. Chúng tôi dậy sớm, ngủ muộn hơn để phục vụ cả công nhân làm ca ngày lẫn ca đêm.
Các chủ quán mở cửa từ sáng sớm để nấu ăn sáng cho những công nhân làm ca ngày. Sau khi những đám đông rời đi tầm 1h trưa, họ dọn dẹp và ngủ vài giờ, sau đó mở cửa lại lúc 7h tối để phục vụ công nhân ca đêm.
Họ mở cửa cho đến 1h sáng, khi các công nhân ca đêm ăn “bữa trưa”, sau đó đi ngủ tầm 3h sáng, sau khi dọn dẹp nhà hàng. Vợ chồng Liu chỉ ngủ khoảng 3-4 giờ mỗi đêm. Liu hiểu được sự hấp dẫn của công việc tại Foxconn, nơi công nhân được trả cao hơn và ít áp lực hơn.
"Tự kinh doanh áp lực hơn đi làm công nhân nhiều. Với công việc lặp đi lặp lại ở nhà máy, bạn đâu cần phải nghĩ. Kinh doanh thì khác, tôi phải lo lắng khi tình hình không thuận lợi", Liu nói.
Lin lo lắng nhiều về tình hình kinh doanh. Năm nay, nhà máy dường như yên ắng hơn bình thường. Phân nửa số quán ăn trong khu vực này đã đóng cửa vì kế hoạch giải toả vào cuối năm. Nhưng kể cả khi cạnh tranh giảm đi thì Liu và chồng cũng chỉ đang làm bằng một góc so với thời gian 3-4 năm trước.

Theo ước tính của Liu, thời điểm này trong năm thường có khoảng 120.000 công nhân. Năm nay, cô thấy như chỉ còn phân nửa số đó.
Liu chỉ về dãy khay thức ăn bày sẵn đằng sau quầy tính tiền để minh hoạ. Nếu là 2 năm trước thì tất cả chỗ đó đã được bán hết trong vòng 30 phút sau khi mở cửa. Còn lúc này thì đã gần 2 giờ chiều rồi mà chỉ mới có phân nửa vơi đi. Công việc của cô từng bận rộn đến mức cô phải có 6 nhân viên làm việc cả ngày. Bây giờ, con số này chỉ còn lại 2.
Nỗi lo giải toả khiến nhiều chủ quán bỏ khu này mà đi. Nhiều người lo lắng rằng họ phải trả tiền thuê địa điểm cả năm và không thể lấy lại khi những chiếc xe bốc dỡ kéo đến.
Không ai biết khu phố dựng tạm này sẽ được thay bằng gì. Theo như tin đồn Liu nghe được thì chính phủ dự định biến nó thành các khu vườn. Sân bay sẽ được xây dựng ngay cạnh đó. Không ai muốn nhìn thấy một thành phố bỏ hoang khi họ hạ cánh cả.
Liu cười khi nghĩ về dự định của mình nếu bị giải toả. “Tôi đoán chúng tôi sẽ chuyển đi đâu đó, mở lại cửa hàng và làm y như những gì đang làm ở đây”.
5 giờ chiều, tan ca, công nhân ùa ra từ cổng khu chế xuất. Giờ vẫn đang là mùa thấp điểm nên không cần phải làm thêm giờ nhiều. Các ngả đường bắt đầu đông đúc với người, xe hơi, xe máy, xe buýt. Các tiểu thương nhanh chóng chuẩn bị cửa hàng để phục vụ hàng ngàn người đang trên đường về nhà.
Cách đó không xa là một cư xá 12 tầng khá đồ sộ, nơi ở của công nhân. Có hơn một chục toà nhà tương tự thế này trong khuôn viên khu chế xuất. Dưới chân toà nhà là hàng loạt các quầy hàng phục vụ công nhân. “Không thiếu thứ gì", Ma, một công nhân 25 tuổi nói. “Ở đây có mọi thứ một công nhân như anh cầu: thức ăn, massage, phim, mọi thứ.”
