您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhật Bản phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo có thể phát hiện khí độc
NEWS2025-02-08 08:26:02【Thể thao】4人已围观
简介Công nghệ AI đang được phát triển có khả năng phát hiện khí độc với độ chính xác trên 90%. Đáng ngạclịch âm hom naylịch âm hom nay、、
![]() |
Công nghệ AI đang được phát triển có khả năng phát hiện khí độc với độ chính xác trên 90%. Đáng ngạc nhiên là tỉ lệ này đánh bại các phân tích từ con người tới 30%.
ậtBảnpháttriểnphầnmềmtrítuệnhântạocóthểpháthiệnkhíđộlịch âm hom nay很赞哦!(4)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Jamaica vs Trinidad và Tobago, 7h30 ngày 7/2: Không bất ngờ
- Ukraine phá hủy hơn 20.000 khẩu pháo của Nga, tập kích nhà máy dầu cách 1.500km
- Xem trực tiếp Chelsea vs Liverpool ở đâu, kênh nào Ngoại hạng Anh
- Dùng điểm môn Văn xét tuyển ngành Y: Bộ GD
- Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Terengganu, 19h30 ngày 5/2: Cửa trên đáng tin
- Đánh vợ nhập viện cấp cứu: Thầy giáo nói lý do
- Mbappe từ chối hòa giải với PSG, quyết đòi đủ lương lẫn thưởng
- Thua tiếc nuối Nhật Bản, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hụt vé VĐTG
- Kèo vàng bóng đá Stuttgart vs Augsburg, 02h45 ngày 5/2: Khó thắng cách biệt
- Kinh tế Trung Quốc khôi phục chậm là tín hiệu cảnh báo với thế giới
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Silkeborg IF vs IK Sirius, 18h00 ngày 5/2: Lần đầu chạm mặt
Đáp án gợi ý môn Tiếng Anh thi lớp 10 ở Hà Nội năm 2023
Thí sinh dự thi lớp 10 ở Hà Nội vừa hoàn thành bài thi môn Tiếng Anh kéo dài 60 phút. Dưới đây là gợi ý đáp án môn Tiếng Anh thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2023.">Đề thi thử vào lớp 10 môn Tiếng Anh của quận Tây Hồ Hà Nội 2023
Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874-1965) là một bậc vĩ nhân và là một trong những chính khách nổi tiếng toàn cầu, đặc biệt trong vai trò Thủ tướng Anh từ tháng 5/1940 đến tháng 7/1945. Với tài hùng biện kiệt xuất, ông đã có nhiều bài phát biểu chứa đựng lời văn hùng hồn, rõ ràng và trong sáng, mang về cho ông Giải thưởng Nobel Văn học năm 1953.
Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874-1965). Ảnh: AP Từng là một người lính, nhà báo, tác gia và họa sĩ, Winston Churchill gây ấn tượng với hình ảnh một nhà lãnh đạo bệ vệ cùng điếu xì gà trên miệng và hai ngón tay giơ hình chữ V – biểu tượng của chiến thắng. Ông từng tuyên bố sẽ cống hiến cho dân tộc Anh "máu, công sức, nước mắt và mồ hôi" để giúp dân chúng bảo vệ được tự do của họ.
Sau khi Thế chiến 2 bùng nổ, ông Churchill đã kêu gọi người dân Anh chịu đựng gian khổ, đồng thời động viên binh lính Anh chiến đấu hết mình trước quân phát xít. Tháng 6/1940, liên quân Anh – Pháp bị Đức đánh cho đại bại. Để giải cứu 340.000 quân Anh – Pháp ở cảng Dunkirk của Pháp đang bị quân phát xít bao vây, Churchill đã huy động hơn 800 tàu thuyền các loại, từ tàu chiến, tàu đánh cá đến thuyền buồm… kéo sang Dunkirk.
Nhờ sự yểm trợ của không quân Anh, đội tàu đã di chuyển dưới làn mưa đạn của quân Đức và hoàn thành sứ mệnh một cách thần kỳ. Khoảng 224.000 quân Anh và 111.000 quân Đồng minh rút lui thành công. Ngay sau khi những con tàu cuối cùng đưa binh sĩ Đồng minh về đến Anh, vào ngày 4/6/1940 trước Hạ viện, Thủ tướng Winston Churchill đã có bài phát biểu nổi tiếng trên. Nhiều báo, tạp chí, như The Guardian (Anh) và Time (Mỹ) đã xếp bài phát biểu này vào danh sách những bài diễn văn vĩ đại của thế kỷ 20.
Mở đầu bài phát biểu, ông Churchil đã tường thuật lại tình hình "khó khăn và nặng nề" trên chiến trường mà những đội quân Anh phải đương đầu. "Đúng một tuần trước, khi tôi yêu cầu Hạ viện lên lịch chiều nay để tôi có cơ hội tường trình, tôi đã e rằng tôi đành phải thông báo thảm họa quân sự tồi tệ nhất trong lịch sử lâu dài của chúng ta", ông bày tỏ.
