您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Soi kèo góc nữ Brazil vs nữ Tây Ban Nha, 2h00 ngày 7/8
NEWS2025-02-08 14:07:03【Ngoại Hạng Anh】4人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 06/08/2024 06:26 Kèo phạt góc lịch đá v leaguelịch đá v league、、
很赞哦!(5373)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al
- Bùng nổ nhu cầu dùng deepfake nói chuyện với người đã khuất tại Trung Quốc
- Điểm mặt những tính năng đỉnh cao của loạt iPad Pro mới trong 1,5 phút
- Phổ điểm các môn thi THPT quốc gia 2019
- Nhận định, soi kèo Al Orobah vs Al Wehda, 20h05 ngày 7/2: Khách thắng thế
- Lỗ hổng mới trong WinRAR có thể dẫn đến các chiến dịch tấn công APT diện rộng
- Nhiều sai phạm trong sử dụng, thi tuyển viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam
- Chàng trai mù một mắt do đeo kính áp tròng khi ngủ
- Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Deportivo Saprissa, 09h00 ngày 5/2: Lợi thế sân nhà
- Làm thế nào để bảo vệ dữ liệu khi sử dụng camera AI?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Vallecano vs Valladolid, 3h00 ngày 8/2: Tiếp cận top 5
Số lượng các cuộc tấn công mạng có xu hướng ngày càng gia tăng. Xét trên phạm vi toàn cầu thì có đến 33,4% các cuộc tấn công mạng trong nửa cuối năm 2020 đã nhắm vào các hệ thống điều khiển công nghiệp, tăng 0,87% so với nửa đầu của năm.
Trong khi đó, tội phạm mạng chưa ngừng để mắt tới các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thực tế là các tổ chức tội phạm mạng đang tăng cường các đợt tấn công nhắm tới khu vực này, nơi đang thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư vào chuỗi cung ứng và logistic.
Thực tế, không phải quốc gia nào cũng có đủ năng lực để xử lý các mối đe dọa mạng một cách triệt để. Để có được năng lực ứng phó linh hoạt trên không gian mạng (cyber-resilience), các quốc gia cần bắt đầu thực hiện chương trình nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng cũng như xây dựng văn hóa hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Các cấp độ ứng phó trên không gian mạng
Trước khi nói đến việc đào tạo và nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng, chúng ta cần nhìn nhận sự khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực.
Trên cơ sở năng lực ứng phó với các cuộc tấn công mạng, chúng ta có thể phân chia các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thành ba nhóm như sau:
Mức cao: Những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, đã có chiến lược rõ ràng và đang tiếp tục nâng cao trình độ phát triển.
Mức trung bình: Các quốc gia đã xác định tấn công mạng là một vấn đề cấp thiết và đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đối phó.
Mức thấp: Các quốc gia mới bắt đầu nhận thức được vấn đề an toàn, an ninh mạng, chủ yếu bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng gia tăng trong nước.
Thực trạng an toàn, an ninh mạng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Tôi lấy ví dụ một vài (không phải là tất cả) quốc gia trong khu vực đã thực hiện nhiều nỗ lực đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Singapore là một ví dụ điển hình cho một quốc gia đang nỗ lực nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng. Năm 2019, quốc gia này đã chi 30 triệu USD triển khai Dự án xây dựng Trung tâm Bảo mật An toàn, an ninh mạng ASEAN - Singapore (ASEAN - Singapore Cybersecurity Centre of Excellence) dự kiến kéo dài trong 5 năm giúp cung cấp các chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và chính sách cho các nước thành viên trong khu vực từ đó nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng của toàn khu vực. Dự án nãy cũng tạo đà thúc đẩy sự phối hợp giữa các nước thành viên ASEAN trong nghiên cứu, chia sẻ kiến thức và công tác đào tạo ứng phó với các mối đe doạ an toàn, an ninh mạng.
Chúng ta cũng chứng kiến nước Úc ưu tiên vấn đề bảo mật dữ liệu thông qua việc năm ngoái nước này ban hành Chiến lược An ninh mạng 2020 và chi 1,67 tỷ đô la Úc để thực hiện trong vòng 10 năm tới. Chiến lược bao gồm 3 trụ cột là xây dựng hệ sinh thái số mạnh mẽ hơn, phát triển lực lượng lao động chất lượng cao và bảo vệ người dân Úc cho chúng ta thấy quốc gia này đang rất coi trọng vấn đề an toàn, an ninh mạng.