Giống như khu phố ẩm thực bên ngoài các nhà máy, những khu chung cư này vận hành theo nhịp của công nhân. Vào lúc 3 giờ chiều, còn 2 tiếng nữa mới đến giờ tan ca, các shop đều đóng cửa và chủ quán thì tranh thủ ngủ một giấc trong xe hơi trước khi bước vào giờ phục vụ căng thẳng
Chỉ vài giờ sau, thị trấn này như tỉnh giấc. Các quầy hàng bán tất, case điện thoại, cục sạc dự phòng bắt đầu hoạt động để phục vụ các công nhân vừa tan ca. Nông dân từ các làng bên cạnh cũng ra sức bán trái cây và rau cho các công nhân
Việc kinh doanh trong khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mức độ tuyển dụng của Foxconn. Ma kể, vào mùa hè cao điểm, rất khó để tranh mua được một tấm vé xem phim vì có quá nhiều người, còn bây giờ thì không chỉ rạp chiếu phim mà các cửa hàng khác cũng đang thua lỗ vì vắng khách. Công nhân chỉ trở lại vào tháng 6, khi công việc ổn định hơn. Họ không thể trả tiền thuê nhà để chờ đợi.
![]() |

Mỗi ngày đều có công nhân mới xuất hiện để làm tại nhà máy. Cứ vài phút lại thấy một người đến bằng taxi hoặc xe buýt, kéo theo một vali lớn và một túi đồ ăn to. Vài người đến với một công việc được đảm bảo, số khác nuôi hy vọng mỏng manh rằng các công ty tuyển dụng sẽ sắp xếp được cho họ một cuộc phỏng vấn.
Những người này đều biết nhà máy có giờ làm việc dài và thường xuyên yêu cầu tăng ca. Với các công nhân ở đây, được làm thêm giờ là một tiêu chí quan trọng để lựa chọn nơi làm việc trong vô vàn những nhà máy tại Trung Quốc. “Ai cũng muốn có lương cao hơn”, Liu giải thích.

Có thể nhận ra những người làm việc trong bộ phận sản xuất bằng những chiếc áo khoác xanh và đỏ với mã số nhân viên. Công nhân Foxconn cho biết, mức lương khởi điểm của họ vào khoảng 1.900 yuan, tương đương 300 USD/tháng. Mức lương này được đánh giá là quá thấp nên chính phủ Trung Quốc quyết định miễn thuế. Tuy nhiên, theo những công nhân được phỏng vấn, Foxconn trả lương tốt hơn phần lớn các công việc lao động cơ bản khác.
Mức lương ở Trịnh Châu thấp hơn so với Thâm Quyến, nhưng người ta thích làm việc ở đây hơn vì được ở gần gia đình. Hơn nữa, chi phí sinh hoạt ở Trịnh Châu cũng thấp hơn.
Nhiều công nhân có thể nâng mức lương lên gấp đôi (khoảng 676 USD) nến như nhận làm thêm khoảng 60 giờ/tuần. Luật pháp Trung Quốc giới hạn thời gian tăng ca ở mức 36 giờ/tháng, nhưng nhiều báo cáo cho thấy công nhân làm nhiều hơn mức này trong mùa cao điểm sản xuất iPhone.
60 giờ tăng ca đồng nghĩa với làm việc 14 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Theo Zhang, một công nhân 27 tuổi thì ai cũng muốn tăng ca nếu như có thời gian trống, để tăng thêm thu nhập. Những công nhân sẵn sàng làm ca đêm còn có thể tăng thu nhập mỗi tháng lên 785 USD.
Theo ước tính của Students and Scholars Against Corporate Misbehavior, một người công nhân iPhone nên có mức thu nhập khoảng 650 USD. Điều này đồng nghĩa họ sẽ cần phải làm thêm rất nhiều giờ để có thể sống một cách đầy đủ.
![]() |

Sau giờ làm, công nhân thường tụ tập tại các hàng quán trong khu vực này để ăn tối và uống bia với bạn bè. Chen, một công nhân 23 tuổi gầy guộc cùng với 3 người bạn của mình là một trong những nhóm như thế.
Ngồi cùng bàn với Chen còn có Zhang, 27 tuổi, cắm cúi vào chiếc điện thoại; Hu, một phụ nữ 28 tuổi đã lập gia đình và có 2 con; Guo, một người đàn ông 40 tuổi với hàm răng trắng muốt và nụ cười dễ mến.
Guo là một “của hiếm” ở đây. Phần lớn công nhân đều ở độ tuổi 20, nên khu vực này có không khí chẳng khác gì những khu làng sinh viên.