"Quân địch tấn công dữ dội tứ phía với sức mạnh lớn lao, và lực lượng chủ yếu của họ là Không lực, với sự áp đảo về số lượng, được ném vào trận chiến hoặc tập trung ở Dunkirk cùng các bãi biển”, ông nhấn mạnh thêm.
Tuy nhiên, các binh sĩ Anh vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ. “Họ phải hoạt động dọc bờ biển khó khăn, thường là trong thời tiết xấu, trong khi bom và pháo rơi hầu như không ngớt. Và như tôi đã nói, vùng biển này đầy những mìn và thủy lôi. Trong những điều kiện như thế mà quân ta vẫn tiếp tục, ít khi hoặc chẳng nghỉ ngơi gì cả, cả ngày lẫn đêm, đi từ chuyến này đến chuyến khác trong vùng nước hiểm trở, chở những binh sĩ mà họ cứu thoát được. Số người mà họ mang về là bằng chứng cho thấy sự tận tâm và hy sinh của họ”.
Ông nói, một "phép mầu giải cứu, đạt được bằng lòng dũng cảm, bằng quyết tâm, bằng kỷ luật hoàn hảo, bằng sự phụng sự xuất sắc, bằng nguồn lực, bằng kỹ năng, bằng lòng trung kiên không gì lay chuyển được, đã đến với chúng ta. Quân thù bị đánh bật trở lại bởi những người lính Anh và Pháp đang rút lui. Họ bị thiệt hại quá nặng nên không thể đuổi kịp bước quân ta".
Nhưng, Thủ tướng Anh cũng thẳng thừng khuyến cáo: “Chúng ta phải rất cẩn thận, đừng coi cuộc giải cứu đã là chiến thắng. Không thể thắng cuộc chiến bằng các các cuộc sơ tán. Nhưng có một chiến thắng trong chiến dịch này mà ta phải ghi nhận. Đó là chiến thắng của không lực".
Winston Churchill tiếp tục lý giải về chiến thắng này, để thuyết phục những ý kiến đánh giá thấp về thành tích của không lực Anh: "Đó là cuộc đọ sức lớn giữa không lực Anh và không lực Đức. Quý vị có thể nghĩ ra một mục tiêu to tát hơn cho không lực Đức không? Mục tiêu là ngăn chặn cuộc di tản từ các bãi biển, và đánh chìm tất cả tàu thuyền tham gia lên đến con số hàng nghìn. Liệu có mục tiêu quân sự nào quan trọng hơn nữa cho toàn bộ mục đích cuộc chiến này? Họ đã cố hết sức và bị đẩy lui; họ nhụt chí trong nhiệm vụ của mình.
Chúng ta đã di tản được lục quân, còn họ phải chịu thiệt hại gấp bốn lần. Những đội hình máy bay Đức to lớn - và chúng ta cũng biết họ thuộc chủng tộc rất dũng cảm – nhiều lần hứng đòn tấn công của không lực Hoàng gia vốn có số lượng chỉ bằng một phần tư, và họ đã phải phân tán ra các hướng khác nhau. 12 máy bay bị truy kích bởi chỉ 2 chiến cơ của không lực Anh. Một máy bay thậm chí phải lao xuống nước và chạy trốn khỏi một máy bay Anh không còn đạn. Tất cả các loại máy bay của ta – Hurricane, Spitfire và loại mới Defiant – cũng như tất cả các phi công của ta đều đã được minh chứng là vượt trội so với kẻ thù".
Tiếp tục bài phát biểu, Winston Churchill dành những lời xúc động ca ngợi lục quân: "Trong một chuỗi dài các trận đánh rất ác liệt, nay ở mặt trận này, chiến đấu trên ba mặt trận cùng một lúc, hai hoặc ba sư đoàn đã đấu với một số lượng quân địch ngang bằng hoặc đông hơn, và đã chiến đấu ác liệt trên một số chiến trường cũ mà nhiều người đều biết rõ, chúng ta đã thiệt hại hơn 30.000 người, gồm cả tử vong, bị thương và mất tích. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời chia buồn của Hạ viện tới tất cả những người đã mất và những người vẫn còn lo lắng"
Sau đó, ông tuyên bố tình trạng này sẽ không tiếp tục" và "chúng ta sẽ không mãn nguyện với một cuộc chiến phòng thủ. Chúng ta có nghĩa vụ đối với đồng minh của ta. Chúng ta phải gây dựng Lực lượng Viễn chinh Anh một lần nữa...".
