您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Erbil vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 4/2: Khách rơi tự do
NEWS2025-02-07 17:11:47【Thế giới】9人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 04/02/2025 08:26 Nhận định tt bóng đátt bóng đá、、
很赞哦!(1)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
- ‘Phượt 5 sao’ ở Vinpearl Discovery
- Cô giáo 9X gặp rắc rối vì ngoại hình quá giống Quỳnh búp bê
- Du khách nước ngoài bất ngờ trước không gian Trung thu thời bao cấp ở Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- Nam phát thanh viên mặc váy đi làm vì cược World Cup 2018
- Cô gái yêu cầu 5 người đàn ông xét nghiệm ADN để tìm cha cho con
- Hoạ sĩ trẻ Nghệ An nhận học bổng thời trang ở Ý
- Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha
- Tri thức là sức mạnh của Quốc gia
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al
Với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, tài chính vi mô được xem như một "đòn bẩy" thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và thoát nghèo.
Tại hội thảo “Tài chính vi mô hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo tại Việt Nam”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, hoạt động tài chính vi mô từ lâu đã được biết đến là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính và là một trong những công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Khách hàng chủ yếu của tài chính vi mô là nhóm dân số có thu nhập thấp, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ.
Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phụ nữ đã được ban hành nhằm phát huy mọi tiềm năng, nâng cao vai trò, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là công tác xóa đói, giảm nghèo. Ngân hàng Nhà nước cũng đã xây dựng và triển khai các giải pháp để hướng dòng vốn tín dụng vi mô giúp đối tượng là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo tiếp cận dòng vốn tín dụng.
Ảnh minh họa Với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, tài chính vi mô được xem như một công cụ “đòn bẩy” hữu hiệu nhằm tăng cường sự tự tin của phụ nữ, thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và thoát nghèo, từ đó khẳng định vai trò và vị thế của họ trong gia đình và xã hội.
Theo số liệu thống kê, trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giảm từ mức 9,88% năm 2015 xuống còn 6,7% vào năm 2017, đi cùng với sự gia tăng thu nhập mạnh mẽ đối với các hộ gia đình ở mọi mức thu nhập. Đóng góp vào thành tựu chung của cả đất nước là những nỗ lực của toàn ngành ngân hàng, trong đó hoạt động tài chính vi mô.
Tuy nhiên, hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như hoạt động khá manh mún, sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, nguồn vốn cho vay còn hạn chế, khung pháp lý chưa thực sự hoàn thiện. Bên cạnh đó, công tác tư vấn, hỗ trợ, giáo dục về quản lý tài chính cho khách hàng tài chính vi mô nói chung và cho phụ nữ trong hộ gia đình nói riêng còn khiêm tốn.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất các khuyến nghị giúp phụ nữ phát triển kinh tế và nâng cao vai trò, vị thế xã hội của phụ nữ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Theo một số chuyên gia, các tổ chức tài chính vi mô cần giảm chi phí hoạt động thông qua áp dụng hệ thống quản lý vận hành tốt, sử dụng công nghệ để giảm chi phí, mở rộng hoạt động theo chiều rộng và chiều sâu, đa dạng hóa loại hình khách hàng, thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế…
Hội thảo “Tài chính vi mô hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo tại Việt Nam” do Học viện Ngân hàng phối hợp Vụ Truyền thông - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức ngày 25/9 tại Hà Nội.
M.T - Phương Cúc
">Tài chính vi mô hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo
Sở hữu vòng một "khủng" 110cm, nữ sinh Võ Thị Thu Trang (sinh năm 2000) ở Hải Dương thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi bất ngờ được báo nước ngoài đưa tin.Chân dung chồng đại gia của các hot girl đình đám">
Nữ sinh có vòng 1 'khủng' ở Hải Dương lên báo nước ngoài gây xôn xao
Sau khi từ chối nàng dâu tương lai, tôi đã bị con trai mình oán hận. Cháu nói tôi ích kỷ, cổ hủ và phán xét không đúng về bạn gái của cháu. Tôi đã cố suy nghĩ trong rất nhiều ngày nhưng vẫn không thể hiểu nổi…
Vợ chồng tôi là công chức nhà nước, hiện đã về hưu. Chúng tôi sinh được 2 người con, một trai, một gái. Con gái tôi đã lập gia đình, có 1 cháu trai 4 tuổi và đang mang thai cháu trai thứ 2.