Họ đều đã làm việc ở đây khoảng chừng một năm, ngoại trừ Chen sắp kỉ niệm 2 năm. Cứ như là cả thế kỉ rồi ấy, Chen cảm thán. Phần đông công nhân nghỉ việc sau một năm. Theo Chen nhận xét thì đó là khoảng thời gian đủ để khiến cho công việc trở nên nhàm chán quá sức chịu đựng. Khi đó, họ nghỉ việc.

Chen và những người ngồi cùng bàn không thực sự là “bạn bè”. Họ cùng làm trong một bộ phận inventory control, điểm chung đó khiến họ trở thành “bạn nhậu”, Guo kể. Công việc của họ là kiểm tra và cất giữ điện thoại thành phẩm sau khi chúng đã được lắp ráp và đóng gói.
Guo nói rằng đó là một công việc thú vị, nếu so với những người phải ngồi cả ngày dưới sàn nhà để nối dây điện. Đó là một sự may mắn, vì không ai được chọn vị trí của mình khi bắt đầu làm việc. “Bạn không xin vào một vị trí cụ thể. Vị trí của bạn là bộ phận đang thiếu người”.
Công việc của bọn tôi thư giãn hơn, Chen đồng tình. Bọn tôi có thể nghỉ khi nào muốn. Những người ở dây chuyền lắp ráp thì không có quyền này. Nhưng họ sẽ có cơ hội tăng ca nhiều hơn, nghĩa là lương cao hơn.
“Mặc dù các công nhân ấy có thể làm được tới 5.000 tệ mỗi tháng, khá cao so với tôi, nhưng tôi thấy sức khoẻ của họ không tốt vì tất cả những giờ tăng ca đó,” một công nhân có thu nhập ở mức 3.000 tệ (khoảng 470 USD) chia sẻ với South China Morning Post.
Theo Chen, công việc tệ nhất ở nhà máy là dây chuyền lắp ráp, nơi công nhân làm một việc lặp đi lặp lại trong suốt 10-12 giờ mỗi ngày. Chen từng làm việc trong dây chuyền này. Chỉ một thời gian ngắn sau, anh ghét nó.
"Bạn làm mãi một công việc ngày này qua ngày khác, nó không bao giờ kết thúc. Sau một thời gian, bạn sẽ bực mình vì việc mình đang làm, dù lúc đầu bạn không để ý". Chen nói thêm: “Cuối cùng thì tôi thấy bực bội khủng khiếp luôn. Kiểu như đời mình chẳng có mục đích gì”.
Nhưng Chen nói rằng mình may mắn vì anh chưa có gia đình. Anh có thể bỏ việc và tìm nơi mới dễ dàng. Nhiều người trong dây chuyền lắp ráp không được may mắn như vậy. Họ phải kiếm tiền nuôi con.
Zhang không thích những người cứ hay phàn nàn về công việc hay than vãn vì phải tăng ca. Anh lặp đi lăp lại: “Nếu muốn làm thì làm, không thì nghỉ. Tự do mà. Bên ngoài còn đầy việc khác”.
Zhang dường như không nghĩ rằng mình và những công nhân ở đây có cơ hội làm một công việc ít lặp đi lặp lại hơn hoặc có thể được trả lương cao hơn, như vậy họ sẽ không cần phải tăng ca quá nhiều.
Guo uống nốt cốc bia rồi tạm biệt cả hội để đi làm. Ông làm ca đêm, bắt đầu lúc 8 giờ tối.
Thời Chen làm việc trong dây chuyền sản xuất, anh không làm cho Foxconn. Chen có 4 năm nhảy việc từ nhà máy này sang nhà máy khác, thay đổi mỗi khi có cơ hội tốt hơn. Chen, giống như những người khác cùng bàn, đã có nhiều trải nghiệm làm việc tại Oppo hay Xiaomi, tại những nhà máy sản xuất điều hoà không khí, cũng như trong ngành xây dựng.
Khi được hỏi rằng điều kiện làm việc tại Foxconn tốt hay tệ hơn, Chen nói: “Ở đâu cũng vậy. Chỉ là kiếm sống thôi mà”.
Chen thường đi nhậu sau giờ làm. Trong vài giờ, anh uống hết gần 10 chai bia cỡ nhỏ. Anh bắt đầu nói lắp, trong khi Zhang chăm chú nghịch điện thoại của mình.