Nhật Bản cũng đang dần tích hợp vấn đề an ninh mạng vào chương trình nâng cao năng lực trong khối ASEAN, bao gồm các cơ chế phối hợp với từng quốc gia Đông Nam Á và cơ chế riêng với Hoa Kỳ. Thông qua các cơ chế như Hội nghị Chính sách An ninh mạng ASEAN - Nhật Bản lần đầu tiên được tổ chức năm 2009, Nhật Bản đã dần mở rộng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực như thông báo lẫn nhau khi phát hiện sự cố mạng; hợp tác ba bên giữa chính phủ, doanh nghiệp và giới nghiên cứu; xây dựng cơ sở hạ tầng mới như thành lập Trung tâm Nâng cao Năng lực An toàn, an ninh mạng ASEAN - Nhật Bản (ASEAN - Japan Cybersecurity Capacity Building Center) tại Thái Lan hay tổ chức các khóa đào tạo trong các lĩnh vực như hệ thống điều khiển công nghiệp giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia đang ở mức độ trung bình cần tập trung ưu tiên công tác đào tạo và nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng nếu muốn nâng hạng lên mức độ cao.
Lấy ví dụ như Việt Nam là quốc gia rất chủ động trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và đặt ra tiêu chí để đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong các cơ quan chính phủ cũng như trong hợp tác với khu vực tư nhân. Một số biện pháp có tính bước ngoặt phải kể đến là việc ban hành Luật An toàn Thông tin, các quy định về ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về đảm bảo hệ thống thông tin theo cấp độ trong các cơ quan nhà nước và ở khu vực tư nhân.
Việt Nam cũng đã ban hành hai đề án quốc gia về an toàn, an ninh mạng cho 5 năm tới, trong đó khuyến khích khu vực tư nhân cùng chung tay với Chính phủ để cung cấp thông tin tới người dùng, cấp học bổng cũng như cùng tổ chức các chiến dịch và khóa đào tạo về an toàn, an ninh mạng. Nổi bật nhất là Chiến dịch "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc" được tổ chức trong năm 2020 có sự tham gia và đồng hành của 18 doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, bao gồm cả công ty Kaspersky.
Trong khi đó, Ấn Độ và Indonesia đều đang chuẩn bị ban hành chiến lược an ninh mạng quốc gia, trong đó nhấn mạnh nhận thức của Chính phủ về tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng.
Ngay khi phải đương đầu với làn sóng tấn công mạng gia tăng chưa từng có kể từ khi đại dịch bùng phát, Ấn Độ đã tiến hành đào tạo an toàn, an ninh mạng cho hàng ngàn công chức và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trọng yếu, tăng cường đầu tư vào lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, thiết lập thỏa thuận hợp tác với các nước ngoài khối ASEAN như Nhật Bản, Israel hay gần đây nhất là Bahrain nhằm tăng cường phối hợp trong nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng, nghiên cứu, phát triển và bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu.
Nỗ lực mới nhằm thúc đẩy đào tạo và nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng cần được xây dựng hay tích hơp với các sáng kiến hiện có. Tuy Ấn Độ đã có nhiều sáng kiến khác nhau nhưng lại chưa thể kết nối những sáng kiến này thành một chiến lược toàn diện và nâng cao nhận thức an toàn, an ninh mạng trên quy mô toàn xã hội.
Tương tự như Ấn Độ, Indonesia tin tưởng việc tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng sẽ giúp quốc gia này đạt được lợi ích quốc gia như ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế. Việc thành lập Cơ quan Mật mã và Không gian mạng Quốc gia (BSSN) đã giúp Chính phủ Indonesia quy tụ các chuyên gia hàng đầu và cả người dân nhằm tăng cường nhận thức về an toàn, an ninh mạng, đồng thời giải quyết vấn đề thiếu hụt chuyên gia an toàn, an ninh mạng trong nước.
Các sáng kiến về đào tạo và nâng cao năng lực an toàn, an mạng sẽ hỗ trợ Chính phủ Indonesia giải quyết các vấn đề liên quan đến lọt lộ dữ liệu và thực hành chia sẻ dữ liệu. Quốc gia này đã liên tiếp ghi nhận các sự cố lọt, lộ dữ liệu và sự cố gần đây nhất liên quan đến quỹ bảo hiểm y tế quốc gia đã buộc các cơ quan chính phủ phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn và xử lý kịp thời nhằm bảo vệ an toàn thông tin và hạ tầng trọng yếu. Bên cạnh đó, các sáng kiến về chia sẻ dữ liệu cho phép các cơ quan chính phủ tái sử dụng dữ liệu và có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực hướng tới các cơ hội phát triển, đem lại lợi ích chưa từng có cho toàn xã hội.
Trong khi một số các quốc gia đã và đang chủ động lên kế hoạch về an toàn. an ninh mạng thì một số khác lại đang bị tụt hậu bởi họ không có đủ nhận thức và thực tiễn, hoặc đối với họ chưa đúng thời điểm cho những kế hoạch như vậy.