Con rể tôi đang công tác nước ngoài. Dự kiến 2 năm nữa cháu mới về nên tôi đón con gái và cháu ngoại về sống chung.
Cuộc sống gia đình tôi khá yên ả. Kinh tế không dư thừa nhưng cũng đủ đầy. Ngoài căn nhà 5 tầng chúng tôi đang ở, tôi còn một căn nhà 4 tầng cho thuê và một ky ốt trong chợ. Ky ốt này tôi đang kinh doanh cùng với con gái.
Tháng 3 vừa rồi, con trai tôi đưa bạn gái về ra mắt gia đình. Cô bé xinh xắn, hoạt bát lại cùng làm ngân hàng với con trai tôi. Vì vậy tôi rất quý mến.
Tuy nhiên sau khi nhờ người tìm hiểu gia cảnh cô bé, tôi lại có chút ái ngại. Nhà cô bé ở tận miền Trung, bố mẹ nông dân, gia cảnh khó khăn. Trong nhà, cô bé là chị cả, bên dưới còn 4 em nheo nhóc.
Thế nhưng thay vì chắt chiu, dành dụm gửi tiền về quê cho bố mẹ và các em ăn học, cô bé này khá ăn diện. Từ túi xách, giày dép, đồ trang điểm đến quần áo mặc trên người, cô bé đều chọn những thương hiệu có tiếng.
Tôi đã bày tỏ băn khoăn này với con trai nhưng cháu không đồng ý. Cháu nói, môi trường làm việc của cháu đòi hỏi phải có ngoại hình tươm tất nên cô bé không thể ngoại lệ.
Tôi đồng ý với lời giải thích đó và đã ngầm chấp nhận mối quan hệ của các con. Từ đó đến nay, mỗi khi gia đình tôi có việc, con trai tôi đều đưa bạn gái về. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc thường xuyên với con bé, tôi đã quyết định ngăn cấm con trai tôi.
Chuyện là, kể từ khi thấy vợ chồng tôi đón nhận, con bé mặc định mình là chủ nhân của gia đình. Cháu luôn đặt ra các câu hỏi với con gái tôi: “Khi nào mới chuyển đi?”, “Ky ốt làm chung với mẹ thì phân chia thế nào?”, “Tiền ăn uống đóng góp ra sao?”, “Sao không về ở với bố mẹ chồng?”…
Những câu hỏi này khiến tôi cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, giọt nước tràn ly khiến tôi quyết định cấm đoán là lúc cô bé tỏ ra không hài lòng khi thấy tôi lấy lại căn nhà 4 tầng để con gái tôi mở trung tâm tiếng Anh.
Cháu nói với tôi: “Nếu cho cô Dung (con gái tôi) mở trung tâm tiếng Anh ở đó thì bác định tính giá thế nào?”.
Tôi sững sờ và cảm thấy rất bức xúc. Nói thật với mọi người, hơn 30 năm làm dâu, tôi chưa bao giờ dám hỏi bố mẹ chồng về phần tài sản mà ông bà đang nắm giữ. Vậy mà, cô bé này chưa về làm dâu nhà tôi đã muốn hất em chồng ra khỏi nhà và quan tâm quá mức đến vấn đề kinh tế, tài sản ...
Tôi chỉ có 1 cậu con trai, một cô con gái. Đương nhiên, tôi sẽ không để cho cháu nào thiệt thòi. Tuy nhiên tôi không thể rước một cô gái tham lam, ích kỷ, xấu tính về làm dâu trong nhà.
Tôi đã nói với con trai tôi và phân tích cho cháu vấn đề này nhưng con trai tôi không nghe tôi. Cháu nói, giới trẻ bây giờ rất thực dụng nên những vấn đề cô bé đặt ra là hoàn toàn hợp lý. Em gái đã đi lấy chồng thì phải về nhà chồng. Tài sản của bố mẹ nếu mượn sử dụng thì phải trả phí là chuyện đương nhiên…
Cháu nói tôi cổ hủ, lạc hậu nên mới có nhận xét không đúng về cô bạn gái kia. Cháu còn tuyên bố nếu tôi không chấp nhận cô gái ấy, cháu sẽ ra khỏi nhà và chung sống với bạn gái mà không cần đến tài sản của vợ chồng tôi.