Những người khác có thể chọn đánh bi-a trong quán bar bên cạnh, hát karaoke, chơi thể thao trong căn hộ hoặc là chơi game tại một quán cafe internet. Mỗi người một lựa chọn. Chen và Zhang cẩn thận không khái quát hoá. Với lực lượng lao động bằng một thành phố nhỏ, lựa chọn là rất nhiều.
Cả Zhang và Chen đều chơi game trên điện thoại, thường là trò Honor of Kings của Tencent đang rất phổ biến. Nhưng họ chỉ có đủ thời gian cho vài vòng là đã đến giờ ngủ. Họ ngủ lúc khoảng 10-11 giờ.
Giống như hầu hết mọi người, Chen và Zhang sống trong cư xá. Chính quyền tỉnh dành 1 tỉ USD chi trả cho việc xây dựng chỗ ở cho hàng trăm nghìn người làm việc trong nhà máy. Nhiều khu nhà vẫn đang xây dở dang.
Mỗi phòng trong chung cư có đủ chỗ cho 8 người ngủ trên giường tầng. Giá thuê là 25 USD một tháng, phí Internet là 3 USD. Nhưng phòng hầu như không bao giờ đông đủ vì mỗi người làm một ca khác nhau, Chen nói.
Có nhiều lời than phiền về chất lượng phòng ốc tại đây. Năm 2012, nhiều nhân viên biểu tình tại nhà máy Foxconn để phản đối thực phẩm nghèo nàn, điều kiện vệ sinh thiếu thốn và những căn phòng chật cứng. Có người còn kể về phòng chung cư ở Shenzen bốc toàn mùi của rác và mồ hôi.
Những người ghét ở kí túc xá hoặc có gia đình có thể thuê một căn hộ một phòng ngủ với giá 65 USD/tháng. Nhưng số này rất ít.
Dù Chen và Hu đều đã kết hôn, họ không gặp gia đình mình thường xuyên. Chồng của Hu làm việc trong một nhà máy khác ở Thâm Quyến, còn vợ của Chen thì làm việc ở quê. Họ gặp nhau vào ngày Chủ nhật và dịp nghỉ lễ.
![]() |
Hầu hết công nhân ăn sáng và tối tại nhà hàng gần kí túc xá hoặc gần cổng khu chế xuất, còn bữa trưa thì ở nhà ăn của Foxconn. Thức ăn không khác nhau nhiều: mì, rau, thịt cá trộn lẫn. Thức ăn trong khuôn viên này thường rẻ hơn, tầm 1 đô-la. Tại các quầy hàng hoặc quán ăn bên ngoài, mỗi món có giá từ 1,3 đô đến 3,15 đô.
Zhang và Chen không nghĩ nhiều về dịch chuyển kinh tế hay một tương lai tươi sáng hơn. Khi chúng tôi hỏi họ hy vọng gì cho tương lai, Zhang nhún vai. Ở tuổi 27, Zhang dường như đã yên phận với tình hình hiện tại. Dừng lại một chút, anh bảo: Cơ hội nào tốt hơn thì đó là tương lai. Chen cũng nói tương tự.
Ở quê, cuộc sống rất đơn giản. Chúng tôi chưa từng thực sự nghĩ về tương lai. Tôi không biết tôi sẽ làm ở đây bao lâu nữa. Một ngày nào đó, chắc sẽ có cơ hội tốt hơn. Nếu có thì tôi sẽ nắm lấy.
Cơ hội tốt hơn đó có vẻ không phải là một lần thăng cấp, một nghề nghiệp khác hoặc cơ hội làm chủ. Trong mắt Zhang và Chen, nó là công việc tương tự ở một nhà máy khác, có điều, lương cao hơn, gần nhà hơn và đòi hỏi thời gian làm việc ít hơn.
Theo South China Morning Post, có một lộ trình khá phổ biến ở Thâm Quyến, nơi được xem là Silicon Valley của Trung Quốc, là công nhân nghỉ làm rồi mở tiệm sửa điện thoại riêng. Nhưng ở Trịnh Châu này thì những giấc mơ có vẻ đơn giản hơn nhiều.
“Tôi chẳng mơ gì to tát”, một công nhân nói, “tất cả những gì tôi muốn là được ở cạnh người tôi thích và không phải lo lắng về cơm ăn áo mặc.”
