您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Bristol City vs Leeds, 18h30 ngày 26/10: Chưa thể chạm ngôi đầu bảng
NEWS2025-02-22 06:49:09【Thể thao】0人已围观
简介 Pha lê - 25/10/2024 16:10 Nhận định bóng đá g trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh đêm naytrực tiếp bóng đá ngoại hạng anh đêm nay、、
很赞哦!(3556)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2
- Đáp án môn Sinh học thi THPT quốc gia 2019 mã đề 212
- Chatbot AI của Trung Quốc đạt 200 triệu người dùng
- Cách dạy con của giáo sư chủ biên Từ điển Bách khoa Toàn thư
- Nhận định, soi kèo Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2: Khách đi tiếp
- Hoảng vì bạn gái ép yêu và tung tin đồn mang thai
- Lần hiếm hoi MC Anh Tuấn VTV khoe con gái
- Phạt học sinh bằng đọc sách đạo đức, một hình thức giáo dục văn hoá nhận thức
- Nhận định, soi kèo Union Magdalena vs Millonarios, 6h30 ngày 21/2: Nối mạch bất bại
- Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2
- Trong những ngày qua, cộng đồng mạng Việt Nam lan truyền với tốc độ chóng mặt một đoạn clip quay cảnh học sinh của một trường mầm non ở Nhật chơi trò nhảy qua chướng ngại vật.
Play">
Sự thật đằng sau clip cậu bé người Nhật vượt chướng ngại vật gây sốt trên mạng
Người phụ nữ ấy tên Ngô Thị Mỹ Hạnh (sinh năm 1966, ngụ quận 4, TP.HCM). "Tôi đang học anh văn, tối nào cũng phải học đến 1h mới về", chị Hạnh giải thích. Công việc chính của chị là làm nghề nhặt ve chai. Nhưng khi bắt chuyện với người phụ nữ này, mới thấy thật không giống như những người làm ve chai khác.
Nhặt ve chai nhưng hầu hết quỹ thời gian trong ngày chị dành cho học tiếng Anh. Một ngày, chị mất khoảng 14 tiếng cho việc học. Chị lý giải: "Cách đây nửa năm, tôi hay đi ngang qua khu phố Tây, thấy người nước ngoài họ nói chuyện mà mình không hiểu, toàn phải ra dấu. Thế rồi tôi mới vào công viên 23/9 nhờ khách Tây chỉ cho mấy câu giao tiếp cơ bản. Ở đó, tôi gặp một người đàn ông nước Anh (56 tuổi). Anh này tính tình, con người dễ thương lắm nên mến, đem lòng yêu thương. Điều ấy càng khiến tôi có đông lực học ngoại ngữ để có thể hiểu những gì anh ấy nói, thay vì cứ dùng dấu hiệu", chị Hạnh bật mí.
Ở tuổi 50, chị vẫn nảy sinh tình yêu cũng bởi duyên phận chị không trọn vẹn. Thời con gái, chị xinh xắn, gia đình cũng khá giả nên có nhiều người theo đuổi. Nhưng không mối tình nào tròn 1 năm "vì họ đến với tôi đều lợi dụng, nên tôi chẳng còn niềm tin với đàn ông", chị chia sẻ. Cứ thế, khi tuổi gần 50, người phụ nữ này vẫn "chăn đơn gối chiếc" mỗi đêm, dù cho gia đình luôn thúc giục.
Thế rồi, 2 năm trước, trời xui đất khiến thế nào mà trong 1 lần qua quận 7, chị lại đem lòng yêu thương một người đàn ông kém mình 3 tuổi. Anh ta làm bảo vệ, đã ly dị vợ ở quê. Trong mắt chị, người đàn ông này đấy cuốn hút và đào hoa, đẹp trai. Mặc gia đình căn ngăn, không cần đám cưới, hôn thú, chị dọn về quận 7 ở với người yêu. "Thế nhưng, chỉ sau 1 năm, tôi nhận ra bản chất thật của anh ta. Một người lăng nhăng, giờ vẫn đang cặp bồ, chỉ thích ăn bám vào tôi. Bao nhiêu tiền tôi làm được đều phải nuôi ông ấy. Tháng 11/2014 tôi bị bệnh nặng, ông ta không quan tâm. Khi khỏi bệnh tôi quyết định chia tay, dọn về nhà mẹ ở quận 4", chị chia sẻ.