Tôi đã mắng con trai tôi rất nhiều nhưng sau đó cũng nghĩ ngợi không ít. Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên. Có phải tôi đã quá già nên cổ hủ và lạc hậu hay không?
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập "Nội dung bình luận" phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: [email protected] Các bình luận thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!">Vì tài sản khủng nhà bạn trai, cô gái hành xử khiến phụ huynh uất nghẹn
Nhận định, soi kèo Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2: Derby của Chelsea
Mẹ cô dâu buông lời chê đồ dẫn lễ khiến nhà trai tức giận. Hậu quả là cặp đôi đã phải chia tay ngay khi đám cưới vừa bắt đầu.
Luật sư Bùi Đình Ứng - Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng - Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho biết: “Câu chuyện xảy ra khá lâu nhưng vẫn còn nguyên giá trị về cách ứng xử dành cho các cặp vợ chồng trẻ cũng như hai bên thông gia.
Chỉ vì một câu nói không thuận tai dẫn đến hành vi bốc đồng của người lớn khiến cho hạnh phúc của đôi trẻ bị phá vỡ”.
Câu chuyện xảy ra ở một vùng quê của tỉnh Thái Bình. Hoàng Thu Hằng và Lê Văn Nam là người cùng xã, khác thôn nên họ có nhiều thời gian tìm hiểu, yêu nhau trước khi đến quyết định kết hôn. Mọi chuyện diễn ra thuận lợi cho đến ngày cưới, chuyện không hay đã xảy ra.
Theo đó, vào ngày ăn hỏi, nhà trai đã mang các tráp lễ sang nhà gái. Ngoài bánh, kẹo, trầu cau… họ không quên chuẩn bị thêm trà để nhà gái lo chuyện nước uống mời dân làng, bạn bè trong ngày cưới.
Đám hỏi diễn ra vui vẻ, thuận lợi, đôi nam nữ háo hức chờ ngày về chung một nhà. Vào đêm vui trước khi lễ cưới diễn ra, nhà gái pha trà, bày kẹo, hạt dưa… đãi bạn bè và dân làng. Trong đám nam thanh nữ tú đến dự đêm vui ở nhà gái hôm đó có cả họ hàng chú rể.
Luật sư Bùi Đình Ứng, Đoàn luật sư TP Hà Nội. Một bác họ cô dâu nâng chén trà lên nhấp miệng, nói với mẹ cô dâu: “Trà hãm đặc quá. Mợ cho ít chè thôi để phần mai còn mời khách nhà trai sang đón dâu, không lại không đủ”.
Mẹ cô dâu nghe vậy, đáp lời: “Hết thì nấu lá mít cho người ta uống. Con gái nhà người ta xinh xắn, chăm bẵm bao năm giờ sang ăn hỏi mang được nhúm trà sang. Từng đó ai uống ai nhịn”.
Lời chê của mẹ cô dâu vô tình lọt vào tai một người họ hàng của chú rể đang dự đám vui ở đây. Người này về và nói lại với nhà trai.
Nhà trai đêm đó đang háo hức chuẩn bị cho sáng mai đón dâu nghe được câu nói ấy ai nấy tối sầm mặt mày. Anh trai của chú rể, một người đàn ông thành đạt ở Hà Nội về quê tổ chức đám cưới cho em, vô cùng tức giận. Ông quyết định hủy hôn của em trai vì cho rằng nhà gái coi thường, khinh nhà trai keo kiệt, nghèo hèn.
Tiếng nói của người này trong gia đình rất có trọng lượng, lại đang trong cơn giận đang bốc lên đỉnh điểm, họ nhà trai nhất trí với ý kiến trên. Trong lúc đó, chú rể vừa bực vừa buồn, đau đầu không biết xử trí thế nào.
