您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nữ tài xế lái Vinfast Lux A2.0 qua cổng chùa hẹp vừa khít ô tô
NEWS2025-02-22 05:05:49【Ngoại Hạng Anh】3人已围观
简介Đoạn clip quay cảnh lái xe qua cổng chùa Giàn,ữtàixếláiVinfastLuxAquacổngchùahẹbảng xếp hạng bóng đá cúp c1 châu âubảng xếp hạng bóng đá cúp c1 châu âu、、
Đoạn clip quay cảnh lái xe qua cổng chùa Giàn,ữtàixếláiVinfastLuxAquacổngchùahẹpvừakhítôtôbảng xếp hạng bóng đá cúp c1 châu âu đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) được nữ tài xế Vũ Thị Biển (Hưng Yên) chia sẻ trên trang cá nhân của mình đã khiến nhiều bạn bè phải bất ngờ bởi khả năng xử lý chiếc xe không có hề có thao tác thừa, chiếc Vinfast Lux A2.0 đi qua cổng với khoảng trống 2 bên mép xe chỉ vài phân mà không cần cụp gương.
Trao đổi với báo VietNamNet, nữ tài xế Biển cho biết bản thân đã có 6 năm kinh nghiệm lái xe, từng mua qua 2 chiếc ô tô nên đủ tự tin cho các kỹ năng lái xe khó. "Thực tế tôi không chủ đích lái xe qua cổng hẹp vậy mà do đường ngoài chùa hết chỗ đỗ nên phải vào bãi bên trong vốn thường hay để các ô tô nhỏ, xe máy. Tình huống trong video là lúc tôi lái xe ra ngoài sau khi đi lễ chùa", chị Biển nói thêm.
Xem video:
Chị Vũ Thị Biển cũng kể rằng ngoài việc sử dụng ô tô đã lâu, bản thân chị thường xuyên đi xa, xuyên Việt hoặc đi chơi Tây Bắc nên phần nào giúp cảm giác lái, kỹ năng xử lý tình huống tốt và đủ tự tin trong mọi tình huống.
Chiếc VinFast Lux A2.0 được chị Biển mua cách đây 2 năm. Đây là dòng xe sedan có kích thước Dài x Rộng x Cao là 4.973 x 1.900 x 1.500 (mm). Xe không có camera 360 độ mà chỉ có cảm biến lùi và camera phía sau nên việc di chuyển qua đường hẹp sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ năng của tài xế.
Đình Quý(video: Vũ Thị Biển)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
很赞哦!(4982)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Thể Công Viettel vs Công an Hà Nội, 19h15, ngày 19/2: Chủ nhà đáng tin
- Việt Nam sẽ giúp Cuba phát triển ngành ICT, Chính phủ điện tử và 4G
- Bốn điện thoại bán chạy nhất thế giới là iPhone, nhưng đáng buồn là toàn iPhone cũ
- Apple sắp ra mắt 2 mẫu iPad mới
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Club Brugge, 00h45 ngày 19/2
- Đây là chiếc balo “thần kỳ” sẽ giúp bạn không mất thêm tiền gửi hành lý khi đi máy bay nữa
- Lịch thi đấu bán kết Champions League 2019 cho người hâm mộ
- Đầu tư công nghệ đỉnh cao
- Nhận định, soi kèo U20 Uzbekistan vs U20 Iran, 18h30 ngày 19/2: Tin vào U20 Iran
- Chuyện chiếc quần jeans và chiến lược mới của Samsung
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Fortaleza vs Rionegro Aguilas, 08h10 ngày 18/2: Khách tự tin có điểm
Samsung công bố chi phí sửa chữa Galaxy S10 So với các model trước, phí thay thế linh kiện Galaxy S10 không cao như đồn đoán. Trước đây, Galaxy Note 8 và Note 9 tính phí thay thế màn hình 239 USD tại trung tâm bảo hành chính hãng, trong khi Galaxy S8+ là 229 USD.