Theo Chen, những người làm việc ở đây thường không nghĩ nhiều về bản thân. Họ có con nhỏ và cha mẹ già ở quê cần trợ cấp. Nếu biết tiết kiệm, bạn có thể để dành được 75% lương để gửi về nhà hoặc để dùng trong tương lai. Nhưng nhiều người chọn tiêu tiền vào bia và đồ ăn.
“Tất nhiên tôi sẽ chọn chăm sóc cha mẹ già. Chúng tôi có truyền thống 5.000 năm đạo hiếu”, Chen nói.
Nhiều công nhân Foxconn mô tả trong cuộc phỏng vấn là nhà máy ở đây không tệ hơn những nơi khác ở Trung Quốc, thậm chí tốt hơn ở một vài điểm. Li, một người kiểm soát chất lượng dây chuyền lắp ráp ở Trịnh Châu cho biết, Foxconn làm tốt hơn nhiều nhà tuyển dụng khác ở Trung Quốc.

Nhiều nhà máy khác còn nợ lương thậm chí huỷ trả lương cho công nhân thường xuyên. Ở đây, chúng tôi bảo đảm là tăng ca thì sẽ được trả thêm tiền.
Theo các cuộc điều tra trước đây, phần lớn người lao động không mô tả cuộc sống của họ là sung sướng. Công nhân trả lời CNET năm 2012 là các ông chủ thường lôi người mắc lỗi ra để làm nhục trước đám đông. Còn theo The Guardian, nếu ai đó gây rồi, người quản lý sẽ bắt họ chuẩn bị một bài xin lỗi trang trọng để đọc trước mọi người.
Những hình phạt này tạo ra một nền văn hoá im lặng. Những người công nhân biết rằng họ dễ dàng bị thay thế bất cứ lúc nào. Trung Quốc có đến 99 triệu công nhân. theo số liệu năm 2009.
Zhang, người vẫn luôn cắm mặt vào điện thoại, không nghĩ rằng có vấn đề gì với công nhân ở đây. Anh nói: “Làm việc này tự do mà. Nếu không thích thì nghỉ. Nếu muốn nghỉ phép thì đi, mỗi tội không được trả tiền thôi. Nghỉ việc đơn giản mà, tìm việc khác cũng dễ”.
Có một thực tế rõ ràng thể hiện qua các cuộc trò chuyện của công nhân của Foxconn là công ty này không tệ bạc với công nhân, nhưng cũng không tử tế như là cách Foxconn và Apple thể hiện.
Theo đánh giá của Keegan Elmer, đại diện tổ chức China Labour Bulletin, tình hình của các nhà máy đồ điện tử là không mấy tươi sáng. “Lương thấp, ngày làm việc dài, điều kiện làm việc khá tệ. Ngành này làm hao mòn công nhân rất nhanh và tuyển dụng thì liên tục. Đối với những công việc kĩ năng thấp, tỉ lệ sử dụng học việc và công nhân tạm thời là rất cao.
Những người như Zhang và Chen không vì những đánh giá đó mà ngừng cố gắng hoàn thiện cuộc sống. Khi chúng tôi kết thúc cuộc trò chuyện, Chen nằng nặc đòi trả tiền bữa tối, liên tục nói rằng gặp được nhau là “có duyên”. Bữa tối có giá 20 USD, gần bằng tiền thuê nhà một tháng của họ. Chúng tôi tất nhiên không đồng ý.
Khi hỏi Liu, người chủ quán đầu tiên chúng tôi gặp, rằng công nhân của Foxconn có hạnh phúc không, cô phá lên cười. "Chúng tôi không hạnh phúc đâu. Chẳng ai hạnh phúc. Đây chỉ đơn giản là cuộc sống của chúng tôi”.
“Ở đây nóng lắm. Chúng tôi làm việc luôn tay”.

'Thành phố iPhone' đang dần biến mất ở Trung Quốc
Hướng dẫn cách vệ sinh điều hoà, vệ sinh máy lạnh tại nhà
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Đầu tiên, bạn cần tắt điều hoà và ngắt hết nguồn điện xung quanh để đảm bảo an toàn. Sau khi tắt máy, phải đợi hơn 2 phút sau mới được tiến hành mở máy và bảo dưỡng điều hòa.