Sáng hôm sau nhà chú rể vẫn linh đình làm cỗ đãi khách. Khách mời đến ăn uống no say nhưng không thấy nhà trai đón dâu về. Sau bữa cỗ rình rang, anh trai chú rể lên phát biểu. Trước các khách mời, người này khẳng định em trai ông muốn tìm người dâu hiền vợ thảo cho gia đình nhưng không may mắn gặp phải gia đình nhà vợ không biết tôn trọng thông gia.
Vì vậy ông tuyên bố hủy hôn. Thông tin này khiến các khách mời ngã ngửa. Mọi người lục đục ra về không quên bàn tán gây xôn xao cả một vùng quê.
Trong khi đó, tại nhà gái, cô dâu xúng xính váy áo, trang điểm nhưng chờ quá giờ lành vẫn không thấy nhà trai đến. Bố mẹ cô dâu đi ra đi vào, gọi bao cuộc điện thoại vẫn không thấy bóng dáng thông gia. Nhà gái đành cho người sang thăm dò phía nhà trai. Sau khi nghe thông tin nhà trai tuyên bố hủy hôn, họ hàng nhà gái cũng giận tím mặt.
Nhà gái mang toàn bộ sính lễ trả lại nhà trai. Đồng thời họ cấm cô dâu qua lại với chú rể cũng như nhà trai. Bố mẹ cô dâu tuyên bố: “Con gái có lỡ dở cũng không bao giờ gả sang nhà ấy lần nữa”. Cô dâu nghe chuyện bẽ bàng, tủi hổ khóc lóc suốt đêm.
Cặp đôi đã đăng ký kết hôn. Ngay sau đó cả hai dưới sức ép của gia đình cũng nhanh chóng hoàn tất thủ tục ly hôn. Đám cưới của họ trở thành chủ đề bàn tán của dư luận suốt thời gian dài.
“Trong vụ việc này họ hàng hai bên đều không quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm của đôi trẻ. Họ chỉ chăm chăm tìm mọi cách để trả đũa đối phương, xoa dịu cơn giận của mình. Hậu quả là đôi trẻ phải gánh lấy sự tan vỡ.
Tôi cũng thấy buồn vì đôi trẻ kết hôn nhưng chưa chuẩn bị tâm lý, chưa có sự chín chắn, quyết đoán để đứng lên đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Cả hai đã phải chia tay vì một sự việc không đáng có”, luật sư Bùi Đình Ứng nhấn mạnh.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi">Vụ ly hôn diễn ra ngay trong đám cưới khiến luật sư bối rối
Cặp đôi Nguyễn Thị Thanh Tuyền (27 tuổi, Đắk Lắk) và Tăng Cẩm Toàn (33 tuổi, Bình Dương) đã về chung một nhà sau hành trình phượt 63 tỉnh thành trong 45 ngày.
Chuyện tình cô nàng bán bơ
Từ những tin nhắn hỏi mua bơ, anh Toàn đã xiêu lòng “bà chủ buôn bơ” lúc nào không hay. Một năm quen nhau, chị Thanh Tuyền có ý định đi xuyên Việt cùng “Hội phượt 47” vì muốn tận mắt chứng kiến khung cảnh mọi miền đất nước.
Chị cho rằng mình còn trẻ, còn có thể sắp xếp thời gian nên phải đi để mở mang tầm mắt.
Sau một năm yêu nhau, cặp đôi đã bỏ công việc vì muốn tận mắt chứng kiến khung cảnh mọi miền đất nước. Những tưởng rằng anh Cẩm Toàn sẽ không thể đi cùng vì đang có công việc ổn định tại công ty của Na Uy với mức lương nghìn đô/tháng. Nhưng vì hiểu được đó là ước mơ của người yêu, anh sẵn sàng nộp đơn nghỉ việc.
Anh Toàn tâm sự: “Tôi muốn cùng người mình yêu thực hiện ước mơ và chinh phục hành trình đó. Vì tôi biết chuyến đi khá vất vả và nhiều thử thách, nó tựa như cuộc sống hôn nhân sau này nên rất cần một người đàn ông ở bên”.
