您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
3 chiến lược giúp Lạng Sơn “phủ” cửa hàng số tới hơn 55% hộ gia đình
NEWS2025-02-08 12:18:20【Ngoại Hạng Anh】1人已围观
简介Chuyển hoạt động của các gia đình Lạng Sơn lên không gian sốLạng Sơn là một trong những địa phương đkết quả bóng đá 24hkết quả bóng đá 24h、、
Chuyển hoạt động của các gia đình Lạng Sơn lên không gian số
Lạng Sơn là một trong những địa phương đã thu được những kết quả tích cực trong việc triển khai kế hoạch 1034 - kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn thương mại điện tử (TMĐT),phủkết quả bóng đá 24h thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn” được Bộ TT&TT phê duyệt hồi tháng 7.
Ngay từ trung tuần tháng 7/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021. Mục tiêu phát triển kinh tế số của địa phương này là thay đổi tư duy, phương thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của cách làm truyền thống bằng nền tảng số, tạo ra các giá trị mới giúp cho nông dân gia tăng thu nhập, bớt sự nhọc nhằn, rủi ro khi được mùa mất giá, còn được giá thì mất mùa.
Phát triển cửa hàng số cho các hộ qua những nền tảng số langson.postmart.vn và langson.voso.vn, 2 sàn thương mại điện tử của 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post). Điều này nhằm phục vụ việc mua và bán thông qua các cửa hàng số, định vị địa chỉ số, xác định nguồn gốc sản phẩm và dùng công nghệ số để kết nối người bán, người mua, có sử dụng các tài khoản thanh toán điện tử.
Đồng thời, chuyển đổi người nông dân lên không gian số thông qua việc thay đổi cách sống, cách làm việc mới trên cửa hàng số. Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Lạng Sơn ra ngoài tỉnh và các nước trên thế giới.
Số hộ gia đình tại Lạng Sơn có cửa hàng số trên các sàn Postmart, Vỏ Sò đã tăng tới 109 lần sau 4 tháng. |
Thông tin về kết quả triển khai phát triển kinh tế số tại Lạng Sơn, ông Nguyễn Khắc Lịch, Giám đốc Sở TT&TT cho biết, tính đến cuối tháng 11, đã có 109.550 hộ có cửa hàng số trên các sàn Postmart và Vỏ Sò, tăng 109 lần so với thời điểm phát động; 89.817 hộ có tài khoản thanh toán điện tử, tăng 298 lần so với thời điểm phát động.
Cũng đến hết tháng 11, Lạng Sơn đã phát triển được 6.415 hộ gia đình có hàng hóa, nông sản được bán nhiều. Đây là lực lượng đầu tàu trong phát triển kinh tế số tại địa phương. Lực lượng nòng cốt - Tổ công nghệ cộng đồng cũng được phát triển mạnh, với 1.596 tổ và tổng số 5.822 người, mỗi tổ có từ 3 người trở lên gồm trưởng thôn và 2 người biết công nghệ, say mê cái mới.
Đặc biệt, doanh thu của các gia đình đã tăng mạnh nhờ triển khai phương thức kinh doanh mới – qua sàn thương mại điện tử, với tổng số 21.395 đơn hàng và doanh thu tăng từ 30 triệu đồng thời điểm phát động lên đạt khoảng 6 tỷ đồng, tăng 181 lần.
3 chiến lược giúp Lạng Sơn “phủ” cửa hàng số tới hơn 55% hộ gia đình
Chia sẻ kinh nghiệm và cách làm khác biệt của Lạng Sơn, Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Khắc Lịch cho hay, để đạt được kết quả trên, tỉnh đã gắn phát triển kinh tế số, cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử với 3 chiến lược: vết dầu loang, đầu tàu và lực lượng nòng cốt hay còn gọi là Tổ công nghệ cộng đồng.
Với chiến lược vết dầu loang, theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Lạng Sơn đã hoàn thành sớm chỉ tiêu có 50% số hộ gia đình có cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử được đề ra trong Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Hiện trên toàn tỉnh, tỷ lệ hộ gia đình có cửa hàng số trên các sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò đã đạt trên 55%.
“Thực tế không phải lúc nào cũng có hộ gia đình tại Lạng Sơn có hàng để bán hay muốn mua hàng. Chúng tôi suy nghĩ rằng, có 10% hộ gia đình thường xuyên có hàng để bán và có mua hàng, họ sẽ là những “đầu tầu” kéo toàn bộ đoàn tầu kinh tế số. Đây là lực lượng phải tập trung để hỗ trợ”, người đứng đầu Sở TT&TT Lạng Sơn chia sẻ.
Tại Lạng Sơn, các Tổ công nghệ cộng đồng sẽ là lực lượng trực tiếp triển khai phát triển cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử, sau khi được các doanh nghiệp đào tạo, tập huấn. |
Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng nòng cốt hay còn gọi là Tổ công nghệ cộng đồng, ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết, ngay từ cấp cơ sở, mỗi xã, thôn sẽ có quyết định thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Lực lượng này được Bưu điện và Viettel Post Lạng Sơn tập trung đào tạo, tập huấn, hướng dẫn để sau đó sẽ triển khai đi hướng dẫn, phát triển các cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử cho các hộ gia đình tại địa bàn thôn, bản, xã.