Tôi cho rằng, điều quan trọng là chiến lược của mỗi quốc gia cần phải toàn diện để giúp họ khắc phục các yếu điểm của mình. Các quốc gia cũng nên tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và trong khu vực cho mục tiêu đó.
Hợp tác an toàn, an ninh mạng trong khu vực
Trong khi các quốc gia đang lập và thực thi các chiến lược an toàn, an ninh mạng, tôi cho rằng hợp tác giữa các nước trong khu vực cũng như hợp tác với khu vực tư nhân là yếu tố cốt lõi để nâng cao kiến thức và năng lực.
Thực tế là các thể chế đa phương tại Châu Á đã nhiều lần trao đổi, đối thoại về vấn đề an toàn, an ninh mạng. Tuy nhiên, còn nhiều dư địa cho đối thoại như vậy phát triển sâu rộng hơn, không chỉ trong khuôn khổ ASEAN mà còn trong khối APEC, nơi mà các vấn đề an toàn, an ninh mạng có thể được thảo luận song song với các chủ đề rộng hơn như dòng chảy dữ liệu hay chuyển đổi số.
Hiện nay, tội phạm mạng đang ngày càng nguy hiểm và khó lường, tình trạng lây nhiễm mã độc ngày càng gia tăng, đặc biệt trong khu vực vực Châu Á - Thái Bình Dương nơi có sự phân hóa cao về rủi ro đe dọa an toàn, an ninh mạng. Trong bối cảnh địa chính trị và đại dịch đang tiếp diễn, các cơ quan chính phủ sẽ tiếp tục là mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn cộng mạng như hoạt động gián điệp hay tấn công có động cơ chính trị.
Cho dù những thực tiễn và biện pháp của quốc gia nêu trên vẫn tiếp tục thay đổi, nhưng đó sẽ là một số gợi ý cho các quốc gia khác trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược an toàn, an ninh mạng của mình để có được năng lực ứng phó linh hoạt trên không gian mạng và giảm thiểu nguy cơ nghiêm trọng.
Các quốc gia cần có cách tiếp cận đa chiều để có thể đương đầu với các mối đe dọa an toàn, an ninh mạng như hiện nay. Từ kinh nghiệm của Kaspersky thì cách thức hiệu quả nhất chính là không ngừng nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh mạng. Điều này đòi hỏi chính phủ các quốc gia cần phải gắn kết hơn nữa với các tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, trong đó có các nhà cung cấp dịch vụ an toàn, an ninh mạng để đánh giá, kiểm định độ tin cậy của sản phẩm, quy trình nội bộ và hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là trụ cột quan trọng mà Kaspersky luôn đề cao. Bên cạnh đó, các quốc gia đồng thời cần liên tục tăng cường đào tạo kỹ năng và thúc đẩy hợp tác nhằm nâng cao năng lực ứng cứu sự cố tấn công mạng, đảm bảo an toàn và lợi ích cho người dân.
(Theo ICTvietnam)
Hợp lực giải các bài toàn quốc gia về an toàn thông tin mạng
Với thỏa thuận hợp tác mới ký kết, Trung tâm NCSC và Viettel Cyber Security khẳng định cam kết chung tay, đồng hành để nhận nhiệm vụ giải quyết các bài toán lớn, các bài toán quốc gia về an toàn thông tin mạng.
">Khỏa lấp những thiếu sót: Câu chuyện về nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng tại Châu Á
Tọa đàm Bảo tồn văn hóa truyền thống trong trang phục truyền thống phụ nữ Việt Nam-Ấn Độ do Hội Hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ và Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda (Đại sứ quán Ấn Độ) vừa tổ chức.
Buổi toạ đàm có sự tham gia của bà Manu Verma - phu nhân Đại Sứ Ấn Độ, ông Pranay Verma - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, bà Phan Lan Tú - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội cùng với những tên tuổi nổi tiếng khác như NTK-NSƯT Đức Hùng, Hoa Hậu Ngọc Hân…
Tại sự kiện, Ngọc Hân chia sẻ với các khách mời về kỷ niệm khó quên của cô khi dự đám cưới của một đại gia Ấn Độ tại New Delhi vào năm 2019. Chuyến đi cũng tạo cảm hứng cho cô thực hiện bộ sưu tập áo dài về văn hoá Ấn Độ. Cô hy vọng rằng sẽ có dịp quay trở lại đất nước Nam Á và mang những trang phục do mình thiết kế để giới thiệu đến người dân.
