您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhật ký GS Phan Đình Diệu phần 2
NEWS2025-04-20 05:06:53【Thể thao】6人已围观
简介 "Một chuyến đi hiểu thêm nước người,ậtkýGSPhanĐìnhDiệuphầxe winner nhưng cũng hiểu thêm nhiều tấm lxe winnerxe winner、、
![]() |
"Một chuyến đi hiểu thêm nước người,ậtkýGSPhanĐìnhDiệuphầxe winner nhưng cũng hiểu thêm nhiều tấm lòng của những bà con xa quê hương đất nước" (Ảnh: Gia đình cố GS Phan Đình Diệu cung cấp) |
Ngày 1/10
Tạm rời nước Mỹ để sang Canada.
Một ngày làm việc nhiều, liên tục từ 9 giờ sáng đến 12 giờ khuya.
9h – 11h. Làm việc với Sofer từ Detroit (Mỹ) sang.
11h – 12h. Dự nghe thuyết trình của P. Erdos, một bác học lớn về toán rời rạc người Mỹ gốc Hung.
12h – 1h. Ăn trưa với Erdos và nhiều nhà toán học Canada (ăn cũng là làm việc, nhiều khi lại còn mệt hơn làm việc bình thường, vì mọi sự trao đổi ý kiến đều dễ thực hiện ở đây!).
1h – 4h. Làm việc với một số nghiên cứu sinh ở khoa Computer Science của Đại học Toronto đến trao đổi ý kiến.
4h – 5h30. Thuyết trình ở xêmina Theoretical computer Science của Đại học Toronto.
5h30 – 7h. Tiếp tục trao đổi về kết quả đã thuyết trình và tìm tài liệu liên quan ở thư viện.
7h – 9h. Ăn cơm chiều (lại là làm việc!) với Chaudler Davis, Lee Lorch, Barron Brainerd và bà Nancy Pocock ở một tiệm ăn Hungari.
9h – 12h. Tiếp xúc và trò chuyện với anh chị em Việt Kiều ở Toronto.
Buổi thuyết trình xêmina hôm nay đối với tôi là một buổi thú vị. Nhiều người đến nghe. Có Borodin, Cook, Mendelsohn, Rackoff, Ch. Davis, Brainerd và nhiều người khác (Cook là người đưa ra khái niệm NP - đầy đủ quan trọng nhất trong lý thuyết độ phức tạp tính toán hiện nay; Rackoff là người được giải Gödel cho những công trình về chứng minh tương tác sử dụng nó trong việc xây dựng các sơ đồ mật mã hiện đại... – PV).
Thuyết trình về bài toán NP đang được giới toán học về tính toán rất quan tâm. Cách làm và kết quả được mọi người chú ý đến. Và quan trọng hơn cả là sau khi trình bày, có rất nhiều ý kiến trao đổi rất bổ ích đối với tôi. Tôi hiểu, làm khoa học ở một nước thiếu thốn mọi thứ như nước ta, đến cả thì giờ cũng rất thiếu, chọn cách làm và chọn vấn đề làm như thế nào là một chuyện rất quan trọng. Muốn có tiến bộ, không có cách nào khác là phải nhảy vào dòng cuộc sống đang cuộn chảy rồi cố gắng hết sức mà trỗi dậy. Cũng có kẻ thích tìm một góc đá rêu mốc phủ kín làm chỗ nương thân và tự mãn xem rằng ở cái nơi cô quạnh đó không ai hơn mình cả, thì dẫu có làm vương ở một góc đá phỏng có nghĩa gì với dòng đời luôn sục sôi cuồn cuộn?
Đêm lại cũng trằn trọc không sao ngủ được. Đất nước thân yêu luôn luôn là hình ảnh ngự trị trong mọi suy nghĩ của tôi... Trong thế giới ngày nay, “độc lập” phải chăng chỉ là một trạng thái cân bằng giữa những mối phụ thuộc? Hãy chấp nhân sự phụ thuộc, sự phụ thuộc về mọi phía (chứ không phải một phía) để rồi tìm cho ra một trạng thái cân bằng và đồng thời cũng là trong sự độc lập tương đối đối với mọi sự phụ thuộc đó.