“Lạng Sơn dựa trên kinh nghiệm rất thành công trong phòng chống dịch là Tổ Covid cộng đồng, chúng tôi đưa ra mô hình Tổ công nghệ công đồng. Cho đến nay chúng tôi thành lập được 1.596 tổ với 5.822 người, với lực lượng Tổ trưởng là các Trưởng thôn, Trưởng bản, cộng với tối thiểu 2 người trong thôn, bản đó biết công nghệ và say mê cái mới”, ông Nguyễn Khắc Lịch thông tin thêm.
Đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cũng kiến nghị Bộ TT&TT xem xét nhân rộng mô hình phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn trên toàn quốc để góp phần phát triển kinh tế xã hội, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
Cụ thể, theo khuyến nghị của Lạng Sơn, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình phát triển kinh tế số cần đảm bảo 3 chiến lược vết dầu loang, đầu tàu, lực lượng nòng cốt – Tổ công nghệ cộng đồng và 4 chỉ tiêu cụ thể về hộ gia đình có cửa hàng số, hộ gia đình có tài khoản thanh toán điện tử; số hộ gia đình đầu tàu và phát triển lực lượng nòng cốt - Tổ công nghệ cộng đồng.
Vân Anh
Phát triển kinh tế số tạo cơ hội lớn cho tỉnh miền núi Lạng Sơn vươn lên
Trong lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh này, ông Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh, phát triển kinh tế số trong thời điểm hiện nay là cơ hội to lớn để tỉnh phát triển.
很赞哦!(183)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Jamaica vs Trinidad và Tobago, 7h30 ngày 7/2: Không bất ngờ
- Vợ chồng son tập 571: Bị vợ từ chối 'chuyện ấy', chồng đập vỡ 2 chiếc điện thoại
- Chí Trung, Trần Lực ngồi ghế 'nóng' bình luận âm nhạc
- Giải ảnh Khoảnh khắc vàng trở lại sau 5 năm gián đoạn
- Nhận định, soi kèo Sion vs Servette, 2h30 ngày 5/2: Chủ nhà có điểm
- 8 cơ quan báo chí cùng mở chuyên mục sách, cổ vũ văn hóa đọc
- Anh trai lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai muốn bán hết cổ phiếu
- Chúng ta phải hạnh phúc tập 12: Cuộc chiến thông gia
- Nhận định, soi kèo Cluj vs Hermannstadt, 22h59 ngày 5/2: Đặt niềm tin chiếu dưới
- Cô dâu Đắk Lắk lội bùn làm bẩn váy cưới bị chỉ trích, chủ tiệm xử lý bất ngờ
热门文章
- Soi kèo phạt góc Adelaide United vs Melbourne City, 15h35 ngày 7/2: Chủ nhà áp đảo
- Đấu giá biển số: Không ai tự dưng bỏ cọc 40 triệu đồng để rồi bị tai tiếng
- Phim bị 'ăn cắp' trắng trợn, đưa lên mạng không thể kiểm soát, đạo diễn bó tay
- Đấu giá biển số ô tô dần hạ nhiệt, 'cuộc chơi' đang quay trở về giá trị thực
站长推荐
Nhận định, soi kèo US Biskra vs ES Mostaganem, 22h00 ngày 6/2: Cân tài cân sức
Cũng có một số người bận việc, không ở lại dùng bữa sau khi làm các thủ tục thường thấy ở một đám giỗ.
Ba người bạn trong câu chuyện coi đó là chuyến đi chơi, lại đi kèm với nhiều người mà không báo cho gia chủ là rất thiếu lịch sự. Họ đã coi thường gia chủ. Chưa kể họ còn ăn uống thiếu lịch sự, coi chủ nhà như người phục vụ, họ thực sự đáng nên án”.
Đồng quan điểm trên, độc giả Hoàng Lâm nhận định: “Gia chủ chỉ mời mình bạn tới nhà, nhưng bạn kéo theo cả gia đình, thì nên có lời trước với chủ nhà. Bạn làm vậy là đưa chủ nhà vào thế khó. Làm sao chủ nhà có thể đón tiếp bạn chu đáo đây?
Đừng ỷ mình là khách, cư xử sao cũng được. Đến khi tiếp đón, chủ nhà thiếu thứ này, thứ kia thì lại kêu gia chủ keo kiệt. Dù miếng ăn với bạn không quan trọng nhưng phải nghĩ cho chủ nhà.
Có thể gia chủ không trông mong gì bao thư, quà cáp nhưng bạn cũng phải biết ý, biết phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp. Đi đám giỗ mà không thắp cho người đã khuất một nén nhang là sao?”.
Nhiều người cho rằng, nếu khách thực sự nghĩ được mời đi ăn cỗ là miễn phí, còn mất tiền thì ra nhà hàng còn hơn, là quá thiển cận.
Độc giả Phạm Toàn chia sẻ: “Thà bạn từ chối không đến ăn giỗ, còn hơn việc đến nhưng không mang quà đáp lễ. Đây là phép ứng xử tối thiểu của người Việt.
Lần sau, nếu được mời mà sợ tốn chút tiền quà thì bạn hãy lấy lý do từ chối, đừng ứng xử như vậy. Chủ nhà cũng cần xem những vị khách được bạn mời đến nhà mình ứng xử thế nào mà biết cách đối đãi lại nhé”.