Càng model cũ, phí thay thế càng thấp. Chẳng hạn thay thế màn hình Galaxy S6 chỉ mất khoảng 149 USD.
Lý do khiến chi phí thay thế màn hình Galaxy S10 đắt đỏ là do chúng được trang bị màn hình Infinity O phức tạp, tích hợp cảm biến vân tay và hàng loạt camera ngay dưới màn hình.
Trong khi đó, chi phí thay thế linh kiện iPhone tại Mỹ cũng rất cao. Cụ thể, người dùng sẽ tốn 329 USD thay thế màn hình cho iPhone XS Max, thay mặt sau tốn 599 USD. Những chi phí này với iPhone X và XS lần lượt ở mức 279 USD (màn hình) và 549 USD (mặt sau).
Nguyễn Minh (theo DigitalTrends)
Bảo mật cảm biến vân tay siêu âm của Galaxy S10 bị qua mặt
Cảm biến vân tay siêu âm trên Galaxy S10 được coi là một trong những tính năng cao cấp nhất mà Samsung trang bị cho flagship của mình. Thế nhưng bảo mật này đã dễ dàng bị qua mặt.
">Chi phí sửa chữa Galaxy S10 rẻ hơn tin đồn
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình Google Adsense, hãy xét ví dụ như sau. Sau khi khách hàng vào trang web của một hãng di động A, trình duyệt ghi nhận người này có thể quan tâm đến các sản phẩm của hãng A đó.
Sau đó họ truy cập YouTube, những kênh đủ điều kiện kiếm tiền sẽ được Google cho hiển thị quảng cáo của hãng A. Những mẩu quảng cáo này sẽ chủ động "bám" theo người dùng khi xem các video tiếp theo.
Về lý thuyết, nhãn hàng không chủ đích đưa quảng cáo lên các kênh YouTube có nội dung bẩn. Trách nhiệm phân phối quảng cáo thuộc về Google. Tuy vậy, YouTube không thực hiện nghiêm túc việc lọc nội dung khiến các quảng cáo của nhãn hàng xuất hiện trên các kênh có nội dung phản cảm.
Trong đó, trường hợp hàng loạt kênh có nội dung giang hồ, bạo lực như Khá Bảnh vẫn đang tiếp tục nhận tiền từ YouTube là ví dụ.
Suốt 2 năm, YouTube bật kiếm tiền cho kênh Khá Bảnh để hiển thị quảng cáo của nhiều nhãn hàng. Trong chính sách của mình YouTube ghi rõ những nội dung không được bật quảng cáo:
- Video mô tả các nhân vật hoặc nội dung giải trí gia đình, dù là hoạt hình hay do người thật đóng vai, tham gia hành vi bạo lực, cực kỳ gây khó chịu hoặc có hành vi không phù hợp, ngay cả khi thực hiện vì mục đích hài hước hoặc châm biếm.
- Nội dung kích động người khác quấy rối hoặc đe dọa cá nhân trên hoặc ngoài YouTube.
- Nội dung đe dọa những cá nhân cụ thể bằng việc gây tổn thương cơ thể hoặc phá hủy tài sản.
- Cảnh quay, âm thanh hoặc hình ảnh có liên quan đến đánh nhau trên đường phố, các vụ tấn công gây thương tích.
Như vậy, các video Khá Bảnh vi phạm hầu hết quy định riêng của YouTube nhưng mạng xã hội này vẫn bật kiếm tiền cho kênh trong suốt 2 năm. Đây được xem là việc làm qua mặt nhãn hàng, sử dụng tiền của họ để duy trì hoạt động cho Khá Bảnh.