Tôi nói: sự phụ thuộc về mọi phía, chứ không phải sự phụ thuộc về một phía.
Ôi, nhưng làm thế nào được khi sự trì trệ vẫn còn được xem là dấu hiệu của vững bền!
![]() |
Bút tích của cố GS Phan Đình Diệu về những ngày thăm và làm việc ở Canada ((Ảnh tư liệu: Gia đình cố GS Phan Đình Diệu cung cấp) |
... Ngày 3/10
...Gặp gỡ anh em trí thức Việt Kiều tại Québec.
Một đêm kỳ lạ. Mấy anh em Việt Nam, người xa nước đã từ lâu, kẻ mới ở nhà sang, nơi đất khách quê người ở tận cùng phương bắc của lục địa châu Mỹ xa xôi này, một đêm cuối tuần, ngồi cùng nhau quyến luyến chẳng nỡ rời.
Mấy anh chàng khoa học, kẻ ngành nọ, người nghề kia, nhưng đêm nay tự nhiên gặp nhau ở một Tình thơ lai láng.
Một đêm đọc thơ, ngâm thơ, bình thơ thật đáng ghi nhớ. Thơ, thơ, thơ của dân tộc, của muôn đời. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, cho đến Thế Lữ, Xuân Diệu, Hoàng Cầm, ... Thơ Bạch Cư Dị, thơ Tagore... Ai nhớ gì đọc nấy, ai thích gì ngâm nấy. Tự Québec xa xôi, tâm hồn rung động dõi về điệu dân ca của “bên kia sông Đuống”... Ôi! Một “quê hương có con sông xanh biếc” làm da diết biết bao nhiêu tấm lòng của những kẻ tha phương!
Tình quê, vâng, tình quê, phải chăng đó là sợi dây thần mãi mãi gắn bó mọi tâm hồn dân Việt, dù họ đến tự nơi nào, và họ sẽ đi đâu, về đâu...
Ngày 4/10
Một buổi sáng Québec. Một ngày thu thật là thu. Có lẽ đã tự lâu rồi, hôm nay tôi mới có được một buổi sáng rảnh rỗi để cho tâm hồn được thấm đượm hương thu. Có giọt mưa thu, có cả rừng thu “lá vàng rơi xào xạc”, cả một trời thu... Đi với bạn cùng tâm sự, trong đất trời mùa thu này của một phương trời lạ, mà lòng tôi lại vẫn nặng tình hướng về mùa thu đất nước.
Đất nước ra đời tự một mùa thu, đã từng có những ngày xuân rực rỡ, rồi những ngày nắng hạ tưng bừng... Và rồi đất trời sẽ vần chuyển sao đây để lại qua đi những thu đông ảm đạm mây mù, và vươn tới một mùa xuân mới cho cuộc đời hiện tại và mai sau?
Rời Québec, đi ôtô buýt trở lại Montréal. Đi xe buýt đường dài ở đây, tự nhiên nhớ đến cái cảnh đi xe buýt ở Hà Nội. Dĩ nhiên làm sao mà cứ so sánh mãi được?
Montréal. Một tối gặp gỡ với anh chị em và bà con Việt Kiều. Đông quá, ngoài dự kiến của mình. Tình đồng bào, nghĩa non nước thật làm tôi xúc động. Một đêm Québec sâu lắng, tâm tình; một tối Montréal rộn ràng, nhộn nhịp; và trước đó đã có những đêm gặp gỡ ở Los-Angeles, San Francisco, Chicago, Toronto; và sau đây rồi còn có những đêm gặp gỡ nào nữa... Một chuyến đi hiểu thêm nước người, nhưng cũng hiểu thêm nhiều tấm lòng của những bà con xa quê hương đất nước.
Còn tiếp...
GS Phan Đình Diệu

GS Phan Đình Diệu: Tâm và tầm của một trí thức Việt
Hồi đầu Xuân 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bỗng đi thăm một số trí thức lão thành, trong đó có GS. Phan Đình Diệu.