Đề cập hiểm họa phát xít Đức đang hướng mũi dùi chiến tranh sang Anh, Winston Churchill khẳng định: "Chưa từng có thời kỳ nào trong tất cả những thế kỷ dài mà chúng ta kiêu hãnh lại có một lời đảm bảo tuyệt đối chống lại xâm lăng có thể được hứa với người dân"
"Cá nhân tôi có niềm tin trọn vẹn rằng, nếu tất cả làm tròn nhiệm vụ, nếu không lơ là việc gì, và sắp đặt tốt nhất mọi việc, như đang diễn ra hiện nay, chúng ta sẽ một lần nữa chứng tỏ khả năng bảo vệ đảo quê hương, vượt qua bão tố chiến tranh, hóa giải mối đe dọa của kẻ bạo tàn, trong nhiều năm nếu cần, và làm một mình nếu cần. Bất luận thế nào, đó là những gì chúng ta sẽ nỗ lực thực hiện".
Kết thúc bài phát biểu, Winston Churchill đưa ra những tuyên bố đầy sức mạnh: "Chúng ta sẽ đi đến cùng, chúng ta sẽ chiến đấu ở Pháp, chúng ta sẽ chiến đấu trên những vùng biển và các đại dương, chúng ta sẽ chiến đấu trên bầu trời với niềm tin ngày càng lớn và với nghị lực ngày càng mạnh. Chúng ta sẽ bảo vệ đảo của mình bằng bất kỳ giá nào. Chúng ta sẽ chiến đấu trên những bờ biển, chúng ta sẽ chiến đấu trên những bến bãi, chúng ta sẽ chiến đấu trên những cánh đồng và những tuyến đường, chúng ta sẽ chiến đấu trên những ngọn đồi".
"Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng, và kể cả nếu như vậy – điều mà tôi không tin là hiện thực dù chỉ một khoảnh khắc – đảo này hoặc một phần lớn của nó sẽ bị khuất phục và chịu đói khát, thì đế chế của chúng ta ở phía bên kia biển cả, được trang bị vũ khí và bảo vệ bởi Hạm đội Anh, sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu, cho đến khi, vào thời điểm tốt lành của Chúa, Tân Thế giới, với tất cả sức mạnh và ý chí, tiến đến để cứu nguy và giải phóng Cựu Thế giới".
Thanh Hảo
'Tôi sẵn sàng chết đi', bài phát biểu để đời của Nelson Mandela
"Tôi sẵn sàng chết đi" là tựa đề bài phát biểu dài 3 tiếng đồng hồ của Nelson Mandela ngày 20/4/1964, được xếp vào danh sách những diễn văn làm thay đổi thế giới.
">'Chúng ta sẽ chiến đấu trên bờ biển', diễn văn oai hùng bậc nhất
Cuộc bầu cử Tổng thống Ukraina ngày 31/3/2019 được coi là đặc biệt trong lịch sử nước này với nhiều ứng cử viên tham gia nhất từ trước tới nay (theo Ủy ban bầu cử quốc gia Ukraina thống kê là 39 người). Ba ứng cử viên hàng đầu là danh hài Zelensky, đương kim Tổng thống Poroshenko và cựu Thủ tướng Tymoshenko.
Theo giới chuyên gia Ukraina, có 3 ứng cử viên có cơ hội chiến thắng tại vòng một cuộc bầu cử Tổng thống Ukraina năm 2019. Nếu phiếu bầu của cả 3 không quá bán (đạt mức 50%), họ sẽ phải tham gia vòng 2, sẽ diễn ra vào ngày 21/4/2019, để có thể trở thành Tổng thống Ukraina. Theo thứ tự số phiếu thăm dò dư luận gần đây nhất: Zelensky, Poroshenko và Tmoshenko.
Vladimir Zelensky - Nhà sản xuất phim, người dẫn chương trình, nhà biên kịch và diễn viên hài nổi tiếng ở UkrainaDanh hài Zelensky (Nguồn: RIA Novosti) Zelensky sinh năm 1978, là gương mặt mới, tài năng, xuất thân và nổi tiếng trong giới showbiz, có xu hướng chính trị chủ nghĩa dân túy, thu hút sự ủng hộ của những người thu nhập thấp, đối tượng hưu trí, người dân khu vực Đông Nam Ukraina, đặc biệt là giới trẻ, những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội.
Bên cạnh đó, ông được sự trợ giúp mạnh mẽ về tài chính và truyền thông bởi tỷ phú, nhà tài phiệt Kolomoisky. Ông là người lãnh đạo Studio “Kvartal 95” chủ yếu thực hiện các chương trình truyền hình hài và phim truyện, ông nổi tiếng nhờ hàng loạt chương trình truyền hình thể loại châm biếm chính trị và xã hội.
Sự kiện năm 2017 được coi là động lực đưa Zelensky lên vũ đài chính trị. Năm đó, Ukraina đã cấm loạt phim bộ nhiều tập "Người mai mối" (một trong những sản phẩm chính và nổi tiếng nhất của hãng phim). Lý do được đưa ra là nam diễn viên người Nga trong phim bộ này ủng hộ việc sáp nhập Crưm vào Nga.