Số tiền chi cho quảng cáo Google Adsense đang nuôi sống những kênh YouTube bẩn mà nhiều khi nhãn hàng không biết. Mỗi tháng, Khá Bảnh nhận được hơn 450 triệu đồng từ việc hiển thị quảng cáo Google Adsense. Bên cạnh đó, YouTube trao nút bạc, nút vàng khi kênh của Khá Bảnh đạt 100.000 và 1.000.000 lượt đăng ký như một sự khuyến khích. Trong một video, Khá Bảnh tuyên bố sẽ cố gắng trở thành người Việt Nam đầu tiên có nút kim cương.
Ngoài Khá Bảnh, hàng loạt các kênh với nội dung như tin giả, nói xấu chính quyền và các kênh giang hồ vẫn được YouTube "đục lỗ" để hiển thị quảng cáo, kiếm tiền.
Việc làm này vừa vi phạm chính sách của YouTube, vừa gây ảnh hưởng đến các nhà sáng tạo nội dung chân chính bởi họ không thể cạnh tranh về độ thu hút người dùng với các kênh bẩn. Tuy vậy, nó giúp việc phân phối quảng cáo dễ dàng hơn bởi có nhiều người quan tâm hơn.
Nhóm người xem đông đảo, phù hợp để bán hàng
Trung tá - nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, cho rằng giới trẻ cuồng mộ những đại ca “giang hồ mạng” bởi họ thường quan tâm đến cái mới lạ, phá cách, nhì qua có vẻ nghĩa hiệp, giang hồ mã thượng, bản lĩnh dám chịu trách nhiệm, nói thẳng sống thật, không che giấu thân phận.
Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm còn hạn chế về nhận thức, về khả năng nhận biết, phân biệt tốt xấu, đúng sai; đặc biệt tâm lý bầy đàn, a dua trong giới học sinh, sinh viên. Tuy vậy, đây lại là nhóm người dùng mục tiêu của nhiều nhãn hàng quảng cáo.
Thế hệ Z, những người thích xem những nội dung "giang hồ mạng" lại chính là khách hàng mà nhiều thương hiệu muốn hướng đến. Trên thực tế, không phải nhãn hàng nào cũng trực tiếp mua quảng cáo từ Google Adsense. Họ thường sử dụng bên thứ 3 để nâng cao hiệu quả và có giá tốt hơn. Tuy vậy, nhiều nhãn hàng đã bị qua mặt và hiển thị quảng cáo trên những nội dung bẩn, thu hút nhiều người xem.
"Vấn đề lớn ở đây là hầu hết nhãn hàng đều nhắm mục tiêu vào nhóm người dùng trẻ thuộc thế hệ Z (sinh từ năm 1996 trở đi). Đặc thù của nhóm này là dễ bị thu hút hay sa đà vào các kênh nội dung bẩn", ông Nguyễn Trí Thông, giám đốc truyền thông Samsung Việt Nam, nhận định.
Chính vì nhóm khách hàng hấp dẫn này, nhiều đối tác được thuê quảng cáo cho nhãn hàng đã bất chấp, ngó lơ những kênh bẩn. Nói cách khác, họ đang tiêu tiền của nhãn hàng trên YouTube nhưng không báo cáo các kênh bẩn nhằm đạt số người tiếp cận.
"Nếu không sâu sát về nội dung, thấy chỗ nào có traffic (truy cập) cao thì đưa quảng cáo vào ngay để mau chóng đạt doanh số thì nhãn hãng hay vô tình bị 'dính chưởng' dù thực lòng không muốn", ông Thông nói thêm.
Doanh nghiệp bất lực với công cụ kiểm soát kênh bẩn của YouTube
YouTube cung cấp cho nhãn hàng công cụ giới hạn những kênh có nội dung xấu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thủ công những kênh này sẽ không được hiển thị quảng cáo của họ. Trên danh nghĩa, nhãn hàng có vẻ chủ động nhưng sự thật, họ hoàn toàn bị động với công cụ này.
