您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2: Nhọc nhằn hạ Bầy dơi
NEWS2025-02-08 08:59:55【Thế giới】9人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 06/02/2025 05:25 Tây Ban Nha vô địch quốc gia phápvô địch quốc gia pháp、、
很赞哦!(36)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Le Mans vs PSG, 3h10 ngày 5/2: Khác biệt đẳng cấp
- Bố Xuân Trường tiết lộ lý do con trai sang Thái Lan thi đấu
- INTECH Group thúc đẩy ngành lạnh, điều hòa và phòng sạch tại CLEANFACT 2024
- Phát hiện kho hàng chứa hơn 200.000 lon "bò húc" nghi giả chờ tiêu thụ Tết
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2: Nhọc nhằn hạ Bầy dơi
- Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
- Phó Thủ tướng: Dùng AI kiểm soát mua bán, doanh thu sàn thương mại điện tử
- Tupperware Việt Nam chính thức dừng hoạt động từ ngày 31/12
- Nhận định, soi kèo Kapaz vs Neftchi Baku, 19h00 ngày 5/2: Tin vào chủ nhà
- Sau khi chồng bà Nguyễn Thanh Phượng rút lui, Vietcap công bố mục tiêu 2024
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Getafe, 03h30 ngày 5/2: Làm khó chủ nhà
HLV Dương Minh Ninh hé lộ lý do từ chức thuyền trưởng HAGL
Giá vàng nhẫn mất mốc 80 triệu đồng/lượng
Mỹ Tâm
(Dân trí) - Giá vàng nhẫn giảm không ngừng, hiện đã "thủng" mốc 80 triệu đồng, cùng với diễn biến giảm của thị trường quốc tế. Trong khi đó, đồng USD tiếp tục mạnh lên.
Vàng nhẫn giảm liên tục
Sáng 14/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 80-83,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 500.000 đồng mỗi chiều so với giá đóng cửa phiên hôm qua.
Trong khi đó, vàng nhẫn tròn trơn được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm tiếp 500.000 đồng mỗi chiều, niêm yết tại 79-81,7 triệu đồng/lượng (mua - bán).
So với giá mở phiên tuần trước (4/11), mỗi lượng vàng nhẫn đã "bốc hơi" 8 triệu đồng ở chiều thu mua và 7 triệu đồng ở chiều bán ra. Còn vàng miếng cũng ghi nhận giảm 7 triệu đồng ở chiều mua và 5,2 triệu đồng ở chiều bán ra.
Nếu so với đầu năm, mỗi lượng nhẫn trơn đã tăng khoảng 30%, trong khi vàng miếng có hiệu suất sinh lời 14%.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng miếng được niêm yết tại 80,5-84 triệu đồng/lượng (mua - bán), còn vàng nhẫn tại đây được niêm yết tại 81,1-83,1 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thị trường quốc tế, kim loại quý tiếp tục có phiên điều chỉnh giảm. Vàng thế giới giao dịch tại 2.584 USD, giảm 13 USD. Mỗi ounce vàng đã giảm gần 180 USD/ounce từ sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Đây là mức thấp nhất hơn 2 tháng của kim loại này.
Kim loại quý chịu sức ép trong ngắn hạn khi đồng USD tiếp tục đi lên và nhà đầu tư đánh giá việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ gây sức ép lên chính sách tài khóa và lãi suất của nước này.
Đồng thời, dòng tiền đổ vào vàng cũng đối diện với sức cạnh tranh cao hơn từ kênh tiền mã hóa, khi Bitcoin liên tục phá đỉnh. Nhà đầu tư kỳ vọng giá bitcoin sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới, hướng tới mốc 100.000 USD trong năm nay và chính sách dưới thời Trump sẽ tạo ra thời kỳ thuận lợi cho tài sản số này.
Một sản phẩm vàng của doanh nghiệp (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Giá USD ngân hàng lập đỉnh
USD-Index (DXY) - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đạt 106,43 điểm, tăng 0,4% so với trước đó và tăng gần 1,8% từ đầu tháng đến nay, ghi nhận mức cao nhất 4 tháng.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.290 đồng, tăng 2 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng giá thấp nhất 23.075 đồng, cao nhất 25.504 đồng. Ngân hàng lớn niêm yết tỷ giá USD tại 25.155-25.504 đồng (mua - bán).
Tại các ngân hàng cổ phần, giá mua bán USD là 25.150-25.504 đồng (mua - bán). Giá chiều bán tại các ngân hàng đang được niêm yết ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.540-25.650 đồng (mua - bán), giảm 70 đồng mỗi chiều.