Lệnh cấm của chính quyền khiến Zelensky “tức giận”, thậm chí sau đó, những người ủng hộ bắt đầu đề nghị ông ra tranh cử Tổng thống, họ đăng ký thành lập đảng “Người đầy tớ của nhân dân”. Phim “Người đầy tớ của nhân dân” được phát trên kênh "1+1" thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Igor Kolomoisky. Do đó, Zelensky bị nghi ngờ rằng, ông không phải là một nhân vật chính trị độc lập, mà phụ thuộc vào Kolomoisky.
Môt điểm lưu ý nữa là, ông là ứng cử viên trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm trên chính trường nên khó có khả năng thu hút phiếu bầu của giới trí thức, những nhân vật am hiểu tình hình cả trong và ngoài nước.
Petro Poroshenko - Tổng thống đương nhiệm, lên nắm quyền nhờ kết quả của Euromaidan 2014
Tổng thống Poroshenko sinh năm 1965, tham gia chính trường Ukraina vào cuối những năm 90. Theo thống kê, ông 4 lần làm Phó chủ tịch Nghị viện Rada; từng giữ các cương vị: Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Ukraina, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraina, Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Ukraina.Đương kim Tổng thống Ukraina Poroshenko (Nguồn: Reuters) Về tài chính, năm 2014, theo bảng xếp hạng của Forbes, Poroshenko đứng thứ 6 trong số những người giàu nhất Ukraina với khối tài sản lên tới 1,3 tỷ USD. Tài sản chính của ông là Tập đoàn bánh kẹo Roshen. Sau khi trở thành Tổng thống Ukraina, Poroshenko đã chuyển việc quản lý công ty sang cho quỹ ủy thác, tuy nhiên, vẫn giữ lại tài sản truyền thông của mình, trong đó có “Kênh 5” và kênh truyền hình “Pryamiy” (Trực tiếp).
Hiện nay, ông là “thủ lĩnh” đảng "Khối Poroshenko đoàn kết ". Trong cuộc bầu cử Nghị viện Rada lần cuối, đảng của ông đã nhận được nhiều ghế nhất - 132 đại biểu.
Trong nhiệm kỳ hiện tại, ông Poroshenko cơ bản đã đạt được một số dấu ấn thông qua việc cải cách hệ thống pháp luật, ngân hàng, tăng cường tự chủ ngân sách cho địa phương, thực thi các chính sách để thoát khỏi sự ảnh hưởng của Nga.
Tuy nhiên, chỉ số tín nhiệm của ông Poroshenko hiện đang giảm sút do không giải quyết được các vấn đề phát triển kinh tế và chống tham nhũng, khiến hơn 1/3 dân số sống dưới mức nghèo khổ.
Bên cạnh đó, ông Poroshenko cũng đang bị các đối thủ cáo buộc tham nhũng, liên quan đến hoạt động rửa tiền và âm mưu triệt hạ các đối thủ chỉnh trị. Ngày 26/02/2019, cựu Thủ tướng YT. Tymosenlo tuyên bố đang phối hợp với các đảng phải khác trong Quốc hội chuẩn bị thủ tục luận tội Tổng thống đương nhiệm Poroshenko.
Yulia Tymoshenko - Nguyên Thủ tướng Ukraina, 2 lần về nhì ứng viên Tổng thống
Tymoshenko sinh năm 1960, là chính trị gia lão luyện nhất và cũng giai đoạn thăng trầm nhất của Ukraina. Lần đầu tiên bà Tymoshenko tham gia là Nghị viện Rada vào năm 1997 và kể từ đó bà được bầu thêm 5 lần nữa. Năm 2004, cùng với Viktor Yushchenko, bà lãnh đạo cuộc Cách mạng Cam. Yushchenko trở thành Tổng thống Ukraina, còn bà trở thành Thủ tướng, nhưng nửa năm sau bà bị bãi nhiệm chức vụ này.Ứng cử viên Tymoshenko (Nguồn: Sputnik) Trong các cuộc bầu cử tiếp theo tại Nghị viện Ukraina “Rada”, khối Yulia Tymoshenko giành vị trí thứ 2, kết quả là bà lại trở thành Thủ tướng Ukraina. Mặc dù có mâu thuẫn với Tổng thống và Rada, nhưng lần này bà đã giữ vững chức vụ trong hơn 2 năm. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2010, bà thua Viktor Yanukovych và bị tống giam.
Năm 2014, Yanukovych đã bị phế truất do Euromaidan 2014, ngay sau đó Tymoshenko được trả tự do và phục hồi nhân phẩm. Bà là thủ lĩnh đảng “Tổ quốc”. Trong cuộc bầu cử Nghị viện Rada cuối cùng, đảng của bà đã giành được 19 ghế, Tymoshenko muốn Ukraina trở thành nước cộng hòa nghị viện theo mô hình của Liên bang Đức (Tổng thống do Quốc hội bầu ra).
Trước đó, trong thời gian giữ chức vụ Thủ tướng (năm 2005, 2007 - 2010), bà đối mặt với một số vụ hình sự và bị kết án 7 năm tù (10/2011) vì tội lạm dụng chức vụ khi tiến hành giải quyết vụ tranh chấp khí đốt với Nga năm 2009.