"Bản thân doanh nghiệp chưa (và không) thể biết tất cả những kênh nội dung và nền tảng quảng cáo mà hình ảnh doanh nghiệp họ sẽ hiển thị", ông Trí Thông nói.
Chính vì vậy, doanh nghiệp không thể chủ động kiểm soát đích đến của quảng cáo mình sẽ chi tiền. Cách duy nhất họ có thể làm là chi gấp 10-20 lần cho quảng cáo nếu muốn chắc chắn nội dung của họ xuất hiện trên những kênh chọn lọc.
YouTube cung cấp công cụ hạn chế kênh có nội dung không phù hợp. Tuy vậy, doanh nghiệp không thể kiểm soát "biển" video của YouTube. Điều này cho thấy phía doanh nghiệp vì muốn tiết kiệm chi phí quảng cáo mà nhắm mắt tiếp tay nuôi sống các kênh bẩn.
"Người quảng cáo chỉ có thể chọn được nhóm khách hàng sẽ tiếp cận. Việc quảng cáo sẽ xuất hiện ở đâu, nhãn hàng không thể kiểm soát được và cũng không thể chọn đưa vào 'sổ đen' được vì số lượng lên đến hàng chục nghìn. FPT không thể chọn được đích đến của quảng cáo. Người làm việc đó chính là Google", đại diện truyền thông FPT Shop, doanh nghiệp thường mua quảng cáo Google Adsense, chia sẻ.
"Bản thân doanh nghiệp chưa (và không) thể biết tất cả những kênh nội dung và nền tảng quảng cáo mà hình ảnh doanh nghiệp họ sẽ hiển thị"
Ông Nguyễn Trí Thông, giám đốc truyền thông Samsung Vina.
Bên cạnh đó, các kênh YouTube bẩn thường có tên một đằng mà nội dung một nẻo. "Realme thường chọn lựa các nội dung được giới trẻ theo dõi. Tuy nhiên, công cụ hướng quảng cáo không thể đến đúng mục tiêu bởi họ đặt tên một đường nhưng nội dung một nẻo", đại diện truyền thông hãng điện thoại Realme cho biết.
Tóm lại, YouTube mang danh cung cấp cho nhà quảng cáo công cụ chặn hiển thị trên các nội dung bẩn. Tuy nhiên, vấn đề nhà quảng cáo gặp phải là họ không thể chọn thủ công các kênh độc hại tràn lan trên nền tảng YouTube.
Vì vậy, giữa biển video bao la, nhà quảng cáo mang tiếng chủ động nhưng hoàn toàn bị động.
Trách nhiệm lớn thuộc về YouTube
"YouTube phải tăng cường cơ chế giám sát, lọc lược nội dung, không chạy theo lượt xem, đảm bảo các tiêu chí sạch về nội dung. Phía hãng và đối tác quảng cáo cũng phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi các kênh nội dung phân phối quảng cáo của mình có phù hợp không và có biện pháp nhanh, dứt khoát", ông Trí Thông cho biết.
Theo ông Thông, giải pháp toàn diện phải đến từ nỗ lực cả hai phía. "Trong đó, YouTube ở thế chủ động đương nhiên phải có trách nhiệm lớn hơn. Nhãn hàng cũng mong YouTube phải chủ động làm sạch nội dung của mình trước. Vì thực tế, YouTube đang là một trong những nền tảng phân phối nội dung quảng cáo chính tại Việt Nam", ông Thông nói thêm.
Những video vi phạm chính sách YouTube vẫn vô tư hiển thị quảng cáo. Trên thực tế, các nhãn hàng đều muốn tuân thủ pháp luật nhưng chưa có sự phối hợp cụ thể trong việc kiểm duyệt nội dung.
"Phía FPT Shop đề xuất nên có một cơ quan chuyên ngành, được pháp luật thừa nhận để định nghĩa web/kênh/clip như thế nào là 'đen', đăng tải và định kỳ cập nhật danh sách các web/kênh/clip có vấn đề như vậy trên một trang chính thống, đề nghị doanh nghiệp không quảng cáo trên đó. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có cơ sở xác định và sẽ loại ra bằng cách thủ công", đại diện FPT Shop nói.