Nếu không muốn đến, bạn có thể cáo bận rồi từ chối chủ nhà. Ra ngoài ăn hàng cũng phải mất tiền, không có tiền thì không được ăn và không ai phục vụ.
Vì thế, kéo cả gia đình đến nhà bạn bè để ăn miễn phí, mà còn thái độ 'làm khách được mời' thì bạn suy nghĩ chưa thực sự thấu đáo. Sống phải có đi có lại, có trước có sau thì bạn bè mới trân quý, tình cảm mới bền lâu".
Tuy nhiên, cũng có một vài người tỏ ý chê chủ nhà tính toán, chi ly.
Độc giả Hoàng bình luận: "Tôi thấy chủ nhà quá tính toán. Nhà nội tôi ở miền Tây, mỗi lần giỗ chạp đều đông nghẹt khách khứa, bà con. Khách tới đông, không có chỗ ngồi còn chủ động ra vườn chơi, thăm thú chút mới vào ăn.
Khách ở TPHCM về thường đi cả gia đình, chủ nhà chẳng cần khách mang quà hay phong bì đến. Mời người ta mà đòi họ phải mang theo thứ này, thứ kia thì lần sau đừng mời nữa”.
“Tôi cho rằng, chủ nhà như vậy là quá ích kỷ. Nếu tính toán như vậy thì tốt nhất lần sau đừng mời ai nữa”, độc giả Nguyễn An cũng bình luận.
Được mời ăn giỗ, khách dẫn cả nhà đến tay không, một gói bánh cũng không cóMời một người nhưng khách đưa cả nhà đến tay không còn chiếm hết mâm cỗ khiến tôi thực sự khó chịu, ái ngại với người nhà.">Mời độc giả chia sẻ quan điểm của mình về câu chuyện trên theo bình luận cuối bài hoặc email [email protected]. Tranh cãi nảy lửa việc khách kéo cả nhà đi ăn giỗ, một gói bánh cũng không mang
Mới đầu tháng 1, anh Lâm Trường An (Long An) bị kẻ gian lừa gần 3 triệu đồng khi đặt mua hoa cúc trên chợ hoa Đà Lạt trực tuyến. Anh An là chủ một cửa hàng hoa ở Long An, đã nhiều lần mua hàng từ nhóm trên. Nhưng lần này, mối quen của anh hết loại hoa đó.
Là người có kinh nghiệm, anh An đã kiểm tra khá kỹ danh tính người bán. “Tôi vào Facebook cá nhân để xem thì thấy trang hoạt động bình thường, thậm chí còn có nhiều bạn chung với tôi trong giới buôn hoa. Người đó còn gọi video cho tôi, đi ra tận vườn để quay, quay cả các loại hoa tôi đã đặt sau khi đóng thùng.
Sau đó, anh ta gửi cho tôi hóa đơn vận chuyển của nhà xe, có ghi đầy đủ tên Facebook của tôi, số điện thoại, tiền cước phí… Tất cả đều được in ra trông rất chuyên nghiệp chứ không phải loại viết tay”.
Tổng hóa đơn cả tiền hoa và tiền cước phí vận chuyển của anh An là 2,8 triệu đồng. Lúc đầu, giao dịch ngân hàng của anh bị trục trặc nên tiền chưa chuyển đi được. Người bán (giả mạo) liên tục giục anh chuyển khoản để gửi hàng đi.
“Tôi bảo ngân hàng đang bị trục trặc, có gửi cả ảnh chụp màn hình cho anh ta xem và bảo anh ta cứ gửi hàng đi, lát tôi chuyển tiền sau. Nhưng anh ta không đồng ý và liên tục giục tôi chuyển tiền”, anh An kể.
Sau đó, hai bên tìm một giải pháp là chuyển tiền qua ứng dụng. Anh An chuyển trước cho người bán 1,5 triệu đồng qua ứng dụng, sau đó chuyển nốt 1,3 triệu đồng qua ngân hàng. Tên của chủ tài khoản nhận tiền trên ứng dụng và ngân hàng khác nhau. “Tôi nghĩ họ cùng làm ăn với nhau”.
Sau 2 lần chuyển đủ số tiền hàng, anh An không thể liên lạc được với người bán. Anh hoảng hốt gọi cho nhà xe để kiểm tra, thì nhà xe trả lời không có đơn hàng nào như anh mô tả. Anh nhớ ra số điện thoại của tài khoản ứng dụng mình đã chuyển tiền, gọi đến thì đầu dây bên kia vẫn bắt máy và bảo: “Thằng Đ. (tên chủ tài khoản ngân hàng) ra ngoài chút, về nó gọi lại sau ”.
Đến hôm sau, anh An chủ động gọi lại số này thì người bắt máy chối phắt việc đã nhận của anh 1,5 triệu. Thậm chí, kẻ này còn đe dọa, thách thức anh báo công an. Sau đó, anh ta tắt máy. Tất nhiên, số hoa đã đặt không bao giờ đến tay anh An.
Số tiền anh An đã chuyển khoản trước
“Đến khi tôi đăng hình ảnh Facebook của người đó lên trang cá nhân và lên chợ hoa online, những người đi trước mới bảo kẻ đó chuyên đi lừa đảo”.