Dự báo kết quả cuộc bầu cử
Do nhiều ứng cử viên tham gia tranh cử nên khả năng cao, trong cuộc bầu cử tại vòng 1 (31/3), tỷ lệ phiếu ủng hộ của cử tri sẽ bị phân tán; không có nhân vật nào, kể cả ứng viên được đánh giá cao như ông Zelensky giành trên 50% số phiếu ủng hộ để đắc cử Tổng thống. Ba ứng cử viên có khả năng cao lọt vào vòng 2 là ông Zelensky, ông Proshenko và bà Tymoshenko.
Mỹ và phương Tây tiếp tục ủng hộ, hậu thuẫn để Tổng thống đương nhiệm Proshenko giành chiến thắng do đang nắm rất chắc quân bài Poroshenko, nhân vật có thái độ chống Nga quyết liệt nhất từ trước đến nay trong triển khai chính sách mở rộng sang phía Đông của NATO, kiềm chế ảnh hưởng của Nga; cơ bản hài lòng với những chính sách gần đây của Ukraina trong nỗ lực cắt đứt quan hệ với Nga và hội nhập châu Âu; không mạo hiểm lựa chọn các nhân vật khác, kể cả cựu Thủ tướng Tymoshenko hay ông Zelensky, người theo chủ nghĩa dân túy thay thế.
Từ giờ đến lúc bầu cử, các ứng cử viên sẽ đẩy mạnh chiến dịch tranh cử, không loại trừ khả năng, đương kim Tổng thống Poroshenklo sẽ có những hành động hoặc phát ngôn thể hiện sự cứng rắn trong mối quan hệ với Nga cũng như lợi dụng quyền lợi của Tổng thống nhằm loại bỏ các “đối thủ tiềm năng”, gia tăng uy tín cá nhân và giành phiếu của cử tri cả nước.
Cả 3 ứng cử viên sáng giá nhất, có khả năng lọt vào vòng 2 đều có đường lối tranh cử tập trung vào các mục tiêu giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ Crưm và miền Đông cũng như gia nhập EU/NATO. Vì vậy, bất kể ứng viên nào trở thành Tổng thống Ukraina thì chính sách đối ngoại của nước này trong thời gian tới sẽ theo hướng hội nhập phương Tây và “đoạn tuyệt” quan hệ với Nga.Theo An ninh Thủ đô
Ba ứng viên sáng giá cho ghế Tổng thống Ukraina trước giờ 'G'
Nhận định, soi kèo Al Nassr vs Al
Ivan Pavlov là người Nga đầu tiên đoạt giải Nobel. Bước ngoặt đến với khoa học
Sinh năm 1849 tại TP Ryazan (Nga), Pavlov lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả và là con cả trong số 11 người con.
Cha ông, Peter Dmitrievich Pavlov, là một linh mục trong làng và định hướng con trai nối nghiệp mình, theo The Nobel Prize. Tuy nhiên, ngay từ khi còn nhỏ, Pavlov đã tỏ ra yêu thích khoa học và tự nhiên và ông đặc biệt say mê tìm hiểu hoạt động của cơ thể con người.
Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, Pavlov đăng ký vào Chủng viện Giáo hội Ryazan và dự định học để trở thành linh mục. Tuy vậy, ông đã từ bỏ sự nghiệp tôn giáo rẽ ngang sang nghiên cứu khoa học sau khi tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của triết gia Dmitry Pisarev và đọc tác phẩm "Nguồn gốc muôn loài" của nhà bác học Charles Darwin.
Năm 1870, Pavlov theo học chuyên ngành hóa học và sinh học tại Đại học St. Petersburg. Ông tiếp tục lấy bằng tiến sĩ vào năm 1879. Cùng năm đó, ông được bổ nhiệm vào giảng viên của Học viện Phẫu thuật Y khoa St. Petersburg.
Vào thập niên 1890, Pavlov chuyển sang công tác tại Viện y học thực nghiệm. Dưới sự chỉ đạo của ông, Viện này đã trở thành một trong những trung tâm hàng đầu cả nước về nghiên cứu sinh lý.
Cũng tại đây, Pavlov đã thực hiện phần lớn các nghiên cứu của ông về sinh lý tiêu hóa, mở đường cho những tiến bộ mới trong y học lý thuyết và thực tiễn.
Phát kiến định luật phản xạ có điều kiện
Trong suốt sự nghiệp của mình, Pavlov quan tâm đến hoạt động của hệ thần kinh và các cơ chế điều hòa cơ thể. Thông thường, khi con người ăn, dạ dày sẽ tiết ra một lượng lớn dịch vị để giúp tiêu hóa thức ăn.
Quyết tâm tìm hiểu cách đại não truyền mệnh lệnh này cho dạ dày, Pavlov đã tiến hành thí nghiệm trên chó.
