您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Stade Tunisien vs Etoile du Sahel, 20h00 ngày 19/2: Khách ‘ghi điểm’
NEWS2025-02-23 04:03:18【Nhận định】3人已围观
简介 Hư Vân - 19/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia việt nambảng xếp hạng giải vô địch quốc gia việt nam、、
很赞哦!(5347)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Erbil SC, 18h30 ngày 19/2: Đi tìm niềm vui
- Messi tuyên bố nóng tương lai sau World Cup 2022
- Bạn đọc tiếp sức cho gia đình có hai con mắc bệnh hiểm
- Yêu, quan hệ vượt rào và...
- Kèo vàng bóng đá PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2: Tin vào Les Parisiens
- Đoàn Văn Hậu ở lại Heerenveen, chờ đàm phán quyết định của bầu Hiển
- Chi 20 triệu để 'thẩm mỹ' mũi thành sưng tấy, tím
- Công Phượng sáng trở lại vì thầy Park, ơn thầy Chung và nhờ vợ!
- Kèo vàng bóng đá Viktoria Plzen vs Ferencvarosi, 03h00 ngày 21/2: Tin vào chủ nhà
- Công Phượng lọt top 5 bàn thắng đẹp vòng 5 V
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Stade Tunisien vs Etoile du Sahel, 20h00 ngày 19/2: Khách ‘ghi điểm’
- Nếu quy định đóng tiền thay cho đi bộ đội thì chẳng khác hợp pháp hóa "Đi bộ đội chỉ dành cho con em thuộc tầng lớp nghèo.
TIN BÀI KHÁC:
Có nên cho đóng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự?">Không nên thu tiền để miễn nghĩa vụ quân sự
Thủ môn: Emiliano Martinez (Argentina) Trung vệ: Josko Gvardiol (Croatia) Trung vệ: Cristian Romero (Argentina) Hậu vệ cánh trái: Theo Hernandez (Pháp) Hậu vệ cánh phải: Archaf Hakimi (Maroc) Tiền vệ trung tâm: Sofyan Amrabat (Maroc) Tiền vệ trung tâm: Luka Modric (Croatia) Tiền vệ công: Antoine Griezmann (Pháp) Tiền đạo: Julian Alvarez (Argentina) Tiền đạo: Kylian Mbappe (Pháp) Tiền đạo: Lionel Messi (Argentina) HLV trưởng: Lionel Scaloni (Argentina) Messi biết trước sẽ vô địch World Cup 2022, tiết lộ điều mong chờ
Messi tuyên bố biết trước được vận mệnh sẽ cùng Argentina vô địch World Cup 2022 trên đất Qatar.">Đội hình tiêu biểu World Cup 2022: Gọi tên Messi và Mbappe
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết thống kê có 65.710 nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, trong đó có 14.373 là nguyện vọng 1.
Với chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 là 5.000 chỉ tiêu, tỷ lệ chọi đối với nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là 1 chọi 2,8.
Điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 2020 sẽ tăng mạnh (Ảnh: Thanh Tùng) Năm nay điểm nhận hồ sơ xét tuyển của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật dao động từ 16 đến 26 điểm. Ngành có điểm nhận hồ sơ cao nhất là Robot và Trí tuệ nhân tạo với 26 điểm. Các ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh Quốc tế và Sư phạm Tiếng Anh nhận hồ sơ xét tuyển từ 23,5 điểm.
Ông Đỗ Văn Dũng cho hay, sau khi điều chỉnh tổng số nguyện vọng đăng ký vào trường tăng thêm 8.000 nguyện vọng so với trước đó. Số lượng nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 tăng nên điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sẽ cao hơn điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 1 đến 3 điểm.
Trong đó, điểm chuẩn ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo có thể tới 27,5 điểm. Các ngành như Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh Quốc tế và Sư phạm Tiếng Anh sẽ ở mức 25 trở lên.
Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với những ngành còn lại sẽ cao hơn khoảng 1 -2 điểm so với điểm nhận hồ sơ xét tuyển.
Lê Huyền
Trúng tuyển 'ảo' quá nhiều, điểm chuẩn ĐH sẽ biến động thế nào?
Do lượng trúng tuyển “ảo” từ các phương thức như xét học bạ, đánh giá năng lực… quá nhiều, nhiều trường ĐH điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 tăng lên nên dự kiến điểm chuẩn sẽ có biến động.
">Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 2020
Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Erbil SC, 18h30 ngày 19/2: Đi tìm niềm vui
Vừa qua, trước sự chứng kiến của lãnh đạo UBND xã Kim Thạch, đại diện báo VietNamNet đã đến thăm hỏi và trao thêm 12.105.000 đồng cho gia đình em Nguyễn Đức Mạnh (SN 2011, trú tại thôn Hương Bắc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh), nhân vật trong bài viết "Con tử vong do mắc nghẹn bánh lọc, cha câm điếc khóc không thành tiếng".
Mạnh có hoàn cảnh rất bi đát. Bố câm điếc bẩm sinh, mẹ chạy thận cấp độ 4, hai anh em Mạnh lớn lên nhờ sự nuôi nấng của bà nội bị bệnh tim. Xót xa thay, mới đây đang ăn bánh lọc thì em mắc nghẹn rồi tử vong.
Trao thêm 12 triệu đến gia đình bé Mạnh tử vong do hóc bánh lọc ở Quảng Trị Bà Hồ Thị Hường, bà nội em Mạnh xúc động gửi lời cảm ơn báo VietNamNet và quý độc giả đã luôn sát cánh, động viên và đã dìu dắt gia đình bà vượt qua giai đoạn khó khăn này.
“Tôi thực sự nghẹn ngào, không biết nói gì hơn ngoài gửi lời cảm ơn đến bạn đọc báo VietNamNet. Nếu không có sự giúp đỡ của quý bạn đọc, mạnh thường quân, gia đình tôi không biết phải xoay xở như thế nào. Tôi mong muốn, các quý mạnh thường quân, quý bạn đọc luôn mạnh khỏe để có thể giúp đỡ được nhiều số phận, hoàn cảnh bi đát khác”, bà nói.
Ngoài ra, báo VietNamNet cũng vừa trao gần 41.000.000 đồng đến gia đình bé Bảo Lâm (ở thôn Hà Thanh, xã Gio Châu, huyện Gio Linh, Quảng Trị). Bảo Lâm là nhân vật trong bài viết “Lương bố 5 triệu đồng không cứu nổi con mắc bệnh hiểm ác”. Em bị bệnh não úng thủy hành hạ từ khi mới lọt lòng mẹ.
Gia đình em gặp khó khăn khi mẹ Bảo Lâm chỉ là giáo viên mầm non, dạy thời vụ với đồng lương ít ỏi. Từ ngày sinh em, chị nghỉ dạy. Bố Lâm làm nghề lái xe thuê chỉ có 5 triệu/tháng.
Hai vợ chồng có lần lượt 4 đứa con nhỏ đều dưới 5 tuổi. Công việc của chị Nhi chật vật, lương không đủ sống nên sáu miệng ăn trông cậy vào một tay của anh Đăng. Đùng một cái, Bảo Lâm mắc bệnh hiểm, cả nhà nháo nhào đi vay nóng để cứu chữa cho con.
Đại diện gia đình, chị Mai Thị Thúy Nhi, mẹ bé Bảo Lâm đã nhận số tiền 40.905.000 đồng thông qua tài khoản ngân hàng. Không giấu nổi sự xúc động, chị Nhi cho biết: "Nhờ có số tiền bạn đọc giúp đỡ mà gia đình có cơ hội đưa Bảo Lâm đi điều trị bệnh ở các bệnh viện lớn”.
Hương Lài
Thương bé gái 2 tuổi mồ côi cha mẹ, bơ vơ bên bà nội già yếu
Mẹ qua đời khi vừa sinh ra An Nhiên. Hai năm sau, ba em cũng ra đi trong một vụ tai nạn, An Nhiên vừa lên 2 tuổi đã chịu cảnh mồ côi, sống dựa vào bà nội già yếu.
">Bạn đọc tiếp tục động viên gia đình bé Nguyễn Đức Mạnh
Haaland không cảm thấy bị khớp sau trận ra mắt chính thức không thành công Tuy nhiên, Haalandcó màn ra mắt chính thức không thành công, với việc bỏ lỡ một số cơ hội và chỉ có 16 lần chạm bóng.
Haaland vấp phải sự chê bai, nhất là khi bên kia chiến tuyến tân binh Darwin Nunez vào sân từ ghế dự bị nhưng gây ấn tượng mạnh: mang về 1 quả phạt đền (Salah sút thành công) và ghi bàn ấn định chiến thắng 3-1 cho Liverppool.