Anh An – người vừa gặp nhiều chuyện buồn trong gia đình và đang trải qua giai đoạn rất khó khăn về tài chính – cho biết, số tiền 2,8 triệu đồng với anh bây giờ rất lớn. Anh đã báo công an về việc mình bị lừa.
Giống như anh An, năm ngoái, chị Thu Hương (Hà Nội) cũng bị lừa mua hoa Đà Lạt. Là một người bán hoa không chuyên, chị thấy một người rao bán hoa cắt tại vườn Đà Lạt với giá rất phải chăng, rẻ hơn nơi khác. Sau một hồi nhắn tin cho nhau, chị tin tưởng đặt một số lượng lớn hoa ly kép.
Người bán yêu cầu chị chuyển khoản cọc trước 7 triệu đồng. Chị không nghi ngờ gì, chuyển khoản luôn. Ngay lập tức, chị bị chặn Facebook, gọi điện thoại thì tắt máy. Khi bức xúc chia sẻ câu chuyện lên nhóm hoa Đà Lạt, chị mới biết kẻ này chuyên đi lừa đảo dưới nhiều tên Facebook khác nhau. Cứ tài khoản này bị xóa khỏi nhóm thì kẻ đó lại lập tài khoản khác.
Sau khi bị lừa, chị Ngọc Mỹ (Cần Thơ) đăng thông tin kẻ lừa đảo lên mạng thì nhận được rất nhiều phản hồi từ mọi người là từng bị lừa bởi chính kẻ đó. Thậm chí số tiền bị lừa lớn hơn chị rất nhiều.
“Kẻ này thay đổi ảnh đại diện liên tục nhưng vẫn dùng số tài khoản và cái tên đó. Anh ta đi lừa trong các nhóm buôn hoa từ năm này qua năm khác, thông thường lừa mỗi người từ 2-5 triệu đồng.
Theo chúng tôi dự đoán, anh ta không phải người ở Đà Lạt nhưng biết rất rõ về hoa và các quy trình thanh toán trong ngành hoa. Tôi cũng buôn hoa có thâm niên nhưng vẫn bị lừa vì lần đó cần hàng gấp quá nên vội vàng”.
Dấu hiệu nhận biết kẻ lừa đảo
Theo nhiều người có kinh nghiệm buôn bán trên các chợ hoa trực tuyến, dấu hiệu để nhận biết những kẻ lừa đảo là: Facebook cá nhân mới được lập, ít khi đăng bài chia sẻ hoặc có đăng bài nhưng các tương tác (bình luận) của bạn bè thường rất ngắn gọn, chung chung, giả tạo, không có các mối quan hệ gia đình, bạn bè thân thiết…
Thậm chí, có những kẻ khóa phần bình luận công khai trên trang cá nhân vì sợ các nạn nhân của mình vào tố giác. Nếu nhìn vào biểu tượng (icon) trên các bài viết, đôi khi sẽ thấy nhiều “icon” thể hiện cảm xúc tức giận, bởi vì nạn nhân và người nhà nạn nhân không thể bình luận mà chỉ có thể bày tỏ cảm xúc bằng “icon” này.
Một đặc điểm điển hình khác là những kẻ lừa đảo thường báo giá sản phẩm rẻ hơn giá mặt bằng chung, để dễ “dụ” những người mua non kinh nghiệm. Cứ thấy rẻ, nhiều người sẽ vội vã cọc tiền mà thiếu suy xét các yếu tố khác.
Với mặt hàng hoa tươi, đôi khi thời tiết quyết định rất lớn tới thời điểm hoa già, chín, đặc biệt là các loại hoa ly đơn, hoa ly kép.
Khoảng 1-2 tháng trước Tết, thông thường nhà vườn sẽ không chắc chắn được số lượng có thể thu hoạch đúng dịp Tết, cũng như không thể báo giá chính xác loại hoa này vì còn tuỳ thuộc vào thị trường. Vì thế, một số nhà vườn khẳng định, nếu ai báo giá hoa chính xác trước Tết nhiều ngày thì rất có thể là kẻ lừa đảo.
Một số nạn nhân cho biết, kẻ này đã lừa nhiều người dưới tên tài khoản Nguyễn Văn Khởi
Các nhóm chợ hoa Đà Lạt online là nơi rất nhiều người buôn bán nhỏ lẻ trong Nam ngoài Bắc tìm đến để lấy hàng bán vào dịp tết Nguyên đán. Có nhiều người chỉ bán thời vụ nên không có mối quen để lấy hàng, hoàn toàn dựa vào thông tin trên các nhóm hoa.
Có một số quy tắc mà dân buôn hoa thường chia sẻ với nhau để tránh bị lừa. Thứ nhất, người bán phải quay được video trực tiếp việc hái hoa hoặc đóng thùng, chuyển ra nhà xe.
Điều quan trọng là người mua phải có nhà xe quen hoặc tự tìm nhà xe, yêu cầu người bán chuyển đúng nhà xe đó để có một bên thứ ba đồng kiểm, xác nhận giúp mình khi người mua không có mặt trực tiếp tại đó. Khi nhà xe xác nhận đã nhận hàng thì người mua mới chuyển khoản thanh toán.