Với nhiều người, quyết định “Bỏ lại sau lưng tất cả và đi” ấy có thể là bồng bột, dại dột nhưng đến bây giờ, tôi vẫn thấy cuộc sống thật thoải mái và thú vị vì cùng người mình yêu chinh phục khát vọng tuổi trẻ".
Còn chị Tuyền thì vẫn nhớ mãi câu nói của anh Toàn: “Đó là ước mơ của em, anh sẽ thực hiện cùng em”.
Nguyễn Thị Thanh Tuyền và Tăng Cẩm Toàn trong chuyến hành trình xuyên Việt. Nhìn lại hành trình 45 ngày đã qua cùng người yêu, chị Tuyền cho hay: “Sau này có đi lại những nơi đó, tôi nghĩ sẽ không có những trải nghiệm chia nhau ngụm nước, nằm lề đường nghỉ trưa hay cắm trại trên đỉnh đồi gần biên giới nữa.
Đi cùng với người yêu, tôi thấy yên tâm hơn, được lo lắng nhiều hơn. Nhờ đi chung nên hai đứa hiểu nhau, biết nhẫn nhịn nhau”.
Sau chuyến phượt, công việc không thuận lợi như lúc đầu nhưng anh Toàn không bao giờ hối hận vì quyết định ngày ấy.
Có thêm gia đình thứ hai sau chuyến phượt
Lúc xách balo lên đường, ba mẹ chị Tuyền mắng con gái: "Rảnh rỗi, không lo làm mà lo đi chơi", bạn bè thì bảo: "Điên, đi hành xác".
Nhưng sau chuyến đi ấy, họ đã thay đổi suy nghĩ và cảm thấy tự hào về người con, người bạn của mình.
Để tiết kiệm nhất cho chuyến phượt, cả đoàn mang theo nồi chảo tự nấu ăn, lâu lâu ngủ nhờ hay cắm trại ở trên đồi. Hôm nào bí quá, nhóm thuê nhà trọ hết 40-50 ngàn/người/đêm, có hôm về miền Trung thì thuê nhà nghỉ giá 30 ngàn/người/đêm.
Chuyến đi khá dài hơi nên để không bận tâm nhiều về tài chính, chị Tuyền và anh Toàn đã để dành một khoản trước khi lên đường.
Tuy phượt cùng 9 người nhưng ngoài người yêu, chị Tuyền chỉ quen anh Nguyễn Bá Dũng - Quản trị viên của Hội phượt 47.
Anh Dũng cho hay: "Chuyến đi ấy đã gắn kết mọi người lại với nhau. Tôi nhớ nhất lần lạc đường ở “sống lưng Khủng Long”, Quảng Ninh. Lúc ấy, xe hết xăng, trời tối nên nhóm quyết định hạ trại ở đó.
10 người chỉ có 3 gói mì tôm và phải đi lấy nước suối, hái quả rừng để ăn. Ngồi chia nhau từng muỗng mì và chút nước khiến anh và các thành viên càng trân quý tình cảm dành cho nhau".
Sau chuyến đi, anh Toàn đã cầu hôn với người yêu và ngày chụp hình cưới cũng là ngày kỉ niệm 1 năm kết thúc hành trình xuyên Việt.
Để kỷ niệm chuyến đi, họ đã cùng nhau thực hiện bộ ảnh cưới mặc áo cờ đỏ sao vàng như khắc họa hành trình cùng nhau vượt qua thử thách.
Họ đã cùng nhau thực hiện bộ ảnh cưới tái hiện hành trình cùng nhau vượt qua thử thách. Lần đi xuyên Việt cũng là lần đầu chị Tuyền và mọi người gặp gỡ nhau nên những ngày đầu ai cũng ngại ngùng. Nhưng khi đã quen, mọi người coi nhau như anh chị em ruột và xem hội như là gia đình thứ hai của mình.
Chị hài hước kể: “Đi chung mấy ngày rồi thì ai cũng lộ bản tính hết".
Đến nay, mọi người vẫn thường xuyên hẹn nhau ôn lại kỉ niệm và mong cùng nhau đi một chuyến sang các nước Đông Nam Á.