很赞哦!(33732)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Newcastle vs Crystal Palace, 01h30 ngày 17/4: Top 3 vẫy gọi
- Blockchain hiệu quả hơn trong định danh số
- Trẻ em Việt Nam có nguy cơ bị bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng
- Tyler Sanders
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Celje, 23h45 ngày 17/4: Giữ sức cho Serie A
- Các trường ở Hà Nội sẽ có hệ thống nhà vệ sinh mới
- Thúy Vân cùng chồng sắp cưới khoe đăng ký kết hôn
- Sao Việt 9/6: Hồ Ngọc Hà
- Nhận định, soi kèo Monterrey vs Club America, 8h00 ngày 17/4: Chia điểm là hợp lý
- Bị mất “của quý” sau khi ân ái với người tình
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western United, 16h35 ngày 17/4: Đứng im bét bảng
Trước khi diễn ra chương trình, Đào Hà đã có mặt từ sớm tổng duyệt, trao đổi kịch bản và theo dõi các thí sinh tham gia cuộc thi để đảm bảo công việc của mình được trọn vẹn.
Đào Hà tỏ ra tự tin với vai trò MC. Với giọng nói ngọt ngào, truyền cảm cùng sắc vóc quyến rũ, người đẹp đã chiếm được nhiều cảm tình của công chúng trong cuộc thi.
"Tôi không xem vai trò này là một sự ngẫu hứng hay cuộc dạo chơi mà muốn dồn tâm sức cho nó. Muốn thế, tôi phải không ngừng tạo áp lực để tự thúc giục bản thân phải hoàn thiện hơn mỗi ngày", cô nói. Đào Hà cũng dành thời gian rèn ngoại ngữ, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị MC để củng cố và phát triển kiến thức và nghiệp vụ nghề.
Tận dụng những thế mạnh về nhan sắc cùng chiều cao ấn tượng, Đào Hà cũng lấn sân sang nhiều lĩnh vực và thử thách bản thân trong nhiều vai trò thời gian qua. Gần đây, người đẹp đã tham gia chấm thi cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam 2022 diễn ra vào tháng 5.
Với vai trò mới, Đào Hà nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè và khán giả. Người đẹp cho biết cô xem đây là động lực và cầu thị học hỏi với hy vọng có thể tiến xa hơn với đam mê của mình.
Chân dài sinh năm 1997 hiện cũng đang ấp ủ nhiều dự án nghệ thuật để ra mắt. Cô mong có thể mang đến hình ảnh một Đào Hà trưởng thành, chín chắn hơn với những mục tiêu lớn lao trong tương lai.
Đào Hà sinh năm 1997 ở Đô Lương, Nghệ An, đoạt danh hiệu Người đẹp biển và vào top 5 Hoa hậu Việt Nam 2016, top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. Người đẹp cao 1,75 m, nặng 55 kg.
Đào Hà động viên Kim Duyên trước thềm Miss Supranational 2022Đào Hà gây ấn tượng với vẻ ngoài gợi cảm đậm chất Mỹ Latin khi đến động viên người bạn thân - Á hậu kim Duyên trước thềm cuộc thi Miss Supranational 2022.">
Đào Hà ngày càng tự tin với vai trò MC
Đây là kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 4.8, vừa được Văn phòng Chính phủ thông báo.
Theo đó, Trường ĐH Việt Đức tiếp tục trực thuộc Bộ GD-ĐT trong giai đoạn đầu xây dựng trường. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ GD-ĐT cùng trường làm việc với phía Đức để xác định cơ chế tài chính minh bạch, chặt chẽ, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; Xác định mức học phí phù hợp chất lượng đào tạo để có lộ trình hoàn trả kinh phí đầu tư xây dựng trường.
Giảng viên và sinh viên Trường ĐH Việt Đức Về lâu dài, Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan và trường nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý đảm bảo hiệu quả, tiếp thu kinh nghiệm phía Đức nhưng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Trước đó, trong tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 429/QĐ-TTg về việc chuyển Trường ĐH Việt Đức từ Bộ GD-ĐT về trực thuộc ĐHQG TP.HCM, chuyển Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (còn gọi là Trường ĐH Việt - Pháp) từ Bộ GD-ĐT về trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Ngân Anh
">Không chuyển Trường ĐH Việt Đức về ĐHQG TP.HCM
Chiều vàng. Đôi khi, bà nghĩ bài hát đã vận vào đời mình.