Ngọc Hân và Phí Thùy Linh. Bà Manu Verma chia sẻ về trang phục truyền thống của phụ nữ quốc gia này và phân tích những nét tương đồng Sari của Ấn Độ và áo dài Việt Nam: "Cách trang trí hoa văn, họa tiết trên áo, khăn của phụ nữ Việt Nam độc đáo, mang đậm tính văn hóa bản địa, khá giống với trang phục Ấn Độ, đặc biệt là vùng Đông Bắc của chúng tôi. Ngoài ra, trang phục truyền thống khơi gợi sức mạnh tiềm ẩn bên trong người phụ nữ. Đó là khả năng chăm sóc gia đình, đức hy sinh, sự khéo léo, nét duyên dáng".
Theo bà, trang phục truyền thống như một "mã định danh" của mỗi người phụ nữ, là nét đẹp văn hóa của một quốc gia, ghi lại dấu ấn các giai đoạn của lịch sử.
Bà Manu Verma và NTK Đức Hùng. "Trong lịch sử Ấn Độ, nữ hoàng Jaipur mặc Sari cưỡi ngựa ra trận thì Việt Nam cũng có Hai Bà Trưng mặc trang phục truyền thống cưỡi voi đánh giặc. Trang phục của phụ nữ Ấn Độ gắn liền với bản sắc văn hóa, khí hậu từng vùng, tương tự như trang phục của phụ nữ Việt Nam.
Các bạn có thể thấy phụ nữ Ấn Độ mặc trang phục truyền thống ở bất cứ đâu, dù họ làm trong ngành nghề nào. Trong sự kiện quan trọng như lễ cưới, không chỉ cô dâu mà toàn bộ khách tham dự đều mặc trang phục truyền thống", bà Verma cho biết.
Bức ảnh chụp các kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ dành giải Nhất cuộc thi ảnh do Hội Hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ (Hà Nội) tổ chức. NTK Đức Hùng cũng mang tới sự kiện nhiều câu chuyện lịch sử cũng như hiểu biết của mình về sự hình thành phát triển của tà áo dài. Anh nói về sự thay đổi của tà áo dài Việt Nam qua các thời kỳ, từ thời nhà Nguyễn tới thời thực dân Pháp. Cách gọi tà áo dài cũng vì thế mà thay đổi nhiều, đến ngày hôm nay trở thành một hình ảnh thiêng liêng và là một sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.
NTK Đức Hùng cũng bày tỏ niềm tự hào rằng áo dài ngày càng phổ biến hơn trong đời sống và nhiều nhà thiết kế Việt Nam đã mang tà áo dài Việt tới những sàn diễn quốc tế. Bên cạnh đó, các đại diện Việt Nam tại các cuộc thi nhan sắc cũng đã để lại ấn tượng về vẻ đẹp của trang phục truyền thống Việt Nam trên thế giới. "Nhìn thấy tà áo dài ở đâu, ta nhìn thấy Tổ quốc ở đó", NTK Đức Hùng chia sẻ.
Ngân An
BST áo dài mừng 20/10 bắt mắt của Cao Minh Tiến
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, NTK Cao Minh Tiến ra mắt bộ sưu tập được anh thực hiện công phu suốt mùa dịch thứ 4 vừa qua.
">Hoa hậu Ngọc Hân, Phí Thuỳ Linh dự sự kiện của Đại sứ quán Ấn Độ
Phiên bản cập nhập bảo mật của Messenger đang bị Facebook trì hoãn. Ảnh: Technians.
Forbesnhận định việc Facebook không mã hóa tin nhắn trên Messenger là không tôn trọng dữ liệu người dùng. Vào năm 2018, trong bài phỏng vấn với Vox CEO Mark Zuckerberg thừa nhận công ty này có thể nhận biết những tin nhắn có nội dung nhạy cảm, và chặn người dùng gửi các tin nhắn như vậy.
Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin WhatsApp - cũng thuộc sở hữu của Facebook - lại có tính năng mã hóa đầu cuối. Do vậy, ngoài những người trong cuộc trò chuyện, không ai, kể cả Facebook, có thể biết được nội dung tin nhắn.
Theo Forbes, việc Facebook cố tình kéo dài thời gian nâng cấp bảo mật chỉ như một cách nhằm bảo vệ WhatsApp. Hiện nay, ba nền tảng thuộc sở hữu của Facebook là Messenger, Instagram và WhapsApp đang phục vụ tới hơn một nửa dân số toàn cầu.
"Chúng ta cần phải mã hóa mọi cuộc trò chuyện trên tất cả các nền tảng. Nếu không, các công ty sẽ bán dữ liệu của người dùng và thu lợi từ đó", chuyên gia Jake Moore của công ty bảo mật ESET nói với Straight Talking Cyber.