Một cách “kiểm tra” cũng khá hiệu quả trước khi mua các mặt hàng trị giá lớn mà phải chuyển tiền trước, đó là đăng hình ảnh, thông tin nhận chuyển khoản của người bán lên chính hội nhóm đó để “kiểm tra uy tín” của người bán.
Thường thì các thành viên sẽ nhận ra ngay những kẻ lừa đảo quen mặt, lừa đảo từ năm này sang năm khác. Hình ảnh mà kẻ lừa đảo dùng làm ảnh đại diện trên Facebook thường là lấy của người khác, nhưng vẫn sẽ dùng số tài khoản, tên tài khoản đó.
Ảnh: NVCC
Mua hàng online, khách mất tiền oan vì thông tin đơn hàng vào tay kẻ xấuKẻ lừa đảo gọi đúng số điện thoại, nói chính xác tên sản phẩm, giá tiền và địa chỉ mà người mua hàng online đã đặt, đồng thời thông báo đã giao hàng cho người nhà.">Buôn bán nhẵn mặt trên chợ mạng, chủ hàng hoa vẫn bị 'vào tròng'
- Đoạn clip đang lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc. Clip: Lý Văn Giang
Trong đoạn clip, một nhóm người đứng xung quanh người phụ nữ mặc áo khoác đỏ, cạnh một chiếc xe máy. Bé trai ngồi trên yên xe máy, tay bế một em nhỏ. Phía sau vành tai của bé trai đang chảy máu. Người phụ nữ xưng là mẹ lớn tiếng quát nạt con, có lúc định xông vào đánh con bất chấp người dân can ngăn.
Trao đổi với VietNamNet, anh Lý Văn Giang cho biết tình huống trên được anh quay trực tiếp bằng điện thoại vào lúc 9h30 sáng 31/12/2023, trên quốc lộ 37 đoạn qua khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
"Tôi đang đi đường thì trông thấy người mẹ đánh con tới tấp. Tôi dừng xe, tiến tới can ngăn. Khi thấy người mẹ đánh con liên tiếp 2 lần trước mặt mọi người, tôi mới rút máy điện thoại ra quay lại", anh Giang chia sẻ.
Theo anh Giang, trong số những người dân có mặt khi đó có người đã chứng kiến bà mẹ đánh cháu bé từ trước. Mọi người bức xúc không cho người mẹ đi và đề nghị gọi công an xã. Thấy có nhiều người quan tâm đến vụ việc nên anh Giang rời đi.
"Cháu bé gầy gò ốm yếu như vậy mà người làm cha làm mẹ lại đánh con túi bụi. Trên cổ và mặt thằng bé trầy xước, đầy vết sẹo cũ", anh Giang chia sẻ.
Sau khi đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội, rất nhiều người quen biết mẹ con cháu bé đã cung cấp thêm thông tin: Bé trai tên L., mẹ là T. Đây không phải là lần đầu L. bị mẹ đánh như vậy.
Chị A. từng ở cùng khu trọ với mẹ cháu bé cho biết, L. là con của T. với người chồng trước. Hiện, T. chung sống với người đàn ông khác và sinh được 2 bé nữa.
"Cứ có ức chế gì là người mẹ này trút mọi sự tức giận vào cháu bé. Rất nhiều người dân ở đây đã thấy chị ấy đánh con", chị A. kể lại.
"Xem clip của anh Giang, tôi thấy nhiều người bình luận có ý định quyên góp tiền ủng hộ cháu bé. Theo tôi là không nên ủng hộ tiền. Không phải tôi không thương cháu, mà tốt nhất là mọi người tìm cách nào đó đừng để bị người mẹ đó lợi dụng. Tốt nhất là tìm cách giúp đỡ cháu bé được an toàn", chị A. nói thêm.
Bà B., một người cho thuê nhà kể, hai mẹ con T. tới trọ ở xã Hồng Thái, huyện Việt Yên từ năm 2012. Mọi người đã chứng kiến T. đánh con dã man, từ trong nhà ra đường, từ cổng trường tới sân nhà văn hóa...
"Các chủ nhà trọ và hàng xóm đều xót xa, thương cháu bé, nhưng can ngăn nhiều lần cũng không thay đổi được gì. Chị T. trọ được vài tháng ở xóm Ga rồi lại phải chuyển sang xóm Bùng, xóm Nguộn... vì các chủ trọ như tôi sợ ảnh hưởng tới sinh hoạt chung của các gia đình khác nên đuổi đi, không cho thuê nữa", bà B. nói.
"Nếu bỏ quần áo thằng bé ra sẽ thấy các vết sẹo. Chúng tôi mong công an, chính quyền vào cuộc, giúp đỡ thằng bé. Hoặc là tìm cách để nhà nội cháu ở Hải Dương đón về nuôi, hoặc bần cùng thì gửi cháu vào trại trẻ mồ côi, có lẽ cháu còn sướng hơn", bà B. nói thêm.
Ông Thân Văn Tuy, trưởng thôn Hùng Lãm 1 - nơi T. đang ở trọ cho biết: "Chị T. có 3 người con. Dù mới chuyển tới thôn tôi ở mấy tháng nhưng chị này đã đánh cậu con lớn nhiều lần. Có lần cháu L. cùng các bạn đùa nghịch hái trộm táo ở nhà văn hóa thôn, chị T. đã đánh con túi bụi trước sự chứng kiến của chúng tôi.