Sau này khi cãi gia đình lấy chồng ở tuổi 16, Khánh Ly lại được mảnh đất và con người Đà Lạt cưu mang để đi hát kiếm tiền nuôi 2 con nhỏ.
Khánh Ly hạnh phúc gặp gỡ người hâm mộ ở Đà Lạt. Khánh Ly biết ơn cuộc đời, Trịnh Công Sơn và khán giả. Bà được bố mẹ sinh ra, nhưng nhờ Trịnh Công Sơn mới thành người.
Ngày xưa, Trịnh Công Sơn viết "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng", Khánh Ly không đồng tình. Tuổi trẻ, bà nghĩ đơn thuần "Tấm lòng chẳng mài ra ăn được", trong khi nhạc sĩ họ Trịnh chỉ cười rằng tấm lòng "để gió cuốn đi". Sau này khi trở thành mẹ 4 con, Khánh Ly đã dạy các con cách sống tử tế, lớn lên thành người đàng hoàng, biết yêu thương.
Khánh Ly tiết lộ được Trịnh Công Sơn thương vì ngoan ngoãn, vâng lời. Với bà, ông là tri kỷ, bạn bè, anh em, thậm chí cha chú. Bà khẳng định "không nghe lời bất cứ ai trừ ông Sơn". Chẳng hạn, Trịnh Công Sơn bảo "Mai hát đi" thì bà có thể phải hát đến sáng. Nếu ông Sơn không nói gì mà mải trò chuyện với hội bạn, bà sẽ ngồi im lắng nghe.
Mồ côi cha từ nhỏ, Khánh Ly thiếu thốn, khao khát tình thương. Thuở bé cứ nghe tiếng mở cửa, bà luôn ao ước người trở về là cha mình. Viễn cảnh đó theo bà đến tận bây giờ. Đó là một phần lý do bà hình dung Trịnh Công Sơn như người cha nghiêm khắc, ít nói, luôn dành điều tốt đẹp cho mình.
Dù là nàng thơ quan trọng trong sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Khánh Ly tự thấy chẳng là gì: "Không có tôi, nhạc ông Sơn vẫn cứ hay và nổi tiếng. Không có ông Sơn, tôi mãi mãi không có những gì hôm nay".
Bà nói thêm: "Tôi thường tự nhận xét mình không đẹp, hát không hay, không có tài. Mọi người nghe sống sượng quá phải không? Nhưng tôi không thể nói mình hát hay khi thật lòng thấy mình hát không hay được. Khán giả muốn nghe tôi hát đơn giản vì họ yêu tôi, yêu ông Sơn và âm nhạc của ông".
Khánh Ly biết ơn khán giả. Những ngày qua, bà đi đến bất cứ đâu đều có người nhận ra, từ cháu bé đến người lớn, những ông tài xế, bà bán xôi, chị bưng trà... Họ săn đón, niềm nở khiến bà sung sướng, xúc động. Ca sĩ Quang Thành tiết lộ: "Show 'cháy' vé quá sớm, có khán giả còn hài hước hỏi vé... trên cây".
Về cái tên Như một lời chia tay, Khánh Ly nhấn mạnh từ "như", bởi bà không chắc chắn điều gì trong tương lai. Danh ca nói: "Hôm nay, tôi ở đây để chào mọi người một lời. Nếu ngày mai phải ra đi, tôi yên lòng vì đã chào hỏi xong".
Trong buổi gặp, ca sĩ Quang Thành đặt câu hỏi: Có phải cô Ly đổ vỡ hôn nhân vì yêu âm nhạc quá, mải đi hát bên ngoài mà không chu toàn việc gia đình? Khánh Ly đáp: "Tôi thấy rất oan cho ca sĩ. Nhiều người ca sĩ tôi biết yêu chồng thương con, đi làm kiếm tiền về nhà chăm con hầu chồng chu đáo, tận tụy vẫn bị mang tiếng. Hay, chẳng phải cứ là nhạc sĩ thì lăng nhăng. Họ không phải con người như thế. Họ bị mang tiếng "xướng ca vô loài" rất oan", rồi danh ca Khánh Ly cúi gằm mặt khóc vài giây.