Bước 2: Kiểm tra lượng gas
Kiểm tra lượng gas hiện tại trong máy điều hòa để xem lượng gas còn lại là bao nhiêu, nếu ít thì phải gọi người thay để giúp máy làm lạnh được tốt hơn. Đồng thời hãy kiểm tra đường ống dẫn gas, nhất là tại các mối nối để tránh tình trạng máy bị rò rỉ gas.
">Hướng dẫn cách tự vệ sinh điều hoà tại nhà
Năm 1996, giá trị vốn hóa của Apple đạt 3 tỷ USD. Khi Jobs rời chức vụ giám đốc điều hành 15 năm sau vào năm 2011, giá trị vốn hóa của Apple đạt 347 tỷ USD. Mức tăng trưởng kinh ngạc lên tới 116 lần.
![]() |
Apple là công ty có giá trị lớn nhất thế giới. |
Trong khi đó vào năm 2011, Cook tiếp quản một công ty trị giá 347 tỷ USD. Dưới bàn tay của mình, Apple đã đạt giá trị 922 tỷ USD vào tháng trước, có thể sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD trong năm nay. Mức độ gia tăng “chỉ” 2,7 lần.
Dưới thời Cook, Apple đã trở thành công ty có giá trị nhất thế giới và luôn bảo vệ thành công danh hiệu đó. Và nếu như buộc phải chọn, phần thắng sẽ nghiêng về phía Cook.
Kết quả: Tim Cook thắng.
Vòng 2: Các vụ bê bối
Ai điều hành Apple với ít bê bối nhất? Rất may là cả Steve Jobs lẫn Tim Cook đều không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng như vụ kiện chống độc quyền của Microsoft hay vụ bê bối dữ liệu mới được tiết lộ gần đây của Facebook. Nhưng cả hai CEO của Apple đều phải đối mặt với những vấn đề của riêng họ.
![]() |
Mỗi CEO đều có những vấn đề của riêng họ. |
Đối với Jobs, đó là những sai lầm trong quá khứ như iPhone 4 bị mất sóng do ăng ten, điều kiện làm việc ở nhà máy Foxconn và vấn đề kiểm duyệt ứng dụng trên App Store.
Còn với Cook, những bê bối bao gồm việc ra mắt của Apple Maps, ngăn chặn FBI bẻ khóa iPhone, iPhone 6 Plus dễ bị cong, một số cáo buộc về việc tránh thuế và gần đây nhất là việc cố tình làm giảm hiệu năng iPhone.
Có vẻ như, những sự cố mà Cook gặp phải nhẹ nhàng hơn khá nhiều so với Jobs. Sự khăng khăng của Apple về quyền riêng tư đã giúp cho công ty tốt hơn trong mắt người dùng theo thời gian. Việc giảm hiệu suất của iPhone cũ suy cho cùng là một giải pháp thông minh nhằm bảo vệ pin, ngay cả khi Apple đã sai khi không thông báo minh bạch với người dùng.
Kết quả: Tim Cook thắng.
Vòng 3: Phúc lợi xã hội
Năm 2018, phúc lợi xã hội là một điều bắt buộc của các công ty và với giá trị của Apple hiện giờ, đây là một điều “phải làm”. Trước đây, Steve Jobs chưa bao giờ đổ một khoản tiền lớn vào việc từ thiện, các vấn đề môi trường hoặc nhân quyền.
![]() |
Apple đã chi hàng tỷ USD cho các chương trình phúc lợi xã hội. |
Ngược lại, Cook quan tâm nhiều về quyền riêng tư, quyền đồng tính và nhập cư. Ông cũng thúc đẩy Apple trở thành một công ty năng lượng sạch với việc cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng.
Có thể thấy, Cook đã cùng Apple làm cho hành tinh này trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Và điều đó thật đáng ngưỡng mộ.
Kết quả: Tim Cook thắng.
Vòng 4: Quảng cáo
Apple của Tim Cook thường xuyên tạo ra những quảng cáo tuyệt vời. Nhưng dưới thời Steve Jobs người dùng đã hoàn toàn bị làm cho mù quáng.
“Think Different” đã từng khiến mọi người say mê ngay cả khi Apple chưa có bất kỳ sản phẩm mới nào để bán. Chiến dịch “Get a Mac” vẫn được người hâm mộ nhắc đến nhiều, thậm chí một thập kỷ sau khi kết thúc. Và chiến dịch “Switch” đáng nhớ được chỉ đạo bởi Errol Morris.