Trẻ con tầm tuổi ấy hiếu động, nghịch là chuyện bình thường. Chúng tôi và công an xã nhiều lần gặp và răn đe chị T. nhưng vẫn thế, không hiểu ra làm sao".
Nhiều người dân cho rằng việc chị T. đánh cháu L. gây ảnh hưởng tới văn hóa của thôn. "Chúng tôi cũng nhờ chỗ công an nhắc nhở chị T. đừng đánh con nữa. Trưởng thôn như tôi cũng chỉ nhắc nhở được vậy thôi. Mẹ con đi đến đâu ở trọ cũng bị đuổi, hoàn cảnh cháu bé tội lắm".
Mẹ bạo hành con giữa đường gây phẫn nộ: 'Cháu bị đánh là có lý do'
"Nếu không phải người trong cuộc, ai xem video cũng bảo tôi đánh con thế là sai, đáng lên án. Tuy nhiên để đánh con thì cũng phải có nguyên nhân", chị T. chia sẻ.">Bé trai bế em nghi bị mẹ đẻ bạo hành, đánh chảy máu tai giữa đường
Soi kèo góc Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2
Không cùng huyết thống, chẳng phải vợ chồng, nhưng hai ông bà đã đùm bọc, chăm sóc nhau suốt 30 năm qua. Ảnh: Nguyễn Nam Ông bị câm điếc bẩm sinh, rồi chiến tranh loạn lạc ông trúng bom bị thương nặng được đưa vào bệnh viện ở Đà Nẵng cấp cứu.
Ông chẳng nhớ quê quán, người thân nên được trại xã hội Tam Kỳ cưu mang. Mọi người không biết gọi ông là gì nên khi làm giấy tờ, khai tên là Nguyễn Văn Câm.
Hoàn cảnh của bà Nga “khá” hơn một chút. Bà sinh ra tại Đà Nẵng. Sau giải phóng, bà rời quê vào huyện Tiên Phước (Quảng Nam) làm công nhân cầu đường.
Tai nạn bất ngờ đến với bà vào một buổi chiều. Khi đi kiếm củi về nấu cơm, bà bị trúng mìn sót lại thời chiến tranh. Sau tiếng nổ lớn, bà ngất lịm đi, đến khi tỉnh dậy thấy không còn đôi chân.
Tranh thủ lúc chưa có “bạn hàng” đến bán ve chai, bà Nga nấu cơm còn ông Câm phân loại phế liệu. Ảnh: Nguyễn Nam Duyên phận đẩy đưa khiến bà Nga cũng về trại xã hội Tam Kỳ. Có lẽ, cùng chung nỗi đau chiến tranh, nên ngay lúc mới gặp, bà Nga đã thấy đồng cảm với ông Câm bằng tình thương của người em gái đối với người anh trai.
Thời gian này, họ xem nhau như tri kỷ, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt.
Đến năm 1994, trại xã hội giải thể. Bà Nga dùng tiền tiết kiệm mua được một ngôi nhà nhỏ ở lại Tam Kỳ. Không nỡ bỏ người bạn, bà rủ ông Câm về sống cùng.
"Thấy ông ấy tội nghiệp, lại không có người thân nên tôi rủ ổng về sống chung, tiện chăm sóc nhau. Tôi xem ổng như anh trai của mình”, bà Nga thổ lộ.
Ông làm đôi chân, bà là phiên dịch
Thấy hai người khuyết tật, một nam một nữ sống với nhau, ban đầu hàng xóm dị nghị, đàm tiếu không hay.
Mặc kệ lời đàm tiếu, suốt 30 năm nay, hàng ngày ông Câm nguyện làm đôi chân, đẩy xe lăn giúp bà Nga làm việc, sinh hoạt. Còn bà làm phiên dịch cho ông. Họ nói chuyện với nhau bằng việc ra hiệu, khẩu hình.
Với người bình thường, việc thu mua phế liệu đã rất vất vả, với người khuyết tật như ông bà lại khó bội phần. Bà không di chuyển được, ông thì sức khỏe yếu.
Nhưng nhờ siêng năng, cần mẫn nên hai ông bà duy trì được nghề mưu sinh mấy chục năm nay. Mỗi khi “bạn hàng” chở ve chai đến bán, ông đon đả chạy ra bốc lên cân, còn bà xem rồi tính toán trả tiền.
Bà chia sẻ, làm cái nghề này chủ yếu lấy công làm lời. Trung bình mỗi ngày, cơ sở mua khoảng 100 ký giấy vụn, sắt thép gỉ. Mỗi ký kiếm lời khoảng 1.000 đồng. Số tiền không lớn nhưng cũng đủ để ông bà trang trải cuộc sống.
“Được cái ông ấy chăm chỉ lắm, hai anh em cứ cần mẫn làm việc mưu sinh. Chẳng đòi hỏi gì nhiều, chỉ mong có sức khỏe và cuộc sống cứ bình an như vậy là được”, bà Nga trải lòng.