Và chị vẫn tiếp tục đi nhặt ve chai. Lý do chị đến với nghề này cũng đầy tình cờ. Năm 2012, khi qua quận 7, thấy bà ve chai ngoài 70 tuổi liêu xiêu với chiếc xe đạp chị chạy đến giúp. Sau đó, có ve chai gì, chị đều cho bà này. Thấy nghề này kiếm ăn được nên chị đi làm luôn. Trước đó, chị không có công ăn, việc làm, gần 20 năm ròng chỉ ở nhà lo nội trợ.
"Hơn 20 năm trước, tôi cũng từng làm giáo viên ấy chứ, dạy cấp 1. Nhưng làm được 3 năm thì nghỉ vì lương thấp mà thấy tồn tại nhiều điều không công bằng", chị hạnh chia sẻ. Từ đó, chị gần như ở nhà, không làm ăn gì.
Từ khi quen người đàn ông ngoại quốc, chị Hạnh đặt mục tiêu phải thành thạo tiếng Anh. Chị đầu tư hẳn cuốn kim từ điển, mua nhiều giáo trình ngoại ngữ và luôn mang theo bên người để học.
Những bài nghe thì chị tải vào điện thoại. Chị không học nặng về ngữ pháp, lý thuyết mà chủ trương về cách phát âm, giao tiếp. "Mình cứ mua giáo trình rồi nghe đọc theo từng bài. Cứ nghe đi nghe lại nhiều lần là sẽ thuộc. Ban đầu tôi thấy tuổi mình học sao khó quá, sợ khó tiếp thu. Nhưng một thời gian chăm chỉ thấy tiếng Anh cũng dễ", chị nói.
Mỗi ngày chị đặt mục tiêu là học nghe, học phát âm, cách viết khoảng 20 câu đàm thoại. Nhiều người đi đường, nhất là khách ngoại quốc thấy thích thú hành động của chị nên lại xin chụp hình. Khi ấy, chị đều giải thích là người Việt Nam ai cũng ham học hết.
Một ngày chị dành khoảng 14 tiếng để học. Buổi sáng chị ra khỏi nhà từ 5h và bắt đầu ngồi học ở vỉa hè đường Hoàng Diệu (quận 4) đến 13h. Giữa khoảng thời gian đó, chị ăn sáng, ăn trưa là những phần cơm chay hoặc cơm thiện nguyện phát miễn phí.
Buổi tối, chị học đến 1h đêm. Không có chồng, lại chỉ ở nhà nên chị hay bị các anh chị trong nhà nói lời không hay. Vì thế, dù có nhà cửa đầy đủ ở quận 4 nên người phụ nữ 50 tuổi ít khi về nhà mà ngủ nhà bạn. Điều ấy, càng khiến chị về học đến khuya muộn. Hơn nữa, chị cũng muốn tránh mặt chồng cũ nên hay về khuya, đi sớm.
Thời gian còn lại, chị đi vòng khu quận 1 nhặt ve chai. Người phụ nữ 50 tuôi nói: "Tôi hay nhặt vào sáng sớm, vì khi đó ve chai nhiều. Trước kia còn có giá nên ngày trung bình 100 ngàn, giờ thì học nhiều hơn, nên ngày chỉ có vài chục ngàn thôi".
Cách nhặt ve chai của chị cũng độc đáo, thay vì đạp xe thì lại ngồi ở yên sau, đẩy xe đi bằng hai chân. "Vì 3 ngày tôi mới bán một lần nên ve chai cấn hết vào chân, khó đạp xe. Tôi không đi nhiều, không làm nhiều nên cũng không cần phải đạp", chị lý giải.