Apple vẫn tạo ra được nhiều quảng cáo chất lượng. Tuy nhiên, rất ít quảng cáo dưới thời Cook đạt tính biểu tượng như trước.
Kết quả: Steve Jobs thắng.
Vòng 5: Thách thức khi trở thành CEO
Chỉ cần nhớ lại thời điểm mà Steve Jobs đưa Apple trở lại từ bờ vực phá sản thì có thể thấy ông đã phải đối mặt với nhiều thử thách như thế nào. Khi đó, công ty không hề còn tiền. Tất cả mô hình kinh doanh đều không có tác dụng. Sự xuất hiện của ông tại Apple đã thúc đẩy những người trung thành và đưa công ty trở lại với quỹ đạo của nó.
![]() |
Steve Jobs đã đưa Apple trở về từ bờ vực phá sản. |
Tim Cook lại tiếp quản Apple trong hoàn cảnh rất khác, nhưng ông phải đối mặt với nhiều nghi ngờ. Mặc dù đã điều hành Apple hai lần trước đó (trong thời gian Jobs vắng mặt chữa bệnh), nhiều người vẫn tự hỏi liệu ông có thực hiện được nhiệm vụ này hay không.
Rõ ràng, Jobs phải đối mặt với thử thách lớn hơn. Và ông đã thành công ngoạn mục khi đưa Apple trở lại từ bờ vực.
Kết quả: Steve Jobs thắng.
Vòng 6: Các sản phẩm mới
Apple liên tục phát triển những sản phẩm mới tuyệt đẹp dưới sự lãnh đạo của Tim Cook. iPhone X với màn hình hiển thị edge-to-edge OLED đã thay đổi hoàn toàn khái niệm về một chiếc iPhone sẽ trông như thế nào. Thậm chí nó còn loại bỏ nút Home truyền thống trên rất nhiều đời iPhone nhằm định hướng một tương lai mới.
Apple Watch là chiếc đồng hồ thông minh đầu tiên được phát minh dưới sự lãnh đạo của Cook và nó nhanh chóng trở thành chiếc đồng hồ phổ biến nhất thế giới.
![]() |
Dưới thời Steve Jobs, Apple luôn được đánh giá là công ty sáng tạo bậc nhất thế giới. |
Sau đó là AirPods, Apple Pencil (cho người dùng thấy Jobs đã sai về bút stylus), và HomePod. Ngoài ra, công ty cũng cung cấp kích thước màn hình lớn hơn trên những chiếc điện thoại dòng Plus. Và cả bộ phận dịch vụ của Apple với ứng dụng Apple Music và 40 triệu thuê bao trả tiền.
Nhưng so với Jobs? Hơn 15 năm qua, Jobs đã mang đến iMac G3 đầy màu sắc, iMac G4 lấy cảm hứng từ hoa hướng dương và thiết kế nhôm mà Apple đang tiếp tục sử dụng. Ngoài ra còn có MacBook Air siêu mỏng, iPod, iTunes Store, iPhone, App Store và cuối cùng là iPad.
Dưới thời Cook, Apple duy trì tốt việc kiểm soát chất lượng trên các sản phẩm của mình và phát hành một số thiết bị mới. Tuy nhiên Apple không bao giờ có thể tạo ra những sản phẩm hoàn hảo như dưới thời Jobs.
Kết quả: Steve Jobs thắng.
Vòng 7: Thất bại
Không ai là không có thất bại, tuy nhiên điều kỳ lạ về Apple là ngay cả những sản phẩm thất bại của họ cũng rất đẹp.
![]() |
G4 Cube là một sản phẩm thất bại nhưng nó vẫn rất đẹp. |
Jobs có Macintosh kỷ niệm lần thứ 20, chuột “hockey puck” của iMac G3, G4 Cube, iPod Hi-Fi, điện thoại ROKR với Motorola, MobileMe và mạng xã hội Ping.
Thời đại của Tim Cook bản đồ Apple Maps khủng khiếp, Siri đáng thất vọng, chiếc iPhone Smart Battery Case cồng kềnh, MacBook Pro với Touch Bar không được yêu thích và HomePod (có thể không thành công).