Khánh Ly cúi mặt khóc giữa đông người. Ảnh: Thành Nguyễn Xuyên suốt sự kiện, Khánh Ly hát như nói và nói như hát. Nhiều lần đang trò chuyện, câu nói được bà biến thành câu hát đầy uyển chuyển. Bà được Trịnh Công Sơn chọn làm nàng thơ cũng bởi lối hát như nói không rền rĩ, đãi bôi. Mỗi chủ đề bà chia sẻ về cuộc sống, con người và sự nghiệp luôn có dấu ấn âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Quan trọng hơn, bà muốn truyền tải tư tưởng, lối sống của ông đến khán giả.
Ngày trở lại Đà Lạt, Khánh Ly mê mẩn ăn khoai mật nướng, ngô luộc, vào Café Tùng uống một ly rồi về. Bà không thích nhà hàng sang trọng, chỉ thích ngồi lề đường vỉa hè.
Tuổi U80, Khánh Ly hiếm ra đường, không có nhu cầu tiêu tiền. Mỗi sáng dậy, bà tạ ơn Chúa vì được sống thêm một ngày. Bà ít gần gũi người già bởi: "Người già còn gì khác ngoài chuyện vợ chồng, con cái, dâu rể... rồi đến chuyện mình? Chính tôi cũng đang ở độ tuổi "3 cao": cao máu, cao mỡ, cao đường; và "1 thấp" - thấp khớp".
Video: Khánh Ly hát như nói
Danh ca thích gặp gỡ người trẻ, học hỏi họ những điều mới. Mỗi lần đi diễn, bà thích tiếp xúc các ca sĩ trẻ đẹp, hát hay, nhờ họ giúp đỡ mình.
"Tuổi già như con tàu sắp đắm, chẳng ai trốn chạy được. Tôi hãnh diện trong 60 năm đi hát, cuộc đời tôi trải qua đủ cay đắng, vinh quang, được mọi người yêu thương", Khánh Ly nói.
Nhiều năm qua, lần nào Khánh Ly định về nước cũng bị các con can ngăn vì bà đã có tuổi. Khánh Ly nói: "Nếu ở nhà, mẹ chỉ có thể ngồi giữa 4 bức tường ôm 2 con chó, cuộc đời như thế thì còn gì? Để mẹ đi".
Trước khi qua đời, chồng bà - ông Nguyễn Hoàng Đoan - dặn dò: "Em lớn tuổi rồi, hãy gần tôn giáo và công tác xã hội sẽ tốt cho em". Vì thế, bà đi để hát, làm từ thiện, chứng kiến những tấm chân tình của khán giả rồi mang về "làm quà", kể lại cho các con nghe. Chân đau mấy, Khánh Ly cũng quyết đi và hát, không muốn trở thành gánh nặng cho con.
Cuối buổi gặp, Khánh Ly nhờ mọi người bỏ đi những danh xưng: nữ hoàng, danh ca, tượng đài, huyền thoại,... "Khánh Ly ai cũng biết rồi, thêm "ca sĩ" là thừa, "danh ca" lại càng thừa. Cũng xin đừng gọi tôi là "tượng đài", vì tượng xây được sẽ phá được", bà nói.
Gia Bảo
">Lý do Khánh Ly cúi gằm mặt khóc giữa Đà Lạt
Nhận định, soi kèo Vissel Kobe vs Kawasaki Frontale, 17h00 ngày 16/4: 3 điểm nhọc nhằn
- “Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn” – PGS. TS Đoàn Lê Giang.
Khi phát biểu trong Hội thảo ở Viện Hán Nôm (27/8/2016) tôi có nói: 6 năm trước tôi đã từng có tham luận đề nghị dạy chữ Hán trong nhà trường để giữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, tuy nhiên nếu nói trong tình hình bây giờ thì rất khó.
Sau khi VietNamNetđăng tải bài viết có trích ý kiến của tôi, sợ mọi người không hiểu hết ý nên tôi phải đưa nguyên văn bài tham luận của tôi trình bày trong Hội thảo "Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế" (2010), bài viết có tên "Khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường - một phương pháp quan trọng để giữ gìn tiếng Việt và văn hoá Việt Nam".