Nhiều ông lớn từng tẩy chay YouTube
Tại nhiều nước trên thế giới, các nhãn hàng rất nghiêm túc trong việc hình ảnh thương hiệu mình sẽ xuất hiện cạnh những nội dung nào. Năm 2017, hàng loạt nhãn hàng lên tiếng cảnh báo hay thậm chí cắt quảng cáo với YouTube vì để hình ảnh thương hiệu họ xuất hiện trong các video không phù hợp.
"Việc hình ảnh thương hiệu xuất hiện bên cạnh những video phản cảm, vi phạm là chuyện mà các nhãn hàng không nên xem là bình thường. Quảng cáo trong môi trường mạng xã hội, toàn bộ rủi ro nếu có đều thuộc về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cách mua quảng cáo còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội”, thạc sĩ Đặng Thị Kim Chi, giảng viên ngành quan hệ công chúng Đại học Văn Lang, TP.HCM cho biết.
Cũng theo thạc sĩ Kim Chi, khi nhắm mắt chạy theo chỉ số tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp đang đứng trước các khủng hoảng truyền thông không lường trước được. “Khi rót tiền vào cho một kênh quảng bá thảm họa, các doanh nghiệp chưa lường trước những khủng hoảng sẽ xảy ra sau đó. Một số trường hợp các mẫu quảng cáo hiển thị ngẫu nhiên trên những nội dung xúc phạm chính quyền, nếu bị người dùng chụp lại, rủi ro khủng hoảng khó lường trước được. Trong trường hợp này, doanh nghiệp là bên bị cơ quan chức năng xử lý đầu tiên”, bà Kim Chi nói thêm. Nhiều nhãn hàng nước ngoài từng mạnh tay cắt quảng cáo với YouTube khi hình ảnh thương hiệu họ xuất hiện trên các video bẩn về trẻ em. Unilever, tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu tiêu dùng lớn từng gửi tối hậu thư đến Google và Facebook, yêu cầu hai nền tảng này nhanh chóng dẹp nạn tin giả, phân biệt chủng tộc, nội dung khiêu dâm và cực đoan đang tràn lan trên YouTube và mạng xã hội Facebook.
"Chúng tôi không thể cứ tiếp tay cho một chuỗi cung ứng kỹ thuật số (Google và Facebook)... đôi khi không tốt hơn một đầm lầy về sự minh bạch", CNN dẫn lời ông Keith Weed - người đứng đầu mảng marketing của Unilever - phát ngôn trong thông cáo gửi đến Google và Facebook.
Ngoài các rủi ro bất ngờ, việc mua quảng cáo còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội. “Không thể nói mẫu quảng cáo mang hình ảnh thương hiệu và nội dung video YouTube là không liên quan nhau được. Ví dụ khi đại sứ thương hiệu gặp khủng hoảng, nhãn hàng ngay lập tức cắt quảng cáo. Nếu tiếp tục quảng cáo là dung túng cho những xấu xa ảnh hưởng đến xã hội dù sản phẩm và cuộc sống đại sứ thương hiệu không có cùng bản chất”, bà Chi kết luận.
Theo Bloombergvà Reuters, Lidl, Diageo, Mars Inc, Deutsche Bank AG, Adidas AG và nhiều công ty khác cũng từng đồng loạt rút quảng cáo khỏi YouTube sau khi chúng xuất hiện trên những video không phù hợp.
"Chúng tôi dừng quảng cáo trên YouTube và Google ngay khi biết tin. Chúng tôi rất sốc và không ngờ rằng quảng cáo lại được phát trên những nội dung nhạy cảm như thế", đại diện Deutsche Bank nói vớiBloomberg.