Pavlov tìm ra định luật phản xạ có điều kiện nhờ nghiên cứu chức năng hoạt động dạ dày của chó. Ông nhận thấy dịch vị của chó tăng lên rất nhiều khi chúng nghe thấy tiếng bước chân của nhân viên thường mang thức ăn đến cho chúng. Pavlov cho rằng tiếng bước chân báo hiệu cho chú chó biết thức ăn đang được mang tới, thông qua thần kinh, đại não ra mệnh lệnh làm cho dạ dày tiết ra dịch vị.
Từ phát hiện này, Pavlov nghĩ rằng, bất kỳ một tín hiệu nào như tiếng chuông, tiếng huýt sáo... gắn liền với sự xuất hiện của thức ăn trong một thời gian dài liên tục sẽ cho ra kết quả tương tự. Pavlov cho rằng đây là loại phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài.
Ông gọi đó là phản xạ có điều kiện. Từ đó, thuật ngữ "điều kiện hóa cổ điển" (classical conditioning) ra đời, trong đó, điều kiện hóa chỉ các loại phản xạ tâm lý xảy ra theo thói quen một cách vô thức.
Mô tả về thí nghiệm của Ivan Pavlov về điều kiện hoá cổ điển. Giai đoạn trước khi phát kiến của Pavlov, các nhà tâm lý học đương đại đã coi bộ não con người chỉ như một chiếc hộp đơn giản có thể xử lý phản xạ thần kinh và phản ứng tự động với các kích thích mà không tính đến việc những phản xạ thần kinh này có thể được cá nhân hóa bằng những trải nghiệm khác nhau và khả năng của não thích ứng với các kích thích mới.
Nghiên cứu của Pavlov đã mở ra một kỷ nguyên mới về cách nhìn nhận hoạt động của hệ thần kinh cao cấp, đánh bại chủ nghĩa duy tâm, duy ý chí, đồng thời đặt nền tảng cho sự phát triển tâm lý học, y học, thú y học và huấn luyện tạo thói quen cho động vật phục vụ ý muốn của con người.
Ghi nhận cống hiến vĩ đại cho khoa học, Ivan Pavlov đã được trao Giải thưởng Nobel về Sinh lý và Y khoa năm 1904. Ông trở thành nhà khoa học Nga đầu tiên giành giải thưởng danh giá này. Ngoài ra, Pavlov còn được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga (1907), tiến sĩ danh dự tại ĐH Cambridge (1912), giáo sư danh dự tại ĐH Saint Peterburg (1913), và được trao tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh (1915).
Mặc dù sức khỏe giảm sút trong những năm cuối đời, Pavlov vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học, mang lại hiểu biết cho con người về hệ thần kinh, cơ chế hành vi. Ông qua đời vào năm 1936 vì bệnh viêm phổi, hưởng thọ 86 tuổi.
Sự ra đi của Ivan Pavlov là mất mát to lớn đối với cộng đồng khoa học, và những đóng góp của ông cho lĩnh vực tâm lý học và sinh lý học vẫn tiếp tục được tôn vinh và nghiên cứu cho đến ngày nay.
Tử Huy
Nhà khoa học nữ đoạt giải Nobel và gia đình 7 thế hệ là giáo sư đại học
Đức - Maria Goeppert Mayer là người phụ nữ thứ hai đoạt giải Nobel Vật lý sau Marie Curie với những khám phá quan trọng về cấu trúc hạt nhân. Xét theo dòng dõi phía cha, Mayer là thế hệ giáo sư đại học thứ bảy liên tiếp trong nhà.">Thí nghiệm trên chú chó của nhà khoa học tạo cuộc cách mạng trong ngành tâm lý
Các cầu thủ mất 1 ngày di chuyển mới tới nơi diễn ra giải đấu. Ảnh: VFF Tại Surabaya, U19 Việt Nam đóng quân ở khách sạn FairField – là một trong 5 khách sạn được AFF sắp xếp cho các đội tham dự giải vô địch U19 Đông Nam Á 2024.
U19 Việt Nam chỉ có 1 buổi tập trước trận ra quân. Ảnh: VFF Trong ngày 17/7, ngoài việc tham dự các cuộc họp kỹ thuật, họp báo trước giải, thầy trò HLV Hứa Hiền Vinh cũng phải sớm thích nghi với các điều kiện sinh hoạt tại Surabaya, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trận ra quân gặp U19 Myanmar vào tối 18/7.
Đánh giá về 3 đối thủ tại bảng B gồm Australia, Myanmar và Lào, HLV Hứa Hiền Vinh nói: “Bảng đấu của U19 Việt Nam tương đối nặng ký. U19 Australia từng vô địch năm 2020, năm 2022 không tham gia và kỳ này đã trở lại. Ngoài ra, U19 Lào cũng là ẩn số, cách đây 2 năm họ từng giành ngôi Á quân. Nhìn chung bảng đấu tương đối có tính cạnh tranh rất cao và U19 Việt Nam phải rất nỗ lực”.