Sau chuyến đi phượt, cặp đôi đã kết hôn. Cuộc sống hiện giờ của họ rất hạnh phúc. Cuộc sống sau hôn nhân của cả hai vẫn hạnh phúc, dù công việc không ổn định như lúc trước. Hiện giờ, anh Toàn đang đầu tư tài chính, còn chị Tuyền làm công việc kinh doanh mỹ phẩm.
Chuyến đi xuyên Việt của họ gồm 10 người, đi trong 45 ngày, bắt đầu tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ ngày 12/9/2016 và dừng tại TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ngày 27/10/2016.
Chị Tuyền và anh Toàn phượt khắp 63 tỉnh thành cả nước, chi khoảng 13 triệu/người.
“Hội phượt 47” là hội những người thích đi phượt, chung quê Đắk Lắk, được thành lập 3/3/2013.
Mê mẩn với ngôi làng yên bình giữa Thủ đô hoa lệ
Thoát khỏi những con phố đông đúc, chật hẹp và tắc nghẽn, làng cổ Đường Lâm sẽ giúp bạn tìm lại sự bình yên sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng.
">Bỏ việc ngàn đô đi phượt 45 ngày cùng bạn gái và kết bất ngờ
Trong 2 năm qua, Phú Yên đã hỗ trợ cho 1.623 hộ nghèo, hộ chính sách có nhà ở tạm bợ xây dựng nhà ở kiên cố với số tiền hơn 58,3 tỷ đồng.
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Yên, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh với mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo từ 2-2,2 %/năm, kết quả thực hiện trong 2 năm 2016-2017, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 4,77 %, bình quân mỗi năm giảm 2,38%/năm, đạt 108% chỉ tiêu kế hoạch. Riêng các xã nghèo, huyện nghèo giảm bình quân 4%/năm. Toàn tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.
Để thực hiện mục tiêu này, Phú Yên đã xây dựng đề án, kế hoạch giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế địa phương, bổ sung cơ chế chính sách giảm nghèo đặc thù. Đồng thời ra nhiều giải pháp huy động nguồn tài chính thực hiện.
Các chương trình giảm nghèo cũng được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như: chương trình xây dựng nông thôn mới, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn, chính sách y tế, tiếp cận thông tin, chương trình giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động …
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn được đẩy mạnh nhằm giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản tốt.
Ngoài ra, tỉnh còn tăng cường phối hợp với Mặt trận và Đoàn thể tỉnh, các tổ chức, cá nhân... đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, xóa nhà ở tạm hộ nghèo và các chương trình đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ngoài nguồn ngân sách Trung ương cấp thực hiện các đề án giảm nghèo, Phú Yên còn nhận được nhiều sự góp sức từ các các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân. Từ đó, các dự án được triển khai có hiệu quả, góp sức ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong 2 năm qua, tỉnh đã hỗ trợ cho 1.623 hộ nghèo, hộ chính sách có nhà ở tạm bợ xây dựng nhà ở kiên cố với số tiền hơn 58,3 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn theo Quyết định số 33/QĐ-TTg và Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là gần 11,2 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2018 toàn tỉnh thực hiện xoá nhà tạm thêm 226 nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách và hộ bị thiên tai. Chất lượng nhà ở được nâng lên so với những năm trước đây. Diện tích nhà bình quân khoảng 32 m2, tổng số tiền xây dựng bình quân từ 40-50 triệu đồng/nhà.
Cũng trong 2 năm 2016-2017, tại Phú Yên đã có hơn 10.545 vươn lên thoát nghèo. Tỉ lệ tái nghèo giảm mạnh, chỉ chiếm 0,45 % so với tổng số hộ nghèo.
Võ Văn Binh-Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Yên cho biết: Các chính sách, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức triển khai tốt, tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống người nghèo, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Hầu hết các hộ nghèo đã được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản như: vay vốn tín dụng, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí, nhà ở, đào tạo nghề, khuyến nông khuyến lâm,… Công tác huy động nguồn lực ngoài ngân sách tiếp tục được phát huy và có hiệu quả, chương trình đã và đang được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nhà từ thiện. Nhờ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức triển khai đồng bộ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo đa chiều theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020.
D.Minh - Lan Hương - Thanh Hà (tổng hợp)
">2 năm, hơn 58 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo Phú Yên xây nhà