Đầu năm 2017, YouTube cũng đối mặt với làn sóng rút quảng cáo từ hàng chục công ty lớn như Johnson & Johnson, JPMorgan Chase, Verizon, AT&T, Starbucks, Pepsi, Walmart, Sainsbury's, Toyota, Volkswagen, HSBC, Marks and Spencer, L'Oreal...
"> YouTube 'nuôi' kênh bẩn nhờ dòng tiền từ doanh nghiệp Việt Nam
Chiếc camera (màu đen) gắn trên trần gần cửa sổ xe khách - Ảnh: Hải Đăng
“Bây giờ rất ít thấy cảnh sát trên đường phố ha, vì camera đã được lắp khắp mọi nơi. Họ chỉ cần ngồi xem camera và nếu có vi phạm gì sẽ phạt ngay, cung cấp bằng chứng đàng hoàng không có chối được ha”, anh Trung nói tiếng Việt giọng Bắc, cuối câu thường thêm vào tiếng đệm "ha" như thói quen của người Hoa.
Các lái xe ở Trung Quốc được cấp cho 12 điểm, người hướng dẫn viên nói. Cứ mỗi lần vi phạm luật giao thông số điểm sẽ bị trừ, nếu bị trừ hết điểm sẽ phải thi lại. Lỗi vượt đèn đỏ hay lùi xe trên cao tốc sẽ bị trừ tới 6 điểm một lần vi phạm, vi phạm hai lần các lỗi này sẽ mất hết 12 điểm và có thể bị cấm thi lấy bằng trong một thời gian nhất định.
Nếu lái xe vượt tốc độ cho phép cũng sẽ bị trừ điểm, và việc phát hiện lái xe quá tốc độ cũng áp dụng các biện pháp công nghệ chứ không cần con người can thiệp.
“Chính sách Trung Quốc bây giờ nghiêm chỉnh lắm, ai cũng phải chấp hành ha. Vì bây giờ anh đi đâu làm gì cũng bị phát hiện. Các “công ty hai ngón” bây giờ cũng giảm hẳn nhờ chính phủ đầu tư lắp camera ha”, anh Trung nói về việc trộm cắp trên xe và đường phố.
“Bây giờ kể cả anh đi lạc cảnh sát cũng tìm ra nhanh cực kỳ. Chỉ cần biết anh bắt đầu bị lạc chỗ nào, người ta sẽ trích xuất camera, dù anh xuất hiện nhỏ xíu trong hình cũng có thể được phóng to lên để nhìn rõ mặt, sau đó sẽ dò tìm hình ảnh của anh ở các camera chung quanh. Nhanh tìm ra lắm ha”, người đàn ông kể chuyện cho khách nghe trên chặng đường từ Quảng Châu về Chu Hải, hai thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông.
Khởi hành khi trời đã rất tối, đoàn khách thường xuyên được hướng dẫn viên nhắc nhở phải lên xe đi nhanh để về Chu Hải trước 2 giờ khuya. Vì khoảng thời gian từ 2 giờ đến 5 giờ sáng các xe du lịch chở khách bị cấm chạy để bảo đảm an toàn. Bất kể đang chở khách trên đường, đến thời điểm bị cấm, xe phải dừng lại, tài xế và khách có khi phải ngủ trên xe.
Trong 4 ngày công tác tại Chu Hải và Quảng Châu, việc đầu tiên người hướng dẫn nhắc nhở khách khi bước lên xe là phải thắt dây an toàn. Dù ngồi xe khách nhưng mọi người buộc phải cài dây, nếu không mỗi khách sẽ bị phạt hàng trăm tệ.