Sau đó 2 bài viết ấy lan truyền rất mạnh trên các mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều, gay gắt. Nay, tôi xin nói rõ suy nghĩ của tôi ở đây với mong muốn những người ngoài chuyên môn cũng hiểu được:
Chữ Hán là gì?
Chữ Hán là chữ được sinh ra từ nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, vào nước ta từ đời Hán (đầu CN), được các thế hệ cha ông ta Việt hóa nó, đọc bằng âm Hán Việt (tương tự như Hàn Quốc có âm Hán Hàn, Nhật Bản có âm Hán Hòa (Onyomi).
Chữ Hán đã tạo nên 60-70% vốn từ vựng tiếng Việt. Ví dụ: Hà Nội hoàn thành chỉnh trang đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc, thì có lẽ 100% là từ gốc Hán các thời khác nhau.
Có người nói với tôi nên dùng chữ Nho cho khỏi lầm. Dùng cũng được, nhưng nó không chuẩn, vì chữ ấy không chỉ dùng trong các văn bản Nho, mà cả Phật, Đạo hay những loại văn hóa khác.
Có người nói nên dùng chữ Hán Nôm. Tôi thì không dùng vì trên đời không có chữ đó, mà chỉ có chữ Hán và chữ Nôm.
Vậy chữ Hán là nói tắt của chữ Hán cổ đọc theo âm Việt. Cách nói này rất phổ biến, và được giới nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận.
Vậy chữ Hán không phải là tiếng Hán, càng không phải Trung văn.
Tại sao chúng ta phải học chữ Hán?
Vì 2 lý do chính:
Thứ nhất, chúng ta muốn hiểu sâu được tiếng Việt thì chúng ta cần biết gốc gác nó ra sao, tra cứu nó thế nào.
Ví dụ: từ Minh Tâm, nghĩa là sáng lòng, vì chữ Minh là sáng. Nhưng học trò thắc mắc thế U Minh thì là gì, sáng tối à? Không, “Minh” trong trường hợp này lại là “Tối”. U Minh là mờ mịt. Học trò lại hỏi: Thế Đồng Minh là cùng sáng à? Không, Đồng Minh là cùng phe, vì nó xuất phát từ nghĩa: cùng hội thề. Vì chữ Minh là Thề.
Vậy làm thế nào để cô giáo trả lời học sinh những câu hỏi ấy, làm thế nào cho học sinh không hỏi cô mà cũng biết được.
Có hai cách:
1. Học âm Hán Việt, tự tra từ điển tiếng Việt. Đa số những người giỏi tiếng Việt hiện nay đều hình thành bằng con đường ấy. Nhưng thực ra họ cũng không thật tự tin vì từ ngữ thì vô bờ, sai đúng lẫn lộn, người ta không thể tự tin hoàn toàn được.
2. Học chữ Hán để có ấn tượng là chữ Hán rất nhiều từ đồng âm, nhiều nghĩa khác nhau. Sau đó biết cách tra từ điển. Từ điển chữ Hán có nhiều loại, rất phức tạp, phải học để có một chút vốn liếng mới tra được. Bằng cách này người ta có thể tự tra cứu, tự học tiếng Việt suốt đời.
Lý do thứ 2, học chữ Hán để cho chúng ta hiểu được văn hóa Việt Nam, chúng ta cảm thấy gắn bó với ông cha. Vì từ trước khi bỏ chữ Hán hoàn toàn vào đầu Thế kỷ XX, toàn bộ di sản văn hóa Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (một thứ chữ được hình thành từ chữ Hán). Chúng ta học chữ Hán để chúng ta hiểu sâu tiếng Việt, từ đó có thể hiểu được vốn văn hóa Việt Nam.
Văn hóa cổ dù có được dịch ra tiếng Việt, như các công trình của Lê Quý Đôn chẳng hạn, nếu không có vốn chữ Hán nhất định, đọc vẫn rất khó hiểu.
Đọc Truyện Kiều, nếu có biết chữ Hán, chữ Nôm thì mới hiểu thấu đáo cái hay của nó. Chúng ta nếu có biết chút ít chữ Hán thì đến các di tích văn hóa (đình chùa miếu mạo), nhìn một tập thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, chúng ta không thấy xa lạ, không thấy mình là "những đứa con thất cước của giống nòi" (chữ của Hoài Thanh).