">Giá vàng nhẫn mất mốc 80 triệu đồng/lượng
Trung Quốc thiếu hàng, chi gần 30 triệu USD gom mua cau Việt Nam
Minh Huyền
(Dân trí) - Trong 9 tháng, Trung Quốc đã chi gần 30 triệu USD nhập khẩu cau Việt Nam. Riêng tháng 9, giá trị cau xuất khẩu sang quốc gia này tăng vọt 621%.
Ngày 29/10, Hiệp hội Rau quả Việt Nam dẫn số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết 9 tháng qua, xuất khẩu cau của Việt Nam đạt 28,99 triệu USD (hơn 730 tỷ đồng). Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc chiếm 27,34 triệu USD (gần 700 tỷ đồng), tăng 12,66 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 9, Trung Quốc chi 7,5 triệu USD nhập loại quả này từ Việt Nam, giảm 16,7% so với tháng 8 nhưng tăng vọt 621% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 5,13 triệu USD giá trị loại quả này sang Trung Quốc.
Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu cau sang khoảng 10 thị trường khác như Mỹ với trị giá với gần 1 triệu USD trong 9 tháng, Thái Lan với 258.000 USD, Nepal là 141.000 USD, Ấn Độ 88.000 USD, Sri Lanka 64.000 USD, Singapore 53.000 USD...
Lý giải nguyên nhân, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết Trung Quốc ồ ạt mua cau từ Việt Nam do nguồn cung mặt hàng này tại đảo Hải Nam - nơi cung ứng 90-99% sản lượng cau của nước này bị thiếu hụt do bão.
Thực tế, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, từ đầu vụ cau (tháng 8 hàng năm), giá mặt hàng này liên tục tăng do nhu cầu thị trường cau Trung Quốc tăng. Giá kỷ lục lên đến 120.000 đồng/kg. Nhiều người trồng cho biết bán hơn một tấn cau có thể mua được một lượng vàng.
Vài năm trở lại đây, diện tích trồng cau ở đảo Hải Nam sụt giảm mạnh (Ảnh: Viện khoa học Nông nghiệp Trung Quốc).
Khi người nông dân vui mừng vì giá cau tăng cao đúng thời điểm thu hoạch rộ thì thương lái thông báo dừng thu mua khiến nhiều chủ vườn hoang mang. Ngày 27/10, giá mặt hàng tại nhiều địa phương rớt xuống chỉ còn 45.000-50.000 đồng/kg, thậm chí một số loại rớt còn 30.000-35.000 đồng/kg.
Giá cau lao dốc thời gian gần đây chủ yếu liên quan đến nhu cầu của các nhà máy chế biến. Nhiều công ty chế biến ở Trung Quốc gặp áp lực tài chính trước bối cảnh giá mặt hàng này tăng cao liên tục. Theo đó, một số nhà máy chế biến cau tại Trung Quốc đã áp dụng biện pháp "giới hạn giá".
Chẳng hạn, một công ty chế biến ở tỉnh Hồ Nam đã phát thông báo giá thu mua cau không được quá 32 nhân dân tệ/catty (114.000 đồng/0,6kg). Việc giới hạn giá này đã buộc một số nông dân trồng cau tại Trung Quốc phải hạ giá bán.
Theo Trung tâm giám sát giá tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), ngày 18/10, giá mua loại quả này trung bình tại địa phương này tăng lên mức 44,27 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 155.000 đồng/0,5kg), tăng tới hơn 175% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng đến ngày 25/10, giá mua đã rớt xuống còn 33,75 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 120.000 đồng/0,5kg).
">Trung Quốc thiếu hàng, chi gần 30 triệu USD gom mua cau Việt Nam
Soi kèo góc Cluj vs Hermannstadt, 22h59 ngày 5/2
Anh nông dân dũng cảm cứu người trong lũ
Dương Nguyên
(Dân trí) - Anh Ngân chèo thuyền ra giữa dòng lũ chảy cuộn xiết cứu vớt người gặp nạn.
Tối 27/9, ông Nguyễn Văn Triều, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Thủy (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết chính quyền xã đã biểu dương và trao tặng Giấy khen cho anh Phan Văn Ngân (48 tuổi) vì có hành động dũng cảm cứu người trong mưa lũ.
Trước đó, khoảng 21h ngày 26/9, tại khu vực bờ sông Ngàn Sâu (đoạn qua xã Hương Thủy), anh Ngân nghe tiếng kêu cứu. Ngay lập tức, anh một mình chèo thuyền ra cứu được người đàn ông đang chới với giữa dòng nước chảy xiết.