Luật giao thông tại Trung Quốc hiện rất nghiêm khắc, chỉ cần phát hiện người lái xe có hơi men, dù chưa gây tai nạn cũng sẽ bị xử phạt. Do đó tại nhiều địa điểm ăn uống ở Chu Hải sẽ có một đội vài chiếc xe điện, những người uống nhiều rượu bia sẽ phải thuê đội “xe ôm điện” chở về nhà, sau đó người xe ôm này sẽ quay lại lái xe trả cho khách. Hiếm ai dám lái xe khi đã uống nhiều rượu bia.
Cuộc sống hàng ngày được số hoá
“Người Trung Quốc được cấp thẻ chứng minh nhân dân. Những người phạm pháp hầu như không trốn được đi đâu vì hệ thống giao thông công cộng hiện nay đa số bắt thanh toán bằng thẻ. Ngoài ra, không có khách sạn nào cho anh lưu trú nếu không có thẻ chứng minh”, anh Trung giải thích.
Cuộc sống người dân Trung Quốc hiện được số hoá hàng ngày. Mọi thứ xoay chung quanh chiếc smartphone và các ứng dụng cài đặt trên nó.
Người hướng dẫn viên này cũng nói về câu chuyện kinh điển ở Trung Quốc vốn được người nước ngoài hay truyền tai nhau: ngay cả người ăn xin ở nước này cũng dùng smartphone để xin khách chuyển tiền qua các ứng dụng như WeChat.
">Cuộc sống Trung Quốc: Giàu có hơn, công nghệ tiện ích hơn, bị kiểm soát chặt hơn
Siêu máy tính dự đoán PSV vs Juventus, 3h00 ngày 20/2
Một yếu tố (khiến email không phổ biến) là ngay từ buổi ban đầu khi triển khai Internet tại Trung Quốc, nó được sử dụng nhiều nhất bởi những người rất trẻ tuổi, nhiều trong số họ không làm việc trong các môi trường văn phòng" - Kaiser Kuo, cựu giám đốc truyền thông quốc tế của Baidu, hiện là tổng biên tập của SupChina, cho biết - "Sự hấp dẫn chính của Internet đối với họ không phải là năng suất; họ tập trung hơn vào các khả năng giao tiếp xã hội của nó".
">Gửi email cho người Trung Quốc, hiếm khi bạn được trả lời và đây là lý do tại sao
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Công ty cổ phần Thế Giới Số (Digiworld) hôm 24/4, công ty này đề xuất phát hành trái phiếu tổng trị giá 150 tỷ đồng nhằm có vốn chuẩn bị cho các kế hoạch kinh doanh mới. Trong các kế hoạch mới, Digiworld để ngỏ khả năng phân phối TV Xiaomi tại Việt Nam.
“Quy mô thị trường TV đạt 40 tỷ USD, bằng nửa thị trường di động. Do đó thị trường này rất màu mỡ”, ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch kiêm CEO Digiworld nói.
Bên cạnh việc có thể tung ra mảng TV thì Digiworld - một trong ba công ty phân phối hàng công nghệ lớn tại Việt Nam - vẫn kiên trì bám mảnh đất mới là hàng tiêu dùng.
TV Xiaomi bán tại thị trường Trung Quốc - Ảnh: Hải Đăng
Mảng phân phối hàng tiêu dùng của Digiworld năm 2018 đạt 75 tỷ đồng, mặc dù tăng trưởng 50% so với năm ngoái nhưng chỉ đạt được 38% kế hoạch đề ra, cho thấy khó khăn nhất định của Digiworld khi muốn vươn sang lĩnh vực kinh doanh mới mẻ.
Ông Việt giải thích nguyên nhân không đạt kế hoạch đề ra ở mảng tiêu dùng do công ty con CL phụ trách ngành này hoạt động không hiệu quả, Digiworld đang cơ cấu lại.
Ngành hàng tiêu dùng của Digiworld hiện có sản phẩm sữa y tế của Nestle; kem đánh răng, nước giặt, bàn chải,...; các loại thực phẩm chức năng.