Vì thế, bộ xích xe cũng được người phụ nữ này tháo luôn ra cho tiện.Sau nửa năm học chăm chỉ, chị có thể hiểu được phần nào khi giao tiếp với người nước ngoài. Dự định sắp tới của chị Hạnh là sẽ tìm một trung tâm ngoại ngữ để học. Và nếu vẫn còn duyên phận, chị cũng sang nước ngoài với người đàn ông phương Tây đang quen. "Hiện tại, tôi tạm xa anh ấy một thời gian để tập trung học. Ngày gặp lại, anh chắc chắn sẽ bất ngờ về khả năng ngoại ngữ của tôi. Trường hợp nếu không đi nước ngoài được thì tôi mở lớp dạy học, đồng thời sẽ mở một tiệm nhỏ bán thức ăn chay", chị chia sẻ.
(Theo Trí Thức Trẻ)
">Lý do người phụ nữ nhặt ve chai ngồi vỉa hè học tiếng Anh
Lời giải tham khảo môn vật lý thi THPT quốc gia 2019 mã đề 208 Trong sáng nay (26/6), các thí sinh tham gia thi môn Vật lý thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên.
Bài tổ hợp Khoa học tự nhiên gồm 3 môn là Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Thời gian làm bài tổ hợp Khoa học tự nhiên kéo dài 50 phút/ môn, bắt đầu từ 7h35 và kết thúc lúc 10h25.
Một trong những thay đổi của công tác tổ chức thi THPT quốc gia năm nay là giao quyền chấm thi trắc nghiệm cho các trường đại học. Những địa phương "dính" bê bối thi cử năm 2018 thậm chí còn có tới 6 đơn vị tham gia.
Ông Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho rằng bảng phân công chấm thi năm nay có thể thấy Bộ GD-ĐT đã chọn trường có kinh nghiệm để chấm trắc nghiệm nên xã hội có thể yên tâm. Dù có áp lực nhưng "vì nhiệm vụ quốc gia" nên sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất.
"Chấm trắc nghiệm phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt và sự giám sát chặt chẽ 24/24, có camera giám sát nên độ tin cậy rất cao" - ông Lý nói.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM phân tích chấm thi là công đoạn rất tốn kém, nhưng để trường ĐH chấm trắc nghiệm là cần thiết trong thời điểm này. Để xảy ra gian lận như năm ngoái là do những người tham gia trong quá trình đó cấu kết lại để vi phạm.
Ông Sơn khẳng định giao cho trường đại học chủ trì sẽ khách quan và được tin tưởng bởi: Thứ nhất, nhân sự tham gia chấm hoàn toàn không bị ảnh hưởng hoặc có cơ hội câu kết.
Thứ hai, kết quả chấm thi không có tác động đến các trường nên không có áp lực về kết quả. Thứ ba, do các trường đại học cần kết quả chính xác phục vụ cho công tác xét tuyển nên sẽ cần kết quả chặt chẽ hơn.
Ban Giáo dục
">Đáp án mã đề 208 môn Vật lý thi THPT quốc gia 2019
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Hùm xám giữ sức
Cha mẹ Việt chúng ta thường chỉ quan tâm tới việc sao cho con mình GIỎI.
Chỉ trong HỌC. Và chỉ bằng ĐIỂM.
Mà không để tâm tới vấn đề giản dị nhưng có ý nghĩa hơn rất nhiều hơn sau đây cho các con :
MANNER.
Dịch sang tiếng Việt hơi khó hết được ý nghĩa của từ này. Đại khái nó là cách cư xử và đối xử với người khác và môi trường xung quanh mình. Dạy con trưởng thành (maturity) phải bao gồm manner vào đó.
Rất nhiều các con khi đi du học ở các nước phát triển đã bị shock rất nặng vì không được dạy dỗ về manner từ nhỏ khi còn ở nhà. Các con bị chủ nhà, bị bạn bè cùng nhà hay cùng phòng cô lập và xa lánh vì chính điều này và một trong những thứ mà khiến cho người có manner và không trở nên xa cách nhau khủng khiếp là câu chuyện của việc sử dụng toilet của trẻ em chúng ta.