Bất kể vậy, Haaland vẫn giữ được sự thoải mái. Anh tuyên bố, không cảm thấy áp lực và sẽ tập trung cải thiện bản thân ngày một tốt hơn cũng như tận dụng niềm vui chơi bóng trên sân cỏ:
“Chúng ta sẽ xem quá trình thích nghi của tôi (với Man City) thế nào. Có cầu thủ phải mất thời gian để hòa nhập, có người thì thích nghi ngay.
Chúng ta cần chờ xem. Nhưng tôi không lo lắng. Cuộc đời cầu thủ là vậy và bạn phải sống với nó”, Haaland chia sẻ với Sky Sports.
Bản hợp đồng ‘bom tấn’ của Man City nói thêm: “Cầu thủ cũng như một nghệ sĩ giải trí vậy. Bạn bị đánh giá mỗi tuần cho màn trình diễn trên sân của mình. Bạn luôn phải cống hiến và nỗ lực hết khả năng.
Là một tiền đạo, tôi không thể căng thẳng vì nếu suy nghĩ quá nhiều có thể khiến bạn thực hiện được như đề ra.
Chân sút Na Uy tự tin sẽ chơi với những gì mà anh giỏi nhất tại Man City Tất cả chỉ là cố gắng tận hưởng, sống trong khoảnh khắc. Mọi người nói về những gì bạn đã làm từ 1 năm trước, nhưng trận đấu tiếp theo mới quan trọng”.
Dưới sự dẫn dắt của Pep Guardiola, Haaland hy vọng sẽ bước lên một tầm cao mới trong sự nghiệp:
“Đây là điều tôi phải làm. Là một cầu thủ trẻ, chơi cho Pep Guardiola, chơi cho CLB tốt nhất nước Anh, tôi phải tiếp tục phát triển và trở nên hoàn thiện hơn nữa ở mọi khía cạnh.
Đó cũng là điều tôi rất thích trong bóng đá, bạn luôn có thể phát triển, trở nên tốt hơn nữa ở trên sân. Một phần trong bóng đá là thoát khỏi vùng an toàn. Đây là điều tôi thích, đã và đang làm. Vì từ đây nó giúp con người bạn ngày một trưởng thành hơn”.
Haaland cho biết anh rất hào hứng để bắt đầu và tận hưởng không khí Premier League, cùng Man City đấu West Ham lúc 22h30 ngày 7/8.
">Haaland không lo ra mắt thất bại Man City, Pep Guardiola thở phào
Dư luận xẻ đôi ý kiến khi bàn về Điều 37 của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, song tựu trung lại, có nhóm ủng hộ và có nhóm phản đối việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, phục vụ cho học tập với sự đồng ý của giáo viên.
Là nhà giáo, tôi có mấy ý kiến sau:
Thứ nhất, dự nhiều cuộc họp triển khai công việc, chỉ gồm cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, thế nhưng đang nghe báo cáo thì không ít người dự họp sử dụng điện thoại di động.
Giám đốc của tôi có lúc nhắc nhở nghiêm khắc: “Đồng chí nào dùng điện thoại di động thì mời ra ngoài”. Chỉ được lúc đó, những cuộc họp sau vẫn “chứng nào tật ấy”, những đôi mắt vẫn dán vào màn hình điện thoại di động. Tôi biết có trường chính trị, trong giờ học của học viên các lớp trung cấp, cao cấp lý luận (đối tượng đi học thuộc diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý), để học viên tập trung, nhà trường phải dùng thiết bị phá sóng điện thoại di động. Qua báo chí tôi biết, ở một Quốc hội nước ngoài, trong lúc họp có nghị sỹ dùng điện thoại di động xem ảnh… sex!
Người lớn lúc họp, học chưa có thói quen tốt sử dụng điện thoại di động, giờ yêu cầu đối với học sinh, liệu rằng có khả thi?
Thứ hai, tôi có người quen, anh hiện có con đang theo học một trường quốc tế tại Hà Nội. Anh cho tôi biết lớp con anh học, học sinh không được sử dụng điện thoại di động mà chỉ sử dụng máy tính cá nhân, cấu hình cao, để phục vụ hoạt động học tập cá nhân, nhóm.