Được biết đến như một trong 3 nhà phân phối hàng công nghệ lớn tại Việt Nam, Digiworld vài năm gần đây mở rộng sang thực phẩm chức năng và hàng tiêu dùng trong bối cảnh mảng công nghệ không còn “dễ ăn” như trước.
Thay vì bán hàng qua nhà phân phối như trước, vài hãng điện thoại lớn như Oppo, Samsung, Apple chọn cách bán hàng trực tiếp tới nhà bán lẻ, khiến vai trò các nhà phân phối như Digiworld giảm hẳn, ảnh hưởng doanh thu.
Mở rộng kinh doanh sang ngành hàng mới vài năm gần đây nhưng đóng góp của chúng vào doanh thu Digiworld vẫn chưa đáng kể. Trong gần 6.000 tỷ doanh thu năm 2018 của công ty này, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động vẫn chiếm đến 4.755 tỷ đồng, tức gần 80% doanh thu.
Tuy vậy, khó khăn do các hãng không làm việc với nhà phân phối, cộng với dự báo ngành hàng điện thoại di động sẽ tăng trưởng ngang khiến Digiworld phải mở rộng sang phân phối các mảng khác, như thực phẩm chức năng và hàng tiêu dùng.
Đối mặt với những khó khăn tương tự khi thị trường di động bão hoà, các nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động hay FPT Shop đang ráo riết tìm cách mở rộng thị trường.
">Các 'ông lớn' bán lẻ, phân phối công nghệ tiếp tục tìm lối đi mới
Theo nhóm nghiên cứu MIT, phần mềm nhận diện mặt thiên vị người da trắng và ưu ái đàn ông hơn phụ nữ. Kết luận được rút ra sau khi họ tiến hành một cuộc thí nghiệm chuyên sâu.
Nhà nghiên cứu Joy Buolamwini và các cộng sự đã xây dựng một bộ dữ liệu gồm 1.270 khuôn mặt của các chính trị gia, được lựa chọn dựa vào xếp hạng quốc gia của họ xét về bình đẳng giới (nói một cách khác quốc gia có nhiều phụ nữ làm việc trong các công sở). Nhóm nghiên cứu sau đó tiến hành kiểm tra mức độ chính xác của 3 hệ thống nhận diện mặt do Microsoft, IBM và Megvii (công ty ở Trung Quốc) phát triển.
Kết quả thu được cho thấy, sự thiếu chính xác trong việc nhận diện giới tính phụ thuộc vào màu da của đối tượng. Việc nhận diện nhầm giới tính xảy ra không đầy 1% đối với đàn ông da sáng màu, 7% với phụ nữ da sáng màu nhưng tới 12% nam giới da tối màu và 35% phụ nữ da tối màu.
Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện sự thiếu chính xác của công nghệ nhận diện mặt. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy nhu cầu phải có các bộ dữ liệu phong phú hơn cũng như sự đa dạng trong những người sáng tạo và triển khai các công nghệ như thế này, nhằm giúp có được các thuật toán nhận diện chính xác các cá nhân bất kể giới tính, chủng tộc hay các đặc điểm khác.
Năm 2015, Google từng bị một kỹ sư phần mềm lên án vì nhận diện nhầm những người bạn da đen của anh là "đười ươi" trong ứng dụng Photos. Đại gia công nghệ Mỹ đã cam kết sẽ sửa lỗi này nhưng thực tế, hãng bị cáo buộc chỉ loại bỏ từ "đười ươi" khỏi danh bạ kết quả tìm kiếm trong ứng dụng.
Tuấn Anh (Theo The Verge)
Galaxy S9 sẽ nâng cấp máy quét mống mắt và nhận diện mặt
Samsung Galaxy S9 được đồn sẽ trình làng cùng máy quét mống mắt và công nghệ nhận diện mặt nâng cấp vào đầu năm 2018.
">Phần mềm nhận diện mặt cũng ... phân biệt đối xử