Sâu xa hơn, chúng ta là người VN, trong văn hóa chúng ta có một phần văn hóa Đông Á. Chúng ta coi trọng gia đình, sống cần kiệm, đề cao đức liêm chính, hiếu kính, hiếu học...Tất cả những điều ấy có xấu không, có nên bỏ không, và có bỏ được không? Tôi không nói phương Tây không có điều ấy, đạo đức phương Tây được hình thành từ Thiên chúa giáo và văn hóa truyền thống của họ, còn đạo đức chúng ta thì từ văn hóa bản địa và văn hóa Đông Á (Nho, Đạo thuộc về văn hóa Hán, Phật thì gốc Ấn Độ).
Những điều ấy được các bậc hiền triết phương Đông nói rất hay và từ rất sớm, các sách vỡ lòng chữ Hán ngày xưa vừa dạy chữ, vừa dạy người thông qua các sách đó rất thú vị và dễ nhớ. Vậy chúng ta có nên học một chút tinh hoa từ đó qua sách chữ Hán nhập môn không?
Nếu chúng ta chỉ lo đuổi theo phương Tây và bằng lòng với ngôn ngữ chat, tin nhắn, với loại văn bản lổn nhổn tiếng Anh lẫn tiếng Việt thì rõ ràng đó là nguy cơ cho sự trong sáng của tiếng Việt và mai một văn hóa truyền thống.
Học chữ Hán có dễ không?
Dễ mà khó. Nếu học để trở thành học giả uyên thâm dịch được sách vở cổ thì rất khó, nhưng học để biết một số chữ, để biết tra từ điển Hán Việt, từ đó có thể tự học tiếng Việt suốt đời thì rất dễ. Vì người học chỉ học có 2 kỹ năng: đọc, viết, mà không phải học kỹ năng nghe, nói. Đồng thời học chữ Hán như xem tranh, như học ghép hình rất dễ nhớ và thú vị.
Tôi muốn tổ chức một nhóm biên soạn một cuốn "Vui học chữ Hán" để dạy cho học sinh cấp 2 (như kiểu nhóm Phan Thị làm ở đằng sau bộ truyện tranh (kiểu manga) "Thần đồng đất Việt", mỗi tập vài chữ). Trong thực tế học sinh chuyên văn Phổ thông năng khiếu hàng năm đều có học mấy chục tiết chữ Hán, các em học rất thú vị và tiến bộ rõ rệt khi sử dụng từ Hán Việt và học văn học cổ điển VN.
Ai là người dạy chữ Hán?
Có đấy, các khoa ngữ văn ở HN, TP.HCM, Huế đều có sinh viên Hán Nôm, học viên cao học Hán Nôm, và các sinh viên Văn học cũng được học hơn 100 tiết chữ Hán cơ sở và nâng cao.
Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?
Có nhiều cấp độ khác nhau. Học sinh THCS học 1 tiết/ tuần trong môn Ngữ văn theo kiểu "Vui học chữ Hán" - chữ Hán bằng hình ảnh. Dạy thế này rất dễ, thầy cô có một chút vốn Hán Nôm đều dạy được. Nếu trường không có thầy cô biết Hán Nôm thì bài ấy là tự chọn, thích thì tự học, không thì thôi. Lên THPT thì HS chuyên ban KHXH có thể tự chọn học sách chữ Hán cơ sở trong môn Ngữ văn, sách này có thể tự học vì nhìn chung môn chữ Hán đều có thể dễ dàng tự học. Nếu học sinh có hứng thú thì có thể học tiếp lên chuyên ngành ở ĐH. Có thể hình dung môn chữ Hán như môn tiếng Latin ở các trường tinh hoa ở Mỹ và châu Âu.
Ghi chú thêm: học chữ Hán không ảnh hưởng gì đến tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc hay các ngoại ngữ khác: Pháp, Nhật, Trung. Mỗi môn này theo tôi phải học từ 8-12 tiết/ tuần.