Hình ảnh nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản sạch bong, sáng đẹp và ngăn nắp. (Ảnh minh họa trong bài viết)
Nhiều con không được dạy dỗ về toilet manner nên :
1. Không giữ vệ sinh chung.
2. Đi tiểu tiện (chưa nói đại tiện) không giật nước. Và khi đi đại tiện không biết cách giật nước nhiều hơn 1 lần.
3. Không đóng nắp bồn cầu khi xả nước sau khi đại tiện.
4. Các bé trai không kéo nắp ngồi lên khi đi tiểu tiện vào bồn cầu.
5. Không rửa tay.
6. Khi rửa tay thì vẩy nước bắn khắp sàn hay bồn rửa mặt.
7. Không đóng cửa hay bật đèn khi vào nhà vệ sinh.
8. Không nhường nhau khi vào nhà vệ sinh.
9. Không biết cách vứt bỏ băng vệ sinh cho đúng cách. Tệ hơn có bạn còn vứt thẳng băng vệ sinh vào bồn cầu.
10. Khi đi vệ sinh mà vây bẩn thì không thấy có trách nhiệm vệ sinh sạch lại....
Gần như tất cả những thiếu sót này là những sự việc có thật diễn ra tại trung tâm Anh Ngữ của tôi và một công việc mà tôi hay làm là " rình " các con đi toilet để sau đó vào kiểm tra. Có những con sau đó được tôi gọi riêng ra khỏi phòng học để trao đổi nhẹ nhàng với con về lỗi ở toilet của con và thậm chí cùng con trở lại toilet làm vệ sinh lại.
Không biết tôi có kỳ cục không nữa khi mà tôi quan tâm tới việc các con đi toilet thế nào hơn việc các con có học tốt tiếng Anh ở trung tâm của tôi.
Những việc này, ước sao được các cha mẹ Việt coi trọng.
Thì may mắn làm sao cho các thiên thần của chúng ta.
Ps. Xin được up lên đây hình ảnh toilet công cộng ở Nhật Bản như 1 tấm gương về việc học ở toilet. Tất tần tật luôn.
Nhớ lại bao năm dạy học, trong các lớp học tại nhà của mình tôi luôn bảo học trò :"vứt rác là mọi rợ" nhưng thầy vừa quay đi khỏi là tụi nhỏ thả rác xuống sàn 1 cách lén lút và bôi kẹo cao su xuống dưới mặt bàn và ghế...
Buồn ư?Đau mới đúng."
(Theo Nguyễn Tuấn Hải/ Khám Phá)
">Bài học dạy con từ... toilet thức tỉnh hàng ngàn cha mẹ Việt
Theo một số nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu thì không hẳn là như vậy. Mặc dù lời khen rất tốt cho trẻ, nhưng nếu chúng ta khen ngợi mọi thứ mà trẻ làm, thì lời khen có thể sẽ mất đi tác dụng của nó hoặc sẽ tạo ra những đứa trẻ chỉ thích khen.
Thay vì liên tục khen ngợi học sinh, giáo viên nên nhận xét chi tiết hoặc nói về những tiến bộ cụ thể của trẻ, khuyến khích trẻ lần sau cố gắng hơn.
Nghiên cứu
Vẫn có định kiến là những đứa trẻ có lòng tự trọng cao sẽ hạnh phúc hơn, học tập tốt hơn và sau này sẽ sống tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu lại không đồng ý với quan điểm này – Marshall Duke, nhà tâm lý học lâm sàng, nhà nghiên cứu và Charles Howard Chandler, giáo sư tâm lý học ở ĐH Emory cho hay.
