Ông Yuan Song,ểnkhaiGphảixuấtpháttừnhucầucủangườidùhiệp hội thể thao roma Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam cho biết, kinh nghiệm của các nước như Mỹ, Đức là lúc đầu triển khai mạng lưới 4G ở vùng trọng điểm đô thị, sau đó mở rộng phủ sóng rộng hơn và giai đoạn cuối mới hình thành mạng 4G có vùng phủ rộng khắp. Tuy nhiên, cũng có một trường hợp khác, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp dịch vụ 4G một cách phổ biến tại khu vực mà chưa có dịch vụ mạng lưới cố định.
Ông Yuan Song cho hay, nhiều quốc gia đã triển khai 4G và giá của thiết bị đầu cuối 4G đang giảm rất nhanh. Hiện đã có thiết bị đầu cuối 4G được bán với giá dưới 150 USD/chiếc. Dự kiến đến năm 2015 giá thiết bị đầu cuối 4G sẽ giảm xuống đến 100 USD/chiếc.
Nói chung lợi ích của 4G so với 3G là băng thông rất rộng, tốc độ rất nhanh, nhưng việc triển khai còn tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng vì giá thành rất cao. "Trong giai đoạn bắt đầu triển khai 4G, đối tượng phục vụ chính chỉ là một số người sử dụng trong phạm vi nhỏ vì đa số vẫn sử dụng 3G", ông Yuan Song nói.
Trả lời câu hỏi của ICTnews việc nhà mạng dè dặt khi 3G vẫn đang lỗ, nếu triển khai 4G sẽ khiến hiệu quả kinh doanh bị hạn chế? Ông Yuan Song cho rằng, các nhà khai thác mạng của Âu Mỹ cũng bị lỗ trong giai đoạn bắt đầu triển khai 3G, đây là do thói quen của người sử dụng và nội dung còn ít. Bây giờ nội dung ngày càng phong phú hơn, dữ liệu di động cũng mang lại ngày càng nhiều tiện lợi cho người sử dụng nên các nhà khai thác mạng đã bắt đầu có lãi. Tiến trình đi lên 4G của Việt Nam cũng diễn ra tương tự.