Chính quyền xã đến nhà biểu dương và tặng Giấy khen cho anh Phan Văn Ngân (Ảnh: Văn Nguyễn).
Người được cứu vớt tên Võ Văn Tuấn (49 tuổi, trú xã Gia Phố, Hương Khê). Anh Tuấn cùng một người bạn bị lật thuyền khi đang di chuyển trên sông bắt chim. Cả 2 may mắn được cứu sống.
Ngoài biểu dương, UBND xã Hương Thủy đã làm tờ trình đề xuất lên UBND huyện Hương Khê, Hội đồng thi đua khen thưởng huyện xem xét tặng Giấy khen về thành tích đột xuất, cứu người trong mưa lũ cho anh Phan Văn Ngân.
Cũng tại Hà Tĩnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lộc Hà đang làm tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen cho 2 nam sinh Phạm Phúc Sinh (lớp 7C) và Nguyễn Hoàng Phong (lớp 7E, Trường THCS Thạch Kim) vì có hành động cứu 2 em nhỏ khỏi đuối nước.
Trường THCS Thạch Kim tuyên dương, khen thưởng hai em Sinh và Phong vì có hành động dũng cảm cứu hai em nhỏ (Ảnh: Nhà trường cung cấp).
Chiều 30/8, trong lúc đi chơi tại âu thuyền xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà), hai bé Trần Đình Nhật Anh (8 tuổi) và Nguyễn Bảo Bình (6 tuổi) không may sảy chân rơi xuống nước.
Phát hiện, Sinh và Phong biết bơi nên đã nhảy xuống nước sâu cứu 2 nạn nhân lên bờ an toàn.
Sau sự việc, gia đình hai em nhỏ đã đến Trường THCS Thạch Kim đề nghị khen thưởng và lan tỏa việc làm tốt đẹp của Sinh và Phong.
">Anh nông dân dũng cảm cứu người trong lũ
Lộ diện người thay thế Xuân Trường 'gánh' HAGL ở V
30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ
Nguyễn Cường
(Dân trí) - Nửa cuộc đời gắn với rừng Tràm Chim, ông Chánh coi nơi đây là nhà, coi những con sếu là anh em ruột thịt. Đã hàng chục năm ngắm sếu, nhưng mỗi khi thấy loài chim quý tung cánh lòng ông vẫn xốn xang.
Mong một ngày tương lai sếu lại bay rợp trời
Ông Đỗ Minh Chánh (59 tuổi) đã làm bảo vệ ở Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) hơn 30 năm. Vợ chồng ông ở trong ngôi nhà nhỏ khuất dưới bóng rừng Tràm Chim.
Ông Chánh chuẩn bị đi tuần tra rừng Tràm Chim (Ảnh: CTV).
"Ngày nào cũng lái tắc ráng (thuyền nhỏ) đi tuần tra, tôi thuộc mọi góc của khu rừng. Có khi nhìn vào vạt rừng rộng lớn, một tổ chim vừa xuất hiện tôi cũng nhận ra ngay", ông Chánh tươi cười nói về sự thân thuộc của mình với rừng.
Ông Chánh kể, hơn 30 năm qua, có những lần rừng cháy ông là người đầu tiên đến hiện trường. Chữa cháy xong, lực lượng về hết, ông Chánh sẽ luôn là người về sau cùng.
Cũng hơn 30 năm qua, ông Chánh nhiều lần là người đầu tiên phát hiện sếu đầu đỏ đáp xuống lõi vườn quốc gia. Với ông, cảnh những cánh sếu chao nghiêng trên vạt rừng tràm luôn là huyền thoại, khiến lòng ông xốn xang như thấy người thương về qua trước ngõ.
30 năm qua, nhiều lần ông Chánh là người đầu tiên phát hiện sếu đáp xuống Tràm Chim (Ảnh: CTV).
"Rừng cháy, tôi cảm giác lòng mình còn đau hơn nhà cháy. Ở lâu, gắn bó với rừng, anh em bảo vệ sẽ tự sinh ra một thứ tình cảm coi rừng như máu thịt, coi chim chóc như người thân.
Đến mùa nhưng sếu chưa về, tôi ngủ không yên. Nhiều khi nằm nghỉ trưa, nghe tiếng na ná sếu kêu là tỉnh liền, lao vội lên chòi ngóng coi phải sếu đến không", người đàn ông chia sẻ.
Trong ký ức của người bảo vệ rừng, những năm 90 của thế kỷ trước, có khi cả ngàn con sếu cùng đáp xuống rừng. Chim tung cánh che mờ cả ánh mặt trời.