Cầu thủ Việt ‘ngại’ xuất ngoại: Đến lúc VFF cần hành động
Cầu thủ Việt vẫn chưa dám bước ra khỏi vùng an toàn để xuất ngoại chơi bóng là điều đáng buồn. Và có lẽ đến lúc VFF cần nhập cuộc hòng giúp bóng đá nước nhà trở lại vinh quang">U19 Việt Nam có mặt tại Surabaya, tự tin đấu Australia, Myanmar
Vào giữa thế kỷ 19, Alaska với dân số chưa đến 1.000 người thuộc sở hữu của Nga. Sự phát triển của Alaska bị cản trở không chỉ bởi sự xa cách với nước Nga mà còn do thiếu các điều kiện nuôi trồng. Hoạt động kinh tế duy nhất của Công ty Nga - Mỹ (RAC) là mua lông thú và các nguyên liệu thô liên quan đến động vật (chẳng hạn như dầu hải cẩu) có giá trị rồi bán chúng ở thị trường Nga, Trung Quốc và châu Âu.
Ngay từ đầu, nhiều người coi thỏa thuận kỳ lạ này là đáng ngờ. Nguồn: vashurok.ru Những sản phẩm này được RAC trao đổi với người bản xứ (người Aleuts, người Eskimos, thổ dân da đỏ) hoặc thu được từ những cuộc thám hiểm, săn bắn của chính họ. Không có tài nguyên thiên nhiên nào khác trên lãnh thổ rộng lớn, trải dài 1,5 triệu dặm vuông, được khai phá trong suốt bảy thập kỷ thuộc quyền sở hữu của Nga. Vào giữa thế kỷ 19, hoạt động thương mại đã không còn mang lại lợi nhuận như trước vì thế giới động vật ở Alaska đã bị nghèo đi đáng kể.
Mỹ không muốn mua Alaska
Ý tưởng bán Alaska cho Mỹ nảy sinh trong Chiến tranh Crưm và dưới ảnh hưởng trực tiếp của nó. Theo giới cầm quyền Nga lúc đó, Anh - nước có tài sản ở Canada tiếp giáp với Alaska từ phía Đông, có thể dễ dàng chiếm vùng đất này bất cứ lúc nào. Nga không có kinh phí để phát triển Alaska, đặc biệt là vào những năm 1860, Nga chiếm giữ Vùng Amur và Vùng nguyên sơ Viễn Đông từ Trung Quốc, đồng thời bắt đầu chinh phục Trung Á, và những vùng lãnh thổ này được Nga coi là ưu tiên và hứa hẹn cho việc thuộc địa hóa.
Để không tăng cường sức mạnh cho Anh - nước được coi là đối thủ địa chính trị chính của Nga, Nga đã quyết định bán Alaska cho Mỹ, nước mà Nga có quan hệ hữu nghị. Việc bán Alaska vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi và bất bình trong dư luận Mỹ. Đại diện của giới cầm quyền và doanh nghiệp Mỹ, những người không muốn mua Alaska, đã có những lo ngại liên quan đến chi phí phát triển và duy trì một vùng rộng lớn và không có người ở như vậy.
Chỉ đến năm 1848, Mỹ mới tiếp quản, do hậu quả của cuộc chiến với Mexico, nước này vẫn cần thuộc địa. Ngoài ra, vào năm 1865, một cuộc nội chiến tàn khốc vừa kết thúc, đã cướp đi sinh mạng của 600.000 người Mỹ và gây ra những thiệt hại to lớn về vật chất. Công cuộc tái thiết chính trị và kinh tế xã hội của các bang miền Nam bắt đầu, thu hút mọi sự chú ý của các chính trị gia Mỹ. Những người phản đối việc mua Alaska chỉ ra những mất mát ở đó mà Nga phải trả giá và đưa ra những lập luận hợp lý rằng, trong trường hợp mua lại Alaska, những mất mát đó sẽ do Mỹ gánh chịu.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Andrew Johnson và Ngoại trưởng William Seward đã ủng hộ việc mua lại Alaska. Ngày 30/3/1867, tại Washington, một thỏa thuận về việc bán Alaska mà phía Nga do phái viên - Nam tước Eduard von Stekl đại diện, đã được ký kết. Mỹ cam kết trả cho thương vụ mua lại này 7,2 triệu USD. Số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Nga tại các ngân hàng châu Âu. Tính theo giá vàng năm 2009, con số này lên tới 108 triệu USD. Giá mua cũng có vẻ quá cao đối với nhiều người ở Mỹ.
Mặc dù tất cả bất động sản RAC ở Alaska đã chuyển sang quyền sở hữu của Mỹ, nhưng tổng giá trị của nó thấp hơn đáng kể so với giá chuyển nhượng. Theo các đối thủ của Mỹ trong thỏa thuận, phần còn lại của Alaska không có giá trị kinh tế. Đầu thế kỷ 19, Mỹ đã mua lại Louisiana từ Pháp - một khu vực rộng lớn ở phía tây Mississippi - với số tiền cao hơn tính theo đơn vị diện tích, nhưng Louisiana có khí hậu tốt hơn và thích hợp cho phát triển nông nghiệp, trong đó có thành phố New Orleans ước tính khoảng 10 triệu USD vào năm 1803.