Trong giờ học, chẳng cháu nào ngó ngàng tới điện thoại di động. Học phí trường này thuộc vào hàng “khủng” nhưng anh chị rất ưng ý. Anh nói với tôi sẽ cho cháu học tại đây cho đến khi tốt nghiệp THPT.
Thứ ba, học sinh phổ thông tại Nhật Bản, tôi biết có trường chỉ cho học sinh dùng điện thoại “cục gạch”, nhưng máy tính thì xịn! Giờ học, các em làm việc trên máy tính cùng thầy cô và các bạn. Kỷ luật học đường ở Nhật Bản nổi tiếng nghiêm khắc. Những trường tôi biết, họ không hề cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, dẫu là phục vụ cho học tập.
Thứ tư, học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, trước tiên, cần xem các em dùng vào mục đích gì? Dạy học đã lâu, tôi băn khoăn, với sách giáo khoa hiện hành, thiết bị hiện có trong phòng học (máy tính giáo viên, máy chiếu, tivi) và với thầy cô – chưa đủ hay sao mà còn cho học sinh sử dụng điện thoại di động? Không biết học sinh học được gì thêm khi các em đồng thời được phép “lướt smartphone”?
Kiểm soát học sinh dùng điện thoại trong giờ học có đúng mục đích hay không phải có thiết bị công nghệ và con người. Có như thế mới chặn được việc học sinh đang học nhưng do có điện thoại trên tay, các em vào Facebook, vào các chương trình giải trí.
Giáo viên sẽ kiểm soát như thế nào nếu lớp học có số học sinh từ 40 đến 50 em? Cấp THPT có khó quản lý nhưng dễ hơn nhiều so với sự hiếu động của học sinh THCS, tiểu học. Không khéo thầy cô “cháy giáo án” chỉ vì dừng lại nhắc, kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích. Tôi hình dung, có không ít thầy cô bó tay, và sẽ có thầy cô thôi thì… miễn là xong được bài dạy. Cách đây không lâu, dư luận từng dậy sóng với việc có giáo viên ở trường nọ (dạy trực tiếp, học sinh không dùng điện thoại di động) lặng lẽ ghi bảng suốt mấy tháng trời.
Một hiệu trưởng chia sẻ với báo Vietnamnet rằng “Cho học sinh dùng smartphone, chưa thấy em nào hư”, cũng là hiệu trưởng, tôi băn khoăn nhận định đó có chủ quan không?
Thứ năm, cho phép học sinh sử dụng điện thoại khi các em cùng nhau làm chuyên đề, dự án học tập, lúc tham gia hoạt động dã ngoại, trải nghiệm. Trong giờ học, học sinh dùng điện thoại di động phụ thuộc vào việc các em học môn gì, bài học nào, mà việc dùng điện thoại di động giúp các em thêm nguồn tư liệu. Với mục đích đó, sẽ không nhiều tiết học chính khóa học sinh cần dùng điện thoại di động đâu!
Thứ sáu, nếu kiểm tra bằng hình thức trực tuyến, các em dùng điện thoại hay máy tính tùy tình hình cụ thể, do yêu cầu của giáo viên, đáp ứng về cơ sở vật chất của trường, gia đình. Trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, trường tôi có tổ chức dạy học, kiểm tra bằng phần mềm SHub Classroom, học sinh của trường có em làm bài trên điện thoại, có em làm bài trên máy tính.
Điện thoại di động chỉ là một phương tiện bổ trợ cho việc học, đưa vào trong giờ học tôi e không phù hợp ngay cả trong nhà trường thông minh. Tự học, năng động, hiểu, tư duy – với học sinh phổ thông cần dựa trên nền tảng của ước mơ, chuyên cần, hợp tác, hoạt động trải nghiệm. Dùng điện thoại di động trong giờ học, chỉ là vui phút chốc!
TS Nguyễn Hoàng Chương
Hiệu trưởng ở Lào Cai: 'Cho học sinh dùng smartphone, chưa thấy em nào hư'
“Chúng tôi luôn khuyến khích phụ huynh trang bị cho con em mình smartphone nhằm phục vụ việc học. Kể từ năm 2017 đến nay, chưa thấy học sinh nào hư hỏng vì dùng điện thoại cả” - một hiệu trưởng ở Lào Cai chia sẻ.
">Dùng điện thoại di động trong giờ học: Chỉ là vui phút chốc?