Xác định thế mạnh của trẻ và phát triển những điểm mạnh này mới giúp trẻ hình thành sự tự tin, hơn là cứ liên tục khen ngợi – Duke nói. Khen ngợi cũng sẽ không có tác dụng nếu như lời khen nào cũng giống nhau. Ví dụ như, nếu tất cả học sinh trong lớp đều được khen vẽ đẹp, trong khi các em đều biết có một số bạn vẽ đẹp hơn hẳn, thì lúc này lời khen mất đi ý nghĩa.
“Những nhận xét trung thực có tác dụng về lâu về dài hơn lời khen sáo rỗng” – Duke khẳng định.
Người lớn thường có thói quen không nói cho trẻ biết mình sai. Điều đó sẽ không giúp trẻ đối mặt với nghịch cảnh khi chúng lớn lên. “Đó là cách mà thế giới hoạt động” – Duke nói thêm.
Cân bằng
Cần khen trẻ chọn lọc hơn và cụ thể hơn không phải là một ý kiến mới mẻ, tuy nhiên nó bắt đầu vượt qua quan điểm cũ là khen càng nhiều càng tốt – theo Benjamin Mardel – nhà nghiên cứu của Project Zero thuộc ĐH Harvard.
“Trẻ có thể nhận ra những lời khen sáo rỗng và giả tạo. Chúng có thể học được nhiều hơn từ những nhận xét cụ thể. Khen ngợi phải dựa trên cái gì đó có thật” – ông Mardel nói.
“Niềm vui và sự hứng thú trong học tập có thể cùng tồn tại với một vài căng thẳng và lo lắng. Đó cũng là một phần của học tập” – ông nói.
Giáo viên có thể giúp trẻ hình thành lòng tự trọng bằng cách tạo không khí lớp học thoải mái, an toàn và các em có thể giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. “Điều đó quan trọng hơn là việc giáo viên khen các em những gì”.
Trẻ nghiện lời khen
J.D. Hawkins – tư vấn viên ở Trường Trung học thử nghiệm thuộc ĐH Bang Illinois, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Tự trọng quốc gia đồng ý rằng tạo không khí để trẻ cảm thấy an toàn là một yếu tố quan trọng để trẻ nuôi dưỡng lòng tự trọng.
“Tôi không tin bạn có thể cho ai đó lòng tự trọng, nhưng bạn có thể tạo ra môi trường để phẩm chất đó phát triển” – ông Hawkins nói.
Mặc dù khen ngợi không giúp hình thành lòng tự trọng, nhưng tư vấn viên này cũng cho rằng: “Giá trị bản thân của trẻ dựa trên những gì người khác nói, và đó không phải là thứ tự trọng lành mạnh. Trẻ không thể làm được gì nếu chúng không được khen ngợi”.
Khen thận trọng
Dù vậy không phải ai cũng đồng ý với quan điểm nên khen ít hơn thì tốt hơn. Barry Lubetkin – chuyên gia tâm lý, giám đốc Viện Trị liệu hành vi (New York) thì nói rằng nếu được lựa chọn, ông sẽ luôn chọn thà khen nhiều còn hơn.
“Tôi lo ngại rằng người ta sẽ thấy sự thay thế cho khen ngợi là không khen nữa” – ông Lubetkin chia sẻ với tờ Education World. “Tôi có những bệnh nhân nói rằng họ không được khen khi còn nhỏ. Nếu tôi phải phạm sai lầm, tôi thà chọn sai lầm vì khen quá lời còn hơn là không khen”.
Ông Lubetkin thừa nhận rằng có thể khen quá nhiều sẽ làm trẻ chán ngấy và ít chuẩn bị cho những khắc nghiệt của cuộc sống sau này, nhưng trong một số trường hợp, phụ huynh có thể khen có lựa chọn.
“Nếu một đứa trẻ đã rất cố gắng phần từ vựng và mang về nhà một điểm A thì khen ngợi là thích hợp và chỉ ra rằng trẻ nhận được điểm A là nhờ học tập chăm chỉ. Nhưng nếu đứa trẻ đó bình thường đã làm tốt ở phần từ vựng rồi thì cũng không cần phải khen ngợi nữa”.