Kết quả: Hòa
Vòng 8: Đối thủ
Ai phải đối mặt với những đối thủ mạnh hơn? Khi Steve Jobs trở lại Apple năm 1996, Microsoft đã đứng đầu trong làng game. Đồng thời vào đầu những năm 2000, Google đã nổi lên. Hai công ty này đã cố định hướng việc xây dựng phần cứng của Apple bằng cách phát triển các hệ điều hành có thể được sử dụng trên bất kỳ máy nào của bên thứ ba.
Khi đó, Apple đã phát triển nền tảng riêng của mình chống lại hai gã khổng lồ ngành công nghệ lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.
![]() |
Apple luôn phải cạnh tranh với những gã khổng lồ về công nghệ hàng đầu thế giới. |
Ngày nay, thách thức lớn nhất của Apple đến từ đối thủ Samsung. Tuy nhiên, số lượng của đối thủ mà Apple phải đối mặt không chỉ có thế. Ở ngoài kia, hàng tá các OEM Android liên tục đe dọa doanh số bán iPhone, đặc biệt là ở tất cả các thị trường mới nổi.
Tại Hoa Kỳ, các công ty như Amazon, Facebook, Google và Microsoft cũng đang tham gia vào cuộc chơi làm phần cứng khiến cho thị trường trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Và Apple phải chiến đấu khó khăn hơn để duy trì vị trí đứng đầu của mình.
Kết quả: Tim Cook thắng.
Vòng 9: Các bài phát biểu của Apple
Mỗi khi có sự kiện ra mắt một sản phẩm mới, Steve Jobs luôn xuất hiện với những bài phát biểu mang đậm tính cá nhân. Các bài phát biểu của ông chưa từng có ở bất kỳ nơi nào khác về công nghệ. Và nó khiến người xem giống như đang xem một buổi biểu diễn nghệ thuật thay vì một buổi thuyết trình.
![]() |
Steve Jobs được ví như thầy phù thủy với những bài thuyết trình của mình. |
Tim Cook cũng tham gia vào các sự kiện này. Các bài phát biểu của Apple vẫn rất hoành tráng với những màn trình diễn âm nhạc từ những tên tuổi lớn, những bài thuyết trình khéo léo, đám đông nhiệt tình và lời hứa “one more thing”. Nhưng họ không còn Steve.
Điều này có vẻ không công bằng khi đánh giá về CEO. Nhưng không thể phủ nhận rằng các bài phát biểu của Jobs đã đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu Apple.
Kết quả: Steve Jobs thắng.
Vòng 10: Sự ổn định tổng thể
Như Steve Jobs đã thừa nhận, chiến lược của các sản phẩm có lợi nhuận cao sẽ khả thi miễn là bạn có thể phân phối chúng. Và ông ấy đã làm được điều đó. Nhưng Apple cũng phải chịu một số rủi ro nhất định khi công ty chỉ có duy nhất một dòng sản phẩm chủ lực.
Ngày nay, Apple vẫn dựa vào iPhone là nguồn thu nhập chính, nhưng việc định giá công ty không chỉ dựa trên một sản phẩm. Apple đang phát triển các lĩnh vực mới như dịch vụ thay vì chỉ là “công ty iPhone”.
![]() |
Dưới sự điều hành từ Cook, Apple đã có được một chuỗi cung ứng tuyệt vời, một mạng lưới khổng lồ các trung tâm phân phối của Apple Store và khả năng kiểm soát hầu hết mọi yếu tố.
Kết quả: Tim Cook thắng.
Kết quả: Steve Jobs vs Tim Cook
Nhìn chung, Tim Cook đã chiến thắng sát nút với năm điểm thắng và một hòa, so với bốn điểm của Steve Jobs và một hòa.
![]() |
Ai mới thực sự là CEO tốt nhất của Apple? |
Rất khó để nói, ai mới thực sự là CEO tốt nhất của Apple. Cook đã thay đổi hoạt động của Apple so với thời Steve Jobs. Trong khi đó, Jobs đã đưa ra các dòng sản phẩm Apple lên tầm cao hơn bao giờ hết.
Jobs là nhà lãnh đạo hoàn hảo cho Apple khi công ty đang phải vật lộn để tồn tại vào đầu những năm 1990 và trở thành một gã khổng lồ thế giới trong thế kỷ này. Tuy nhiên, Cook lại là một đại diện “bình yên” hơn. Apple của ông ổn định hơn, ít khó khăn hơn so với thời đại của Jobs.
Tim Cook làm CEO Apple tốt hơn Steve Jobs?