Hiệp ước mua bán Alaska được Tổng thống Mỹ ký ngày 28/5/1867. Theo Hiến pháp Mỹ, nó đã được đệ trình lên Thượng viện để phê chuẩn. Một ý kiến sơ bộ về thương vụ này đã được đưa ra bởi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, vốn bị chi phối bởi đại diện của các tiểu bang phía Đông, những người không quan tâm đến thương vụ này và có ý kiến ngược chiều. Những người phản đối việc mua bán Alaska nói Mỹ đã bị người Nga lừa. Trong khi đó, ở Nga, người ta thực sự coi thương vụ này rất hời, vì theo lệnh của Hoàng đế Alexander II, Nam tước Stekl có quyền giảm giá; trong trường hợp người Mỹ mặc cả, giá bán Alaska 5 triệu USD.
Alaska cần nhiều tiền để xây dựng hạ tầng cở và duy trì môi trường. Nguồn: vashurok.ru Mua lại Alaska thiệt nhiều hơn lợi?
Thực tế thú vị là ở Mỹ, thỉnh thoảng vẫn có tranh luận là cuối cùng Mỹ được hay mất trong vụ mua Alaska? Mặc dù thực tế là vào cuối thế kỷ 19, người ta đã phát hiện những mỏ vàng lớn, và trong thế kỷ 20 là những mỏ dầu, nhưng theo nhiều người, việc mua Alaska vẫn khiến Mỹ bị thua thiệt.
Tổng chi tiêu của Mỹ cho việc phát triển các vùng lãnh thổ, quốc phòng, trợ cấp cho người định cư, đặc quyền đối với dầu mỏ và các công ty khác, trợ cấp và lợi ích cho cộng đồng lớn dân bản địa, trong một thế kỷ rưỡi vượt quá thu nhập ròng mà Mỹ nhận được từ Alaska. Một nỗ lực để chứng minh điều này đã được nhà kinh tế học Michael Powell chỉ ra trong bài báo "Làm thế nào Alaska trở thành kẻ ngấu nghiến các quỹ liên bang", đăng trên The New York Times ngày 18/8/2010.
Lục lại lịch sử, người ta thấy có nhiều sự thật thú vị về cách Alaska được bán, liên quan đến cả hai bên. Thứ nhất, bản thân thỏa thuận đã được soạn thảo theo một cách kỳ lạ, theo đó, các vùng đất được bán không phải nhân danh Đế quốc Nga, mà là do Nam tước Eduard Stekl.
Ngoài ra, có một giả thuyết nhưng chưa được chứng minh là Nam tước Stekl đã chi tổng cộng 144.000 USD để hối lộ các thành viên của Ủy ban và các thượng nghị sĩ (có thể được khấu trừ vào số tiền Nga nhận được cho bán Alaska). Kết quả là Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu chuẩn thuận với đúng một nửa số thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu tán thành thỏa thuận mua bán Alaska, đủ để phê chuẩn.
Giờ đây, người Mỹ phải trả giá đầy đủ cho sự lựa chọn mà họ đã từng đưa ra - theo các nghiên cứu nội bộ, họ chi tiêu cho khu vực này nhiều gấp đôi số tiền kiếm được và thu về cho ngân sách. Ở đây, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn những vùng khác nên cần nhiều tiền hơn để xây dựng đường sá. Trong khi đó, tiền thu về từ khai thác tài nguyên thiên nhiên phần lớn lại thuộc về cư dân địa phương. Alaska đẹp đẽ bề ngoài thực sự phải chịu nhiều vấn đề về môi trường và phải “bơm tiền” thường xuyên.
Khu vực rộng lớn chịu ảnh hưởng chủ yếu từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Các nhà khoa học tin rằng đồng, Selen và các chất khác xuất hiện trong khí quyển do khai thác khoáng sản “lộ thiên” sẽ bắt đầu tích tụ trong các sinh vật địa phương các loài chim và động vật dần dần góp phần gây ra sự tuyệt chủng của các loài quý hiếm. Việc mua Alaska theo đúng nghĩa đen là bị ép buộc đối với Mỹ, nước không hào hứng với điều đó cho lắm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lúc đó, Nga đã từ chối rất nhiều đề xuất từ Anh sẵn sàng mua Alaska với số tiền gấp 3 lần số tiền mà Mỹ cuối cùng đã trả cho Nga để mua Alaska.
>>>Xem thêm tin quốc tế trên báo VietNamNet
Theo VOV
Bí mật thương vụ mua bán vùng đất Alaska
Sau Pie Đại đế, nước Nga bắt đầu có sức ỳ, và sức ỳ đó đã đẩy quốc gia này tụt dốc mà tín hiệu đầu tiên là việc bán vùng đất Alaska cho Mỹ.
">Người Mỹ vẫn hối hận vì đã mua Alaska