Đội trưởng đội cổ vũ
Bất chấp ý kiến của một số nhà nghiên cứu, Lori Palmer – người đang dạy giáo dục đặc biệt ở Trường Tiểu học Jacob Gunther (New York) cho rằng cô nhìn thấy những kết quả tích cực từ việc khen ngợi các em hằng ngày.
“Ngày nào tôi cũng giống như một đội trưởng đội cổ vũ” – cô Palmer chia sẻ. “Lời khen luôn giúp chúng tiếp tục làm tốt. Khi trẻ nghe thấy những câu như “Con thật tuyệt”, “làm tốt lắm”, “con thật thông minh”, điều đó rất có ý nghĩa với trẻ. Trẻ biết là mình được khen vì ít nhất mình đã cố gắng”.
Cô Palmer cho rằng có thể những lời khen đó không cần thiết ở một lớp học bình thường, nhưng lại rất cần cho giáo dục đặc biệt. Cô vẫn tin rằng khen ngợi là tốt cho trẻ.
- Nguyễn Thảo(Theo Education World)
Coi chừng trẻ nghiện lời khen
Hoa hậu Thuỳ Tiên táo bạo không diện nội y với đầm dập ly chất liệu xuyên thấu, thân trên là các hoạ tiết ô vuông nhỏ xen kẽ, gợi cảm để lộ một phần ngực. Hoa hậu Lương Thuỳ Linh đằm thắm, thanh lịch khi phối đầm dài và vest dạng không cổ bên ngoài chiếc sơ mi trắng khoét ngực. Cô chọn vòng cổ, hoa tai lấp lánh để tạo điểm nhấn. Sau khi gây chú ý với bức ảnh diện bikini giữa trời tuyết, Á hậu Thảo Nhi Lê tiếp tục theo đuổi phong cách quyến rũ. Cô phối trang phục đen xuyên thấu hoạ tiết hoa hồng bên ngoài bikini cùng màu. Myra Trần diện trang phục mỏng tang màu xanh mint, hơi hướng thập niên 80. Phom dáng bó sát tôn hình thể của giọng ca ‘Môi chạm môi’. Huấn luyện viên Rap Việt mùa 3 - Andree Right Hand tích cực ‘lăng xê’ phong cách Blokecore với áo đấu hockey. Chủ hit ‘Dân chơi sao phải khóc' cũng nổi tiếng với vẻ ngoài ‘dân chơi' khi thường xuyên xuất hiện cùng chiếc kính đen và trang sức lấp lánh. Rapper HIEUTHUHAI xuất hiện trên bìa tạp chí Elle với trang phục denim on denim hoạ tiết kẻ ô bắt mắt, bên trong là áo ba lỗ trắng nam tính. Mỹ Anh hoá ‘món quà’ khi khoác phụ kiện hình chiếc nơ khổng lồ. Nữ ca - nhạc sĩ Gen Z mặc sơ mi trắng có phần tay cách điệu bồng bềnh, hài hoà với 'chiếc nơ' oversized. Châu Bùi ‘hở bạo’ trong chiếc đầm dạ hội nhung đen cut-out quyến rũ, được thiết kế cắt ngang thân người lạ mắt. Phần tà dính liền trang phục ở một bên và để dài ở bên còn lại. Nữ fashionista để tóc ngắn đánh rối, đeo kính mắt hoạ tiết sọc ngựa vằn. Top 7 Vietnam Idol 2023 - Vũ Hiền Hellen thả dáng trong trang phục 2 mảnh hơi hướng flamenco. Làn da nâu, vóc dáng săn chắc cùng chiếc đầm đỏ nổi bật tạo cho nữ ca sĩ cảm giác như một vũ công Latinh. Thanh Phi
Hương Giang toả sáng tựa nữ thần, Chi Pu đẹp mong manhHương Giang tỏa sáng với đầm dài lấp lánh, Chi Pu đẹp mong manh với đầm công chúa tinh khôi.">Châu Bùi hở bạo, Hoa hậu Hương Giang hoá cô gái Tây Tạng