Ba ứng dụng này đang tạo ra một siêu tổ hợp dữ liệu và chúng ngày càng khiến người dùng trở nên gắn kết hơn. Theo Zak Doffman, việc kết hợp cả ba nền tảng này vào chung một ứng dụng trò chuyện trực tuyến có thể giải quyết được vấn đề bảo vệ quyền riêng tư. Tuy nhiên, Facebook sẽ không bao giờ làm vậy vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Ngoài ra, một trong những vấn đề lớn nhất là tình trạng người xấu tiếp cận trẻ em thông qua Messenger. Hiện nay, Messenger cho phép mọi người nhắn tin cho nhau mà không cần lưu số điện thoại hoặc kết bạn từ trước.
Theo NSPCC, tổ chức bảo vệ quyền trẻ em, tính năng này khiến nhiều người lớn có thể tiếp cận trẻ em qua Messenger, dẫn tới những vụ lạm dụng. David Wilson, kẻ bị kết tội dâm ô trẻ em tại Anh đầu năm nay từng khai với cảnh sát hắn sử dụng Messenger để tiếp cận nhiều trẻ hơn.
NSPCC đang gây sức ép để Facebook thay đổi giống WhatsApp, ứng dụng cũng thuộc sở hữu Facebook. Ở WhatsApp, chỉ những người đã lưu số điện thoại của nhau mới có thể nhắn tin.
"Bước đầu tiên để giữ an toàn cho người dùng là bạn phải có một hệ thống bảo mật mạnh mẽ. Chúng tôi nghĩ rằng các chính phủ không nên cố gắng khuyến khích những công ty công nghệ đang sử dụng hệ thống bảo mật yếu kém", người đứng đầu của WhatsApp, Will Cathcart cho biết vào tháng trước.
Việc mã hóa Messenger gần như là một động thái không hề tồn tại và điều duy nhất Facebook đang làm là cố gắng kiểm soát các nội dung độc hại.
Theo Zing/Forbes
BEUC phản đối Facebook thay đổi điều khoản dịch vụ của WhatsApp
Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu ngày 12/7 thông báo rằng họ đã nộp đơn khiếu nại lên EC nhằm chống lại nỗ lực của Facebook trong việc sửa đổi các điều khoản dịch vụ cho ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
">Lý do bạn nên từ bỏ Facebook Messenger
Kèo vàng bóng đá Liverpool vs Tottenham, 03h00 ngày 7/2: Lật ngược tình thế
Video bạn thích trên Instagram, một hình ảnh tự đăng lên Facebook, hay thông tin về trường đại học từng tốt nghiệp trên LinkedIn. Bạn có thể nghĩ đó chỉ là những thông tin vô hại trong quá trình sử dụng mạng xã hội.
Tuy nhiên, với những hacker chuyên nghiệp thì tất cả đều là những "vụn bánh mì", có thể tái tạo nên dấu vết của bạn, hoặc sử dụng để lừa gạt những người liên quan.
"Khoảng 60% lượng thông tin tôi cần để tạo ra một kế hoạch tấn công tương đối tốt có thể tìm thấy ngay trên Instagram. Thường thì tôi chỉ cần khoảng 30 phút để tìm đủ các thông tin mình cần", Rachel Tobac, CEO công ty bảo mật SocialProof Security nói với Wall Street Journal.
Mọi hành động đều để lại dấu vết cho hacker
Nhiều người dùng có lẽ đã biết những hành động của họ trên mạng xã hội đều để lại "dấu vết" cho chính mạng xã hội đó khai thác. Đó là cách Facebook kiếm tiền bằng quảng cáo, hay LinkedIn bán gói dịch vụ trả tiền để bạn kết nối với người tuyển dụng tốt hơn.
Mạng xã hội thu thập thông tin của bạn, còn hacker lấy thông tin từ chính mạng xã hội đó để tấn công. Ảnh: Wall Street Journal.
Tuy nhiên, những tương tác của bạn trên mạng xã hội, cùng với các thông tin công khai cũng có thể là nguồn dữ liệu để hacker sử dụng để tấn công bạn hoặc người quen.
"Khoảng 60% lượng thông tin tôi cần để tạo ra một kế hoạch tấn công tương đối tốt có thể tìm thấy ngay trên Instagram", Rachel Tobac, CEO công ty bảo mật SocialProof Security.
Một người thích cún cưng sẽ dễ dàng bị "dụ" bấm vào đường link trong email nói về hội nuôi chó. Người thân hoặc đồng nghiệp cũng có thể bị lừa bấm vào đường link để cùng gia nhập một nhóm chúc mừng sinh nhật cho sếp. Đó là chưa kể những hình ảnh mà bạn đăng công khai đôi khi cũng chứa những thông tin quan trọng như mã định danh công dân.
"Mỗi lượt like trên Facebook hay thả tim trên Instagram đều có thể sử dụng để tạo nên một khung hình khá hoàn chỉnh về bạn và sở thích của bạn", Carrie Gardner, kỹ sư nghiên cứu bảo mật tại Viện công nghệ phần mềm Đại học Carnegie Mellon chia sẻ.