Đại khái tôi đề nghị và hình dung việc học chữ Hán trong trường phổ thông như thế. Nhưng ít ai đọc hết tham luận của tôi. Hơn nữa tham luận của tôi được trình bày trong hội thảo chuyên ngành, nhiều kiến thức được coi là đương nhiên, nhiều tiền giả định bị lược bỏ, nhiều kết luận đã lược bỏ lập luận... nên người đọc phải có kiến thức cơ sở một chút mới hiểu đúng. Trên mạng đa số người ta chỉ đọc cái tít báo rồi nhảy dựng lên. Đa số không phân biệt được chữ Hán với tiếng Hán, tiếng Trung. Không phân biệt được từ Hán Việt, ngành Hán Nôm, hay "từ" với "chữ" Hán…
Thế nhưng ai cũng có ý kiến: đọc rồi cũng nói, không đọc cũng nói, biết cũng nói, không biết cũng nói, biết dở dở ương ương cũng nói. Tất nhiên có rất nhiều người hiểu biết, phân tích, trình bày một cách có lý lẽ, người thì nhiệt liệt đồng tình, người thì đồng tình có mức độ, người thì nêu ra những khó khăn hay điều kiện để chủ trương ấy thành khả thi…
Nói cho công bằng, đề nghị đưa chữ Hán giảng dạy trong nhà trường thì tôi không phải là người đầu tiên hay duy nhất. Nếu không kể các thời trước thì chừng hơn 10 năm nay đã có nhiều người đề nghị, như GS Cao Xuân Hạo (nhà ngữ học hàng đầu VN thế kỷ XX) đề nghị học chữ Hán xuất phát từ tính ưu việt của nó; GS Nguyễn Đình Chú (nhà ngữ văn hàng đầu) đề nghị học chữ Hán vì tính quan trọng của nó đối với môn ngữ văn; GS Nguyễn Cảnh Toàn (GS toán học, thứ trưởng Bộ GD trước đây) đề nghị học chữ Hán vì chữ Hán giúp hình thành các thuật ngữ khoa học dễ dàng, chặt chẽ và giúp hiểu rõ văn hóa VN…
Tôi thì đứng từ điểm nhìn các nước văn hóa chữ Hán: Nhật, Hàn, Đài Loan (không phải TQ) - những nước vừa phát triển hiện đại vừa giữ gìn ngôn ngữ và bản sắc dân tộc của họ mà để đề nghị học chữ Hán (Hán Việt), nhằm làm sao giữ gìn, phát triển tiếng Việt và văn hóa VN. Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn.
- PGS. TS Đoàn Lê Giang
Lời tạm kết cho cuộc tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông
- Do mâu thuẫn tình cảm, một nữ sinh viên Trường ĐH Y Dược Thái Bình đã bị bạn trai dùng dao đâm ngay tại khu trọ.
Chia sẻ với VietNamNet,PGS.TS Nguyễn Duy Cường, Phó hiệu trưởng, Trưởng phòng đào tạo nhà trường xác nhận thông tin, chiều ngày 19/8, nữ sinh của trường là em Cao Thị Nhung (sinh năm 1994, quê Ngọc Lặc, Thanh Hóa) phải nhập viện sau khi bị đâm ở đầu và tay.
Nữ sinh này và bạn trai xảy ra mâu thuẫn tại khu vực xóm trọ thuộc ngõ 8, đường Phan Bá Vành (Phường Quang Trung, TP Thái Bình).
Ngay sau khi sự việc xảy ra, người dân đã bắt được nghi can, giao cho công an địa phương và đưa Nhung đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Ông Cường cho biết, đến chiều 20/8, tình trạng sức khỏe của nữ sinh đã tương đối ổn. “Tiên lượng tương đối tốt. Các vết thương đã được xử lý. Vết thương ở đầu vẫn đang được theo dõi và đến thời điểm này em đã tỉnh táo”, ông Cường cho hay.
Theo ông Cường, ở trường, Nhung là một sinh viên bình thường, không có các biểu hiện tiêu cực.
Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an TP Thái Bình điều tra, làm rõ.
- Thanh Hùng
Nữ sinh Trường ĐH Y Thái Bình bị đâm gục do mâu thuẫn tình cảm
Hắn đã dùng insulin quá liều để giết hại bệnh nhân (Ảnh minh họa)
">Điều dưỡng viên nhẫn tâm hạ độc 11 bệnh nhân