"Sếu thường về dịp gần Tết ta. Loài chim này cao lớn đặc biệt, nổi bật giữa rừng với cái đầu đỏ vươn cao. Tiếng sếu rất đặc trưng, vang vọng đến 5km giữa tán rừng", ông Chánh nói.
Ngóng trông sếu là thế, nhưng từ năm 2017 đến nay, có năm chỉ vài ba con sếu về Tràm Chim, có năm sếu chỉ đáp xuống rồi cất cánh bay đi, có những năm ngóng mãi nhưng sếu không về, khiến ông Chánh và những đồng nghiệp "rất đau lòng".
Đã có thời sếu đầu đỏ bay rợp trời Tràm Chim (Ảnh: CTV).
Ông Chánh cho biết không chỉ riêng ông hay cán bộ vườn quốc gia mà tất cả người dân quanh Tràm chim đều rất vui khi đề án bảo tồn sếu được triển khai. "Chúng tôi từng rất sợ con cháu mai sau sẽ chỉ biết sếu qua lời kể. Mọi người đều mong chờ một ngày nào đó sếu lại bay rợp trời Tràm Chim", ông Chánh trải lòng.
Đàn sếu sẽ ở lại quanh năm với Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim rộng khoảng 7.500ha, có rừng tràm và đồng cỏ ngập nước. Nơi đây có nhiều loài sinh vật quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ.
Sếu đầu đỏ được Sách Đỏ quốc tế xếp vào nhóm động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Loài chim này đặc trưng với kích thước lớn, đầu đỏ, chỉ sống ở những vùng đất trong lành khu vực Đông Nam Á lục địa.
Sinh cảnh đặc trưng của Tràm Chim là rừng tràm và đồng cỏ ngập nước (Ảnh: Nguyễn Cường).
Ông Bùi Thanh Phong, Phó giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cho biết, trước đây môi trường khu bảo tồn rất phù hợp cho sếu tìm về. Tuy nhiên do việc trữ nước chống cháy rừng cùng hoạt động thâm canh lúa quanh vùng đã khiến môi trường thay đổi. Thức ăn chính của sếu là cỏ năn không phát triển nên sếu về ít dần rồi biến mất trong 2 năm gần đây.
Với đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ, tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu đến năm 2032 sẽ có 60 cá thể sếu được đưa từ Thái Lan về. Sếu được nuôi trong các nhà lồng, sau đó thả ra môi trường tự nhiên ở Tràm Chim.
Tỉnh Đồng Tháp kỳ vọng sẽ có 50 cá thể sếu sống tốt, ở lại quanh năm, làm tổ và sinh sản tại Tràm Chim. Đàn sếu này sẽ phát triển tự nhiên dưới sự giám sát, bảo vệ của con người.
Bãi ăn cho sếu đầu đỏ đang được cải tạo (Ảnh: Nguyễn Cường).
Song song việc bảo tồn sếu, sinh cảnh Tràm Chim sẽ được phục hồi, vùng nông nghiệp lân cận cũng được chuyển đổi từ trồng lúa thâm canh sang trồng lúa hữu cơ. Địa phương và người dân sẽ có thu nhập tăng thêm từ du lịch sinh thái gắn liền với sếu.
Ban quản lý khu bảo tồn cho biết, các công việc cải tạo sinh cảnh, tuyên truyền để người dân xung quanh chuyển sang lúa hữu cơ đang được tiến hành. Hiện vùng lõi Tràm Chim đã cơ bản phù hợp cho sếu đầu đỏ kiếm ăn, sinh sống. Hệ thống nhà lồng rộng 4ha đã hoàn thiện, sẵn sàng chăm sóc sếu giai đoạn mới tiếp nhận.
Tiến sĩ Trần Triết, chuyên gia có hơn 30 năm nghiên cứu về sếu đầu đỏ nhận định đề án bảo tồn sếu của Đồng Tháp là "tham vọng", nhưng tính khả thi cao. Chuyên gia cho biết Thái Lan đã thực hiện đề án tương tự và đã thành công.
Nhà lồng tiếp nhận sếu giai đoạn đầu đã được hoàn thiện (Ảnh: Nguyễn Cường).
Ông Triết cho rằng yếu tố quyết định thành công của đề án là khôi phục sinh cảnh Tràm Chim và vùng phụ cận, việc này cần sự quyết tâm của ngành chức năng và sự chung tay của cộng đồng. Vị chuyên gia đánh giá mọi yếu tố cần thiết đã hội tụ, ông tin Đồng Tháp sẽ thực hiện được đề án, Tràm Chim sẽ mãi là "đất lành chim đậu".
">30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