Nguy cơ bị tấn công còn tăng cao sau nhiều sự cố lộ dữ liệu của Facebook, LinkedIn gần đây. Mỗi lần lộ dữ liệu, thông tin của hàng trăm triệu tài khoản đã bị chia sẻ công khai.
Mọi dấu vết, hoạt động trên mạng xã hội đều là những "vụn bánh mì" để hacker có thể khai thác. Ảnh: Wall Street Journal.
Hacker giờ đây cũng không cần đích thân đi khai thác dữ liệu nữa. Họ có những công cụ quét thông tin, vận hành bằng AI, có thể tìm kiếm những lỗ hổng dữ liệu một cách nhanh nhất.
"Chúng ta thực sự có thể tự động hoá toàn bộ quá trình đó với AI. Tội phạm đang ngày càng ứng dụng AI nhiều hơn để tìm kiếm những con mồi ngon ăn", Aaron Barr, Giám đốc kỹ thuật tại công ty phân tích an ninh PiiQ Media nhận xét.
Hãy đối xử với mọi dữ liệu một cách thận trọng hơn
Theo Wall Street Journal, các chuyên gia về bảo mật đều khuyên người dùng nên suy nghĩ cẩn trọng hơn về những gì muốn đăng lên mạng xã hội.
"Mỗi lượt like trên Facebook hay thả tim trên Instagram đều có thể sử dụng để tạo nên một khung hình khá hoàn chỉnh về bạn và sở thích của bạn", Carrie Gardner, kỹ sư bảo mật tại Viện công nghệ phần mềm Đại học Carnegie Mellon
"Nghĩ kỹ trước khi đăng" là lời khuyên rất cơ bản nhưng không bao giờ thừa. Đừng đăng tải những thông tin cá nhân của bản thân hoặc gia đình lên những nền tảng công khai. Chúng có thể là giấy tờ cá nhân, thông tin chuyến đi chơi sắp tới, ảnh người thân, hoặc sản phẩm mà công ty của bạn sắp ra mắt.
Rất có thể bạn đã từng đăng thông tin cá nhân của mình lên mạng mà không để ý, như thẻ nhân viên chẳng hạn. Kể cả tính năng đánh dấu vị trí khi đăng ảnh cũng có thể bị hacker lợi dụng để tấn công.
Rất nhiều người có thói quen viết thông tin cá nhân, mật khẩu đăng nhập lên các tờ giấy dán ở bàn làm việc. Hãy chú ý đến chúng khi chụp ảnh và đăng ảnh mình chụp nơi công sở.
Nhiều thói quen chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có thể khiến hacker biết về bạn nhiều hơn mong muốn. Ảnh: Hackernoon.
Bạn cũng nên tránh chia sẻ email công việc của mình. Hãy tách biệt email công việc với email cá nhân, và chỉ dùng email cá nhân khi đăng ký các dịch vụ mạng xã hội. Mặc dù tính năng giấu email có trên nhiều mạng xã hội như LinkedIn hay Facebook, nhiều người không để ý và vô tình cho mọi người biết được email của mình.
Khi bạn bị lộ email, hacker có thể lợi dụng địa chỉ này để tìm cách tấn công vào toàn bộ hệ thống email, hoặc những người có trách nhiệm ở công ty. Derek Manky, Giám đốc bảo mật của FortiGuard Labs cho biết có những kịch bản can thiệp thanh toán hoàn toàn xuất phát từ những lỗ hổng trên mạng xã hội.
"Những kẻ tấn công có thể rất kiên nhẫn, chờ đợi hàng tháng liền tới thời điểm thích hợp", Rachel Tobac, CEO công ty bảo mật SocialProof Security
Ông Barr cho rằng mỗi người nên tạo ít nhất 4 địa chỉ email. Một cho việc cá nhân, một cho công việc, một cho các nội dung spam và một dành riêng cho mạng xã hội. Nguyên tắc quan trọng nhất là không dùng email công việc cho việc gì khác, và tất nhiên cũng đừng dùng chung một mật khẩu cho tất cả email đó.
Để đảm bảo hơn, bạn cũng nên tránh sử dụng chung một ảnh đại diện cho tất cả tài khoản mạng xã hội. Những công cụ quét mạng xã hội có thể nhận biết được các ảnh giống nhau, và đưa ra kết luận các tài khoản thuộc về cùng một người dù sử dụng biệt danh khác nhau.
Thậm chí, nếu muốn đảm bảo an toàn tốt nhất thì đừng sử dụng ảnh bản thân hoặc người quen làm ảnh đại diện.