Quanh năm chẳng đi đâu xa, cuộc sống của hai người chỉ quẩn quanh nơi thành phố nhỏ. Chuyến đi xa nhất của hai người là đến nhà thờ Tam Kỳ đi lễ vào ngày cuối tuần.
Có chiếc điện thoại thông minh cũ, lúc rảnh rỗi bà đọc tin tức. Đọc được chuyện gì hay, bà liền “phiên dịch” lại cho ông nghe…
“Tôi tàn tật, đi lại khó khăn, còn ông ấy thì không nói được, không nghe không hiểu gì. Nên mấy chục năm nay, đi đâu chúng tôi cũng gắn với nhau như hình với bóng”, bà Nga bộc bạch.
Do những mảnh bom năm xưa vẫn còn sót lại trong cơ thể, nên mỗi khi trái gió trở trời, bà Nga lại bị vết thương hành hạ, ông Câm phải xuống bếp, tự tay nấu cháo chăm bệnh cho bà. Rồi lúc ông bị bệnh, bà cũng tất tả chăm sóc.
Từ bao giờ, bà đã coi ông như người anh ruột thịt của mình. Những lúc ấy, họ cứ động viên nhau mà sống…
Gắn bó với nhau cả thanh xuân, giờ đây cả ông câm, bà cụt tóc đã điểm bạc nhưng họ vẫn hăng say lao động và lạc quan về cuộc đời.
Sau một ngày làm việc vất vả, chiều muộn, người ta lại thấy ông đẩy bà trên chiếc xe lăn, ung dung dạo phố. Lúc này, trông họ thư thái, an yên đến lạ.
Vợ chồng hẹn hò trong khách sạn, tìm hạnh phúc kiểu tình một đêmVì hoàn cảnh, vợ chồng ông Mới mỗi người một nơi. Khi gặp gỡ, cả hai hẹn hò trong khách sạn để tìm hạnh phúc ngắn ngủi theo kiểu tình một đêm.">Chuyện về đôi tri kỷ trong căn nhà buôn phế liệu ở Quảng Nam
Quyền Linh trao quà cho các vận động viên. Quyền Linh được đông đảo người có mặt tại chương trình vây quanh, đặc biệt là các thanh, thiếu niên. MC giao lưu cùng mọi người hòa đồng, thân thiện và không kém phần hài hước.
Quyền Linh nói, nhiều tài năng thể thao Việt Nam được tìm thấy từ những chương trình, phong trào. "Một ngày nào đó, chúng ta sẽ thấy những em mà ban tổ chức tìm kiếm xuất hiện ở các giải thi đấu thể thao lớn. Vì thế, tôi không bao giờ chần chừ tham gia những chương trình như vậy", MC nói.
Là người đồng hành cùng người dân trong những tháng bùng dịch ở TP.HCM, anh thấu hiểu nỗi đau, mất mát không thể bù đắp của những đứa trẻ mất cha, mẹ do dịch bệnh. Nên khi được trao tận tay tiền và quà cho những vận động viên khó khăn, Quyền Linh thấy xúc động, hạnh phúc. Anh nguyện hỗ trợ hết mình để các em phát huy được tài năng thể thao của mình.
Trước câu hỏi vui: Vì sao anh không mặc trang phục thể thao đến sự kiện thay cho chiếc áo đơn giản?Quyền Linh cười nói: "Tuổi này, tôi không còn "thân hình thể thao" như xưa nữa, mặc vào sẽ kỳ lắm! Thật ra, tôi thích mặc đồ thể thao. Hy vọng tôi sẽ thu xếp được thời gian chơi bóng đá, bóng rổ để thân hình nhỏ gọn lại một chút, mặc đồ thể thao cho đẹp".
Quyền Linh đi dép tổ ong, các em học sinh vây kín xin chụp ảnh.
Quyền Linh hay mang dép tổ ong vì dễ mang, dễ đi và khó hư. Anh nói: "Hồi xưa, tôi luôn mang dép tổ ong đi học vì chúng rất bền. Tôi mang lâu thành thói quen, không thay thế được. Chỉ khi phải dự sự kiện trang trọng, tôi mới bỏ dép tổ ong ở nhà".
Từ thực tiễn công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học còn gặp nhiều khó khăn, Trung tâm Thể dục thể thao Quận 7 chung tay cùng Phòng Giáo dục & Đào tạo và rung tâm đào tạo thể thao D7 Sports Park chung tay mở ra cơ hội cho thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố phát triển toàn diện thể chất, theo đuổi đam mê thể thao.
Ngoài những phần quà của MC Quyền Linh, ban tổ chức chương trình còn 6 suất học bổng cho 6 học sinh khó khăn có năng khiếu thể thao; quà và học bổng cho 3 vận động viên mất cha, mẹ vì dịch Covid-19; cùng 17 huấn luyện viên, vận động viên có hoàn cảnh khó khăn của Quận 7. Sự kiện cũng tổ chức long trọng lễ xuất quân cho đoàn vận động viên thể thao của quận tham gia SEA Games 31.