"Nếu như bạn không để ảnh đại diện là bản thân, vợ chồng hay con cái thì kẻ tấn công sẽ khó có thể liên kết tài khoản giữa các nền tảng khác nhau", ông Barr nhận xét.
Khi đã biết đủ nhiều thông tin về đối tượng, hacker có thể tấn công bằng cách lừa đảo, thường gọi là hình thức phising. Ảnh: MakeUseOf.
Một lỗ hổng nữa mà ít người để ý là các ứng dụng hẹn hò. Khi làm quen người khác ở đây, bạn có thể dễ dàng chia sẻ những thông tin nhạy cảm của mình hơn. Do vậy, hãy cẩn trọng với những người làm quen qua ứng dụng hẹn hò.
Đối với những mạng xã hội tuyển dụng, bạn cũng nên hạn chế đăng số điện thoại hoặc email công việc của mình lên. Trừ trường hợp cần thiết, đừng đăng những thông tin chính xác như trường từng học hoặc công ty từng làm.
Nếu như đang tìm việc, hãy đăng tải CV trong một thời gian ngắn. Khi đã tìm được việc mới, bạn nên xoá CV đi. Đừng gửi thông tin của mình bừa bãi, mà hãy kiểm tra kỹ người vừa yêu cầu là ai.
"Những kẻ tấn công có thể rất kiên nhẫn, chờ đợi hàng tháng liền tới thời điểm thích hợp", bà Tobac nhận định. Do đó, hãy tạo thói quen kiểm tra lại những gì mình vừa đăng xem chúng có thể trở thành dữ liệu nguy hiểm về sau hay không. Xoá những thứ nhạy cảm đi là rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn không đăng chúng lên từ đầu.
Trên những mạng xã hội hướng đến kết nối bạn bè, bạn cũng nên cẩn thận khi nhận lời mời từ người quen. Rất có thể đó là một tài khoản giả mạo họ, kết bạn chỉ để moi thêm thông tin.
"Lỗ hổng có thể tồn tại ở bất cứ đâu. Mạng xã hội chính là miền tây hoang dã", ông Barr nhận xét.
(Theo Zing)
Hacker đánh cắp và kiếm tiền từ thông tin cá nhân người dùng thế nào?
Dữ liệu cá nhân của bạn như số điện thoại, mật khẩu, địa chỉ, ngày tháng năm sinh... đều là miếng mồi béo bở để hacker kiếm tiền.
">Cách hacker 'đọc' những gì bạn đăng trên mạng xã hội
Kết quả kiểm tra đột xuất cho thấy một phòng khám chuyên khoa Nội, gần Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 1 (quận Bình Thạnh) có dấu hiệu hoạt động của “cò” dẫn dụ người bệnh.
Các phòng khám còn lại đều có sai phạm về các quy định chuyên ngành trong quá trình hoạt động khám chữa bệnh, mặc dù chưa có dấu hiệu của "cò".
“Cò” khám bệnh vẫn hoạt động tại khu vực Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 1 (quận Bình Thạnh). Ảnh: Medinet. Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đang phối hợp với cơ quan đơn vị có liên quan tiến hành xử lý đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm theo quy định. Đặc biệt, xử lý nghiêm các phòng khám có dấu hiệu liên kết với “cò” tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Theo Sở Y tế TP.HCM, nạn “cò” bệnh viện luôn là vấn đề nóng của các bệnh viện tuyến cuối, là thách thức đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho người bệnh. Đồng thời, ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực xây dựng môi trường phục vụ văn minh, hiện đại, nghĩa tình tại các bệnh viện.
Mặc dù ngành y tế và ngành công an đã có nhiều nỗ lực trong sự phối hợp hoạt động để ngăn chặn tình trạng này nhưng chưa đủ sức để răn đe.
Trong bối cảnh số lượt khám chữa bệnh tăng cao, nạn “cò” lại tái diễn. Sở Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh phải rà soát, củng cố hoạt động của đội bảo vệ; tăng cường phối hợp với lực lượng công an địa phương; đẩy mạnh triển khai các ứng dụng đăng ký khám bệnh từ xa; tăng cường truyền thông để người bệnh cảnh giác với các đối tượng này; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm nếu phát hiện những đối tượng này ngang nhiên hoạt động trong bệnh viện.
Sở Y tế kiến nghị Công an TP.HCM chỉ đạo lực lượng công an địa phương tăng cường hỗ trợ các bệnh viện và có biện pháp quyết liệt đối với tệ nạn “cò”.
Về lâu dài, sở tiếp tục tham mưu lãnh đạo thành phố ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân; tăng cường huy động nguồn lực tư nhân tham gia mở thêm nhiều cơ sở khám chữa bệnh mới.
Trong đó, nghiên cứu cơ chế phối hợp công - tư với mô hình “chuỗi bệnh viện”, “chuỗi phòng khám” của các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến cuối vốn luôn quá tải và là nơi “cò” luôn lợi dụng để hoạt động.
Lãnh đạo bệnh viện 5.800 tỷ đồng 'đau đầu' vì... tiền
Ở cơ sở cũ, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiêu tốn 1 tỷ đồng tiền điện mỗi tháng. Khi cơ sở mới 1.000 giường vận hành, con số này tăng gấp 5 lần. Kinh phí bảo trì máy móc mỗi năm lên đến 200 tỷ đồng cũng khiến lãnh đạo "đứng ngồi không yên".">'Cò' bệnh viện thách thức y tế TP.HCM
Virus Marburg. Ảnh: Newscientist Hiện nay, chưa có vắc xin hay thuốc kháng virus đặc hiệu để điều trị. Người mắc bệnh do virus Maruburg sẽ phải cách ly nghiêm ngặt và phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ như bù nước điện giải, chống xuất huyết, truyền máu, nếu có biểu hiện nặng cần thở oxy, hồi sức chống suy đa tạng… Dù áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, người mắc bệnh đều có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao.
Virus Marburg lây qua đường nào?
Con người hít phải chất tiết hoặc nước tiểu của loài dơi ăn quả sẽ bị nhiễm bệnh, sau đó lây từ người sang người.
Virus Marburg lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, dịch cơ thể, đường máu, nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, các chất tiết nôn, sữa, dịch ối, tinh dịch…
Ngoài ra, một số vật dụng chăm sóc người bệnh như quần áo, ga trải giường, bơm kim tiêm, vật dụng y tế… nếu nhiễm virus có thể lây sang người. Virus Marburg cũng có thể lây trong phòng thí nghiệm hay nhân viên y tế chăm sóc người bệnh.
Triệu chứng khi nhiễm virus Marburg
Bệnh do virus Marburg gây ra rất khó chẩn đoán lâm sàng, biểu hiện lâm sàng rất dễ nhầm với các bệnh lưu hành tại vùng đó. Ví dụ, ở châu Phi, bệnh có triệu chứng tương tự Ebola, sốt vàng, thương hàn, sốt xuất huyết…
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-21 ngày. Khởi phát, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện như sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau người. Ngày thứ 5 có thể xuất hiện phát ban, cảm giác rát trên thân mình.
Ngoài ra, một số triệu chứng kèm theo như buồn nôn, đau ngực, đau bụng, đau họng, tiêu chảy, vàng mắt. Người bệnh có biểu hiện xuất huyết, mê sảng đi vào sốc và dẫn đến suy gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu và có thể gây tử vong.
Để chẩn đoán xác định ca bệnh nhiễm virus Marburg cần sử dụng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như ELISA và PCR. Đối với các bệnh nhân tử vong có thể lấy máu hoặc các mẫu sinh thiết tại các tổ chức của cơ thể để làm nhuộm hóa mô miễn dịch hoặc nuôi cây để phát hiện ra virus.
Cách phòng ngừa virus Marburg
Bệnh do virus Marburg chưa có vắc xin phòng bệnh nên chúng ta cần phòng bệnh bằng các phương pháp không đặc hiệu như:
- Hạn chế đến các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Tránh tiếp xúc với các loài dơi ăn quả cũng như với người nghi ngờ mắc bệnh.
- Nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì cần mang bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, dung dịch sát trùng, khử khuẩn…).
Virus Marburg có khả năng lây sang Việt Nam không?
Tại Việt Nam chưa xuất hiện ca bệnh do virus Marburg, chúng ta cần thận trọng nhưng không cần quá hoang mang, lo ngại vì từ trước đến nay bệnh mới chỉ xuất hiện lẻ tẻ và liên quan đến ở châu Phi, chưa lan sang các lục địa khác.
Hơn nữa, các bệnh dịch nguy hiểm thường lây qua đường hô hấp vì virus sẽ phát tán nhanh. Virus Marburg chỉ có thể lây khi tiếp xúc gần và gây bệnh mang tính đặc thù theo vùng. Đây là một bệnh gây dịch nguy hiểm nhưng hiện tại chưa đủ yếu tố để lan ra toàn cầu cũng như đến Việt Nam.
Người dân cần nâng cao cảnh giác, theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh để có những biện pháp bảo vệ bản thân sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.
PGS.TS Đỗ Duy Cường(Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai)
Vụ tử vong do virus Marburg sau đám tang: Thêm 2 người chết
Các nhà chức trách thông tin, thêm hai người ở Guinea Xích Đạo mất vì bệnh sốt xuất huyết Marburg, nâng tổng số ca tử vong lên 11.">Virus Marburg khiến 9 người chết sau đám tang nguy hiểm thế nào?