Mỹ Lê
">MC Quyền Linh đi dép tổ ong trao tiền ủng hộ cho vận động viên SEA Games
Ngày càng có ít người Nhật sử dụng các trạm sạc xe điện (Ảnh: WSJ) Việc duy trì một chiếc xe điện tại Nhật Bản được cho là vô cùng đắt đỏ. Một bộ sạc mới có giá tới vài triệu Yên, tương đương hàng trăm triệu đồng, cộng thêm 400.000 Yên, khoảng hơn 65 triệu đồng, mỗi năm cho chi phí bảo trì và kiểm tra.
Doanh nhân này chia sẻ: “Tôi muốn đóng góp vào cơ sở hạ tầng xã hội, nhưng chi phí quá cao”. Ông cũng khẳng định rằng việc tiếp tục vận hành các bộ sạc là “không có giá trị”.
Theo Gogo Labs, tính đến cuối tháng 8, tại các trạm sạc xe điện công cộng ở Nhật Bản, có khoảng 22.500 cổng sạc tiêu chuẩn và 9.700 cổng sạc tốc độ cao.
Số lượng trạm sạc đóng cửa và đình chỉ hoạt động bắt đầu gia tăng đáng kể vào khoảng năm 2020. Tổng cộng có 2.702 trạm sạc đã đóng cửa trong 8 tháng đầu năm nay, tăng khoảng 2,5 lần so với con số 1.098 được ghi nhận trong cả năm 2022.
Thông thường, một bộ sạc có tuổi thọ từ 8 đến 10 năm và sẽ hỏng nếu sử dụng lâu hơn. Trong năm 2014 và 2015, nhờ chương trình trợ cấp 100 tỷ Yên (tương đương hơn 16 nghìn tỷ đồng) của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, số lượng trạm sạc được lắp đặt gia tăng đáng kể. Thế nhưng, hiện tại, nhiều trạm sạc đã ngừng hoạt động.
Đồng thời, việc đơn hàng lắp đặt bộ sạc xe điện mới ngày càng ít phản ánh thị trường xe điện Nhật Bản đã không còn sôi động như trước. Theo dữ liệu do công ty bản đồ Nhật Bản Zenrin tổng hợp, số lượng trạm sạc tại quốc gia này bắt đầu sụt giảm từ năm 2020.
Xe điện chỉ chiếm 2% doanh số bán xe du lịch nội địa tại Nhật Bản, dẫn đến tình trạng nguồn cung bộ sạc bị dư thừa. Các nhà khai thác dịch vụ trả phí thu lợi từ chênh lệch giữa phí do tài xế trả và giá điện. Nếu ít người sử dụng bộ sạc, bên cung cấp dịch vụ sẽ gặp khó khăn trong việc trang trải chi phí vận hành và đầu tư ban đầu.
Ông Akiko Arai, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Mitsubishi, cho biết: “Việc phát triển cơ sở hạ tầng và sự phổ biến của xe điện tại Nhật Bản là vấn đề con gà và quả trứng. Các quốc gia khác đã tăng tỷ lệ sử dụng bộ sạc bằng cách tăng lợi ích cho người dùng xe điện thông qua các biện pháp như giảm thuế và giảm phí đăng ký xe điện."
Nhật Bản tụt hậu xa so với châu Âu và Trung Quốc, nơi nhu cầu sử dụng xe điện và bộ sạc ngày càng tăng.
Tại Na Uy, vào tháng 12/2022, tổng doanh số bán ô tô điện, bao gồm cả xe chạy bằng pin nhiên liệu và xe plug-in hybrid (PHEV) mới đã đạt 84%, tăng từ mức 79% vào tháng 12/2021. Cùng với đó, theo dữ liệu do Nikkei tổng hợp từ MarkLines và Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, số lượng cổng sạc công cộng tại quốc gia này tăng lên 44,2 trên 10.000 người, tăng từ mức 36,4.
Tại Trung Quốc, vào tháng 12/2022, xe điện chiếm 35% doanh số bán ô tô mới, tăng từ 22% vào một năm trước. Cũng tại thời điểm này, số lượng bộ sạc đã tăng từ 8,1 lên 12,5 trên 10.000 người. Trong khi đó, tại Nhật Bản, số bộ sạc trên 10.000 dân vẫn duy trì ở mức 2,3.
Hơn nữa, khoảng 60% bộ sạc tốc độ cao ở Nhật Bản có công suất dưới 50 kW, trong khi tại châu Âu và Mỹ, bộ sạc có công suất từ 250 đến 350 kW được sử dụng phổ biến hơn do tốc độ sạc nhanh hơn. Hầu hết các bộ sạc ở Nhật Bản chỉ có một cổng duy nhất, buộc tài xế phải xếp hàng chờ rất lâu ở các trạm sạc.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng vào năm 2035, toàn bộ người dân sẽ sử dụng ô tô điện. Để đạt được mục tiêu đó, vào tháng 8, Bộ Kinh tế đã đề xuất nâng số lượng cổng sạc lên 300.000 vào năm 2030. Bộ cũng đã tăng trợ cấp cho nhiều cổng bộ sạc và nâng cao công suất đầu ra của bộ sạc.
Với việc các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản bắt đầu quảng bá xe điện, cơ sở hạ tầng sạc lỗi thời có thể trở thành một bài toán khó, cần có sự nỗ lực chung của cả khu vực công và khu vực tư nhân.
Minh Nhật (Theo WSJ)
">Ngày càng có nhiều trạm sạc xe điện 'đình công' tại Nhật Bản